Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
CHU VI VÒNG EO LÀ YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN<br />
CHO VIỆC GIA TĂNG LƯỢNG MỠ CƠ THỂ Ở HỌC SINH CẤP II:<br />
KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ 5 NĂM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Tăng Kim Hồng*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định biến số nhân trắc có khả năng tiên đoán tốt nhất cho tình trạng tăng cân ở học sinh<br />
Trung học cơ sở (THCS) TP. Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 nam và 36 nữ học sinh chưa dậy thì trong 759 học sinh của 18<br />
trường THCS trong nghiên cứu đoàn hệ (2004-2009) được lựa chọn để phân tích số liệu thứ cấp. Số liệu được<br />
thu thập bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo (CVVE) và bề dày nếp gấp da (BDNGD) cơ tam đầu và<br />
dưới vai. Hệ số tương quan Person và ma trận được thiết lập để khảo sát sự tương quan đa biến giữa biến số BMI<br />
lúc kết thúc và các biến số BMI nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai, tổng BDNGD, % mỡ<br />
cơ thể. Sau đó, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và hồi quy Poisson được xây dựng để khảo sát mối liên quan<br />
giữa BMI lúc kết thúc cũng như nguy cơ thừa cân-béo phì và các yếu tố kể trên.<br />
Kết quả: Các biến số BMI nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD sau vai, tổng BDNGD, % mỡ cơ<br />
thể đều tương quan mạnh với BMI lúc kết thúc (p