Chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu nguồn lực trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
lượt xem 2
download
Bài viết "Chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu nguồn lực trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đề xuất chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu hóa nguồn lực trong công tác đào tạo của Trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu nguồn lực trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 50. CHUẨN HÓA QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ THỜI KHÓA BIỂU ĐỂ TỐI ƯU NGUỒN LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Nguyễn Nghĩa Hoàng* ThS. Lê Hà* Tóm tắt Với tầm nhìn trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang phát triển đa dạng các ngành, chương trình đào tạo chú trọng thực hiện đổi mới toàn diện chương trình đào tạo, tăng cường đào tạo bằng tiếng Anh, từng bước mở rộng sang các lĩnh vực và ngành đào tạo mới, liên ngành, xuyên ngành. Theo xu hướng phát triển này, yêu cầu sử dụng tối ưu các nguồn nhân lực của Trường là cấp thiết. Bài viết này phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đề xuất chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu hóa nguồn lực trong công tác đào tạo của Trường. Từ khóa: Kế hoạch đào tạo; thời khóa biểu; thời gian biểu; đại học chính quy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021 - 2030, Trường tập trung phát triển các chương trình giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; tăng cường chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập và gắn kết với thực tiễn; từng bước mở rộng sang các lĩnh vực, ngành đào tạo mới, liên ngành, xuyên ngành; đẩy mạnh đổi mới công nghệ và phương thức đào tạo; xây dựng mạng lưới liên kết rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức thực tiễn; xây dựng cơ cấu hợp lý giữa các trình độ đào tạo; đẩy mạnh thu hút sinh viên quốc tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo đa dạng các chương trình đào tạo do Trường cấp bằng và các chương trình liên kết do các trường đối tác cấp bằng. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 441
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 1. Các chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đơn vị quản lý TT Chương trình đào tạo Số chương trình đào tạo, quy mô đào tạo Chương trình đào tạo đại học chính - Số chương trình đào tạo: 39 1 quy (ĐHCQ) tiêu chuẩn (đào tạo - Quy mô đào tạo: 3.800 - 4.000 sinh viên/khóa Phòng QLĐT bằng tiếng Việt) - Tổng quy mô: 15.200 - 16.000 sinh viên - Số chương trình đào tạo: 16 Chương trình đào tạo ĐHCQ bằng Phòng QLĐT; các 2 - Quy mô đào tạo: 800 - 1.000 sinh viên/khóa tiếng Anh khoa/viện - Tổng quy mô: 3.200 - 4.000 sinh viên - Số chương trình đào tạo: 20 Viện Đào tạo tiên Chương trình đào tạo tiên tiến, 3 - Quy mô đào tạo: 1.600 - 2.000 sinh viên/khóa tiến, chất lượng cao chất lượng cao và POHE - Tổng quy mô: 6.400 - 8.000 sinh viên và POHE - Số chương trình đào tạo: 06 Chương trình liên kết đào tạo Viện Đào tạo quốc 4 - Quy mô đào tạo: 600 - 800 sinh viên/khóa (không do Trường cấp bằng) tế; các khoa/viện - Tổng quy mô: 2.400 - 3.200 sinh viên 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ THỜI KHÓA BIỂU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực hiện đa dạng các chương trình đào tạo. Mỗi chương trình khác nhau lại có một hệ thống các khung chương trình đào tạo khác nhau, các học phần và cách thức tổ chức, quản lý, giảng dạy và học tập khác nhau. Các chương trình ĐHCQ tiêu chuẩn; ĐHCQ bằng tiếng Anh sẽ thực hiện kế hoạch đào tạo theo lịch trình chung của Trường. Chương trình tiên tiến, chất lượng cao và định hướng ứng dụng (POHE); các chương trình liên kết (không do Trường cấp bằng) thực hiện kế hoạch đào tạo phụ thuộc vào thời gian tuyển sinh của các chương trình. Chương trình ĐHCQ tiêu chuẩn, chương trình tiên tiến và chất lượng cao có nhiều ngành/chuyên ngành được xây dựng kế hoạch đào tạo căn cứ vào khung chương trình đào tạo từng ngành/chuyên ngành, thực hiện theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ. Một năm học có 02 học kỳ chính, 01 học kỳ phụ (hè). Thời gian giảng dạy, học tập từ 13 đến 15 tuần học kỳ chính; từ 5 đến 8 tuần học kỳ phụ. Các chương ĐHCQ bằng tiếng Anh về bản chất cũng thực hiện theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng do là chương trình đặc thù và hàng năm tuyển sinh chỉ có 01 lớp/chương trình nên công tác xây dựng kế hoạch đào tạo không biến động nhiều như chương trình ĐHCQ tiêu chuẩn, chương trình tiên tiến và chất lượng cao. Các chương trình liên kết (không do Trường cấp bằng) thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo phụ thuộc vào các thời điểm tuyển sinh trong năm và khung chương trình đào tạo đặc thù của từng chương trình. Do có nhiều chương trình, nhiều đầu mối quản lý nên công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu chưa được thống nhất chung về các mốc thời gian. Mỗi một chương 442
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ trình có thời gian bắt đầu khác nhau, thời gian kết thúc khác nhau, thời gian thi kết thúc học kỳ khác nhau. Việc vênh nhau về mặt thời gian đã khiến cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo không thống nhất, chồng chéo trong việc bố trí thời khóa biểu và giảng đường cho các chương trình, dẫn tới tình trạng xung đột về việc phân công giảng dạy, bố trí giảng đường, hiệu suất sử dụng nguồn lực chung của Trường không cao như kỳ vọng. Bảng 2. Hiệu suất sử dụng giảng đường học kỳ 1, năm học 2018 - 2019 Hiệu suất sử dụng giảng đường (%) TT Giảng đường Số phòng TBC T2 T3 T4 T5 T6 T7 1 A2 138 80.56 84.37 84.69 83.88 83.15 82.97 64.31 2 B 24 52.1 51 55.2 51 51 55.2 49 3 C 23 61.85 62.5 65.2 58.7 63 63 58.7 4 D1 51 67.55 68.1 67.6 67.2 68.1 67.6 66.7 5 D2 27 87.6 91.2 92.6 91.2 90.7 90.7 69.4 6 Tổng/chung 263 74.61 76.6 77.8 76.2 76.3 76.5 64.3 Bảng trên được phân tích từ việc tổng hợp, chuẩn hóa dữ liệu thời khóa biểu của các đơn vị quản lý đào tạo. Bằng phương pháp xây dựng ma trận tính toán hiệu suất giảng đường, kết quả cho thấy, hiệu suất sử dụng giảng đường của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là chưa tối ưu. Một trong những vấn đề bất cập nhật hiện nay trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu của các chương trình là chưa đồng bộ, chưa thống nhất chung với nhau về mặt thời gian. Vì vậy, cần phải có một quy trình chung, thống nhất trong toàn trường về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu chung cho tất các chương trình. Tháng 6/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ký quyết định số 1170/QĐ- ĐHKTQD ban hành Đề án “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch học tập” áp dụng cho chương trình ĐHCQ tiêu chuẩn. Nội dung cơ bản của Đề án là việc thay đổi thời gian tiết giảng từ 50 phút/tiết sang 60 phút/tiết, buổi sáng học 04 tiết bắt đầu từ 07h00 đến 11h00, nghỉ giải lao giữa các tiết là 10 phút, buổi chiều học 04 tiết bắt đầu từ 13h00 đến 17h00, nghỉ giải lao giữa các tiết là 10 phút. Thay đổi này đã góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng giảng đường từ 75% lên khoảng 85% và rút ngắn thời gian giảng dạy học kỳ từ 21 tuần/kỳ xuống 17 tuần/kỳ, kế hoạch đào tạo năm dư được 8 tuần dành cho nghỉ hè và các hoạt động chung khác của trường. Đặc biệt Quyết định số 1170/QĐ-ĐHKTQD đã giúp trường có thời gian co giãn trong đợt dịch COVID-19 kéo dài trong 02 năm qua, góp phần tích cực trong việc hoàn thành kế hoạch đào tạo trong các năm học này. Tuy nhiên, bối cảnh mới đã khác, sau 2 năm thực hiện, thời gian biểu trên đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay do Trường đã thực hiện chủ trương mở rộng quy mô và đa dạng các chương trình đào tạo. Vì vậy, cần phải thay đổi thời gian biểu để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và đa dạng các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong toàn trường. 443
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3. CHUẨN HÓA QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ THỜI KHÓA BIỂU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Để xây dựng được quy trình chung thống nhất trong toàn trường trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu, trước tiên, cần chuẩn hóa thời gian biểu giảng dạy và học tập. Việc thống nhất thời gian biểu giảng dạy, học tập sẽ tối ưu hóa được nguồn lực về cơ sở vật chất, về con người trong quá trình vận hành. Với thời gian biểu 60 phút/tiết, trong 1 ngày chỉ có thể bố trí được tối đa 2 học phần 3 tín chỉ (hoặc 4 học phần 2 tín chỉ), giảng dạy và học tập trong 13 tuần. Nếu bố trí học phần 3 tín chỉ thì buổi sáng hoặc buổi chiều đều thừa 1 tiết, tổng thể chung sẽ thừa 2 tiết, như vậy là hiệu suất sử dụng giảng đường chưa được cao như kỳ vọng. Nếu bố trí học phần 2 tín chỉ thì sẽ tối đa được hiệu suất sử dụng phòng học, nhưng hiện nay trong khung chương trình đào tạo của đa số các chương trình thì học phần 2 tín chỉ không nhiều, chủ yếu là học phần 3 tín chỉ. Căn cứ vào tình hình thực tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm qua đối với công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu, Hiệu trưởng đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-ĐHKTQD ngày 10/09/2021 về việc thành lập “Ban chỉ đạo và Tổ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu và phần mềm hỗ trợ xây dựng thời khóa biểu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo và Tổ công tác đã nghiên cứu tài liệu, tham khảo thời gian biểu của một số trường đại học trong nước và nước ngoài, cùng với đó đã đề xuất thời gian biểu mới (áp dụng thí điểm cho Khóa 63, kỳ mùa Thu 2021). Bảng 3. Thời gian biểu giảng dạy và học tập (Áp dụng thí điểm kỳ mùa Thu năm 2021 cho Khóa 63) Tiết Thời gian Thời gian giảng Thời gian Tiết Thời gian Thời gian giảng Thời gian học bắt đầu (phút) kết thúc học bắt đầu (phút) kết thúc 1 06h45’ 75 phút 08h00’ 5 13h00’ 75 phút 14h15’ Nghỉ giải lao 10’ Nghỉ giải lao 10’ 2 08h10’ 75 phút 09h25’ 6 14h25’ 75 phút 15h40’ Nghỉ giải lao 10’ Nghỉ giải lao 10’ 3 09h35’ 75 phút 10h50’ 7 15h50’ 75 phút 17h05’ Nghỉ giải lao 10’ Nghỉ giải lao 10’ 4 11h00’ 75 phút 12h15’ 8 17h15’ 75 phút 18h30’ Với thời gian biểu 75 phút/tiết thì trong 1 ngày sẽ bố trí tối đa được 4 học phần, mỗi học phần được bố trí học 2 tiết (học phần 2 tín chỉ và 3 tín chỉ), giảng dạy và học tập trong 15 tuần. Đối với học phần 3 tín chỉ thì giảng dạy, học tập trong 15 tuần, trong 1 buổi (sáng hoặc chiều) sẽ bố trí được 2 học phần, như vậy đã tăng lên 2 lần so với trước đây, hiệu suất sử dụng phòng học đã tăng được tối đa. Đối với học phần 2 tín chỉ thì giảng dạy, học tập trong 10 tuần, trong 1 buổi (sáng hoặc chiều) sẽ bố trí được 2 học phần, số tuần còn lại sau khi kết thúc học phần sẽ được sử 444
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ dụng cho các hoạt động liên quan khác (giảng bù, các lớp học bổ sung, hoạt động khác, hoặc có thể tổ chức thi kết thúc học phần đối với những học phần 2 tín chỉ đó...). Căn cứ vào các mốc thời gian trong năm, căn cứ vào thời gian biểu giảng dạy và học tập, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, Phòng Quản lý đào tạo đã xây dựng kế hoạch đào tạo năm học chung cho toàn trường (Bảng 4). Bảng 4. Kế hoạch đào tạo năm học (Trích Kế hoạch số 1577/KH-ĐHKTQD ngày 06/10/2021) TT Học kỳ Thời gian giảng dạy, học tập Thời gian thi học kỳ ĐHCQ các khóa: 60, 61, 62 và VB2CQ: ĐHCQ các khóa: 60, 61, 62 và VB2CQ: Bắt đầu từ ngày 20/12/2021 (thứ Hai) đến ngày Dự kiến từ ngày 25/04/2022 (thứ Hai) đến ngày 24/04/2022 (Chủ nhật). 22/05/2022 (Chủ nhật). (Thời gian giảng dạy học tập 15 tuần). Kỳ mùa Xuân năm 2022 ĐHCQ Khóa 63: ĐHCQ Khóa 63: 1 (HK2/2021 - 2022) Dự kiến bắt đầu từ ngày 28/02/2022 (thứ Hai) Dự kiến từ ngày 20/06/2022 (thứ Hai) đến ngày đến ngày 19/06/2022 (Chủ nhật). 03/07/2022 (Chủ nhật). (Thời gian giảng dạy học tập 15 tuần) Thực tập tốt nghiệp kỳ mùa Xuân (12 tuần thực tập + 3 tuần chấm) bắt đầu từ ngày 27/12/2021 đến 29/4/2022 ĐHCQ các khóa và VB2CQ: ĐHCQ các khóa và VB2CQ: Bắt đầu từ ngày 23/05/2022 (thứ Hai) đến ngày Dự kiến từ ngày 27/06/2022 (thứ Hai) đến ngày Kỳ mùa Hè năm 2022 26/06/2022 (Chủ nhật). 10/07/2022 (Chủ nhật). 2 (Thời gian giảng dạy học tập 05 tuần). (HK3/2021 - 2022) Thực tập tốt nghiệp kỳ mùa Hè (12 tuần thực tập + 3 tuần chấm) bắt đầu từ ngày 30/05/2022 đến 11/09/2022 ĐHCQ các khóa: 61, 62, 63 và VB2CQ: ĐHCQ các khóa: 61, 62, 63 và VB2CQ: Bắt đầu từ ngày 01/08/2022 (thứ Hai) đến ngày Dự kiến từ ngày 14/11/2022 (thứ Hai) đến ngày Kỳ mùa Thu năm 2022 13/11/2022 (Chủ nhật). 11/12/2022 (Chủ nhật). 3 (Thời gian giảng dạy học tập 15 tuần). (HK1/2022 - 2023) Thực tập tốt nghiệp kỳ mùa Thu (12 tuần thực tập + 3 tuần chấm) bắt đầu từ ngày 08/08/2022 đến 20/11/2022 Căn cứ vào kế hoạch đào tạo chung của Trường, các chương trình chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cho các chương trình do đơn vị quản lý, nhưng cần phải thống nhất về các mốc thời gian của từng học kỳ để thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc sẽ phải thống nhất, đồng bộ với nhau, tránh tình trạng chương trình này đã kết thúc nhưng chương trình khác vẫn chưa kết thúc, dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn lực kém hiệu quả. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu của từng chương trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khung chương trình đào tạo, cách thức tổ chức và quản lý của từng chương trình đặc thù. Do vậy, khi xây dựng khung chương trình đào tạo, xây dựng đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo cần có quy trình thống nhất chung phù hợp với công tác xây dựng kế 445
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu chung trong toàn trường. Công tác này cũng khó có thể thực hiện được ngay trong bối cảnh hiện tại vì mỗi chương trình khác nhau sẽ có những tính chất đặc thù khác nhau theo yêu cầu cơ bản của từng chương trình. Tuy nhiên, chỉ cần thống nhất và đồng bộ ở mức độ cơ bản nhất là khung thời gian tổ chức đào tạo, tiến trình giảng dạy, học tập của các học phần. Nhằm chuẩn bị cơ sở dữ liệu và quy trình để xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác xây dựng thời khóa biểu cho các chương trình, cần phải chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu về kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập, chuẩn hóa về khung chương trình đào tạo, tên học phần, mã học phần, thời gian biểu chung... Bảng 5. Bảng kế hoạch học tập Xây dựng ma trận đánh giá và quản lý hiệu suất sử dụng giảng đường. Bảng 6. Ma trận dữ liệu sử dụng giảng đường Giảng Số sinh viên THỨ M (M từ 2 đến 7) TT đường tối đa Tiết 1 Tiết 2 Tiết 3 Tiết 4 Tiết 5 Tiết 6 Tiết 7 Tiết 8 1 A11 N11 2 A12 N12 3 … … Từ ma trận trên ta có thể tính toán chính xác hiệu suất sử dụng giảng đường của từng phòng học, từng khu giảng đường, từng ngày, tiết học… Từ đó đánh giá được hiệu suất sử dụng giảng đường chung của Trường. Ma trận dữ liệu này cũng là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng dữ liệu đầu vào cho phần mềm quản lý và hỗ trợ bố trí thời khóa biểu. 446
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 4. KẾT LUẬN Để tối ưu hóa các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, Trường cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, thống nhất quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu; thống nhất về phương thức tổ chức và quản lý công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu để định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch và thời khóa biểu đối với từng chương trình. Thứ hai, xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác xây dựng thời khóa biểu cho các chương trình. Để xây dựng được phần mềm xếp thời khóa biểu đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của đa dạng chương trình, cần phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất quy trình và kế hoạch triển khai thực hiện. Thứ ba, tái cấu trúc các đơn vị quản lý đào tạo, thống nhất và đồng bộ quy trình quản lý theo một quy trình chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Quản lý đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ”, năm 2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương trình đào tạo đại học chính quy hiện hành. 3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Quyết định số 3175/QĐ-ĐHKTQD ngày 21/12/2020 về chuyển các hoạt động của Trường từ năm học sang năm dương lịch. 4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021), Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ban hành theo Quyết định số 1155/QĐ-ĐHKTQD ngày 28/06/2021. 5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021), Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021 - 2030 (ban hành theo Quyết định số 314/QĐ-ĐHKTQD ngày 20/7/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), https://neu.edu.vn/ 6. Website Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, https://daotao.neu.edu.vn/ 447
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo - Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội: Phần 2
135 p | 130 | 28
-
Giáo trình Tiêu chuẩn hóa công tác văn thư (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
61 p | 181 | 23
-
Xây dựng văn hóa học đường – Nhìn từ góc độ giảng viên
10 p | 160 | 19
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ sở kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học, giáo dục
64 p | 9 | 8
-
Xây dựng chuẩn đầu ra và bộ công cụ đánh giá chuẩn đầu ra học phần “Nhập môn ngành Sư phạm” trong chương trình đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Vinh
11 p | 11 | 6
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ sở kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học
175 p | 12 | 6
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ sở kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử
270 p | 18 | 4
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ sở kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học, giáo dục môn Địa lí
169 p | 14 | 4
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học cơ sở về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí
92 p | 13 | 4
-
Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm Hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học
13 p | 39 | 3
-
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên trung học cơ sở kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học môn Toán
78 p | 5 | 3
-
Đề xuất quy trình xây dựng thang đo năng lực của học sinh dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính
16 p | 16 | 3
-
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ
3 p | 10 | 3
-
Xây dựng văn hóa đánh giá trong tổ chức biết học hỏi
4 p | 32 | 2
-
Bài giảng Vai trò của Hội đồng đào tạo quốc gia trong xây dựng tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo nghề - Kinh nghiệm của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
11 p | 38 | 2
-
Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 21 | 2
-
Xây dựng, rà soát chuẩn đầu ra chương trình đào tạo các ngành đại học tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn