Chứng khoán hóa nợ xấu - Kinh nghiệm của một số quốc gia
lượt xem 7
download
Bài viết này nghiên cứu nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế; kinh nghiệm xử lý nợ xấu bằng kỹ thuật CKH của một số quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc; từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng khoán hóa nợ xấu - Kinh nghiệm của một số quốc gia
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN HÓA NỢ XẤU - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NON-PERFORMING LOAN SECURITIZATION - EXPERIENCES OF SOME COUNTRIES Ngày nhận bài : 06.3.2022 TS. Hồ Hữu Tiến Ngày nhận kết quả phản biện : 29.3.2022 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Chứng khoán hóa (CKH) là một sáng tạo tài chính, mang lại nhiều lợi ích (trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu), là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, song có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được quản lý chặt chẽ và thận trọng. Bài viết này nghiên cứu nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế; kinh nghiệm xử lý nợ xấu bằng kỹ thuật CKH của một số quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc; từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam: hình thành và hoàn thiện khung pháp lý cho CKH và CKH nợ xấu, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về CKH, phát triển các định chế xếp hạng tín nhiệm (XHTN) và thúc đẩy thị trường nợ, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa. Từ khóa: Nợ xấu, chứng khoán hóa, thị trường nợ ABTRACT Securitization is a financial solution which can bring many benefits (including solving Non-Performing Loans (NPL)), and an inevitable trend in international economic integration. Securitization can leave many important problems unresolved unless it is managed closely and carefully. This article researches on Vietnamese efforts in NPL processing in the economy, NPL securitization experiences of some countries such as Korea, Japan and China. Since, some recommendations to the Vietnamese Government such as forming and perfecting legal frame of securitization, especially NPL securitization, government management of securitization, developing rating institutions, and durable developing enterprise bond and bonds market are proposed. Keywords: Non-performing loans, securitization, debt instrument market 1. Đặt vấn đề Trong hơn thập kỷ qua nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, song nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung thường xuyên tăng cao do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là những ảnh hưởng bất lợi do môi trường kinh tế nhiều bất ổn. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, trong đó có chủ trương sẽ vận dụng biện pháp CKH nợ xấu. Song CKH là một trong những sáng tạo tài chính, là kỹ thuật tài chính cao cấp; CKH và CKH nợ xấu nếu muốn vận dụng thành công đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải chủ động nhanh chóng tạo lập những điều kiện tiền đề cần thiết. Kinh nghiệm của một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc v.v… đáng để Việt Nam tham khảo vận dụng trong quá trình này. Bài viết này nghiên cứu tóm lượt những nỗ lực của Chính phủ trong vấn đề xử lý nợ xấu, kinh nghiệm CKH nợ xấu của một số quốc gia; qua đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam để có thể vận dụng thành công kỹ thuật CKH trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế. 15
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 2. Nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu ở Việt Nam thời gian qua Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu vào những năm 1997-1998 và 2008-2010 để lại nhiều hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế của từng quốc gia. Việt Nam cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái đó. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao do sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp nhiều khó khăn nên người vay suy giảm khả năng trả nợ. Từ năm 2011 ở nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản yếu kém, tăng trưởng tín dụng hạn chế, mức độ sinh lợi giảm thấp; tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng lên đến 17,21% vào cuối quý 3 năm 2013. Ngày 18/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC), ngày 31/05/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 843 /QĐ-TTg ngày 31/05/2013 về việc phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống cácTCTD” và đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”. Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg, ngày 27/06/2013, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 1459/QĐ-NHNN thành lập VAMC, nhằm xử lý nợ xấu của nền kinh tế, mà chủ yếu là của các ngân hàng. Ngày 21/06/2017 Quốc hội Việt Nam tiếp tục ban hành Nghị quyết 42 về “Thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD”, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu quyết liệt hơn. Bên cạnh nỗ lực của từng ngân hàng cố gắng xử lý nợ xấu của chính mình: đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), bán nợ; VAMC đã thực hiện xử lý nợ xấu qua nhiều biện pháp: bán nợ, bán TSBĐ, cơ cấu lại nợ: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất vay, miễn giảm lãi và phí vay; nhưng chủ yếu là biện pháp mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). VAMC mua nợ bằng TPĐB tăng dần trong các năm 2013-2015 và giảm dần qua các năm sau đó; năm 2015 là 100,4 ngàn tỷ đồng, đến năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 31,8; 79,7; 60,3 và 40,6 ngàn tỷ đồng v.v…(5). Những nỗ lực nói trên đã làm giảm dần áp lực nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng từ 3,79% cuối năm 2013 giảm dần còn 1,63% vào cuối năm 2019. Song đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020 đến nay đã làm cho SXKD đình đốn, nhiều khách hàng vay cạn kiệt tài chính, nợ xấu lại tăng cao. NHNN Việt Nam đã ban hành các Thông tư 01/2020, Thông tư 03/2021 và Thông tư 14/2021 “Quy định về việc các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19”. Thực hiện theo các thông tư này, các ngân hàng cơ cấu lại nợ, tạm thời giảm áp lực trả nợ cho khách hàng vay, song đây không phải là giải pháp bền lâu; đồng thời ngân hàng cho vay phải trích dự phòng rủi ro đến 30% các khoản nợ cơ cấu lại (1), làm gia tăng gánh nặng chi phí, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh lợi và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Theo thông tin từ Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Kim Anh: đến cuối tháng 6/2021, nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 3,66%; nếu tính thêm cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại theo các Thông tư 01, 03 và 14 thì tỷ lệ này là 7,21% (gần 500 ngàn tỷ đồng) (7). Qua đó có thể thấy Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc vận dụng đa dạng các biện pháp xử lý nợ xấu, trong đó có biện pháp CKH nợ xấu mà Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội đã có đề cập đến. Dù rằng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội sẽ hết hạn hiệu lực vào ngày 15/08/2022, thế nhưng cho đến nay trên thị trường Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ giao dịch CKH, CKH nợ xấu nào. CKH đặc biệt là CKH nợ xấu là nghiệp vụ tài chính rất phức tạp, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có quá trình chuẩn bị cẩn trọng, nhanh chóng thiết lập những điều kiện tiền đề cần thiết cho quá trình này. Kinh nghiệm của một số quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, trong vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế bằng nghiệp vụ CKH đáng để Việt Nam nghiên cứu, tham khảo vận dụng; vừa bảo đảm xử lý thành công nợ xấu trong nền kinh tế, vừa góp phần phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam, từng bước hội nhập vững chắc vào thị trường tài chính khu vực và toàn cầu. 16
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu bằng CKH ở một số quốc gia Về bản chất, CKH là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có làm tài sản bảo đảm (TSBĐ) cho việc phát hành chứng khoán nợ. CKH là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở bảo đảm bằng dòng tiền trong tương lai thu được từ một nhóm tài sản cơ sở (TSCS). Trái phiếu CKH bao gồm hai dòng cơ bản: Trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm TSBĐ (Mortgage Backed Secureties-MBS) và trái phiếu ABS (Assets Backed Secureties) hình thành từ CKH các khoản phải thu thương mại, cho vay thẻ tín dụng, cho thuê tài chính, cho vay trả góp, các khoản phạt tiền thuế chưa thanh toán v.v… CKH mang lại nhiều lợi ích cho chủ thể khởi tạo (tạo lập TSCS) và cho thị trường tài chính. Chủ thể tạo lập tài sản dễ dàng thanh khoản hóa các tài sản kém thanh khoản, chuyển giao rủi ro lãi suất, giảm bớt nhu cầu vốn tự có theo yêu cầu pháp lý về an toàn vốn (các TCTD) v.v…; hàng hóa công cụ nợ ngày càng đa dạng hơn với mức sinh lợi và rủi ro khác nhau; các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn trong danh mục đầu tư của mình. Song trái phiếu CKH cũng có khả năng tạo ra nhiều rủi ro với nhà đầu tư: rủi ro tín dụng, rủi ro trả trước, khả năng lan truyền rủi ro dây chuyền v.v… (3) Nợ xấu cũng có thể là tài sản được CKH mà TSCS chính là TSBĐ của chính khoản nợ xấu. CKH nợ xấu thật ra có hai phương thức: chuyển nợ thành vốn góp và chế biến nợ xấu thành trái phiếu CKH. Song cách thức chuyển nợ xấu thành vốn góp chỉ có thể áp dụng trong số ít trường hợp do khó có thể thỏa thuận giữa người vay và chủ nợ, bị giới hạn bởi nhiều quy định pháp lý. Vì vậy, phần lớn các trường hợp CKH nợ xấu là phát hành chứng khoán nợ. Song quá trình này đòi hỏi nhiều điều kiện tiền đề chặt chẽ. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, CKH được bắt đầu chủ yếu để đối phó với vấn đề nợ xấu. Chính phủ khuyến khích các ngân hàng xóa bỏ các tài sản xấu này khỏi bảng cân đối kế toán bằng cách sử dụng kỹ thuật CKH. Sau đó, CKH mở rộng sang các TSCS khác ở ba quốc gia này. Ở Hàn Quốc, các khoản nợ xấu là tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính và đã nhấn chìm nền kinh tế trong những năm 1997–1998. Sự phục hồi sau đó của nền kinh tế Hàn Quốc đã được thể hiện rõ nét bởi mức nợ xấu trong hệ thống tài chính nhanh chóng giảm mạnh. Trong công cuộc phục hồi lại nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã đóng vai trò to lớn trong việc tái cơ cấu tài chính và doanh nghiệp bao gồm việc tăng cường khuôn khổ pháp lý và các quy định, việc “rót” các quỹ công và thiết lập các tổ chức mới để quản lý khủng hoảng, chẳng hạn như Tổng công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (KAMCO). Đầu tiên, KAMCO mua nợ xấu từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nhằm cho phép các định chế này tiếp tục cho vay vào thời điểm thanh khoản eo hẹp, đồng thời tăng cường giám sát để đảm bảo rằng các ngân hàng hoạt động theo các nguyên tắc thương mại lành mạnh. Thứ hai, việc giải quyết nợ xấu của KAMCO góp phần giúp Hàn Quốc trong việc thu hồi các quỹ công của Chính phủ nhằm tái cơ cấu khu vực tài chính. Ngoài ra, KAMCO đã xử lý nhiều khoản nợ xấu thông qua một số phương pháp sáng tạo bao gồm phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), từ đó đã khởi động một thị trường CKH cực kỳ quan trọng ở Hàn Quốc. Sự thành công của Hàn Quốc trong vấn đề xử lý nợ xấu được giải thích bởi sự đồng thuận chính trị về nhu cầu giảm nợ công đã giúp KAMCO tăng cường tập trung vào việc xử lý nhanh chóng các tài sản đã mua và thu hồi các quỹ công thay vì chỉ mua rồi sau đó nhập kho các tài sản- một vấn đề đã gây nhiều khó khăn cho các công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc sở hữu công ở các quốc gia khác; chuẩn hóa thông tin và điều phối giúp kết nối giữa người bán nợ và các nhà đầu tư nợ xấu; thuyết phục thành công nhiều công ty lớn nước ngoài đầu tư vào trái phiếu CKH; đảm bảo sự phát triển của thị trường nợ tạo ảnh hưởng thuận lợi đến thị trường trái phiếu CKH nợ xấu v.v… Song giá phải trả là thu nhập từ CKH nợ xấu đã không đủ để bù đắp khoản chi phí phát sinh cao do KAMCO cố gắng định giá các khoản nợ xấu theo giá thị trường, nhưng trong một số trường hợp buộc phải định giá thấp (10). Ở Nhật Bản, CKH bắt đầu vào những năm 1990 như một phần của xu hướng toàn cầu nhằm quản 17
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN lý rủi ro tín dụng và khai thác các nguồn quỹ đầu tư mới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ban đầu của thị trường CKH bị cản trở bởi việc thiếu khung pháp lý cho CKH; hơn nữa hoàn thiện việc chuyển giao tài sản ở Nhật Bản rất tốn kém (chi phí thiết lập một Special Purpose Vehicle (SPV), phí công chứng chuyển nhượng v.v…); vả lại có quá nhiều cơ quan quản lý kiểm soát các hoạt động giao dịch CKH; đồng thời lúc bấy giờ nhiều người dân Nhật Bản đã đặt ra câu hỏi liệu một chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS) có phải là một chứng khoán thật sự theo luật pháp Nhật Bản. Trong những năm 1990, một loạt các quy định pháp lý đã được ban hành ở Nhật Bản tạo điều kiện cho việc phát hành các ABS. Năm 1992, Luật Chứng khoán và Giao dịch Nhật Bản (SEL) được sửa đổi để cho phép Bộ Tài chính chỉ định ABS như một chứng khoán cho các mục đích hợp pháp tại Nhật Bản. Đến năm 1997, thuật ngữ “chứng khoán” đã được pháp lý hóa cho trái phiếu CKH từ các khoản vay thế chấp nhà ở và các khoản nợ được bảo đảm bằng các tài sản khác từ bất kỳ tổ chức tài chính nào. Ngoài ra, vào năm 1992 Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) ban hành Luật Quy định kinh doanh liên quan đến các quy định cụ thể cho phép hoàn tất một chuyển nhượng theo cách đơn giản và thuận lợi hơn. Những thay đổi tương tự đã được thực hiện đối với Bộ luật Dân sự của Nhật Bản, cụ thể đó là việc đơn giản hóa các thủ tục để hoàn thiện việc chuyển giao các nghĩa vụ nợ, tạo cơ hội mới cho CKH một loạt các loại tài sản mới. Luật pháp cũng giải quyết chi phí cao của việc tạo lập và vận hành SPV. Luật SPV đã giảm vốn điều lệ tối thiểu và số lượng giám đốc cho một SPV đồng thời cũng cho phép SPV phát hành ABS, mua được nhiều loại tài sản khác nhau và được hưởng mức thuế ưu đãi. Khi khuôn khổ pháp lý về CKH ở Nhật Bản được làm rõ và chặt chẽ, số lượng và giá trị của các giao dịch CKH tăng lên. Tài sản CKH ở Nhật Bản tăng từ 30 tỷ yên vào năm 1994 lên khoảng 11 nghìn tỷ yên vào năm 2006. Tại thời điểm này, Nhật Bản thống trị thị trường CKH châu Á. Các tài sản được CKH bao gồm các khoản nợ bảo đảm bằng bất động sản thương mại và nhà ở cũng như các ABS khác bao gồm các khoản phải thu từ thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng khác. Trong những năm đầu về CKH ở Nhật Bản, kỹ thuật này được sử dụng để xóa các khoản nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Nhật Bản. Từ năm 2003 đến năm 2007, chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp nhà ở MBS chiếm phần lớn tổng số phát hành (hơn 90% trái phiếu CKH phát hành đã được xếp hạng A hoặc cao hơn, phần lớn được xếp hạng AAA) (11). Ở Trung Quốc vào năm 1999 các AMC là Huarong, Cinda, China Orient và China Great Wall đã được thành lập nhằm “dọn sạch” nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sau nhiều thập kỷ Chính phủ tăng cường rót vốn cho các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Các AMC cũng đã giúp củng cố nền kinh tế Trung Quốc bằng cách biến 405 tỷ nhân dân tệ nợ xấu thành vốn cổ phần của các tập đoàn nhà nước lớn nhất và thành các trái phiếu bán cho nhà đầu tư thông qua kỹ thuật CKH. Trong nhiều năm, trở ngại lớn nhất là việc thiếu một khuôn khổ pháp lý nhất quán để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường CKH. Mãi đến tháng 11 năm 2014, Bắc Kinh đã phê duyệt các quy tắc cho phép các ngân hàng và định chế tài chính bán chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (ABS) miễn là chúng đã được đăng ký và được chính quyền trung ương chấp thuận. Điều đó đã cung cấp cho thị trường CKH một động lực phát triển cần thiết. Trong khi Chính phủ đã bắt đầu cho phép các lực lượng thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc định đoạt số phận của các công ty trong nước thì vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động và giảm thiểu các tệ nạn xã hội vẫn nằm trong danh sách ưu tiên của Chính phủ. Về mặt pháp lý, luật phá sản của quốc gia này vẫn ở bước sơ khai trong khi các thủ tục pháp lý vẫn còn rất mập mờ, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa quen với sự vận hành của hệ thống. Điều này đã dấy lên mối nghi ngờ của các nhà đầu tư về sự an toàn khi đầu tư vào thị trường nợ nói chung và thị trường CKH nợ xấu nói riêng của Trung Quốc(9). 18
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 4. Những khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam CKH là một sáng tạo tài chính, mang lại nhiều lợi ích song nếu không giám sát chặt chẽ sẽ để lại nhiều hệ lụy. Nợ xấu vốn dĩ đã xấu, CKH nợ xấu nếu không chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẽ thất bại, tạo ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của các nhà đầu tư; thị trường tài chính nhất là thị trường nợ sẽ ách tắc, thậm chí lâm vào khủng hoảng. CKH nợ xấu không thể là biện pháp nhất thời, phải được xem là giải pháp có tính lâu dài trong chiến lược phát triển thị trường nợ, góp phần hội nhập quốc tê thị trường tài chính Việt Nam. Vì vậy, cần có những bước đi chắc chắn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiền đề cần thiết, góp phần giải quyết nợ xấu đồng thời phát triển thị trường tài chính bền vững cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, vai trò định hướng chính sách của Chính phủ là hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết. Việt Nam cần bước đầu hình thành khung pháp lý cho CKH và CKH nợ xấu: pháp lý hóa các loại trái phiếu CKH; quy định các điều kiện cần thiết để CKH và CKH nợ xấu; quy định về thành lập và quy chế hoạt động của SPV; quy định về chuẩn hóa thông tin tài sản được CKH, chuẩn hóa thông tin về trái phiếu CKH, CKH nợ xấu; quy định về tỷ lệ rủi ro tối thiểu giữ lại; quy định về thị trường giao dịch các trái phiếu CKH, CKH nợ xấu; tiếp tục hoàn thiện các quy định về chuyển nhượng tài sản: điều kiện tài sản được chuyển nhượng, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan, thủ tục pháp lý chuyển nhượng v.v… Thứ hai, cần quy định và thống nhất một đầu mối về cơ quan quản lý nhà nước về quyết định và giám sát quá trình CKH, CKH nợ xấu; theo dõi và giám sát thị trường giao dịch trái phiếu CKH, CKH nợ xấu. Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN). Đến nay ở Việt Nam chỉ có 2 công ty XHTN là Công ty FiinRatings và Công ty cổ phần Xếp hạng Sài Gòn Thịnh Phát, đều được thành lập từ năm 2017; trong đó FiinRatings là công ty chính thức cung cấp dịch vụ này đầu tiên trên thị trường tài chính Việt Nam, song số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ này trong 4 năm qua của hai công ty trên là rất ít (8). Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ XHTN; điều này rõ ràng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; nhà đầu tư rất khó có đủ thông tin và kỹ năng cũng như kinh nghiệm để đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu; đặc biệt là trái phiếu CKH, trái phiếu CKH nợ xấu. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến khía cạnh rủi ro đạo đức, bên trả phí dịch vụ này là nhà phát hành trái phiếu nên có thể công ty XHTN vì mục tiêu kinh doanh sẽ xếp hạng tô hồng nhằm tạo thuận lợi cho nhà phát hành, tất nhiên rủi ro trong trường hợp này nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu. Dĩ nhiên các công ty XHTN phải cân nhắc giữa mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và uy tín dài hạn, song cần phải có các quy định pháp lý ràng buộc chặt chẽ vấn đề này. Thứ tư, cần kích thích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nếu những năm trước đây thị trường trái phiếu chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, thì trong 3 năm trở lại đây đã có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Năm 2021, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 623.616 tỷ đồng, tăng 34,9% so với năm 2020; trong đó là 583.370 tỷ đồng phát hành riêng lẻ và 40.246 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Song trong đó nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành chiếm 42,0% tổng giá trị phát hành, tăng 83,8% so với năm 2020 (4). Ngoài ra, các giao dịch thứ cấp về TPDN là khá ít. Hiện nay, các giao dịch TPDN thứ cấp tại Việt Nam được thực hiện qua 3 hình thức chính: niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX); nền tảng giao dịch của các đơn vị phân phối và thỏa thuận trên thị trường OTC. Tổng giá trị giao dịch thứ cấp TPDN năm 2021 chỉ có 2.344 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,376% giá trị phát hành trong cùng năm. 19
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Điều đáng mừng sau nhiều ngày chuẩn bị, ngày 15/10/2021 VAMC đã công bố chính thức đưa Sàn giao dịch nợ vào hoạt động, với nhiệm vụ làm trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua, bán các khoản nợ và TSBĐ của các khoản nợ nhằm hỗ trợ kịp thời cho việc mua, bán, cơ cấu nợ cho các TCTD và khách hàng(6). Nỗ lực này là một trong những biện pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu, song cũng góp phần tạo ra một số tiền đề ban đầu cho CKH và CKH nợ xấu. Hy vọng rằng, Việt Nam nhanh chóng từng bước triển khai, chuẩn bị kỹ những điều kiện cần thiết để sớm phát triển thành công thị trường CKH, CKH nợ xấu; góp phần phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020, 2021) - Thông tư 01/2020, Thông tư 04/2021, Thông tư 14/2021 Về “Quy định về việc các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19” 2. Quốc hội (2017) - Nghị quyết 42/2017 Về “Thí điểm xử lý nợ xấu” 3. Hồ Hữu Tiến, Lê Phương Uyên (2020) - Chứng khoán hóa- Kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi - Hội thảo quốc gia DCFB 2020 4. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021), Báo cáo thị trường trái phiếu năm 2021 5. VAMC(2018)- Nhìn lại 5 năm phát triển của VAMC 6. VAMC (2021)- VAMC chính thức công bố hoạt động Sàn giao dịch nợ 7. https://cafef.vn: Nguyễn Thoan (2021), Toàn cảnh nợ xấu ngân hàng 8. https://kinhtevadubao.vn/fiinratings-se-cong-bo-xep-hang-tin-nhiem-10-nha-phat-hanh-den-cuoi- nam-2021-18908.html 9. https://hl.com/insights/insights-article/?id=5807: Houlihan Lokey (2015). Non-performing loans securitization in China - Mergermarket Newsletter 10. https://ssrn.com/abstract=878997: He, Dong (2004). The Role of Kamco in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea - IMF Working Paper. No. 04/172 11. https://www.derecho.uba.ar/institucional/pacem/japan-mark-fagan.pdf: Mark L.Fagan (2010). Case Study: Facilitating Securitization in Japan - Harvard Kennedy School Case study 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai
9 p | 98 | 19
-
Chứng khoán hóa nợ xấu - Một công cụ xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
3 p | 86 | 11
-
Chứng khoán hóa có phải là chìa khóa trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam?
7 p | 120 | 9
-
Chứng khoán hóa có phải là chìa khóa trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam
7 p | 63 | 7
-
Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay
8 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn