CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI &<br />
GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI<br />
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Đính<br />
Khoa Kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc Dân<br />
Email: dinhnn@neu.edu.vn<br />
<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
<br />
Khủng hoảng tài chính là vấn đề mang tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu rộng tới<br />
nhiều quốc gia trên thế giới. Tần suất xảy ra khủng hoảng tài chính ngày càng thường<br />
xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng càng rút ngắn lại. Từ khi chuyển đổi sang<br />
nền kinh tế thị trường Việt Nam đã chịu tác động từ hai cuộc khủng hoảng tài chính tiền<br />
tệ vào năm 1999 và 2008 với chu kỳ 10 năm. Với những diễn biến bất ổn về tình hình<br />
kinh tế chính trị thời gian gần đây, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh<br />
thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung<br />
Quốc, khủng hoảng tài chính có nguy cơ xuất hiện và xảy ra một lần nữa. Mục đích của<br />
bài viết này nhằm chỉ ra những tác động của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế và<br />
các doanh nghiệp trong nước. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp giảm nhẹ tác<br />
động từ các cú sốc gây ra do khủng hoảng tài chính.<br />
<br />
Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, kinh tế, chu kỳ khủng hoảng, doanh<br />
nghiệp trong nƣớc.<br />
<br />
1. Chu kỳ và ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tới các nƣớc đang<br />
phát triển<br />
<br />
Trong thời gian qua đã có rất nhiều cảnh báo về khủng hoảng kinh tế - tài<br />
chính thế giới có thể sẽ xảy ra trong tƣơng lai gần. Những ngƣời đƣa ra cảnh báo<br />
về cuộc khủng hoảng tiếp theo đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ nhà đầu tƣ, các<br />
nhà nghiên cứu, giám đốc các tổ chức tài chính lớn và một số các nguyên thủ<br />
quốc gia. Tại hội đồng đối ngoại Châu âu tại Paris 5/2018 ông George Soros dự<br />
báo kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn<br />
hơn nhiều lần năm 2008. Các dự báo trên đều dựa vào những thay đổi lớn của<br />
tình hình kinh tế - tài chính lớn thời gian qua, bao gồm: sự gia tăng chủ nghĩa bảo<br />
hộ ở phạm vi toàn thế giới, Anh rút khỏi liên minh Châu Âu (Brexit), Mỹ rút<br />
<br />
<br />
235<br />
khỏi hiệp định Đối tác xuyên thái bình dƣơng (TPP), Chiến tranh thƣơng mại<br />
ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, dòng vốn quốc tế đang có xu hƣớng<br />
chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Một yếu tố quan trọng nữa là sự nới lỏng<br />
tiền tệ của nhiều nền kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới với mức độ lớn trong<br />
thời gian dài. Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu 2015 - 2016 của IMF cũng đƣa<br />
ra cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ nợ và các hệ thống tài chính toàn cầu sẽ khó tránh<br />
đƣợc nguy cơ khủng hoảng lan rộng. Theo cảnh báo của IMF, BIS, WB và nhiều<br />
tổ chức khác, hệ thống tài chính toàn cầu đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng<br />
nhƣ giai đoạn 2008-2009, mà nguyên nhân và kịch bản của khủng hoảng này có<br />
phần lặp lại nhƣ 10 năm trƣớc và có liên quan đến các khoản nợ khổng lồ của các<br />
tổ chức tài chính thế giới.<br />
<br />
Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2008-2009 đến các<br />
nƣớc đang phát triển có mức độ khác nhau tùy vào các quốc gia và độ mở của<br />
nền kinh tế. Vào cuối năm 2009 tổng thu nhập của các nƣớc đang phát triển đƣợc<br />
dự đoán có thể thiệt hại lên đến 750 tỷ đô. Nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra<br />
các kênh ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến các nƣớc đang phát triển nói<br />
chung và trƣờng hợp kinh tế Việt Nam nói riêng.<br />
<br />
1.1. Tác động của dòng vốn tư nhân<br />
Dòng chảy của luồn vốn tƣ nhân là một kênh quan trọng mà cuộc khủng<br />
hoảng tài chính toàn cầu tác động đến các nƣớc đang phát triển. Dòng vốn tƣ<br />
nhân bao gồm ba loại: vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI), vốn đầu tƣ gián<br />
tiếp nƣớc ngoài (luồng vốn đầu tƣ vào trái phiếu và cổ phiếu) và cho vay từ các<br />
ngân hàng quốc tế. Các nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn đầu tƣ gián tiếp chịu<br />
tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính quốc tế, FDI ít chịu tác động<br />
hơn, các quốc gia có tỷ lệ cho vay của các ngân hàng quốc tế cao sẽ đối mặt với<br />
sự thu hẹp của hoạt động cho vay đến từ các ngân hàng này. Ví dụ nhƣ<br />
Bangladesh chứng kiến dòng vốn ròng chảy ra tới 48 triệu đô từ tháng 7-12/2008,<br />
dòng vốn ròng chảy ra khỏi Kenya xấp xỉ 48 triệu đô vào tháng 6/2008 và 12<br />
triệu đô vào tháng 10/2008.<br />
<br />
Nhân tố ảnh hƣởng tới luồng vốn chảy ra khác nhau tùy thuộc vào các<br />
quốc gia, ví dụ nhƣ tại Indonesia xuất hiện hiện tƣợng bán trái phiếu của chính<br />
phủ số lƣợng lớn, điều này khiến cho chính phủ và các công ty đã trì hoãn việc<br />
phát hành trái phiếu mới. Các quốc gia khác nhƣ Kenya và Nigeria phải đối mặt<br />
<br />
236<br />
với sự tháo chạy của dòng vốn chứng khoán, 15 tỷ đô đã đƣợc rút ra khỏi thị<br />
trƣờng chứng khoán của Nigeria bới các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào tháng 1 năm<br />
2009, vốn hóa thị trƣờng chứng khoán đã bị giảm tới 46% trong toàn bộ năm<br />
2008 và 67% từ tháng 3/2008 đến 3/2009. Tại Indonesia, chỉ số chứng khoán<br />
giảm 51% năm 2008, vốn hóa thị trƣờng cuối năm giảm 46,4%<br />
<br />
Hình 1: Thị trƣờng chứng khoán Nigeria 2002-2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Số liệu chứng khoán Nigeria, www.ceicdata.com<br />
<br />
Luồng vốn FDI ít chịu tác động hơn từ khủng hoảng tài chính, tại<br />
Indonesia FDI vẫn tăng lên vào quý 4 năm 2008; tại Kenya FDI trong lĩnh vực<br />
thăm dò dầu khí và các dự án về năng lƣợng điện cũng nhƣ viễn thông vẫn<br />
tiếp tục tăng mặc dù khủng hoảng. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đã có những<br />
dấu hiệu đầu tiên cho thấy nguy cơ giảm sút của FDI, Zambia đã chứng kiến<br />
sự chững lại và giảm xuống của các dự án khai khoáng. Tại Bangladesh, số<br />
lƣợng các đơn vị đăng ký đầu tƣ giảm sâu vào giai đoạn 2007-2008. Có một<br />
số quốc gia GDP giảm tƣơng đối ví dụ nhƣ ở Benin là 26% và Ghana là 16%<br />
từ 2007 đến 2008.<br />
<br />
Vốn vay từ các ngân hàng quốc tế tại quốc gia đang phát triển không bị<br />
ảnh hƣởng nhiều, tuy nhiên những quốc gia có tỷ lệ cho vay từ các ngân hàng<br />
quốc tế cao nhƣ Keyna và Uganda dòng vốn cho vay có dấu hiệu bị giảm trong<br />
thời kỳ bị khủng hoảng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
237<br />
1.2. Tác động tới thương mại, tỷ giá, kiều hối<br />
Khủng hoảng tài chính tác động lên nền kinh tế thực thông qua hai kênh<br />
chính là quy mô hoạt động thƣơng mại mà giá cả. Tác động của khủng hoảng tài<br />
chính đến các quốc gia phát triển là khác nhau, phụ thuộc vào độ mở của nền<br />
kinh tế cũng nhƣ từng loại mặt hàng trao đổi. Ví dụ về các cú sốc xuất khẩu tác<br />
động lên các quốc gia đang phát triển thông qua các loại hàng hóa nhƣ sau:<br />
<br />
Bảng 1: Hàng hóa xuất khẩu chủ lực các quốc gia<br />
<br />
Quốc gia Hàng hóa bị ảnh hƣởng Tỷ lệ hàng hóa so<br />
với xuất khẩu<br />
Bangladesh Dệt may 75.6%<br />
Benin Sợi bông 68.6%<br />
Bolivia Khí gas tự nhiên 48.0%<br />
Cambodia Dệt may 86.0%<br />
Ghana Vàng, cacao 61.1%<br />
Indonesia Dầu thô, dầu cọ, cao su tự nhiên, 24.2%<br />
nhôm, ca cao, cà phê, đồng<br />
Kenya Hoa, rau quả, cà phê 20.3%<br />
Nigeria Dầu thô 93.0%<br />
Uganda Cà phê, vàng, hoa, sợi bông 39.2%<br />
Zambia Đồng 67.6%<br />
Nguồn: Comtrade & ITC, dữ liệu quốc gia<br />
<br />
Giá cả của những hàng hóa xây dựng nhƣ nhôm, đồng và dầu thô đã<br />
chứng kiến sự sụt giảm mạnh, những hàng hóa truyền thống nhƣ cao su tự nhiên,<br />
cà phê, sợi bông, và gạo cũng chịu sự giảm giá chung. Lƣợng hàng hóa xuất khẩu<br />
cũng lao dốc theo báo cáo của Campuchia lƣợng hàng may mặc xuất khẩu đã<br />
giảm từ $250 triệu đô la hàng tháng năm 2008 xuống còn $100 triệu đô la hàng<br />
tháng vào đầu năm 2009.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
238<br />
Bảng 2: Giá hàng hóa 2007-2009<br />
<br />
Loại hàng hóa Đơn vị 2007 2008 T1 2009 T3 2009<br />
Nhôm US$/mt 2,638 2,573 2,150 1,336<br />
Đồng US$/mt 7,118 6,956 4,980 3,750<br />
Vàng US$/troy oz 697 872 800 924<br />
Dầu thô US$/barrel 71 97 75 47<br />
Cao su tự nhiên US cent/kg 239 273 198 154<br />
Ca cao US cent/kg 195 258 233 250<br />
Cà phê (Arabica) US cent/kg 272 308 270 283<br />
Cà phê (Robusta) US cent/kg 191 232 200 168<br />
Bông US$/kg 140 157 120 118<br />
Dầu cọ US$/ton 780 949 550 597<br />
Gạo US$/ton 326 650 589 588<br />
Đƣờng US cent/kg 22 28 30 30<br />
Nguồn: IMF IFS, World Bank Commodity Price<br />
<br />
Đồng tiền của Indonesia đã mất giá 17% trong giai đoạn 2007-2008 và<br />
thêm 10% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2009. Kết quả là chính phủ<br />
đã can thiệp để chống lại sự giảm giá của đồng tiền, mục tiêu nhắm tới dòng vốn<br />
chảy ra khỏi nền kinh tế, dự trữ ngoại hối bị sụt giảm mạnh. Giá trị đồng tiền<br />
giảm làm giảm lƣợng hàng hóa nhập khẩu của Indonesia, tổng lƣợng hàng hóa<br />
nhập khẩu đã giảm 24% trong giai đoạn 2008-2009.<br />
<br />
Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập<br />
còn thấp. Nguồn số liệu từ world bank cho thấy rằng xu hƣớng gia tăng của kiều<br />
hối từng năm có dấu hiệu chậm lại vào vào cuối năm 2008, tỷ lệ của kiều hối trên<br />
tổng GDP cũng giảm đi so với các năm trƣớc. Kiều hối tại Campuchia giảm từ<br />
4,2% so với GDP xuống còn 3,4% trong năm 2008 và còn giảm sâu nữa trong<br />
năm 2009.<br />
<br />
1.3. Cú sốc đối với cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế<br />
Đa số các quốc gia đều phải gánh chịu cú sốc từ cán cân thanh toán, trƣớc<br />
tiên cán cân tài khoản vốn sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm của dòng vốn gián tiếp<br />
và ít nhiều có ảnh hƣởng tới dòng vốn FDI. Tiếp theo là sụt giảm trong hoạt động<br />
<br />
<br />
239<br />
xuất khẩu và kiều hối, đây thực sự là tác động lớn làm thâm hụt tài khoản vãng<br />
lai, giảm dự trữ ngoại hối của quốc gia, ảnh hƣởng lớn đến các nƣớc đang có<br />
lƣợng dự trữ ngoại hối thấp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia và toàn<br />
cầu giảm xuống trong những năm sau khủng hoảng, ví dụ tốc độ tăng trƣởng<br />
kinh tế của Indonesia đã giảm ngay vào quý 4 năm 2018.<br />
<br />
Bảng 3: Sự thay đổi dự trữ ngoại hối 2008-2009<br />
<br />
Dự trữ 2008 Thay đổi 2009 so với 2008<br />
Quốc gia<br />
(số tháng nhập khẩu) (số tháng nhập khẩu)<br />
<br />
Bangladesh 3.0 0<br />
<br />
Benin 7.3 -0.6<br />
<br />
Bolivia 15.7 -0.7<br />
<br />
Cambodia 3.0 -0.4<br />
<br />
Ghana 1.6 -1.2<br />
<br />
Nigeria 12.8 -3.9<br />
<br />
Uganda 8.1 -0.6<br />
<br />
Nguồn: IMF<br />
<br />
2. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM<br />
2.1. Tác động tới dòng vốn<br />
Số dự án FDI đăng ký mới có xu hƣớng chậm lại, trong tháng 10-2008,<br />
tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp<br />
hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với<br />
tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỷ USD). Số vốn ODA giải ngân năm 2008 có thể<br />
không đạt đƣợc nhƣ dự báo trƣớc là 2,3 tỷ USD. Trong năm 2009 vốn FDI chỉ<br />
đạt 6,3 tỷ USD trong năm tháng đầu năm. Cuộc khủng hoảng tài chính tác động<br />
mạnh nhất đến kinh tế Mỹ, tuy nhiên sẽ ảnh hƣởng dần sang các nƣớc Châu Á có<br />
nguồn đầu tƣ FDI lớn vào Việt Nam nhƣ Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.<br />
Việc huy động vốn của chính phủ thông qua bán trái phiếu trên thị trƣờng quốc tế<br />
cũng trở nên khó khăn do các nhà đầu tƣ có xu hƣớng tìm đến các kênh đầu tƣ an<br />
toàn hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
240<br />
Hình 2: FDI của vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư đv: tỷ USD<br />
<br />
Năm 2009 kiều hối về Việt Nam giảm chỉ còn ở mức 6,6 tỷ đô la so với<br />
7,2 tỷ năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của Mỹ suy giảm làm giảm<br />
lƣợng tiền kiều hối chuyển từ Mỹ của kiều bào, ƣớc tính chiếm xấp xỉ 60% so<br />
với toàn bộ kiều hối đổ về Việt Nam.<br />
<br />
2.2. Tác động tới thương mại, tỷ giá<br />
Tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hƣởng đến các thị trƣờng Mỹ,<br />
EU, Nhật và gián tiếp làm giảm lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Giá<br />
nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm: gạo đã<br />
giảm 58%, cao su giảm 48%, cà phê giảm 24%, những tháng đầu năm 2009 so<br />
với 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản Việt Nam giảm 15%.<br />
<br />
Những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hƣớng giảm tốc độ xuất khẩu<br />
sang Mỹ, một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Do nhu cầu<br />
tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài<br />
chính, trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt<br />
16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị<br />
trƣờng Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của<br />
năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Các mặt hàng xuất<br />
khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng nhất là may mặc, giày da, gạo, cá basa,<br />
cà phê…<br />
<br />
Năm 2008 đƣợc coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá<br />
rất phức tạp với những ảnh hƣởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm<br />
chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã đƣợc điều chỉnh 5 lần, một<br />
<br />
241<br />
mật độ dày đặc chƣa từng có. Năm 2008 biên độ giao động tỷ giá từ 15.560<br />
VND/USD có lúc đã tăng lên 19.400 VND/USD, sang năm 2009 tỷ giá liên tục<br />
sồi sụt từ 17.450 VNĐ/USD đến 19.750 VND/USD.<br />
<br />
2.3. Cán cân thanh toán và tốc độ t ng trƣởng kinh tế<br />
<br />
Bảng 4: Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2009<br />
<br />
2007 2008 2009<br />
Cán cân vãng lai (% GDP) -9.8 -11.9 -6.6<br />
Xuất khẩu 68.3 69.4 61.3<br />
Nhập khẩu 82.9 83.6 70.2<br />
Tài khoản vốn và tài chính (% 15.4 14.0 12.2<br />
GDP)<br />
Dự trữ ( tỷ USD) 21.0 23.0 14.1<br />
Tháng nhập khẩu 3.0 3.8 1.9<br />
Nguồn: IMF<br />
<br />
Thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam năm 2008 tăng lên xấp xỉ 12% GDP<br />
tuy nhiên lƣợng dự trữ ngoại hối vẫn giữ ở mức ổn định xấp xỉ 4 tháng nhập<br />
khẩu. Sang năm 2009 dự trữ ngoại tệ sụt giảm mạnh xuống còn 1,9 tháng mức rất<br />
thấp trong vòng 5 năm trở lại. Nguyên nhân là so sự biến động và xáo trộn mạnh<br />
của VNĐ trong thời gian này cộng thêm với tình trạng nhập siêu trong thời gian<br />
dài đã làm cho Ngân hàng trung ƣơng phải bán ra một lƣợng ngoại tệ lớn.<br />
<br />
Hình 3: Tốc độ t ng trƣởng kinh tế Việt Nam 2006-2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục thống kê<br />
<br />
<br />
<br />
242<br />
Dƣới sự tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, tốc độ<br />
tăng trƣởng của Việt Nam đã chậm lại thấy rõ kể từ năm 2008, tăng trƣởng giảm<br />
từ 8.5% xuống còn 6.2% năm 2008 và 5.3% năm 2009. Những năm tiếp theo tốc<br />
độ tăng trƣởng kinh tế vẫn không đƣợc cải thiện, tụt xuống ở mức thấp hơn vào<br />
5% năm 2012<br />
3. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI CÁC<br />
DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC<br />
Thứ nhất, cần đa dạng hóa thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thay<br />
vì tập trung vào thị trƣờng Mỹ hay châu Âu, các doanh nghiệp nên chú ý sang<br />
các thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Úc, Nhật, Hàn Quốc và cả thị trƣờng nội địa.<br />
Đặc biệt là đối với các loại hàng dệt may.<br />
Thứ hai, các doanh nghiệp cần đƣợc tăng cƣờng tái cấu trúc theo hƣớng<br />
đa sở hữu, đồng thời khuyến khích phát triển tập đoàn theo nguyên tắc thị trƣờng,<br />
đủ sức cạnh tranh quốc gia và thế giới. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ<br />
thống, nhất là trong tái cấu trúc liên quan đến khu vực tài chính - ngân hàng. Khi<br />
xảy ra khủng hoảng cần giảm chi phí trung gian và chi phí không chính thức giúp<br />
giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt, giảm thuế cho doanh nghiệp,<br />
nhất là ở những lĩnh vực cần đầu tƣ phát triển, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất,<br />
giảm giá đầu ra, giảm lạm phát.<br />
Thứ ba, Cơ chế quản lý tỷ giá VND phải theo hƣớng linh hoạt, phản ánh<br />
sự thay đổi theo cung cầu ngoại tệ của thị trƣờng, theo hƣớng trả đồng tiền về<br />
đúng giá trị thực. Tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm thâm<br />
hụt cán cân thƣơng mại.<br />
Thứ tư, phát triển một thị trƣờng vốn đa dạng hơn và có tính thị trƣờng<br />
thực chất hơn, bao gồm các loại công ty và quỹ đầu tƣ, trong đó có nhiều loại<br />
quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ bảo lãnh, kể cả quỹ tƣ nhân.<br />
Thứ năm, thực hiện chính sách kích cầu và cần quan tâm hơn nữa đến cầu<br />
tiêu dùng của ngƣời dân và của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.<br />
Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy, kích cầu tiêu dùng là nhóm giải pháp quan<br />
trọng để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế.<br />
Thứ sáu, tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tƣ gián<br />
tiếp vào Việt Nam vì dòng vốn này rất dễ gây xáo trộn và chảy ra khỏi đất nƣớc<br />
khi có khủng hoảng xảy ra, để tránh xảy ra các cú sốc về vốn cho doanh nghiệp<br />
trong nƣớc.<br />
<br />
243<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. www.mpi.gov.vn<br />
<br />
2. CIGI, The Eect of the World Financial Crisis on Developing Countries:<br />
An Initial Assessment, www.cigionline.org<br />
<br />
3. IMF. www.imf.org<br />
<br />
4. Justin Yifu Lin (2008), The Impact of the Financial Crisis on Developing<br />
Countries, Korean Development Institute, Seoul.<br />
<br />
5. Overseas Development Institute (2009), The global financial crisis and<br />
developing countries, United Kingdom.<br />
<br />
6. Tổng cục thống kê. www.gso.gov.vn<br />
<br />
7. UNDP (2009), The financial crisis and its impact on developing<br />
countries, Bureau for Development Policy<br />
<br />
8. Worldbank. data.worldbank.org<br />
<br />
9. Worldbank (2014), Financial and private sector development vice<br />
presidency east asia and pacific regional vice presidency. Vietnam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
244<br />