78<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (198) 2015<br />
<br />
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MIẾU NHỊ PHỦ TRONG<br />
ĐỜI SỐNG KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA PHÚC KIẾN<br />
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
ĐẶNG HOÀNG LAN<br />
<br />
Bài viết đề cập đến chức năng và vai trò của miếu/hội quán Nhị Phủ của người Hoa<br />
gốc Phúc Kiến ở TPHCM. Miếu có hai chức năng chính là liên kết xã hội và phúc lợi<br />
xã hội. Miếu cũng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của người<br />
Hoa. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, người Hoa thường phải đối mặt với nhiều<br />
may rủi, nên cầu cúng là nhu cầu tất yếu. Trong đời sống xã hội, người Hoa còn dựa<br />
vào tín ngưỡng để phấn đấu rèn luyện về tư cách, phẩm chất đạo đức của mình.<br />
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TPHCM, miếu/hội quán Nhị Phủ đã<br />
có những biến đổi theo xu hướng tích cực, tăng cường hơn nữa việc tham gia hoạt<br />
động kinh tế và từ thiện - xã hội.<br />
DẪN NHẬP<br />
Miếu Nhị Phủ ( 廟 府 二 ), Phúc Kiến Nhị<br />
Phủ hội quán (館 會 府 二 建 福) hay còn gọi<br />
là Chùa Ông Bổn, tọa lạc tại 264 đường<br />
Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận<br />
5, TPHCM. Sở dĩ có tên gọi Nhị Phủ vì<br />
miếu được thành lập do sự đóng góp<br />
của những người thuộc hai phủ Tuyền<br />
Châu và Chương Châu thuộc tỉnh Phúc<br />
Kiến (Trung Quốc).<br />
Vào năm 1871, ngôi miếu chính thức trở<br />
thành hội quán của Bang Phúc Kiến.<br />
Những người Phúc Kiến đến chủ yếu từ<br />
các huyện: Vân Tiên, Chương Phổ, Nam<br />
Tịnh, Hải Trường, Chiêu An (thuộc<br />
Chương Châu); Tấn Giang, Nam An,<br />
Huệ An, An Khê, Đồng An (thuộc Tuyền<br />
Châu). Về sau giữa hai nhóm người<br />
thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền<br />
Châu có sự tranh chấp trong việc đặt tên<br />
Đặng Hoàng Lan. Thạc sĩ. Trường Đại học<br />
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
miếu và lễ vật dâng cúng, nên mỗi nhóm<br />
tách ra xây dựng cơ sở riêng. Người<br />
Hoa ở Chương Châu lập Hội quán Hà<br />
Chương và nhóm Tuyền Châu lập Hội<br />
quán Ôn Lăng.<br />
Về niên đại thành lập Miếu, cho đến nay,<br />
vẫn chưa biết được chính xác, nhưng<br />
căn cứ vào hiện vật còn lưu lại trong<br />
miếu, một đại hồng chung có kiểu dáng<br />
giống với các đại hồng chung ở Hội An,<br />
có niên đại thế kỷ XVIII và theo tác giả<br />
Trần Hồng Liên, căn cứ trên chuông cổ<br />
này ghi rằng “Nhị Phủ Đại Bá Công… Ất<br />
Dậu trọng thu cát đán lập” (Chuông đúc<br />
vào tháng 8 năm Ất Dậu… do những<br />
người đáng trọng của hai phủ) thì có thể<br />
đoán định niên đại Ất Dậu này, nếu xét<br />
thêm năm tháng trùng tu của hai ngôi<br />
miếu được tách ra từ miếu Nhị Phủ” (…)<br />
thì miếu Nhị Phủ được xây dựng vào<br />
giữa thế kỷ XVIII (Trần Hồng Liên, 2005,<br />
tr. 35-36).<br />
Ngoài ra trong tác phẩm Gia Định phong<br />
<br />
ĐẶNG HOÀNG LAN – CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MIẾU…<br />
<br />
cảnh vịnh, mô tả phong cảnh Gia Định từ<br />
năm 1770 đến năm 1815 có đề cập đến<br />
miếu Nhị Phủ:<br />
Coi chùa Ông Bổn Đầu cân<br />
Dám quên chữ ngọn rau tấc đất.<br />
Chúng tôi đồng tình với ý kiến của Trần<br />
Hồng Liên và cho rằng năm Ất Dậu ghi<br />
trên chuông chính là năm 1765. Như<br />
vậy, miếu Nhị Phủ phải được xây dựng<br />
trước năm 1765, tức vào giữa thế kỷ<br />
XVIII.<br />
Miếu Nhị Phủ có vai trò đặc biệt trong<br />
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của<br />
người Hoa ở TPHCM. Buổi đầu đến định<br />
cư, miếu là sợi dây liên kết cộng đồng<br />
người Hoa Phúc Kiến ở vùng đất mới.<br />
Miếu cũng phản ánh tín ngưỡng của<br />
người Hoa – một trong các tiêu chí quan<br />
trọng xác định bản sắc văn hóa dân tộc,<br />
phân biệt họ với các tộc người khác. Tuy<br />
nhiên không chỉ ngôi miếu có ảnh hưởng<br />
đến đời sống kinh tế-xã hội của người<br />
Hoa, mà đời sống của người Hoa cũng<br />
có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt<br />
của miếu.<br />
Bài viết tìm hiểu chức năng và vai trò của<br />
miếu Nhị Phủ, để từ đó thấy được ảnh<br />
hưởng của ngôi miếu này trong đời sống<br />
kinh tế-xã hội của nhóm Hoa Phúc Kiến<br />
ở TPHCM.<br />
1. CHỨC NĂNG CỦA MIẾU NHỊ PHỦ<br />
Từ những ngày đầu sang nhập cư ở Việt<br />
Nam, nhu cầu tín ngưỡng của nhóm di<br />
dân càng được đẩy mạnh sau chuyến ra<br />
khơi đầy hiểm nguy trên biển cả. Đến nơi<br />
“đất lạ, quê người” cần có một ngôi miếu<br />
cho riêng mình càng trở nên cấp thiết.<br />
Theo Trần Hồng Liên (2005, tr. 124): “Từ<br />
đặc điểm di dân này, người Hoa càng có<br />
<br />
79<br />
<br />
yêu cầu bức bách về tinh thần, tha thiết<br />
có ngay nơi thờ tự, một ngôi miếu nhỏ<br />
bên cạnh hội quán của mình, để trước<br />
tiên là tạ ơn thánh thần đã phò trợ cho<br />
họ trên đường đi được “thuận buồm xuôi<br />
gió”, thứ nữa là nhằm giải quyết nhu cầu<br />
tinh thần, an ủi những người xa quê,<br />
cách trở, có nơi để thắp nén hương<br />
hướng về ông bà tổ tiên, trời Phật ở quê<br />
cũ”. Vì vậy, ngay khi dựng những ngôi<br />
nhà tạm để ở, người Hoa đã dựng miếu<br />
nhỏ kề bên. Nếu như ở buổi đầu định cư,<br />
người Hoa dựng Thất Phủ miếu, là ngôi<br />
miếu của cộng đồng người từ 7 phủ<br />
Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu<br />
(tỉnh Phúc Kiến); Quảng Châu, Quỳnh<br />
Châu, Triều Châu (tỉnh Quảng Đông);<br />
Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang), thì sau khi<br />
cuộc sống ổn định hơn, người Hoa có xu<br />
hướng lập miếu riêng theo từng nhóm<br />
phương ngữ. Miếu/hội quán là nơi thờ tự<br />
thần linh, tập họp người đồng tộc, đồng<br />
phương ngữ, đồng hương đến tá túc.<br />
Sau khi cuộc sống đã dần khá lên, trong<br />
miếu đã đặt thờ thêm nhiều thần linh<br />
được người Hoa ngưỡng vọng. Miếu là<br />
nơi thu hút ngày càng đông người Hoa<br />
đến cúng bái, cầu nguyện.<br />
Lời mở đầu Điều lệ Hội quán Nhị Phủ có<br />
ghi “Nhóm ngôn ngữ Phước Kiến đã xây<br />
dựng Nhị Phủ miếu làm Hội quán để tập<br />
hợp hầu hết những người Hoa có quê<br />
quán tại Phước Kiến về đây. Trước hết<br />
là để dâng hương cúng lễ các vị thần<br />
phù hộ mình trong cuộc sống hằng ngày,<br />
sau là thăm hỏi giao tế và tương thân<br />
tương trợ, làm từ thiện và các công tác<br />
xã hội” (Hội quán Nhị Phủ, 2007, tr. 23).<br />
Trong điều 2 của Điều lệ Hội quán Nhị<br />
Phủ khẳng định chức năng của miếu là:<br />
<br />
80<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (198) 2015<br />
<br />
“Đoàn kết bà con nhóm ngôn ngữ Phúc<br />
Kiến và cộng đồng, góp phần vào sự<br />
nghiệp đại đoàn kết toàn dân theo đúng<br />
chủ trương, chính sách pháp luật của<br />
nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa<br />
Việt Nam” (Hội quán Nhị Phủ, 2007, tr.<br />
33). Ảnh hưởng và vai trò của miếu Nhị<br />
Phủ đối với cộng đồng Phúc Kiến được<br />
thể hiện qua nguyên tắc về cơ cấu nhân<br />
sự trong Ban Quản trị miếu. “Khoảng<br />
năm 1960 đến 1975, hai bên chùa (Hà<br />
Chương và Ôn Lăng) cử người qua bển,<br />
bên này thì cử 8 người, còn bên Ôn Lăng<br />
thì cử 7 người qua đó. Tại vì Ban Trị sự<br />
miếu Nhị Phủ có 15 người, thì bên này 7,<br />
thì bên kia 8, vì một bên 8 người thì bên<br />
đó có ông Trưởng ban, nên bên này chỉ<br />
có 7 người, rồi 4 năm sau đó, khi chuẩn<br />
bị nhiệm kỳ mới, thì bên này sẽ là 8<br />
người, còn bên kia chỉ có 7 người, vì bên<br />
này lần này là có ông Trưởng ban”<br />
(Phỏng vấn ông T.P.L, 85 tuổi, ngày<br />
23/4/2014).<br />
<br />
kiến trúc truyền thống của chùa miếu<br />
Trung Quốc.<br />
<br />
Mỗi vị thần linh được đặt thờ trong miếu<br />
có ngày lễ vía khác nhau. Trước kia “lễ”<br />
được tổ chức trong miếu, “hội” được tổ<br />
chức ngoài sân miếu. Các ngày lễ vía<br />
thu hút đông đảo người Hoa đến tham<br />
dự. Vì vậy sân miếu được xây dựng khá<br />
lớn. Tại miếu Nhị Phủ, diện tích dành<br />
cho sân miếu chiếm gần nửa diện tích<br />
khu vực miếu. Lễ hội vía ông, vía Bà<br />
diễn ra trong sân miếu, cung nghinh<br />
tượng cốt của thần ra sân thưởng lãm<br />
văn nghệ. Ngôi miếu nào của người Hoa<br />
cũng thiết kế phần giữa nhô cao, hai bên<br />
Đông sương (hội quán) và Tây sương<br />
(trường học) thấp hơn, vừa để tỏ lòng<br />
tôn kính thần linh, vừa tạo nét đẹp cho<br />
miếu. Đây cũng là sự lặp lại kiểu thức<br />
<br />
Chức năng liên kết xã hội của miếu đã<br />
góp phần vào việc củng cố khối đoàn kết<br />
giữa các nhóm Hoa theo phương ngữ,<br />
giữa các tộc người cộng cư với người<br />
Hoa ở TPHCM và cả nước.<br />
<br />
Theo thời gian, ngôi miếu Nhị phủ đã<br />
được người Hoa Phúc Kiến nhiều thế hệ<br />
tiếp nối trùng tu, bảo tồn. Miếu được Bộ<br />
Văn hóa Thông tin công nhận là di tích<br />
Kiến trúc - nghệ thuật vào năm 1998. Từ<br />
đấy, miếu trở thành nơi lui tới thường<br />
xuyên của khách tham quan trong và<br />
ngoài nước, là nơi vãn cảnh của các<br />
nhóm Hoa từ nhiều vùng miền đến chiêm<br />
ngưỡng, thực hành đức tin đối với các<br />
thần linh được thờ tự tại đây. Cho nên,<br />
trong một chừng mực nhất định, miếu<br />
Nhị Phủ cũng là nơi liên kết các nhóm<br />
phương ngữ của người Hoa lại với nhau.<br />
Tính liên kết này còn được thể hiện qua<br />
mối liên hệ thường xuyên giữa các miếu<br />
Hoa của người Phúc Kiến ở TPHCM với<br />
các tỉnh Tây Nam Bộ. Mạng lưới xã hội<br />
này khá chặt chẽ, thể hiện qua các ngày<br />
lễ vía thần linh, qua các dịp đại trung tu,<br />
khánh thành miếu.<br />
<br />
2. VAI TRÒ CỦA MIẾU NHỊ PHỦ<br />
Toàn thành phố có tất cả 87 ngôi miếu<br />
của người Hoa, trong đó riêng nhóm Hoa<br />
Phúc Kiến có 14 cơ sở thờ tự, chiếm tỷ<br />
lệ 16,09% (Võ Thanh Bằng, 2008, tr.<br />
282-283). Trong số cơ sở tín ngưỡng<br />
của người Hoa Phúc Kiến, riêng tại quận<br />
5 đã có 5 cơ sở, trong đó miếu Nhị Phủ<br />
là ngôi miếu cổ xưa nhất của cộng đồng,<br />
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống<br />
người Hoa Phúc Kiến ở TPHCM xét trên<br />
<br />
ĐẶNG HOÀNG LAN – CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MIẾU…<br />
<br />
2 lĩnh vực chủ yếu là đời sống kinh tế và<br />
xã hội.<br />
2.1. Trong đời sống kinh tế<br />
Theo quan niệm tâm linh của người Hoa,<br />
mọi của cải có được là do thần linh ban<br />
phát. Người Hoa tin rằng mỗi nghề đều<br />
do một vị tổ nghề phò trợ. Tín ngưỡng<br />
của người Hoa ở TPHCM có mối quan<br />
hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế.<br />
Phần lớn người Hoa hoạt động trong lĩnh<br />
vực thương mại, thường phải đối mặt với<br />
nhiều may rủi, nên cầu cúng là một nhu<br />
cầu tất yếu. Hầu như các cơ sở kinh<br />
doanh của người Hoa, từ những cửa<br />
hàng lớn đến chiếc xe đẩy của người<br />
bán hàng rong, đều dành chỗ thờ cúng<br />
Thần Tài, cùng những tín ngưỡng nghề<br />
nghiệp riêng biệt. Ngược lại, vì nhu cầu<br />
tín ngưỡng này mà xuất hiện nhiều nghề<br />
khá nhộn nhịp, như nghề làm vàng mã,<br />
may áo mão cho các đối tượng thờ cúng,<br />
làm bánh cúng, làm nhang, vẽ tranh<br />
kiếng các thần…<br />
Tại miếu Nhị Phủ, hay các ngôi miếu<br />
Hoa khác, đa số thành viên của Ban<br />
Quản trị miếu là những nhà doanh<br />
nghiệp thành đạt và có uy tín trong sản<br />
xuất, buôn bán. Đứng ra quản lý miếu,<br />
các thành viên đều phải đảm bảo và duy<br />
trì được các lễ hội cúng vía thần linh tại<br />
miếu. Muốn vậy, phải có nguồn kinh phí<br />
thường xuyên. Nguồn này do cộng đồng<br />
Hoa Phúc Kiến đóng góp là chủ yếu,<br />
nhưng trước hết chính là từ Ban Quản trị.<br />
Ngôi miếu, nơi thờ phụng thần linh, có<br />
vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế<br />
của họ, vì họ tin rằng thần linh sẽ hỗ trợ<br />
họ buôn may bán đắt; ngược lại cũng có<br />
thể lấy đi một phần lớn của cải của họ,<br />
nếu như họ không thể hiện lòng tri ân, sự<br />
<br />
81<br />
<br />
chăm lo cho nơi thờ tự thần linh được<br />
khang trang, lộng lẫy. Trước năm 1975,<br />
trong khu vực Chợ Lớn, hay ngoại thành,<br />
vẫn còn thấy có ruộng hoặc rẫy do người<br />
Hoa sản xuất. Tín ngưỡng trong miếu vì<br />
vậy cũng phản ánh tình hình này. Tại<br />
đình Minh Hương Gia Thạnh, còn bàn<br />
thờ Thần Nông trang trọng đặt tại chính<br />
điện, hay bàn thờ Ông Bổn tại miếu Nhị<br />
Phủ. Sự quan trọng của công việc làm<br />
ăn buôn bán cũng phản ánh nhu cầu gia<br />
tăng số lượng Thần Tài, qua việc đặt để<br />
thêm nhiều loại Thần Tài, vị thần linh có<br />
khả năng bảo hộ của cải và ban phát tiền<br />
bạc. Có Thần Tài văn như Tài Bạch Tinh<br />
Quân, Phúc Đức Chính Thần, Phạm Lãi,<br />
Tỷ Can, Phúc Lộc Thọ Tinh Quân, Tăng<br />
Phúc Tài Thần...; Thần Tài võ như Triệu<br />
Công Minh, Ngũ Lộ Tài Thần, Quan<br />
Thánh Đế Quân. Ngoài ra, còn có Phật<br />
Di Lặc, Thần Tài Âm Phủ… Tại miếu Nhị<br />
Phủ, vị thần linh chính được thờ là ông<br />
Bổn, là “địa chủ tài thần”, tức Thổ Công<br />
(Bổn Đầu công) và Thần Tài, đồng thời<br />
là Phúc Đức Chính Thần. Miếu còn thờ<br />
cả Quan Thánh Đế Quân, mà Quan<br />
Thánh Đế Quân cũng được người Hoa<br />
xếp vào loại Thần Tài võ. Hiện tượng thờ<br />
tự “địa chủ tài thần”, gồm Thần Tài và<br />
Thổ Địa phản ánh quan niệm về ngũ<br />
hành, bao gồm 5 yếu tố: kim, mộc, thủy,<br />
hỏa, thổ, trong đó có quan niệm thổ sinh<br />
kim. Tư duy này đã từng có ảnh hưởng<br />
lớn trong hoạt động kinh tế, nhất là trong<br />
sản xuất nông nghiệp.<br />
Như vậy, trong thần điện của miếu Nhị<br />
Phủ, khát vọng về tiền bạc, tài lộc, cũng<br />
như được phò trợ cho nơi sinh sống mới<br />
được an ổn, chiếm vai trò quan trọng<br />
nhất. Người Hoa Phúc Kiến ở TPHCM<br />
<br />
82<br />
<br />
sống chủ yếu bằng buôn bán, trao đổi<br />
hàng hóa, nên tín ngưỡng có vai trò<br />
quan trọng trong hoạt động thương mại<br />
của họ. Vì thế, tính chất “thực dụng” có<br />
mặt trong đời sống tín ngưỡng. Miếu Nhị<br />
Phủ thờ nhiều vị thần cùng một lúc để<br />
nhằm cầu mong được nhiều tài lộc,<br />
nhằm tránh rủi ro trong buôn bán.<br />
Hiện tượng “vay tiền thần”, còn gọi vay<br />
vốn các thần linh, để làm ăn buôn bán,<br />
thường tập trung vào các ngày lễ lớn<br />
như Tết Nguyên Tiêu, vía ông Bổn.<br />
Trong những ngày lễ này người Hoa đến<br />
miếu, dâng lễ vật xin phò trợ việc làm ăn,<br />
buôn bán, sau đó xin thần thánh cho vay<br />
một số tiền nào đó để lấy may. Tuy nói là<br />
vay, nhưng họ không nhận tiền của miếu.<br />
Nhưng sau một năm, thân chủ sẽ đến<br />
miếu dâng cúng lễ vật tạ ơn và trả lại số<br />
tiền đã vay bằng tiền mặt thật. Gần đây,<br />
người Hoa còn góp hụi ông Bổn, hụi<br />
Quan Công, hụi Quan Âm vào các ngày<br />
vía, để cuối năm lãnh lại tiền đi tham<br />
quan, họp mặt ăn uống tại nhà hàng…<br />
Hiện tượng thờ nhiều thần tài, vay tiền<br />
thần, góp hụi, chứng tỏ tín ngưỡng có<br />
vai trò, vị trí quan trọng và khá đặc biệt<br />
trong đời sống kinh tế của người Hoa so<br />
với các tộc người khác.<br />
2.2 . Trong đời sống xã hội.<br />
Tín ngưỡng thờ cúng cũng là một hình<br />
thức để người Hoa phấn đấu rèn luyện tư<br />
cách, phẩm chất đạo đức của mình. Mỗi<br />
một lần dâng hương cúng vái, người Hoa<br />
đối mặt với thần linh, nhớ đến phẩm cách<br />
của từng vị, họ sẽ noi theo tấm gương<br />
ấy mà dần định hình lối sống đạo đức.<br />
Hầu hết các hội quán của người Hoa đều<br />
tham gia từ thiện - xã hội. Điều này không<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (198) 2015<br />
<br />
phải chỉ mới diễn ra vài chục năm gần<br />
đây, mà đã được thể hiện ngay từ khi<br />
nhóm Hoa Phúc Kiến có mặt tại vùng đất<br />
Gia Định. Từ ngôi bệnh viện mang tên<br />
Phúc Kiến y viện của người Phúc Kiến<br />
được thành lập năm 1909, còn gọi là<br />
Bệnh viện số 3 (nay là Bệnh viện Nguyễn<br />
Trãi), đến ngôi Phước Thiện Nghĩa Từ<br />
bên trong bệnh viện, vừa là từ đường,<br />
vừa là nơi giúp đỡ cho bệnh nhân không<br />
người nuôi dưỡng, bệnh viện đã tổ chức<br />
cho các bác sĩ, y sĩ đến khám bệnh, hốt<br />
thuốc, sắc thuốc miễn phí cho người<br />
nghèo, phát chẩn quần áo, vật dụng<br />
(Trần Hồng Liên, 1999).<br />
Thông qua các cơ sở tín ngưỡng này,<br />
người Hoa làm từ thiện. Công tác từ<br />
thiện - xã hội của ngôi miếu theo thời<br />
gian, đều được tăng cường, mở rộng.<br />
Việc này đã làm mờ đi sự khác biệt về<br />
tộc người, về tôn giáo.<br />
Hàng năm miếu đều tổ chức các cuộc<br />
đấu thầu đèn lồng. Hoạt động này giúp<br />
người Hoa cảm nhận được tính cố kết<br />
cộng đồng trong xã hội. Số tiền đóng<br />
góp từ việc đấu thầu đèn lồng sẽ được<br />
dùng để chăm sóc sức khỏe, giáo dục<br />
con em người Hoa, người Việt; hỗ trợ<br />
kinh phí cho trẻ em nghèo hiếu học… tạo<br />
điều kiện tốt cho cộng đồng tồn tại, phát<br />
triển. Không chỉ được sử dụng vào việc<br />
chăm lo cho người sống, số tiền thu<br />
được còn để chăm lo cho cả người đã<br />
mất. Các nghĩa trang, từ đường được<br />
xây dựng cũng đều xuất phát từ nguồn<br />
của các quỹ phúc thiện này. Ngày nay,<br />
tục lệ này được thực hiện với số tiền đấu<br />
giá ngày một tăng thêm, trong 4 năm<br />
(2007 - 2012) tổng tiền đấu giá có được<br />
là 4.362.750.000 đồng (Hội quán Nhị Phủ,<br />
<br />