Chương 4: Kiểm toán tiền
lượt xem 388
download
Sau khi nghiên cứu chương này, ta có thể hiểu được: Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền. Kiểm soát nội bộ đối với tiền. Kế toán khoản mục tiền. Nội dung: Vì phương pháp kiểm toán khác nhau đối với từng khoản mục, do đó trước hết ta cần phải hiểu về nội dung và cách thức trình bày của khoản mục tiền trên báo cáo tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 4: Kiểm toán tiền
- Sau khi nghiên cứu chương này, ta có thể hiểu được: Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền. Kiểm soát nội bộ đối với tiền Kế toán khoản mục tiền 10/03/10 1
- 4.1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền 10/03/10 2
- 1. Nội dung: Vì phương pháp kiểm toán khác nhau đối với từng khoản mục, do đó trước hết ta cần phải hiểu về nội dung và cách thức trình bày của khoản mục tiền trên báo cáo tài chính. 10/03/10 3
- Trên bảng cân đối kế toán: Tiền được trình bày ở phần tài sản (Phần A: Tài sản ngắn hạn, khoản I: Tiền và tương đương tiền, mục I: Tiền). Tiền được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được công bố trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm: 10/03/10 4
- Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Tiền đang chuyển 10/03/10 5
- Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết. 10/03/10 6
- Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên Bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. 10/03/10 7
- Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước,…hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản Tiền gửi ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho 10/03/10 bạc. 8
- 2. Đặc điểm: Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể bị cố tình làm sai lệch. 10/03/10 9
- Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài khoản khác, vì thế những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ 10/03/10 hữu hiệu. 10
- Tiền còn là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận biển thủ thường cao hơn các tài khoản. Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. 10/03/10 11
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá rằng hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cũng như khả năng xảy ra gian lận là 10/03/10 12
- 4.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền 10/03/10 13
- 1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ: Muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ trong khoảng thời gian sớm nhất. - Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và ghi chép đúng đắn. - Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý để đảm bảo chi trả các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. 10/03/10 14
- 2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ: Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm. Tập trung đầu mối thu. Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu. Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng. Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yều cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền. Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt. Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế. 10/03/10 15
- 3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền được thiết kế thay đổi tùy theo loại hình đơn vị và tùy theo các nguồn thu, vì thường có nhiều nguồn thu khác nhau, như thu trực tiếp bán hàng, thu từ nợ của khách hàng, và nhiều khoản thu khác. 10/03/10 16
- 4. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường được sử dụng đối với chi quỹ như sau: Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi. Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng. 10/03/10 17
- 4.3. Kiểm toán khoản mục tiền 10/03/10 18
- 1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ: 1.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm toán viên thường soạn bảng tường thuật, còn doanh nghiệp lớn họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành. Để thiết lập, kiểm toán viên thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ. 10/03/10 19
- Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 1. Doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán không? 2. Các phiếu thu, chi có đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng không? 3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, chi trước hki thu hay chi tiền hay không? 4. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không? 10/03/10 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
26 p | 1719 | 521
-
Bài giảng kiểm toán - Chương 3
7 p | 480 | 173
-
Giáo trình Kiểm toán tài chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
57 p | 245 | 73
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán
46 p | 611 | 49
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 150 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - ThS. Trần Thị Phương Thảo
39 p | 114 | 18
-
Bài giảng Quản lý rủi ro tín dụng: Chương 4 - Hiệp hội ngân hàng ASEAN
30 p | 133 | 16
-
Tập bài giảng Kiểm toán tài chính
213 p | 64 | 13
-
Bài giảng Kiểm toán đại cương: Chương 4 - Trần Phan Khánh Trang
62 p | 114 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Chương 4 - PGS.TS. Vũ Hữu Đức
56 p | 87 | 10
-
Chương 4.2 Thực hiệm kiểm toán
2 p | 71 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Chương 4 - ĐH Kinh tế TP.HCM
29 p | 57 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán (Đại học Kinh tế TP. HCM)
79 p | 49 | 5
-
Tăng cường kiểm toán hoạt động đầu tư phát triển với các chương trình chính sách hiện hành ở Việt Nam
13 p | 37 | 3
-
Tích hợp số hoá trong kiểm toán vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học tại Việt Nam
3 p | 7 | 3
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Chứng từ kế toán và kiểm kê
55 p | 10 | 3
-
Giáo trình Kiểm toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
98 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn