intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện”

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

192
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhạc hiệu, lời xướng Dẫn mở đầu. MC nam: Lê Việt và Thanh Quý xin kính chào quý vị thính giả. Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng trẻ số 18. · MC nữ: Các bạn thân mến! Cuộc sống đang ngày càng phát triển, nhưng xung quanh chúng ta luôn có những cảnh đời bất hạnh, những số phận kém may mắn cần chúng ta cảm thông và chia sẻ. · MC nam: Ông cha ta vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách”. Những hoạt động từ thiện luôn có ý nghĩa rất to...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện”

  1. Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện” Phát sóng: 15h30 ngày 01/05/2011 1. Nhạc hiệu, lời xướng 2. Dẫn mở đầu. · MC nam: Lê Việt và Thanh Quý xin kính chào quý vị thính giả. Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng trẻ số 18. · MC nữ: Các bạn thân mến! Cuộc sống đang ngày càng phát triển, nhưng xung quanh chúng ta luôn có những cảnh đời bất hạnh, những số phận kém may mắn cần chúng ta cảm thông và chia sẻ. · MC nam: Ông cha ta vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách”. Những hoạt động từ thiện luôn có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống. Nó giúp làm dịu đi những nỗi đau, những bất hạnh, sẻ chia những khó khăn, thể hiện tinh thần “Tương thân tương ái” của người dân Việt Nam. · MC nữ:
  2. Và chương trình Sóng trẻ hôm nay với chủ đề “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện” hi vọng sẽ giúp cho các bạn trẻ và quý vị thính giả khi hiểu hơn về ý nghĩa của các hoạt động này. · MC nam: Mở đầu là Bản tin Sóng trẻ cập nhật những thông tin về giới trẻ tuần qua. · MC nữ: Diễn đàn Sóng trẻ với sự tham gia của ba vị khách mời, sẽ cho chúng ta hiểu hơn về trách nhiệm của sinh viên trong các hoạt động từ thiện. · MC nam: Và Đồng hành cùng bạn sẽ giới thiệu tới quý vị và các bạn Câu lạc bộ từ thiện – tình nguyện thủ đô. · MC nữ: Cuối cùng, chuyên mục Sinh viên đi bầu cử sẽ mang đến cho quý vị và các bạn những thông tin xung quanh hoạt động này. Sau đây là nội dung chi tiết. 3. Bản tin Sóng trẻ. MC nữ: Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2011, trong đó quy định hồ s ơ đăng ký tuyển thẳng phải được gửi về Sở Giáo dục trước ngày 25/6
  3. Theo văn bản này, mỗi thí sinh đăng ký tuyển thẳng phải làm một bộ hồ sơ, bao gồm: phiếu đăng ký tuyển thẳng, bản sao giấy chứng nhận l à thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, giấy chứng nhận đạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật và các đối tượng ưu tiên khác, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2011 và hai phong bì đã dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh cùng hai ảnh chân dung cỡ 4x6. Hồ sơ gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 25/6 với lệ phí là 15.000 đồng một bộ hồ sơ. MC nam: Sáng ngày 24/4, hơn 8000 thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển vào đại học FPT tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Tất cả các thí sinh đã thực hiện bài thi trong 180 phút với 2 phần: Trắc nghiệm dài 120 phút và Tự luận 60 phút. Dự kiến kết quả sẽ được đại học FPT công bố vào ngày 12/5 và cùng với đó là danh sách các thí sinh đủ tiêu chuẩn tham gia vòng phỏng vấn giành các suất học bổng toàn phần, bán phần, và chương trình hỗ trợ tài chính mà họ sẽ nhận được trong thời gian theo học tại trường. MC nữ: Sau đây là một thông tin bổ ích cho các học sinh, sinh viên có kế hoạch đi du học trong năm 2011. Trung tâm tư vấn du học thuộc trường đại học FPT mang tên FPT Megastudy vừa công bố sẽ dành tặng 40 suất học bổng miễn phí khóa đạo tạo về kỹ năng học tập ở nước ngoài. Khoá học sẽ khai giảng ngay trong tháng 5 này. Để đăng kí tham dự khóa học này, bạn có thể gọi điện trực tiếp đến số của trung tâm 0439727101, hoặc đăng kí trên website www.megastudy.org.vn. Hạn đăng ký là hết 15/5. MC nam:
  4. Ngày hội đọc sách Việt Nam 2011 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã diễn ra tại sân Thái Học, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Với thông điệp “Đọc sách cho ngày mai”, Ngày hội đọc sách Việt Nam đã thu hút gần 40 nhà xuất bản, thư viện công cộng, công ty sách, các nh à sách cũng như hàng nghìn độc giả tham gia. Tại ngày hội, bên cạnh việc được giới thiệu những đầu sách mới và nổi tiếng, được tiếp cận với “sách thật”, khách tham quan còn được mua sách với giá ưu đãi, thấp hơn từ 20-50% so với giá bìa. Nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra trong khuôn khổ ngày hội như thi xếp sách nghệ thuật, thi hùng biện về sách, thi vẽ tranh theo sách, thi thuyết trình về văn hóa đọc và kĩ năng đọc sách… Trong đó, rất đông độc giả xếp hàng tham gia chương trình “Phát sách giờ vàng” kéo dài từ 10-11h và 15-16h để nhận được những cuốn sách miễn phí từ BTC. Bạn Lê Phương Anh, sinh viên ngành tiếng Nhật, ĐH Thăng Long cho biết (Băng: 16’’): “Mình cũng vừa tham gia chương trình “Phát sách giờ vàng” này và đã được phát quyển “Các kiến thức chung về gia đình”. Mình thấy đây là quyển sách khá là hay và là một tài liệu giáo dục đời sống khá là hấp dẫn. Đây là một chương trình có lẽ là khá là hấp dẫn vì thế mình thấy là đã thu hút được rất nhiều người đọc” . Người tham gia cũng có cơ hội được trao đổi, nói chuyện, tham dự tọa đàm về văn hóa đọc với nhà phê bình văn học Phạm Khôi Nguyên, nhà thơ Hữu Việt, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cùng nhiều vị khách mời có mặt tại ngày hội. MC nữ: Nằm trong khuôn khổ “festival tuyển dụng dành cho sinh viên, cửnhân khốingành kinh tế lần thứ năm”, 8h sángngày 24 tháng 04 năm 2011, hội thảo “3600 Phỏng vấn” do Câu lạc bộ Nguồn nhân lực tổ chức, đã diễn ra tại hội trường D201, Đại học Ngoại Thương.
  5. Đến tham dự hội thảo có các diễn giả từ các công ty, doanh nghiệp lớn như: Công ty Hội tụ nhân tài Talent Pool, Ngân hàng Techombank, Công ty TNHH Novellous, Công ty CP đầu tư, tư vấn và đào tạo quản trị kinh doanh CFM và rất nhiều công ty khác, cùng với hơn 400 sinh viên trong, ngoài trường. So với các cuộc hội thảo diễn ra trước đây, hội thảo năm nay được tổ chức với nhiều hình thức mới.Bạn Nguyễn Đức Tiến Anh chủ tịch câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực cho biết: (Băng) “Bantổchức nămnay đã ápdụng hìnhthứcphỏngvấnmới đó là hìnhthứcphỏngvấnnhóm và hình thức cá nhân thay vì hình thức phỏng vấn giao tiếp bình thường mang tính sân khấu năm nay ban tổ chức hướng đến đi sâu vào kỹ thuật phỏng vấn, cách phỏng vấn giúp cho sinh vi ên có cách hiểu biết thiết thực nhất về phỏng vấn cả h ình thức phỏng vấn nhóm và cá nhân đang rất phổ biến hiện nay” Tại hội thảo cácbạn sinh viên đã cócái nhìn tổngquan về quy trình tuyển dụng tại cáccông ty, doanh nghiệp, ngân hàng hiện nay và đượcchia sẻ những kinh nghiệm quý báu để thành côngtrong một buổi phỏng vấn xin việc từ cácdiễn giả. Đặc biệt ba thí sinh nhóm Ngân hàng đã nhận được lời mời chính thức đến tham dự vòngthi tuyển dụng từ Techombank. Dự kiến “Siêu thịviệc làm 2011” được tổ chức ngày 15/5 tại Triển lãmGiảng Võ sẽlà sự kiện kết thúc “festivaltuyển dụng dành cho sinh viên, cửnhân khốingành kinh tế lần thứ 5”. 4. Chuyên mục diễn đàn Sóng trẻ.
  6. BTV: Các bạn thân mến, hiện nay, các hoạt động từ thiện đ ã trở nên khá quen thuộc đối với các bạn sinh viên. Bằng sự nhiệt tình và tấm lòng cảm thông, sẵn sàng sẻ chia với những số phận kém may mắn, nhiều bạn sinh viên đã thành lập nên các câu lạc bộ, các đội hay các nhóm làm từ thiện. Có thể ví dụ một số nhóm như vậy như : Câu lạc bộ từ thiện – tình nguyện thủ đô, nhóm Lá me xanh chuyện giúp các trẻ em ung thư ở bệnh viện K, hay nhóm TNT group… Và các sinh viên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện ở những trung tâm trẻ em khuyết tật, làng trẻ SOS, hay những trung tâm chăm sóc thương bệnh binh… Vậy ích lợi của những hoạt động này như thế nào, cần phát triển các hoạt động này ra sao? Để trả lời cho câu hỏi đó, mời quý thính giả đến với diễn đ àn sóng trẻ hôm nay với chủ đề “Ý nghĩa các hoạt động từ thiện của sinh viên”. Đến tham dự buổi tọa đàm ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Anh Phạm Sơn Tùng – Chủ nhiệm câu lạc bộ từ thiện – tình nguyện thủ đô. (Khách mời chào thính giả). Bạn Đào Huyền Trang – Sinh viên Đại học Lao động xã hội. (Bạn sinh viên đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện…..) (Khách mời chào thính giả). Bạn Nguyễn Thanh Tuyền – Sinh viên Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Khách mời chào thính giả). BTV: Xin cảm ơn các khách mời đã tham gia chương trình.
  7. Trước hết, để hiểu được các bạn sinh viên nghĩ như thế nào về các hoạt động từ thiện. Xin mời quý thính giả và các vị khách mời nghe chùm ý kiến mà phóng viên chúng tôi thu nhận được: CHÙM Ý KIẾN. 1. Mình thấy hoạt động từ thiện có ý nghĩa rất lớn trong xã hội. Các hoạt động như ủng hộ trẻ em khuyết tật, giúp đỡ ng ười nghèo được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Và bản thân mình là sinh 1 sinh viên, mình cũng đã tham gia và thấy rất là thú vị. 2. Bản thân mình là một sinh viên học công tác xã hội, mình cũng thấy hoạt động từ thiện là một hoạt động cần thiết. Mình đã từng tham gia hoạt động giúp trẻ em mồ côi ở chùa Bồ Đề, làng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông. Qua đó thì mình muốn chia sẻ phần nào những khó khăn và bất hạnh mà các em gặp phải. 3. Vừa rồi, mình và các bạn trong lớp có tham gia ủng hộ người dân Nhật Bản trong đợt sóng thần vừa qua. Cả lớp mình quyên góp được khoảng 300.000đ gì đấy, tuy số tiền nhỏ nhưng mình nghĩ đây là một hoạt động có ích. Nó thể hiện tấm lòng của con người đối với con người. 4. Mình thấy các hoạt động từ thiện thì thường chỉ dành cho những người có nhiều tiền. Chứ còn sinh viên nghèo như bọn mình thì nhiều nhất cũng chỉ làm được hiến máu nhân đạo thôi. Với cả không phải ai làm từ thiện cũng có mục đích tốt, nhiều bạn có khi chỉ vì điểm thưởng. 5. Theo mình nghĩ hoạt động từ thiện có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách của người dân Việt Nam, làm cho người gần người hơn. Và mình nghĩ rằng hoạt động từ thiện cần và phải đẩy mạnh hơn nữa để mọi người gắn bó với nhau hơn.
  8. BTV: Vâng, qua chùm ý kiến vừa rồi, thì chúng ta thấy, các sinh viên có những suy nghĩ khác nhau về các hoạt động từ thiện. Vậy xin được hỏi bạn Trang ạ, bạn nghĩ thế nào về ý kiến trái chiều của hoạt động này? Khách mời trả lời Mình thấy một số ý kiến trái chiều nó cũng khá là đúng. Một số người làm từ thiện cũng chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi thôi. Ví dụ có những ca sĩ, đôi khi chỉ là hình thức bên ngoài còn thực tâm thì họ cũng không muốn làm như vậy. BTV: Vâng, cảm ơn bạn. Vậy còn anh Tùng thì sao ạ? Theo anh thì sinh viên có nên tham gia các hoạt động từ thiện không? Tại sao? Khách mời trả lời Cái việc làm thiện nguyện này, đầu tiên xuất phát từ cái tâm trước. Như bạn Trang nói là rất đúng, đó là hành động vì mục đích “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, khi đó chúng ta được chia sẻ với tất cả mọi người. Mình thấy cái hoạt động này đem lại rất nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, về công việc, cũng như là mối quan hệ trong xã hội. Theo quan điểm của mình thì mình khuyên các bạn nên tham gia. Bởi vì mình đã từng là sinh viên, mình thấy là các hoạt động này đem lại rất nhiều lợi ích cho các bạn. Bởi vì trong mỗi nhà trường hầu như chưa có các lớp dạy kĩ năng mềm. Các hoạt động xã hội này sẽ củng cố cho các bạn những kĩ năng hơn, học hỏi nhiều hơn, và đặc biệt là có cơ hội để tiếp xúc nhiều với lĩnh vực mình đang theo đuổi. BTV: Xin cảm ơn anh. Xin được hỏi bạn Tuyền ạ? Bạn đã tham gia các hoạt động từ thiện bao giờ chưa? Tại sao? Khách mời trả lời
  9. Mình chưa tham gia hoạt động từ thiện nào bao giờ. Trước hết là vì việc học nên quỹ thời gian của mình còn hạn hẹp. Hơn nữa mình thấy khó khăn trong việc tìm được nơi có thể làm từ thiện. BTV: Theo bạn, các hoạt động từ thiện này mang lại ích lợi gì cho sinh viên? Khách mời trả lời Theo mình thì các hoạt động từ thiện này sẽ giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm được những điều mà họ không thể có trên ghế nhà trường. Các hoạt động từ thiện cũng giúp các bạn sinh viên thể hiện được tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. BTV: Còn ý kiến của bạn Trang ạ? Khách mời trả lời Mình đồng ý với ý kiến của anh Tùng về mặt trải nghiệm thực tế, cũng nh ư là kinh nghiệm. Ngoài ra mình bổ sung một ý nhỏ đó là cơ hội việc làm cho các bạn. Bởi theo mình biết thì 97% nhà tuyển dụng rất thích các bạn sinh viên đã từng có hoạt động từ thiện. BTV: Vâng, xin cảm ơn bạn. Các bạn thân mến, qua những ý kiến vừa rồi, chúng ta có thể thấy, hoạt động từ thiện mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích, đó là môi trường lành mạnh để sinh viên phát huy tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt, tạo cho các bạn một lối sống biết yêu thương, biết sẻ chia, rèn luyện những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp… Nhưng trên thực tế, thì lại có rất nhiều bạn sinh viên thờ ơ với hoạt
  10. động từ thiện. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Mời quý vị và các bạn lắng nghe bài phản ánh “Nhiều sinh vi ên thờ ơ với hoạt động từ thiện” . BÀI PHẢN ÁNH. Nhiều sinh viên thờ ơ với hoạt động từ thiện Hiện nay việc làm từ thiện đã trở nên hết sức phổ biến trong các nhà trường. Nhận thức được ý nghĩa của những việc làm từ thiện, nhiều bạn sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện có ích nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những số phận bất hạnh trong xã hội. Bạn Nguyễn Thị Yến, sinh viên năm cuối trường đại học Thương Mại Hà Nội, một thành viên của hội sinh viên tình nguyện thành phố Hà Nội chia sẻ về hoạt động từ thiện của mình: (băng 31”): Bọn mình đã từng tham gia nhiều hoạt động từ thiện như là vận động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung năm 2010, thăm và tặng quà một số trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trung tâm chăm sóc người khuyết tật, trung tâm chăm sóc người già, người neo đơn không nơi nương tựa, trung tâm phục hồi chức năng và một số chương trình từ thiện khác. Qua những hoạt động từ thiện mình cũng quen được rất nhiều bạn bè những con người cũng có niềm đam mê và nhiệt huyết giống như mình. Khi tham gia những hoạt động từ thiện, nhiều bạn sinh viên đã hiểu rõ trách nhiệm của mình với xã hội. Bạn Tạ Thị Nhung, sinh viên năm thứ 3 Học Viện Hành Chính chia sẻ: (băng 24”): Mình đã từng tham gia một số hoạt động từ thiện như là dạy các em khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu, và một số hoạt động như đi phát quà vào rằm trung thu cho các em mồ côi ở chùa Bồ Đề. Mình cảm thấy việc làm đấy không những cần thiết với sinh viên mà với tất cả mọi người vì giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Sau khi tham gia các hoạt động từ thiện mình cảm thấy
  11. mình là một người may mắn, hơn nữa qua các hoạt động từ thiện mình có thể quen được nhiều bạn và mình cảm thấy sống có ích hơn. Tuy nhiên bên cạnh những bạn sinh viên tích cực tham gia vào những hoạt động từ thiện trên thì có không ít những bạn sinh viên còn thờ ơ, chưa thật sự chủ động trong việc tham gia làm từ thiện với lý do là nhà trường không tổ chức hoạt động như vậy. Bạn Nguyễn Đức Tuấn, sinh viên năm cuối đại học Bách Khoa Hà Nội nói: (Băng 10”): Mình chưa bao giờ tham gia hoạt động từ thiện nào cả vì mình rất ngại phải tham gia vào những hoạt động tập thể như thế. Hơn nữa trường mình cũng không thấy tổ chức những hoạt động như thế này. Hay có bạn lại lấy lý do rằng thời gian hạn hẹp nên không có cơ hội để tham gia vào những hoạt động từ thiện như bạn Đỗ Văn Tiệp, sinh viên năm thứ 3 Học viện An ninh chia sẻ: (Băng 26”): Mình chưa từng tham gia hoạt động từ thiện nào cả vì bọn mình thật sự là cũng chưa có thời gian, chưa có cơ hội, bởi vì mình là một sinh viên quân đội nên thời gian được ra ngoài rất là hạn hẹp. Có bạn thì lại do những khó khăn về tài chính, như một nữ sinh viên Đại học Sư phạm chia sẻ: (Băng10’’): Mình cũng biết là hoạt động từ thiện có ích, nhưng nghèo như sinh viên bọn mình thì lấy đâu ra nhiều tiền mà từ thiện suốt được. Bọn mình còn đang cần ai từ thiện cho bọn mình ấy chứ. Vâng, mỗi người một nguyên nhân. Nhưng có thể thấy rằng nguyên nhân sâu xa của việc nhiều bạn sinh viên chưa tích cực tham gia làm từ thiện là do các bạn chưa hiểu rõ về ý nghĩa của những hoạt động từ thiện hay thậm chí có bạn hiểu sai
  12. về những hoạt động đó nữa. Hi vọng trong thời gian tới các bạn sẽ nhận thức r õ tầm quan trọng của việc làm từ thiện và tích cực tham gia đóng góp sức mình cho cộng đồng với những hoạt động ý nghĩa. BTV: Vâng, qua bài phản ánh vừa rồi, chúng ta thấy được một số nguyênnhân khiến các bạn sinh viênkhông tham gia cáchoạt động từ thiện. Đó là do không có thời gian, do nhà trường không tổ chức, hay cả những lý do về tàichính. Vậy trước hết xin được hỏi bạn Tuyền ạ, theo bạn thì còn lý do gì nữa không? Khách mời trả lời Mình là một sinh viên ở nơi khác đến Hà Nội học, ngay lúc đầu thì có thể là chưa quen được đường xá, rất khó khăn cho việc đi lại, nên việc làm từ thiện cũng ảnh hưởng nhiều. BTV: Vâng, cảm ơn bạn. Xin được hỏi anh Tùng, anh nghĩ sao ạ? Khách mời trả lời Theo mình, ai cũng có một lý do riêng để biện hộ cho mình. Trong hoạt động thiện nguyện này, mình nghĩ rằng, để làm việc thiện thì trước hết, mình phải làm từ thiện cho chính bản thân mình đã. Bởi vì mình phải có sức khỏe, có điều kiện. Cái điều kiện đó nó cũng là một vấn đề nhỏ thôi. Những lý do của các bạn cho thấy l à các bạn chưa thực sự nghĩ về ý nghĩa tích cực của các hoạt động thiện nguyện. Qua các hoạt động này các bạn được những gì. Những cái gì chúng ta cho đi thì chúng ta sẽ được nhận nhiều hơn. Đó là những cái vô hình mà chính chúng ta, những người tham gia mới cảm nhận được điều đó.
  13. BTV: Vâng, Sinh viên khi tham gia cáchoạt động từ thiện thì cũng có những thuận lợi và khó khăn đúng không ạ? Xin được hỏi bạn Trang ạ. Với kinh nghiệm của một sinh viên từng tham gia cáchoạt động từ thiện, theo bạn những thuận lợi, khó khăn đó là gì? Khách mời trả lời Theo mình thì mặt thuận lợi đó là : sinh viên thì thường có nhiều thời gian, chỉ đi học nửa ngày thôi, một số trường thì học chỉ bố trí học từ hai đến ba buổi một tuần, cho nên thời gian cũng khá là nhiều. Nếu các bạn nói lý do thời gian để không đi làm từ thiện được thì có khi là hơi vô lý. Rất nhiều anh chị cũng như các bạn khi làm từ thiện đều nói là “Khi mà tôi mang lại niềm vui cho người khác thì bản thân tôi cảm thấy rất là vui”. Đó là thuận lợi về mặt tinh thần, và cái đó nằm trong tâm của mỗi người. Còn về mặt khó khăn, đúng như một bạn sinh viên vừa nói, khó khăn về mặt tài chính thì đúng là như thế thật. Cuối tháng, khi mà hết tiền thì phải lo cho bản thân mình trước chứ không thể nghĩ đến người khác được. BTV: Vâng, có thể những khó khăn đó cũng là nguyên nhânkhiến cácsinh viêncòn ngại tham gia cáchoạt động từ thiện đúng không ạ. Vậy theo bạn, phải làm gì để cácbạn sinh viêntham gia tích cực hơnvào các hoạt động từ thiện? Khách mời trả lời Theo mình nghĩ, đúng như các bạn đã khảo sát thì các bạn sinh viên hiện nay hiểu chưa đúng về các hoạt động từ thiện. Vì vậy các hoạt động tuyên truyền của nhà trường và các tổ chức xã hội phải làm sao để các bạn hiểu đúng và đủ về các hoạt động từ thiện và ý nghĩa của nó. Một khi đã thay đổi về nhận thức thì sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi.
  14. BTV: Vâng, cảm ơn bạn ạ. Cònanh Tùng, anh nghĩ sao ạ? Theo anh thì sinh viên nên từ thiện ở mức nào? Hay nóicách khác là các ho ạt động từ thiện nàothì phù hợp với sinh viên? Khách mời trả lời Mình thấy trước nhất là các bạn đang ở trong môi trường sinh viên thì các bạn nên theo các hoạt động trong chính trường của bạn tổ chức. Ví dụ như là câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực hiến máu nhân đạo. Thứ hai là câu lạc bộ tình nguyện, bởi mình thấy hầu như trường nào cũng có. Hay như các hoạt động theo phát động như ủng hộ miền Trung hay ủng hộ nạn nhân Nhật Bản chẳng hạn. Các bạn nên tham gia, chia sẻ với những người đang gặp khó khăn, hoạn nạn. BTV: Cảm ơn anh. Bạn Tuyền có đềxuất giải phápgì không ạ? Khách mời trả lời Như bạn Trang đã nói, theo mình sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi. Nhưng thời gian của họ không chỉ dành cho học tập mà còn nhiều hoạt động khác nữa. Nên các hoạt động từ thiện nên tổ chức nhiều vào dịp hè hay những dịp nghỉ lễ. Thứ hai, vì tình hình tài chính, nên các hoạt động tình nguyện nên tổ chức ở những nơi gẫn gũi để bớt chi phí đi lại, hoặc tổ chức đơn giản tiết kiệm hơn cho phù hợp với sinh viên, thì khi đó các bạn sẽ tham gia nhiều hơn. BTV: Vâng, xin cảm ơnbạn. Xin được hỏi bạn Trang, bạn có đề xuất giải phápgì về phía tổ chức không ạ? Khách mời trả lời Các bạn nghĩ là vấn đề từ thiện thì nhất định phải có gì về mặt tài chính. Nhưng mà thực tế thì không hẳn như thế. Hiện nay thì cáctổ chức từ thiện trên thế giới
  15. cũng như ở Việt Nam đôikhi họ tuyển những tình nguyện viên. Nếu nó phù hợp với năng lực của cácbạn thì các bạn hoàn toàncó thể tham gia vàonhững tổ chức như vậy. BTV: Các bạn thân mến, quả thực những hoạt động từ thiện không chỉ d ành cho cácdoanh nghiệp, các tổ chức mà dành cho tất cả mọi người trong xã hội – những người có lòng hảo tâm, đặc biệt là cácbạn sinh viêncó thể dùng kiến thức, sức khỏe, lòng nhiệt tình…, chung tay giúp đỡ những số phận bất hạnh, những mảnh đời kém may mắn để họ có một cuộc sống hạnh phúch ơn. Tùy vàohoàn cảnh và điều kiện mà mỗi bạn lựa chọn cho mình một hoạt động từ thiện phù hợp. Hi vọng buổi tọa đàm hômnay đã giúpcác bạn có cáinhìn đúng đắn về các hoạt động từ thiện, và tham gia tích cực hơn vàocác hoạt động này. Xin cảm ơncác vị khách mời đã tham gia chương trình. Xin chàovà hẹn gặp lại trong cácdiễn đàn sau. 5. Ca khúc theo yêu cầu. Phát bài hát MC nam: Các bạn đang nghe ca khúc “Để gió cuốn đi”. Đây chính là món quà âm nhạc mà những người làm chương trình chúng tôi gửi tặng tới quý thính giả, đặc biệt là các bạn trẻ và những bạn sinh viên đang tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Chúc các bạn ngày càng có nhiều hoạt động có ích cho cộng đồng. Phát tiếp bài hát
  16. 6. Chuyên mục : Đồng hành cùng bạn. MC nam: Các bạn thân mến, sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu về câu lạc bộ từ thiện – tình nguyện thủ đô qua bài viết của Lệ Giang. Câu lạc bộ từ thiện – tình nguyện Thủ đô Thành lập từ 19/3/2010, mặc dù còn rất trẻ nhưng Câu lạc bộ (CLB) Từ thiện- tình nguyện Thủ đô đã có rất nhiều hoạt động từ thiện đến với những mảnh đời bất hạnh, những số phận éo le trong xã hội. Những hội viên của CLB hầu hết là sinh viên. Xuất phát từ nhiệt huyết của tuổi trẻ các bạn đã kêu gọi, huy động sự chung tay góp sức của những cá nhân, tổ chức có tấm lòng hảo tâm trong xã hội. Số lượng hội viên của CLB khoảng 300 người, trong đó có khoảng 30 người là hội viên chính thức, trực tiếp tham gia vào các chương trình từ thiện của CLB. Hội viên không đến từ một trường mà họ đến từ viên từ nhiều trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội như: Đại học Ngoại thương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Phương đông, Đại học Quốc gia Hà Nội…. Nhưng điều đặc biệt của CLB là các hội viên là những người không qua sự vận động nào, mà qua các hoạt động của CLB, họ trực tiếp viết đơn tay để đăng ký tham gia CLB từ thiện này. Để biết rõ hơn về CLB chúng ta cùng trao đổi với anh Phạm Sơn Tùng – chủ nhiệm CLB từ thiện – tình nguyện Thủ đô. (Băng: 2’47s) PV: Chào anh, anh có thể cho biết ý tưởng thành lập CLB xuất phát từ đâu?
  17. Anh Tùng: Ý tưởng là do bản thân mình trực tiếp có ý tưởng này. Bởi trong thời gian sinh sống và học tập trong miền nam mình thấy hoạt động từ thiện xã hội rất là nhiều. Và khi trở về Miền Bắc mình cũng muốn làm một cái gì đó. Và mình đã quyết định thành lập CLB từ thiện- tình nguyện Thủ đô PV: Đối tượng mà CLB hướng đến là những ai? Anh Tùng: Đối tượng mà CLB hướng đến là những người ở những vùng khó khăn, vùng 135 của Chính phủ… mà tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc. CLB đa số là hoạt động ngoài địa bàn Hà Nội. PV: Trong hoạt động thì CLB gặp những khó khăn gì? Anh Tùng : Thứ nhất là khó khăn về lực lượng khi mà mới thành lập, như người ta thường nói là “chiêu mộ anh tài”. Thứ hai đó là vấn đề tài chính, xuất phát từ tâm huyết, từ cái tâm của mỗi người mỗi bạn sinh viên cũng như những người đi làm đóng góp quỹ hàng tháng. PV: Anh nói rõ hơn về mộ số hoạt động của CLB trong thời gian qua? Anh Tùng: Một năm thì CLB tổ chức hai chương trình lớn mà CLB trực tiếp tham gia, trực tiếp kêu gọi ủng hộ. Ngoài ra còn có các chương trình phối kết hợp tren địa bàn Hà Nội như chương trình đầu tay của CLB trên Điện Biên. Khi nhìn thấy nụ cười, niềm vui của người dân bản Mông, bản Mường hay là các em nhỏ không được đi học. Chương trình thứ hai của CLB là trên Đà Bắc – Cao sơn. Đây là vùng 135. Ngoài ra có những chương trình phối kết hợp đi về các vùng nghèo, trẻ phong Sóc Sơn, hỗ trợ những người nghèo, kêu gọi ủng hộ thiệt hại ở Nhật Bản. PV: Anh có thể chia sẽ kế hoạch hoạt động của CLB trong thời gian tới?
  18. Anh Tùng: Sắp tới thì CLB tổ chức chương trình mùng 1/6 hằng năm. Tuy nhiên sẽ được tổ chức sớm hơn, và CLB đã quyết định tổ chức vào ngày mùng 7, mùng 8 tháng 5 này tại Đồng Chum, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Chương trình tập trung kêu gọi ủng hộ đồ dùng học tập, đồ chơi cho các em. Bởi đây là vùng 135 đã được nhà nước tài trợ về sách, nhưng còn vở và đồ dùng học tập là cái thiếu thốn của các em. Cũng như những phần quà cho các em như 20 suất học bổng, và phía sau cái 20 suất học bổng đấy là các em có động lực để các em phấn đấu. Có thể mời các bạn tham gia cùng CLB, chung tay góp sức vào chương trình để chương trình thành công hơn. PV: Vâng xin cám ơn anh! Các bạn thân mến, những thông tin mới của CLB được cập nhật thường xuyên trên trang web ccv.vicongdong.vn. Hi vọng trong thời gian tới, CLB sẽ làm được thêm nhiều hoạt động có ích cho cộng đồng, góp phần sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn. 7. Chuyên mục: Sinh viên với hoạt động bầu cử. MC nam: Các bạn thân mến, trong tháng 5 này, cả nước hân hoan đón một sự kiện trọng đại là bầu cử Quốc hội khóaXII. Và đasố cácbạn sinh viên đều là lần đầu tiêntham gia vàosự kiện này. Vậy cácbạn sinh viênnhận thức như thế nào về vấn đề này? Mời quý vị và cácbạn lắng nghe bài phản ánh sau đây. Nhận thức của sinh viên về bầu cử Trong suốt thời gian gần đây, cả nước đang chuẩn bị chào đón ngày bầu cử Quốc hội khóa XII. Các bạn sinh viên cũng háo hức thực hiện quyền và nghĩa vụ
  19. công dân của mình, góp một phần nhỏ bé vào sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với số lượng sinh viên đông đảo, các trường Đại học, Cao đẳng thường xuyên là những nơi có số cử tri đông nhất tại các tỉnh, thành phố. Sinh viên là thế hệ trẻ của đất nước, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là dường cột của kinh tế, chính trị nước nhà. Vậy một câu hỏi được đặt ra, là thế hệ trẻ hôm nay nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề này? “Theo mình, để tìm ra được những đại biểu xứng đáng với lòng tin của nhân dân thì trước hết cần phải tìm hiểu rõ lai lịch, tích cực tham gia các buổi tiếp xúc cử tri để có thêm cơ sở thực tế khi đi bầu cử. Trang bị cho mình một số kiến thức để có thể tham gia bầu cử đúng pháp luật và có trách nhiệm”. Đó là những lời chia sẻ mà chúng tôi nhận được từ bạn Bùi Thị Thủy đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đối với đa số các bạn sinh viên, đây là lần đầu tiên tham gia bầu cử, chắc chắn các bạn không khỏi có những lạ lẫm, những thắc mắc về bầu cử chính trị. Tuy nhi ên, từ rất sớm, Hội sinh viên, những cơ quan và ban ngành liên quan đã tổ chức những buổi diễn thuyết, ra thông báo nhằm giúp các bạn nhận thức r õ về yêu cầu và tầm quan trọng của cuộc bầu cử này, cung cấp thêm những kiến thức giúp các bạn nắm vững và thực hiện quyền công dân của mình, bầu ra được những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân, đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Nếu như thế hệ trẻ ngày xưa yêu nước “là cầm súng xông pha chiến trường”, “là đường ra trận mùa này đẹp lắm” thì ngày nay, lòng yêu n ước của các bạn trẻ trước hết thể hiện ở tình yêu gia đình, yêu quê hương, dám nói dám làm, sống có trách nhiệm với xã hội. Điều gì xảy ra nếu khi bầu cử bạn bầu cho một người kém năng
  20. lực, kém bản lĩnh để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của chính mình? Làm sao để có thể lựa chọn những đại biểu xứng đáng với niềm tin của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, đó luôn là một câu hỏi khó đối với đa số sinh viên chúng ta lúc này. Bạn Phạm Văn An - sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia bầu cử quốc hội nên vẫn còn rất nhiều điều lạ lẫm, chưa hiểu ví dụ như là dựa vào đâu để có thể đưa ra quyết định một cách đúng đắn và sáng suốt về đại biểu mà mình lựa chọn. Nhưng mình biết được Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho quyền lợi của nhân dân vì vậy theo mình đi bầu cử là một vấn đề hết sức quan trọng, là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, ai cũng phải tiến hành nghiêm túc”. Ngày bầu cử đã cách chúng ta không xa nữa vậy nên các bạn sinh viên hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình, tránh việc “sai một li đi một dặm”. 8. Kết thúc MC nữ: Các bạn thân mến! Chúng ta vừa đi qua 30 phút của chương trình Sóng trẻ. Hi vọng chương trình hôm nay đã cung cấp cho quý vị và các bạn những thông tin bổ ích về hoạt động từ thiện của sinh viên. Và mong rằng, sau chương trình này, các bạn sinh viên sẽ tích cực tham gia vào hoạt động giàu ý nghĩa này. MC nam:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2