YOMEDIA
ADSENSE
Chương I: Tổng quan về ngành sản xuất bia
343
lượt xem 145
download
lượt xem 145
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Được con người biết đến lần đầu tiên từ rất xa xưa ở Ai Cập và được sử dụng cho đến bây giờ, có thể nói bia là loại nước giải khát rất được ưa chuộng và được dùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, một loại nước giải khát đặc biệt không giống như các loại nước giải khát thông thường bởi nó tạo ra mùi vị rất đặc trưng và một sự kích thích cho người dùng....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương I: Tổng quan về ngành sản xuất bia
- Chương I: Tổng quan về ngành sản xuất bia sơ lược về ngành sản xuất bia: I. Được con người biết đến lần đầu tiên từ rất xa xưa ở Ai Cập và được sử dụng - cho đến bây giờ, có thể nói bia là loại nước giải khát rất được ưa chuộng và được dùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, một loại nước giải khát đặc biệt không giống như các loại nước giải khát thông thường bởi nó tạo ra mùi vị rất đặc trưng và một sự kích thích cho người dùng. Với nguyên liệu chính là gạo, malt và men. Quá trình sản xuất bia là một quá - trình phức tạp đòi hỏi phải theo một trình tự nhất định và làm đúng kỹ thuật mới tạo ra được sản phẩm chính, đó là một loại dung dịch mà ta gọi là bia. Quá trình sản xuất bia đòi hỏi cần phải cung cấp một lượng nước đáng kể và các nguyên liệu cần thiết khác cho các công đoạn trong quá trình làm bia, do đó đầu ra của quá trình sản xuất này sẽ tạo ra một lượng lớn dòng nước thải và các chất th ải khác như: bã hèm, cặn, men bia…Vì vậy, ngành sản xuất bia là một trong những ngành có lượng nước thải ra môi trường lớn, do đó đòi hỏi cần phải đ ầu tư chi phí để có một quy trình xử lý nước sao cho đạt tiêu chuẩn tr ước khi thải ra môi trường. Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy Bia - Sài Gòn và nhà máy Bia Hà Nội. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và mở rộng các nhà máy bia có từ trước và xây dựng các nhà máy bia mới thuộc Trung ương và địa phương, các nhà máy liên doanh với các hãng bia nước ngoài. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 320 nhà máy bia và các cơ sở sản - xuất bia với tổng năng lực sản xuất đạt trên 800 triệu lít/năm. Trong s ố đ ó , bia địa phương sản xuất ở 311 cơ sở (chiếm97,18% số cơ sở) nhưng sản lượng chỉ chiếm 37,41% sản lượng bia cả nước (đạt 231triệu lít) vàđạt 60,73% công suất thiết kế.Công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và có hiệu quả kinh tế, vì vậy trong mấy năm qua sản xuất bia đã có những bước phát triển khá nhanh. Do mức sống tăng, mức tiêu dùng bia ngày càng cao. Năm 2000 có khoảng 81 triệu người và đến năm 2005 có thể là 89 triệu người dùng bia. Do vậy mức tiêu thụ bình quân theo đầu người vào năm 2005 dự kiến - đạt 17 lít/người/năm (sản lượng bia đạt khoảng 1.500 triệu lít, tăng gấp 2 lần so với năm 2000). Bình quân lượng bia tăng 20% mỗi năm.Công nghiệp sản xuất bia tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường.Hiện nay tiêu chuẩn nước thải tạo thành trong quá trình sản xuất bia là 8-14 l nước thải/lít bia, phụ thuộc vào công nghệ và các loại bia sản xuất. Các loại nước thải này chứa hàm lượng lớn các chất lơ lửng, COD và BOD dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các loại nước thải này cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 1 GVHD: Dương Phạm Hùng
- quy trình công nghệ sản xuất bia: II. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia và các dòng thải của nó 1. Một vài hình ảnh của bia: SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 2 GVHD: Dương Phạm Hùng
- quy trình công nghệ: 2. Malt đại mạch là nguyên liệu chính để sản xuất các loại bia “malt là - linh hồn của bia” điều đó trở thành phương ngôn của người làm bia. Chỉ có malt tốt mới làm dịch đường có chất lượng cao và một sản phẩm bia với tất cả các đặc tính hấp dẩn, đạt các chỉ tiêu về hoá lý, cảm quan củng như đảm bảo tính ổn định về mặt sinh học. Một số loại malt dùng trong sản xuất bia đen: Sự khác biệt giữa bia đen và bia vàng ngoài thành phần về malt, houblon - và một số chất khác thì sự khác biệt đặc trưng chủ yếu đó là loại malt. Trong công nghệ sản xuất bia đen ngoài malt đen người ta còn sử dụng một số loại malt sau: Malt caramen: Trong CNSX bia malt caramen được dùng như một chất phụ gia nhằm tạo cho bia có vị đặc trưng ngoài ra còn tác dụng làm tăng cường độ màu cho sản phẩm. Liều lượng dùng của malt caramel 2-5% bia vàng và 5-10% bia đen.Malt caramel có vị ngọt và màu rất đặc trưng có - hàm ẩm 5-8%, hàm lượng chất chiết hoà tan 60-70% được sản xuất theo 2 phương pháp :từ malt tươi hoặc malt khô. Malt café: được sản xuất chủ yếu từ malt khô.Có màu sẫm và có mùi - giống mùi café. Liều lượng sử dụng là 2-5% với hàm ẩm từ 12-14% đ ược dùng nhụôm màu cho bia đen. Malt melanoid: còn có tên khác là melan là loại malt đen mùi thơm rất - mạnh và chừa nhiều melanoid. Được sản từ loại địa mạch có hàm protein cao. Malt melan được dùng trong công nghệ sản xuất bia đen chúng cho sản phẩm mang mùi vị đậm đà, đặc trưng. Liều lựng sử dụng 10-12% Đánh giá chất lượng của malt: Chỉ số cảm quan: - • Màu sắc: Màu vàng sáng (malt vàng), màu sẩm ( malt đen) • Vỏ: Ánh bóng • Hình dáng, kích thước: tương ứng với hình dáng của đại mạch nguyên thuỷ Vị và hương: Đặc trưng cho từng loại malt SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 3 GVHD: Dương Phạm Hùng
- • Độ sạch: 0.5% hạt gãy, 1% tạp chất Chỉ số cơ học: - • Khối lượng hectolic 45-60 kg và chia thành 4 cấp • Rất nhẹ: 48-50 kg • Nhẹ: 50-53 kg • Trung bình: 53-56 kg • Nặng: trên 57 kg • Khối lượng tuyệt đối là khối lượng của 1000 hạt không lựa chọn. Chỉ số này giao động trong khoảng: 29-38 kg Độ trắng trong: - • 0 -2.5%: rất tốt • 2.5 -5% : tốt • 5 -7 %: chấp nhận được • 7.5-10.9% : chất lượng kém 11% chất lượng rất kém Độ trắng đục: - • 94% malt vàng • 96% malt đen • Hạt gãy: =98% • Dạng bán thuỷ tinh
- Quy trình trên chia thành các quá trình sau : Nguyên liệu dùng để sản xuất bia bao gồm: gạo, malt, H20, men, hoa - Hupblon. Trong đó malt và hoa Hupblon là hai nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia, nó có chất lượng cao của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam -Thế giới. Gạo: chỉ là nguyên liệu phụ (chiếm 30%), nguyên liệu dùng để thay thế - nhằm giảm giá thành sản phẩm. Gạo được mua từ gạo ăn bình thường, đem nghiền nát sau đó say mịn ở dạng tấm và được đưa vào nồi gạo. Ở nồi gạo, gạo dạng tấm được hoà tan bằng nước ở 77oC và hỗn hợp đó được hồ hoá ở 100oC. Trong quá trình hồ hoá có bổ sung thêm một số hoá chất như: CaCl 2, CaSO4 nhằm mục đích cung cấp Ca2+ để phục vụ cho quá trình đường hoá sau này và có bổ sung thêm 1 loại enzym chống cháy có tên thương mại là Termamyl để pha loãng dung dịch, chống trường cháy nồi và enzym này phải là enzym chịu nhiệt cao. Malt: là một hạt ngũ cốc gọi là lúa mạch (chiếm 70%). Nó được nhập - từ các nước Anh, Úc, Đan Mạch. Chất lượng malt được đảm bảo theo tiêu chuẩn tập đoàn Casberg. Malt được các nước gởi mẫu cho phòng thí nghiệm Casberg và chất lượng của malt được kiểm tra tại đó. Sau khi kiểm tra xong mẫu malt được gởi về cho Công ty bia Huda và nó được đưa vào các silo bể SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 5 GVHD: Dương Phạm Hùng
- chứa. malt dạng hạt sau khi say được hoà tan bằng nước ở 37 oC và cho vào nồi malt. Đối với việc hoà tan malt khác với hoà tan gạo vì malt dể bị hiện tượng đóng cục hơn do đó malt được khuấy trộn dưới dạng phun nước trước khi cho vào nồi phun. Malt còn được dùng để tạo màu cho bia, với malt bình thường không đủ độ màu vì thế người ta thêm malt “ đen” để tăng độ màu, bia Huda có độ màu từ 4 - 6 EBC. Men: là chất xúc tác có nguồn gốc prôtêin, đó là những phân tử có cấu - tạo từ axit amin và có cấu trúc không gian xác định của mạch polypeptit. Tác dụng xúc tác là nhờ các quá trình lên men. Đó là những quá trình trong đó xảy ra sự thay đổi thành phần hoá học của chất gây ra do kết quả hoạt động của các vi sinh vật nào đó (ví dụ men rượu, nấm hoặc vi khuẩn).Trong những trường hợp này, những chất men do vi sinh vật tạo ra là những y ếu t ố hoạt động xúc tác. Chất men vẫn giữ được tính hoạt động và khả năng tác dụng của nó khi lấy nó ra khỏi vi sinh vật. Mỗi loại men có một hương vị riêng. Hoa Hupblon: dùng để tạo vị đắng cho bia. Cây Hupblon là một loại - dây leo, thích hợp khí hậu ôn đới, được trồng nhiều ở Anh, Mỹ. Có 2 loại Hupblon là: Hupblon bittermiss và Hupblon Aroma. Cả 2 loại này đều phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 10oC để giảm độ mất mát của - axit. Trên cây Hupblon người ta thường dùng hoa của cây để tạo vị đắng cho bia vì hoa c ủa vị đắng nhiều hơn. cây Hupblon có H2O: nguồn nước sử dụng của bia Huế được lấy từ Nhà máy nước Vạn Niên (thượng nguồn sông Hương) rất đảm bảo các chỉ số kỹ thuật phù hợp cho việc sản xuất bia. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty luôn thoả mãn với các - tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia khác nhau trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu âu ... và được các nhà nhập khẩu hàng đầu luôn hài lòng về chất lượng ổn định. * Quá trình đường hoá và lọc: Ở nồi malt tiến hành quá trình đường hoá ở 66 oC trong 1 giờ. Sau đó nâng lên 76oC và chuyển qua nồi lọc để tách tất cả các bã malt. Ở nồi lọc người ta thu dung dịch đầu, sau đó dùng nước rửa ở 76oC để rửa hoàn toàn dung dịch đường còn lại. Sau đó bã hèm được xã ra ngoài và bán cho ngành chăn nuôi. Để thử quá trình đường hoá hoàn toàn hay không người ta dùng iốt để thử. Nếu đạt thì nâng hỗn hợp lên 76oC trực tiếp bằng hơi, lúc này thì enzym - amylase bắt đầu hoạt động. * Quá trình Hupblon hoá: Được tiến hành tại nồi Hupblon. Ở đây lại xãy ra quá trình đường hoá trong 1 giờ. Ở hoa Hupblon quan trọng là - axit đắng. * Quá trình lắng trong và làm lạnh: SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 6 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Quá trình này được thực hiện bằng một thiết bị lắng trong gọi là Whirlpool. Dịch được đưa qua thiết bị lắng trong ở 100oC, tất cả các cặn bã trong quá trình Hupblon được tách ra ở thiết bị này. Dịch trong thu được đi qua thiết bị làm lạnh, dung dịch sau khi đi ra khỏi thiết bị làm lạnh có nhiệt độ làm lạnh là 16oC và tiến hành thu dịch ở 16oC. .*Quy trình công nghệ ở phân xưởng lên men: *Quy trình này gồm có các quá trình sau: Quá trình lên men: quá trình lên men là quá trình trao đổi chất qua màng - tế bào. Ở phân xưởng lên men xảy ra nhiều quá trình, tất cả các quá trình đều nằm ở thùng lên men. Dịch lạnh ở 16oC ở phân xưởng nấu theo đường ống dẫn qua các thùng lên men, ở phân xưởng lên men có gần 50 thùng lên men, mỗi thùng lên men có một đồng hồ nhiệt độ riêng. Trong 4 - 8 giờ đầu tiên xảy ra quá trình men sử dụng chất dinh dưỡng trong đường, O2 (để tăng nồng độ oxy hoá) để tạo sinh khối cho men bia phát triển. Quá trình lên men dừng lại khi lượng O2 giảm đến 0. Dịch đường (đường maltol) lên men được giữ ở nhiệt độ 16oC vì Ở nhiệt độ này thích hợp cho nấm men phát triển. - Dễ chuyển đổi đường thành rượu, CO2 và một số sản phẩm phụ như - các este tạo mùi (ví dụ: este amin). Nếu lên men ở nhiệt độ quá cao sẽ xảy ra hiện tượng hỏng men, sẽ - đục làm bia. Căn cứ vào nhiệt độ để quy định số ngày lên men .Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng lớn. - Khi lượng đường lên men còn lại đạt giá trị không đổi (thường t ừ 7- 8 - ngày) thì ta bắt đầu hạ nhiệt độ (từ 16oC xuống -1,5oC). Trong 4 ngày đầu lên men người ta tiến hành thu hồi men, lúc này men - đạt cực đại, nó kết thành từng mãng lớn rồi lắng xuống đáy. Trung bình 1 mẻ men có thể sử dụng khoảng 10 lần để lên men bia. Lúc nào độ lên men RDF thấp thì tiến hành thải men. SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 7 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Sơ đồ quá trình lên men bia: Quá trình lọc: mục đích của quá trình lọc bia là để loại các tế bào nấm men, các tạp chất... Bia sau khi lên men được gọi là bia non. Bia non tiếp tục đi qua máy lọc - khung bản với chất trợ lọc là đất lọc và giấy lọc. Dung dich sau khi lọc được thu hồi gọi là bia trong. Để đo độ trong của bia người ta dựa vào máy đo đ ộ đục. Sơ đồ khung bản: Sau khi lọc khoảng 2 tuần người ta tiến hành vệ sinh 1 lần để loại bỏ các cặn bả của bia non ra ngoài. Bia non sau khi qua thiết bị lọc thu được bia trong thành phẩm có nồng độ alcol 4,5% và tiếp tục đi qua phân xưởng chiết Quy trình công nghệ ở phân xưởng chiết Chai thu hồi được đưa qua máy rửa bằng các băng tải. Quá trình rửa chai trong hệ thống máy rửa như sau: chai được đưa vào bể ngâm khoảng chừng 5 phút để bóc tất cả các dãn hiệu. Sau đó đi vào bể sút khoảng 20 phút để làm sạch chai, tiếp tục qua máy nước nóng để làm sạch sút, rồi qua nước ẩm, cuối cùng là qua nước lạnh và qua hệ thống sấy khô. Chai sau khi ra khỏi máy rửa tiếp tục đi qua các băng tải khác, các băng tải này sẽ đưa chai rửa sạch qua hệ thống đèn soi để thu hồi những chai còn bẫn và chai vỡ và tiếp tục đi qua máy chiết. Bia trong SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 8 GVHD: Dương Phạm Hùng
- được chiết vào chai bằng một thiết bị xoay tròn (mỗi vòng như vậy chiết được 42 chai) và tiếp tục được đưa qua hệ thống đóng nắp chai. Trước khi đi qua hệ thống đóng nắp, chai bia đã được sục CO2 (hoá lỏng) vào để tạo ga và đồng thời qua hệ thống bơm nước nóng để đuổi hết O 2 không khí ra ngoài nhằm diệt con men bia. Chai bia sau khi đã được đóng nắp tiếp tục đi qua hệ thống thanh trùng. Hệ thống thanh trùng gồm có nhiều ngăn, 2 ngăn lạnh rồi đến 2 ngăn nóng, ti ếp theo là 2 ngăn lạnh, mỗi ngăn như vậy có một nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thấp nhất là 20oC, nhiệt độ cao nhất là 67oC. Sở dĩ nhiệt độ lên xuống như vậy là để giảm độ thích nghi của con men bia và nhiệt độ được giữ không quá 67 oC vì nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ này thì sẽ tạo 1 áp suất lớn trong chai sẽ làm vỡ chai. Bia sau khi được thanh trùng tiếp tục đi qua bộ phận dán nhãn và đưa vào két, các két đóng xong được đưa vào kho. Bia ra lò có nhiệt độ khoảng 36 oC. Ở phân xưởng chiết trong 1 ca quá trình diễn ra liên tục và hầu như là cơ khí hoàn toàn. 3. Thành phần có trong nguồn thải có thể tái sử dụng. - Bã hèm: là phần còn lại của nguyên liệu sau khi chiết xuất và tách hết dịch nha khỏi bã hèm. Bã hèm vẫn còn chứa một lượng đường và nước. Lượng bã hèm thường khoảng 140 kg/1000 lít dịch đường và có hàm lượng nước khoảng 80%. Trong nước bã hèm vẫn còn một lượng chất hòa tan còn sót lại (thường khoảng 1-5%). Trong nhà nấu được thiết kế và vận hành tốt, hiệu số giữa hiệu suất trong sản xuất và hiệu suất trong phòng thí nghiệm của nguyên liệu nhỏ hơn 1%. Thường hiệu số này lớn hơn và có nghĩa là hao phí mất mát trong quá trình nấu theo bã hèm lớn hơn do hiệu suất trích ly nguyên liệu trong quá trình nấu, đường hóa, quá trình lọc dịch đường và rửa bã chưa đạt hiệu suất cao. - Nước rửa bã: trong khi lọc, dịch đường được thu về nồi nấu hoa, người ta dùng nước nóng để rửa bã hèm, tận thu cơ chất còn trong bã. Lượng nước rửa bã được xác định bằng lượng dịch cần thiết trong nồi nấu hoa; nồng độ dịch đường trong quá trình rửa bã cũng giảm dần. Tuy nhiên sau khi rửa bã, trong bã vẫn còn một lượng lớn dịch đường loãng nằm trong bã. Dịch đường loãng chiếm 2-6% tổng lượng dịch chứa nồng độ chất hòa tan 1-1,5%. Nếu tận thu nước rửa bã cho các mẻ nấu sau sẽ góp phần làm tăng hiệu suất của quá trình nấu. Nếu dịch đường loãng đi vào hệ thống nước thải sẽ làm tải lượng BOD của nước thải tăng lên. - Cặn nóng: dịch đường sau khi chuyển sang thiết bị lắng xoáy, dịch trong đ ược chuyển qua thiết bị lạnh nhanh vào hệ thống lên men, cặn còn lại trong đáy thiết bị gọi là cặn nóng. Cặn nóng còn chứa dịch nha, bã hoa, các chất keo t ụ từ protein. Đối với thiết bị lắng xoáy hiệu quả cao thì lượng cặn nóng chỉ chiếm 0,2-0,4% tổng lượng dịch, có hàm lượng cơ chất 15-20%. Trong cặn nóng có chứa dịch đường, tỷ lệ hao phí dịch đường phụ thuộc vào hiệu quả của việc lọc và lắng xoáy dịch đường. Cặn nóng có thể được xử lý bằng nhiều cách, hoặc đem trộn với bã, hoặc thải vào hệ thống nước thải. Nếu cặn nóng đi vào hệ thống nước thải sẽ làm tăng tải lượng BOD của nước thải lên 110.000 mg/kg cặn nóng. SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 9 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Nấm men: nấm men sinh khối trong quá trình lên men được sử dụng lại một - phần vào quá trình lên men. Lượng nấm men thừa khoảng 20-40 kg/1000 lít bia. Trong nấm men còn chứa bia; có tải lượng BOD khoảng 120.000-140.000 mg/l. - Hao phí bia: bia thường bị mất mát trong những công đoạn sau của sản xuất: • Quá trình làm trống tank: Sau khi các tank được bơm hết, thường trong tank còn một lượng bia nhất định. Người sản xuất thường dùng nước đẩy vào tank để làm trống tank. Lượng bia mất mát phụ thuộc vào hiệu quả và phương pháp của quá trình làm trống tank. • Quá trình lọc bia: Khi bắt đầu làm màng lọc, một lượng lớn nước lẫn với bia được xả bỏ cũng như khi kết thúc lọc người ta dùng nước đế đẩy bia ra khỏi máy. Tất cả dịch bia loãng này nếu không được tận thu sẽ là tổn thất lớn trong quá trình sản xuất và gây ra ô nhiễm cho nguồn nước thải. • Các đường ống: Trong các đường ống có bia hay được dùng nước để đẩy, gây ra lãng phí bia. • Bia thất thoát trong quá trình chiết chai: Do lỗi của máy chiết, do chai vỡ, bia bị phun ra ngoài. Tỷ lệ hao phí này phụ thuộc vào độ chính xác của máy chiết, máy thanh trùng và thao tác vận hành của công nhân. • Bia quay về: Trong quá trình tiêu thụ nếu có vấn đề, trong quá trình kiểm tra chất lượng nếu các chỉ tiêu không đảm bảo bia sẽ được quay trở về nhà máy. Lượng bia bị tổn thất trong quá trình sản xuất chiếm khoảng 1-5%, trong một số trường hợp còn cao hơn. Nếu bia không được tận thu trong nhà máy, chúng bị xả vào dòng nước thải, gây ra ô nhiễm nặng và chi phí cho xử lý nước thải lớn SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 10 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Chương II: cơ sở lý thuyết nước thải ngành sản xuất bia các nguồn nước thải. I. Nước làm lạnh, nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không bị ô nhiễm có khả năng tuầnhoàn sử dụng lại. Nước thải từ bộ phận nấu: đường hóa chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà…có chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ,… Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh từ các thiết bị lên men, thùng chứa, đường ống, sàn nhà, xưởng,…có chứa bã nem và chất hữu cơ. Nước thải rửa chai đây cũng là một dòng thải có ô nhiễm lớn trong công nghệ sản xuất bia. Về nguyên lý chai để đóng bia được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng nóng(1-3%naoh)tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai v2 cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá trình rửa chai có độ ph cao và làm cho dòng thải chung có giá trị PH kiềm tính. Đơn Thôn Nhà Nhà máy 3 g số vị Nhà máy máy 2 1 PH 5,7-11,7 - - - - BOD5 mg/l 185- 122 775 162 2400 0 2 COD mg/l 310- 190 122 294 3500 9 0 4 Nitơ mg/l 48-348 79,9 19, - tổng 2 Photph mg/l 1,4-9,09 4,3 7,6 - o tổng Chất mg/l 158- 634 - - không 1530 tan SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 11 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Tải m3/1 - 3,2 - - lượng 000 nước lít thải bia Tải Kg - 3,5 - - trọng ô BO nhiễm D5/1 000 lít bia Bảng 1.1: thông số nước thải của 3 nhà máy Trong nước thải rửa bia có hàm lượng đồng và kẽm là do sử dụng loại - nhãn dán chai có in ấn bằng các loại thuốc in ấn bằng các loại thuốc in chứa kim loại. trong nước thải có tồn tại aox là do quá trình khử trùng có dung chất khử là hợp chất của CLo. Trong sản xuất bia, công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy - khác, sự khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men chìm hay nổi. nhưng sự khác nhau cơ bản là vấn đề sử dụng nước cho rửa chai, lon, máy lọc thiết bị, sàn nhà,…điều đó dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy bia rất khác nhau. Ở các nhà máy bia có biện pháp tuần hoàn nước và công nghệ rửa tiết kiệm nước thì lượng nước thấp.nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng lớn, nước thải sản xuất bia gây mùi hôi thối, lắng cặn, giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước nguồn khi tiếp nhận chúng. Mặt khác các muối nitơ, phốtpho... trong nước thải bia dễ gây hiện tượng phú dưỡng cho các thuỷ vực.Nước thải nhà máy bia cần được xử lý sinh học, đảm bảo yêu cầu xả ra nguồn nước mặt theo quyđịnh của TCVN 5945-1995. II. Sơ đồ công nghệ và nhiệm vụ của các công trình đơn vị: 1. Phân tích, lựa chọn công nghệ Nước thải bia có BOD5 = 2400 mg/l COD = 3500 mg/l SS = 1530 mg/l - Ta thấy BOD5/COD = 0,686 nằm trong khoảng 0,5 – 0,75 chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ trong dòng thải khá cao nên để xử lý đạt hiệu quả cao tốt hơn hết ta dùng biện pháp xử lý sinh học, vì nước thải trong sản xuất bia chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học: protein, axit hữu cơ,... - Do nồng độ chất hữu cơ trong nước thải khá lớn nồng độ COD là 3500 mg.l, nên công nghệ xử lý sinh học kết hợp hai quá trình kị khí và hiếu khí. - Xử lý sinh học kị khí gồm có quá trình sinh học xử lý nhân tạo và quá trình xử lý tự nhiên • Quá trình xử lý sinh học tự nhiên sử dụng các loại hồ yếm khí, công nghệ được áp dụng phổ biến tại Malayxia. Ưu điểm của hệ thống này là chi SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 12 GVHD: Dương Phạm Hùng
- phí không cao, không đòi hỏi bảo trì thường xuyên. Tuy nhiên lại có nhược điểm yêu cầu diện tích lớn, gây mùi rất khó chịu cho khu vực xung quanh, không thu được khí. Do vậy công nghệ xử lý nước thải theo dạng hồ tự nhiên là không khả thi. • Quá trình xử lý sinh học nhân tọa có rất nhiều dạng công trình khác nhau như: bể kị khí xáo trộn hoàn toàn, bể tiếp xúc kị khí, bể UASB, lọc sinh học kị khí, bể biogas….. • Đối với công trình kị khí xáo trộn hoàn toàn có các ưu điểm vận hành không phức tạp, chịu được nước thải có nồng độ SS cao, nhưng lại có nhước điểm tải trọng thấp. Do đó dạng công trình này không khả thi. • Công trình xử lý dạng tiếp xúc kị khí thích hợp đối với nước thải có nồng độ SS cao, khả năng chịutair của bể xử lý nhỏ, vận hành đòi hỏi kỹ thuật cao, nên công nghẹ này không khả thi để áp dụng cho nhà máy. • Công nghệ xử lý dạng lọc sinh học kị khí chỉ thịch hợp với nước thải có nồng độ COD tương đối nhỏ. Không phù hợp với nươc thải ngành sản xuất bia vì trong nước thải bia có hàm lượng COD rất cao. • Công nghệ xử lý kị khí bể UASB là phù hợp so với yêu cầu của nhà máy, nhờ vào các ưu điểm của công trình như vận hành đơn giản, chịu được tải trọng cao, lượng bùn sinh ra rất ít, có thể điều chỉnh tải trọng theo thời kì sản xuất của nhà máy. Ngoài ra bùn có khả năng tách nước tốt, nhu cầu cung cấp chất dinh dương thấp, năng lượng tiêu thụ ít, thiết bị đơn giản công trình ít tốn diện tích và không pháp mùi hôi. Nước thải sau khí qua bể UASB có nồng độ COD khoảng 400 – 800 mg/l chưa - đạt tiêu chuẩn xả thải do đó cần phải tiếp tục xử lý sinh học hiếu khí. Trong công nghệ xử lý hiếu khí, cũng có rất nhiều đơn vị công trình xử lý sinh học hiếu khí khác nhau như: các dạng hồ xử lý tự nhiên, hồ làm thoáng cơ học, mương oxy hóa, bể Aerotank, bể lọc sinh học, bể tiếp xúc….. Có rất nhiều công trình đơn vị xử lý khác nhau mà cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế (lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm, vị trí nơi xử lý, đặc điểm nguồn tiếp nhận) và chọn tỷ lệ F/M cho hệ thống là rất quan trọng. Do đó tôi chọn bể Aerotank là thích hợp. Do SS = 1530 mg/l cao nên phải cần dùng thêm bể lắng đợt I hoặc bể tuyển nổi - để giảm bớt hàm lượng SS khi đi vào bể UASB và bể Aeroten. Sơ đồ công nghệ: 2. sơ đồ công nghệ 1: SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 13 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Tuần hoàn bùn Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Nước thải từ công đoạn sản xuất và vệ sinh thiết bị được tập trung vào - bể chứa, sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn như bao nilon ống hút,…từ đây, nước thải được đưa vào bể điều hòa,tại đây nước thải được điều chỉnh ph và sục khí để chuẩn bị tốt cho các công trình sinh học phía sau.sau đó nước thải được bơm vào bể UASB. Nước thải tiếp tục qua bể tuyển nổi để khử ss xuống. sau đó được bơm qua bể UASB. Ở đây diễn ra các quá trình chuyển hóa các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học với sự tham gia của các vi khuẩn lên men kỵ khí . sản phẩm hình thành bao gồm một số hợp chất dễ phân hủy sinh học, CH4, CO2, H2S, NH3,…. nước sau xử lý kỵ khí được chảy vào bể bùn hoạt tính hiếu khí , nước sau xử SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 14 GVHD: Dương Phạm Hùng
- lý hiếu khí được đưa qua bể lắng nhằm tách bùn hoạt tính . phần bùn lắng được tuần hoàn trở lại bể hiếu khí nhằm cân bằng lượng vi sinh trong bể . phần bùn dư từ bể UASB , aerotank và 2bể lắng được đưa vào bể nén bùn. Sơ đồ công nghệ 2: SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 15 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Tuần hoàn bùn Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Nước thải từ công đoạn sản xuất và vệ sinh thiết bị được tập trung vào - bể chứa, sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn như bao nilon ống hút,…sau đó nước thải được đua qua bể lắng cát dùng để lắng cát. từ đây, nước thải được đưa vào bể điều hòa,tại đây nước thải được điều chỉnh ph và sục khí để chuẩn bị tốt cho các công trình sinh học phía sau. sau đó nước thải được bơm vào bể UASB. Ở đây diễn ra các quá trình chuyển hóa các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học với sự tham gia của các vi khuẩn lên men kỵ khí . sản phẩm hình thành bao gồm một số hợp chất dễ phân hủy sinh học, CH4, CO2, H2S, NH3,…. nước sau xử lý kỵ khí được chảy vào bể bùn hoạt tính hiếu khí , nước sau xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng nhằm tách bùn hoạt tính . phần bùn lắng được tuần hoàn trở lại bể hiếu khí nhằm cân bằng lượng vi sinh trong bể . phần bùn dư từ bể UASB , aerotank và 2bể lắng được đưa vào bể nén bùn. 3. Phân tích phương án đã đề xuất: Phương án 1: Độ tin cậy của hệ thống: có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn, đột ngột của lưu lượng và chất hữu cơ. - Giá thành:. Vốn đầu tư: trong hệ thống xử lý vốn đầu tư của cả hệ thống tương đối thấp. - Chi phí vận hành và bảo quản: bể bùn hoạt tính là loại bể có giá vận hành cao nhất trong các loại bể xử lý sinh học, hệ thống dễ bảo quản và dễ khắc phục khi có sự cố - Xử lý cặn và mùi hôi: bùn cặn sinh ra được xử lý triệt để, sinh ra mùi hôi trong quá trình xử lý( bể UASB và sân phơi bùn). - Độ phức tạp của hệ thống: hệ thống hoat động đơn giản, dễ vận hành, không đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp với lao động địa phương. SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 16 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Phương án 2: Cũng cũng như phương án 1 chỉ có khác là không thiết kế bể lắng cát mà thay vào đó là dùng hố gas để thu gom cát trên đường dẫn của nướcthải ,cứ 40mthì đặt 1 hố thu gom. - Độ tin cậy của hệ thống: có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn, đột ngột của lưu lượng và chất hữu cơ. - Giá thành: Diện tích đất sử dụng: cần diện tích đất ít vì hệ thống không dùng tuyển nổi chỉ cần lắng cát, không tốn kém hóa chất - Vốn đầu tư: trong hệ thống xử lý vốn đầu tư của cả hệ thống tương đối thấp. tuy phương án 2 kha thi nhất nhưng theo tôi nên chọn theo phương án 1 vì ta dùng thêm tuyển nổi sẻ giúp giảm tải cho uasb, ta xử lý ss tr ước vào uasb ta sử lý cod sẽ đạt hiệu quả hơn tuy là hơi tốn kém. Nhiệm vụ các công trình đơn vị: 4. Song chắn rác: đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữa lại các tạp chất thô - như rác, bao nilon, ống hút,…và các vật thải khác được giửa lại đ ể bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mương dẫn… Bể thu gom: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải khi đi vào các công trình - xử lý tiếp theo. Thường được làm bằng bê tông xây bằng gạch . trong quy trình này bể thu gom con có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải Lưới lọc: để giữa lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ. Các vật thải - được lấy ra khỏi bề mặt bằng hệ thống cào. tuyển nổi: Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc - lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải. Không khí được thổi vào bể tạo bọt khí, bọt khí và hạt nổi lên trên mặt nước thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt. Một số loại hóa chất như phèn nhôm, muối ferric, silicat hoạt tính có thể được thêm vào nước thải để kết dính các hạt lại làm cho nó dể kết với các bọt khí để nổi lên bề mặt hơn. Bể UASB: tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ , vô cơ có - trong nước thải khi không có oxy. Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng điều ở đó. Sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây. Bể AEROTANK: sau khi nước thải được xử lý tại bể UASB thì nồng - độ các chất hữu cơ giảm xuống, sẽ được xử lý tiếp ở bể AEROTANK. Khi ở trong bể các chất lơ lững đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú sinh sản và phát triển dần lên thành các bong cặn gọi là bùn hoạt tính. Bể aerotank được cung cấp khí lien tục vào bể để trộn điều giữa cho bùn ở trạng thái lơ lững trong nước thải và cấp đủ lượng oxi cần thiết cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong bể để đáp ứng mức độ xử lí theo yêu cầu. Bể khử trùng: nhằm tiêu diệt các loài sinh vật gây bệnh chưa được - hoặc không thể tiêu diệt trong quá trình xử lí nước thải Trong nước thải của SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 17 GVHD: Dương Phạm Hùng
- bia thì các loại nấm vi sinh vật rất nhiều. Người ta có thể dùng các phương pháp khác nhau như:clo hoa1ozon hóa, tia cực tím,…. Phẩn bùn đặc sau khi phân hủy định kì được bơm sang bể nén bùn. Bùn - dư từ bể UASB, AEROTANK và bùn dư từ bể lắng đợt 2 của quá trình trên sau khi nén được bơm sang máy ép bùn thành bánh bùn. Bánh bùn có thể đem làm phân bón chôn lấp hợp vệ sinh. Các biện pháp giảm thiểu nước 5. thải: Để giảm thiểu lượng nước thải và các chất ô nhiểm nước thải trong - công nghệ sản xuất bia, cẩn nghiên cứu thăm dò các khả năng sau: Phân luồng các dòng thải để có thể tuần hoàn sử dụng các dòng ít ô - nhiễm như nước làm lạnh, nước ngưng cho quá trình rửa thiết bị sàn, chai. Sử dụng các thiết bị rửa cao áp như sung phun tia hoặc rửa khô để giảm - lượng nước rửa. Hạn chế rơi vãi nguyên liệu, men, hoa houblon và thu gom kịp thời bã - men, bã malt, bã hoa và bã lọc để hạn chế ô nhiễm trong dòng nước rửa sàn. Do đặc tính nước thải của công nghệ sản xuất bia có chứa hàm lượng - chất hữu cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lững, trong đó chủ yếu là hydratcacbon, protein và các axit hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học. Tỉ lệ giữa bod5 và cod nằm trong khoảng 0.5 đến 9,7 thích hợp cho phương pháp xử lý sinh học. Tuy nhiên trong những trường hợp thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ và photpho cho quá trình phát triển của vi sinh v ật c ần phải bổ sung kịp thời. Nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh học cần phải đưa qua sàn, lọc - để tách các tạp chất thô như giấy nhãn, nút bấc và các loại hạt rắn khác. Đối với dòng thải rửa chai có giá trị PH cao cần được trung hòa bằng khí CO2 của quá trình lên men hay bằng khí thải nồi hơi. 6. Áp dụng công nghệ UASB a. Mô hình UASB - UASB là bể xử lý sinh học kị khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (Upflow anaerobic sludge blanket) đã được phát triển mạnh ở Hà Lan và một số nước. - Mô hình bể UASB trong phòng thí nghiệm là cột hình trụ gồm hai phần: phần phân hủy và phần lắng. Nước thải phân phối từ đáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao. - Khí sinh ra trong quá trình phân hủy kị khí được thu phễu tách khí được lắp đặt phía trên. Để thu khí tập trung vào phễu không vào ngăn lắng, cần thiết có tầm hướng dòng. Trong bộ phận tách khí, diện tích bề mặt ước phải đủ lớn để các hạt bùn nổi do dính bám vào các bọt khí biogas tách khỏi bọt khí. Để tạo bề mặt rộng cần thiết cần có cột chặn nước (hoặc cột cao áp). Chiều cao cột nước trong cột tạo áp được điều chỉnh sao cho áp lực vừa đủ để hình thành mặt thoáng đủ rộng trong bộ phận tách khí. SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 18 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Dọc theo chiều cao cột hình có các vòi lấy mẫu để đánh giá lượng bùn trong bộ - phận tách khí Bể UASB hoạt động tốt khi các nguyên tắc sau đạt được: - • Bùn kị khí có tính lắng tốt. • Có bộ phận tách khí – rắn nhằm tránh rửa trôi bùn khỏi bể. Phần lắng phía trên có thời gian lưu nước đủ lớn, phân phối và lưu nước hợp lý sẽ hạn chế được dòng chảy rối. Khi đó hạt bùn đã tách khí đến vùng lắng có thể lắng xuống và trở lại ngăn phản ứng. • Hệ thống phân phối đầu vào đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa nước thải vào và lớp bùn sinh học. Mặt khác, khí biogas sinh ra sẽ tăng cường sự xáo trộn giữa nước thải và bùn, vì vậy có thể không cần thiết bị khuấy cơ khí. b. Khởi động mô hình UASB Bùn nuôi cấy ban đầu Bùn nuôi cấy ban đầu phải có độ hoạt tính mêtan. Độ hoạt tính mêtan càng cao - thì thời gian khởi động (thời gian vận hành ban đầu đến tải trọng thiết kế) càng ngắn. Nếu sử dụng được bùn hạt hoặc bùn lấy từ bể xử lý kị khí khác là tốt nhất. Ngoài ra có thể sử dụng bùn chứa chất hữu cơ như bùn từ bể tự hoạt, phân gia súc hoặc phân chuồng. Bùn ở cống rãnh cũng có thể được sử dụng, nhưng bùn này thường chứa nhiều - cát, chiếm thể tích hữu ích của bể và rất khó tách ra khỏi bể. Một số loại bùn sử dụng trong bể kị khí như: Loại bùn Hoạt tính mêtan Hàm lượng (kg VSS/m3) (kgCH4-COD/kgVSS) Bùn hạt 0,80 – 1,50 15 – 35 Bùn từ các bể kị khí khác 0.40 – 1,20 10 – 25 Bùn cống rãnh 0,02 – 0,10 8 – 20 Phân chuồng 0,02 – 0,08 20 – 80 Bể tự hoạt 0,01 – 0,02 15 – 50 Phân bò tươi 0,001 – 0,006 30 – 100 Phân gia súc khác 0,001 – 0,004 30 – 100 Bảng 3: Các loại bùn nuôi cấy ban đầu cho bể xử lý kị khí Nồng độ bùn nuôi cấy ban đầu cho bể UASB tối thiểu là 10 kgVSS/m3. Lượng - bùn cho vào bể không nên nhiều hơn 60% thể tích của bể. Khi không có bùn nuôi cấy tốt, ở giai đoạn khởi động phải hết sức cẩn thận, đặc - biệt lưu ý đến vận tốc nước đi lên. Nếu vận tốc quá lớn, bùn trong bể sẽ bị cuôn trôi ra ngoài. Bể phải khởi động ở tại trọng thấp hoặc COD thấp. Khi bể hoạt động cần phải theo dõi lượng khí sinh học sinh ra, hiệu quả xử lý, hoặc chất lượng nước đầu ra. Chỉ tăng tải trọng khi mọi thứ hoạt động tôt và không có trở ngại nào. SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 19 GVHD: Dương Phạm Hùng
- Khi có loại bùn nuôi cấy tốt như bùn hạt hay bùn từ các bể xử lý kị khí khác có - độ hoạt tính mêtan cao, bể UASB có thể bắt đầu vận hành ở tại trọng khoảng 3kgCOD/m3.ngày và thời gian lưu nước khoảng 24 giờ. Giai đoạn khởi đầu rất quan trọng. Ở giai đoạn này cần phải tạo điều kiện cho - vi khuẩn mêtan phát triển do bùn nuôi cấy ban đầu thường có ít lượng vi khuẩn mêtan. Vì vậy, giai đoạn khởi đầu thường mất nhiều thơi gian. Nước thải Trước khi vận hành bể UASB cần phải xem xét thành phần tính chất nước thải - cần xử lý, cụ thể như hàm lượng chất hữu cơ, khả năng phân hủy sinh học của nước thải, tính đệm, hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng căn lơ lửng, các hợp chất độc, nhiệt độ của nước thải….. Hàm lượng chất hưu cơ Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải có thể xác định theo COD. Khi COD nhỏ - hơn 100 mg/l xử lý nước thải này bằng bể UASB là không thích hợp. Khi COD lớn hơn 50000 mg/l thì cần phải pha loãng nước thải hoặc tuần hoàn nước thải đầu ra. Khả năng phân hủy sinh học của nước thải Khả năng phân hủy sinh học của nước thải có thể được xác định bằng một khí - nghiệm đơn giản. Cho một lượng COD đã dịnh lượng trước vào trong mô hình tĩnh và theo dõi sản lượng khí mêtan sinh ra hoặc lượng COD còn lại trong thời gian dài (40 ngày). Khi đó có thể đánh giá dễ dàng khả năng phân hủy sinh học của nước thải. Tính đệm Có thể kiểm tra nhanh chóng tính đệm của nước thải bằng cách thêm một lượng - axít acetic vào 1 lít nước thải thô. Lượng axít acetic thêm vào tương đối với 1gCOD/L hoặc 40% hàm lượng COD nước thải thô khi hàm lượng COD nước thải thô nhỏ hơn 2,5g/L. Khi pH của nước thải sau khi thêm axít acetic lớn hơn hoặc bằng 6,5, có thể kết luận nước thải có tính đệm tốt. Trong trường hợp nước thải có hàm lượng ammonia cao, tuy pH thấp hơn 6,5, nước thải vẫn có thể có tính đệm do ammonia trong giai đoạn lên men axít sẽ thoát ra khỏi nước thải ở dạng khí. Chất dinh dưỡng Nhu cầu chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kị khí thường thấp - so với vi khuẩn hiếu khí nhưng không thể thiếu. Nồng độ N, P và S tối thiểu có thể tính toán như sau: Hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có thể được tính theo biểu thức (COD/Y):N:P:S = (50/Y):5:1:1 trong đó Y là hệ số sản lượng tế bào phù thuộc vào nước thải. Nước thải không dễ axít hóa có Y = 0,15; nước thải dễ axít hoá có Y = 0,03. Vi khuẩn mêtan đòi hỏi hàm lượng sắt, niken và coban tương đối cao. Tuy nhiên - thong thường phần lớn các loại nước thải có đủ các chất dinh dưỡng và vị lượng này. Hàm lượng cặn lơ lửng SVTH: Nguyễn Hoàng Sĩ Page 20 GVHD: Dương Phạm Hùng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn