Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 19 Chủ đề: Hội chứng căng thẳng trong giới trẻ
lượt xem 31
download
Nhạc hiệu chương trình. Lời giới thiệu: *MC nam: - Xin chào quý vị và các bạn! Sơn Hà và Hà Lan rất vui gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng trẻ hôm nay. *MC nữ: - Các bạn thân mến, cuộc sống hiện đại ngày nay với rất nhiều áp lực, căng thẳng đã khiến cho nhiều bạn trẻ mất thăng bằng và không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hậu quả cao nhất mà nó đem lại chính là ko ít người tìm đến những cách hành xử cực đoan như cãi lộn, đánh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 19 Chủ đề: Hội chứng căng thẳng trong giới trẻ
- Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 19 Chủ đề: Hội chứng căng thẳng trong giới trẻ. Phát sóng ngày 8-5-2011 1. Nhạc hiệu chương trình. 2. Lời giới thiệu: *MC nam: - Xin chào quý vị và các bạn! Sơn Hà và Hà Lan rất vui gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng trẻ hôm nay. *MC nữ: - Các bạn thân mến, cuộc sống hiện đại ngày nay với rất nhiều áp lực, căng thẳng đã khiến cho nhiều bạn trẻ mất thăng bằng và không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hậu quả cao nhất mà nó đem lại chính là ko ít người tìm đến những cách hành xử cực đoan như cãi lộn, đánh nhau, tự hành hạ cơ thể mình, thậm chí có người còn tự tử... *MC nam: - Chương trình Sóng trẻ hôm nay với chủ đề “Hội chứng căng thẳng trong đời sống của bạn trẻ hiện nay” hi vọng sẽ cùng các bạn tìm hiểu, chia sẻ và tìm cách khắc phục hội chứng căng thẳng này. *MC nữ:
- - Trước hết, chúng ta sẽ đến với Bản tin để cập nhật những thông tin giảng đường diễn ra trong một tuần qua. *MC nam: - Tiếp nối chương trình là chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: “Làm thế nào để khắc phục hội chứng căng thẳng trong đời sống của bạn trẻ hiện nay?” *MC nữ: - Còn trong mục “Đồng hành cùng bạn” hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với chùa Đình Quán và tham gia một buổi sinh hoạt của các bạn sinh viên ở đây nhé! *MC nam: - Cuối chương trình, mời các bạn đến với chuyên mục Sinh viên đi bầu cử để xem các bạn sinh viên, các bạn cử tri trẻ đã có những suy nghĩ và kì vọng như thế nào vào sự thành công của kì bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp lần thứ 13. *MC nữ: - Sau đây sẽ là phần tin chi tiết. Nhạc cắt 3. Bản tin: * MC nam: - Nhằm nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên trong trường, vừa qua Hội Sinh Viên Đại học Y Hà Nội đã tiến hành xây dựng đề án Tủ Sách Sinh Viên.
- Tổng số sách thu được lên tới gần 2000 quyển. Sau thời gian chuẩn bị , ngày 6/5, BCH Hội Sinh Viên chính thức đưa Tủ sách Sinh Viên đi vào hoạt động. Tủ sách Sinh Viên mở cửa tất cả các ngày trong tuần trừ ngày lễ tết. Nói về mục đích cũng như ý nghĩa mà Tủ sách mang lại, bạn Thu Hiền, một thành viên trong Ban tổ chức cho biết: Trích băng: “Đề án tủ sách này đã được triển khai cách đây khoảng 2 tuần, cho đến giữa tuần trước, chúng tôi đã quyên góp được gần 2000 đầu sách. Tủ sách được mở ra, các ban có thể đến đọc tại văn phòng hội sinh viên. Đó sẽ là cơ hội để chúng ta giao lưu học hỏi, tăng tình đoàn kết của tất cả các bạn sinh viên trong trường” * MC nữ: - Ngày 7-5 là hạn cuối cùng các thí sinh nộp phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm 2011. HS học hết chương trình THPT trong năm học 2010-2011 đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12, không được đăng ký ở cơ sở giáo dục khác. Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, thí sinh tự do đăng kí dự thi tại tr ường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú. Nếu đang đi công tác xa được đăng kí dự thi trên địa bàn nơi công tác nhưng phải có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú hoặc nơi học lớp 12. *MC nam:
- - Trong quý II năm 2011, theo kế hoạch, Bộ giáo dục và đào tạo sẽ hoàn thành việc biên soạn chương trình, tài liệu đưa nội dung pháp luật về phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục Đại học, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông. Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng lưu ý các trường cần bố trí đủ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn học pháp luật, môn pháp luật đại cương. Các trường cần tổ chức “Ngày pháp luật” định kỳ thông qua các hình thức phù hợp. MC nữ: - Sau khi vượt qua vòng 1 , 20 thí sinh tiềm năng được lựa chọn đã tiếp tục bước vào vòng 2 của cuộc thi thuyết trình “Góc nhìn tuổi 20” diễn ra vào ngày 28/4/2011 tại nhà Văn Hóa Sinh Viên trường ĐH Ngoại Thương. Trong vòng này, các thí sinh làm việc theo nhóm, mỗi bạn đều có cơ hội được trình bày suy nghĩ, hiểu biết của mình về những chủ đề nóng hổi của cuộc sống giới trẻ ngày nay. 20 thí sinh- 20 quan điểm, 20 phong cách, 20 cá tính, tất cả các bạn đều đã hoàn thành rất xuất sắc phần thi của mình và để lại ấn tượng tốt trong lòng Ban giám khảo cũng như rất nhiều khán giả theo dõi. Sau khi tổng hợp kết quả từ Ban giám khảo, 5 bạn thí sinh xuất sắc nhất đ ã lọt vào vòng Chung Kết của cuộc thi thuyết trình “Góc nhìn tuổi 20”. Bạn Thu Chinh, đại diện Ban tổ chức cho biết: Trích băng:
- “Sau khi phát động cuộc thi thì chúng tôi đã nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ phía các bạn sinh viên và đã thu hút được một lượng lớn các bạn sinh viên đăng ký tham dự cuộc thi. Và chúng tôi có thể đánh giá, chất lượng của các bạn sinh viên khá là đồng đều. Chương trình đã trải qua được 2/3 chặng đường rồi. Mục đích mà chúng tôi muốn tổ chức cuộc thi này, đó là cung cấp một sân chơi cho các bạn sinh viên, có thể nói lên quan điểm suy nghĩ, cách nhìn cách cảm cũng như cách nghĩ của các bạn. Đây cũng là sân chơi để các bạn có thể giao lưu học hỏi thêm với các bạn có cùng niềm đam mê hoặc sở thích” Vòng chung kết của cuộc thi diễn ra vào lúc 7 giờ tối ngày 06/05/2011 taị Hội trường D201 trường ĐH Ngoại Thương. * MC nam: - Hưởng ứng “Năm quốc tế người tình nguyện”, ngày 8/5, tại Công viên Văn hóa Đống Đa, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình “Ngày hội tình nguyện 2011” và phát động Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2011. Với thông điệp “Chung sức vì trẻ em cần truyền máu”, Chương trình sẽ có hàng loạt các hoạt động tình nguyện bao gồm: Lễ mít tinh và phát động Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2011; Hiến máu nhân đạo; Hội chợ từ thiện ủng hộ các cháu bệnh nhi cần truyền máu… Mục tiêu chính của Chiến dịch là vận động được gần 300 nghìn người hiến máu, tiếp nhận được hơn 190 nghìn đơn vị máu, khắc phục về cơ bản tình trạng thiếu máu trầm trọng trong dịp hè 2011. Năm nay, Chiến dịch được phát động trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 8/5 và kết thúc vào ngày 2/9/2011. Đây là một sự kiện thể hiện sự quan tâm của
- cộng đồng tới các hoạt động nhân đạo, từ thiện của Hội chữ thập đỏ Vi ệt Nam nói chung và hoạt động hiến máu vì trẻ em cần truyền máu nói riêng. * MC nữ: - Bộ GD-ĐT vừa thông báo tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng v à trung cấp chuyên nghiệp tại Nhật Bản. Cụ thể, số ứng viên sau đại học là 100, đại học là 80, cao đẳng là 30, trung cấp chuyên nghiệp là 20. Thời gian học (bao gồm 1 năm học tiếng Nhật) cho cấp đại học là 5 năm (7 năm cho chuyên ngành y, dược); thời gian học cao đẳng l à 4 năm và thời gian học trung cấp chuyên nghiệp là 3 năm. Ứng viên dự tuyển học bổng Đại học và cao đẳng phải là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 1, độ tuổi từ 16 đến 21, đang học ĐH hệ chính quy tập trung. Ứng viên dự tuyển học bổng trung cấp chuyên nghiệp phải là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2010, độ tuổi 16-21. Ứng viên cần đăng ký dự tuyển trực tuyến trước khi gửi hồ sơ về Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), thời hạn đến ngày 8-6-2011. 4. Diễn đàn Sóng trẻ. *MC nam: - Các bạn thân mến! Như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Làm thế nào để khắc phục hội chứng căng thẳng trong giới trẻ?” Chúng ta sẽ cùng lắng nghe BTV Thu Thủy và các vị khách mời bàn luận xoay quanh chủ đề này nhé:
- BTV: Quý vị và các bạn thân mến, sự căng thẳng thường xuyên, hay còn gọi là stress, có thể gây ra nhiều căn bệnh cho chúng ta, đặc biệt là bệnh tim, điếc hoặc trầm cảm. Hậu quả mà sự căng thẳng đem lại có thể xảy ra với tất cả mọi người nhưng các bạn trẻ, do chưa có nhiều kinh nghiệm đối mặt với sự căng thẳng, mệt mỏi nên thường có những cách phản ứng tiêu cực như: buồn chán, sử dụng bia rượu, các chất kích thích, rạch tay, hay thậm chí là tự tử. Nhiều giải pháp giúp giảm stress đã được đưa ra, song việc thực hiện chúng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Bởi, để giải quyết được những vấn đề căng thẳng này lại tùy theo phản ứng, vào quan niệm sống và kinh nghiệm sống của mỗi người. Để hiểu rõ hơn về stress và cách khắc phục, mời quý vị và các bạn đến với Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Làm thế nào để khắc phục sự căng thẳng trong đời sống bạn trẻ hiện nay?” Tham dự diễn đàn ngày hôm nay, xin được trân trọng giới thiệu chuyên gia tư vấn tâm lý Mã Ngọc Thể - Giám đốc trung tâm tham vấn Tân Trí Việt. CGTV : Chào quý vị thính giả BTV: Bạn Bùi Thị Thu Hiền, sinh viên năm thứ 4 Khoa tiếng Nhật, Đại Học Hà Nội Thu Hiền : Xin chào quý vị thính giả BTV: Và bạn Ninh Văn Hoàn, sinh viên năm thứ 4, Khoa Công tác Xã hội, Đại học Công đoàn. Ninh Văn Hoàn: Xin chào quý vị Xin cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự chương trình.
- BTV: Quý vị và các bạn thân mến, hội chứng căng thẳng hay còn có thể gọi là stress là việc chỉ các thay đổi về tâm sinh lý xảy ra nhằm đáp ứng các với các kích thích được cơ thể nhận biết là đe dọa hoặc có hại… Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về căn bệnh này, ông có thể giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về căn bệnh stress hay còn gọi là căng thẳng không ạ? CGTV: Stress nó là một trạng thái căng thẳng ở cơ thể con người, do chịu những tác động từ môi tr ường bên ngoài, và nó có chiều hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến nhận thức,hành vi, cảm xúc của con người chúng ta. BTV: Thông qua ý kiến của chuyên gia tâm lý, thì có thể thấy, stress xuất phát chủ yếu từ môi trường sống và đang là tình trạng phổ biến của đời sống chúng ta. Xin được hỏi 2 bạn trẻ ở đây, sự căng thẳng có thường xuyên xuất hiện trong suy nghĩ, trong cuộc sống của bạn hay không? Xin mời bạn Hoàn. Ninh Văn Hoàn: Vấn đề stress hay căng thẳng xuất hiện th ường xuyên trong cuộc sống của không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người. Tính trung bình thì 1 tuần tôi có thể bị stress 1 lần. BTV: Còn bạn Hiền thì sao? Thu Hiền: Trong cuộc sống, mình cũng thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng. Dường như nó là những lo lắng thái quá khiến cho mình thấy cảm giác rất khó chịu. BTV: Bạn có thể chia sẻ câu chuyện nào đó mà bạn căng thẳng nhất từ trước đến nay? Thu Hiền: Có lẽ là thời kì mà cái hồi cấp 3 trước khi thi tốt nghiệp, sau đó là thi đại học. Có một số bạn còn tự tìm đến rượu bia. Có một trường hợp mà mình quen, sau khi thi đại học không đỗ thì bạn ấy đã tự tử.
- BTV: Các bạn ấy vừa nói là, sự căng thẳng thường xuyên xuất hiện khiến các bạn ấy rất mệt mỏi. Thưa chuyên gia, làm thế nào để có thể nhận biết được rằng mình đang bị stress? CGTV:Dấu hiệu mệt mỏi, cảm thấy có những cái bồn chồn khó chịu trong bản thân cơ thể, lặp đi lặp lại hoặc là mất những hứng thú mà trước kia chúng ta có những hứng thú hoặc là làm việc mất tập trung, trí nhớ giảm sút, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, cáu bản. Hoặc là buồn ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. BTV: Thưa quý vị và các bạn, nghiên cứu của các giáo sư Đại học California, Mỹ mới đây cho hay, lớp trẻ sử dụng việc quan hệ tình dục như một cách để đối phó với chứng trầm cảm ( một hệ quả của việc quá căng thẳng). Trầm cảm l à một trong những nguyên nhân thúc đẩy thanh thiếu niên quan hệ tình dục không an toàn. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hoá gia đình, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Bệnh trầm cảm cũng l àm cho các bạn trẻ sa đà vào rượu hoặc ma tuý. BTV: Ngoài 1 số hậu quả rất đáng buồn mà tôi vừa nêu thì theo chuyên gia tâm lý, còn những hậu quả nào khác mà stress đem lại? CGTV: Có những hậu quả từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Nhẹ thì chúng ta có thể thấy là ở những người bị stress thì sẽ cảm thấy ví dụ như là thiếu tự tin, giảm sút trí nhớ, và có những cái rối loạn cảm xúc, và đến mức cao hơn thì có thể có những hành động đập phá, la hét, cào cấu, rạch tay rạch chân hoặc là cắt gân tay gân chân để có những hành động như là hung tính đánh người khác. Họ sẽ dễ dàng có hậu quả là tự sát, đánh mất đi quyền sống của chính bản thân mình, và làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân mình hoặc người thân nữa. BTV: Các bạn thân mến, như chuyên gia tâm lý vừa chia sẻ thì nhiều trường hợp, do stress quá nặng, người bệnh hoàn toàn mất kiểm soát. Thậm chí, rất nhiều
- người, do quá stress đã phải tìm đến giải pháp cuối cùng là tự tử. Những ngày gần đây, báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các vụ tự tử của các bạn trẻ, có thể kể đến như vụ sinh viên tự tử tại Đại học Hà Nội, HV Báo chí Tuyên Truyền, đại học Xây dựng… và mới đây nhất là sinh viên tự tử ở Hồ Thủ Lệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe bài phản ánh Báo động tình trạng tự tử trong giới trẻ: Phát bài phản ánh: Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội cho thấy, số ng ười tự tử ngày càng gia tăng, trong đó tỷ lệ nữ tìm đến cái chết bằng cách tự tử nhiều hơn nam giới. Phải rất khó khăn, chúng tôi mới thuyết phục được bạn Lan Phương, một bạn gái ở Hà Nội đã từng có ý định tự tử kể về câu chuyện của mình. Bạn tâm sự: Trích băng: “Trước đây thì mình đã trải qua một cú sốc về tình cảm. Thời gian đó thực sự mình cảm thấy rât cô đơn. Bố mẹ thì bận rộn, còn bạn bè thì mình cũng không thể tâm sự hết được. Nhiều lúc mình thấy rât bế tắc, mình không biết chia sẻ cùng ai và mình đã nghĩ đến cái chết. Thời gian đó thì mình đã mua thuốc ngủ về. Ở cái thời gian mà mình định uống thuốc ngủ thì mình chợt nghĩ đến bố mẹ. Mình nghĩ rằng bố mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng mình mà chỉ vì 1 chuyện tình cảm như vậy, mà mình lại bỏ hết cha mẹ, thì thực sự là không nên. Chính vì nghĩ đến cha mẹ mà mình đã không làm hành động dại dột đó nữa.” Những vụ tự tử mà chúng tôi ghi nhận được phần lớn nạn nhân còn thiếu kỹ năng sống, kỹ năng đối mặt với thất bại, với thách thức, kỹ năng giải quyết những khó khăn... Một lý do khác, đó chính là căn bệnh trầm cảm không được chữa trị kịp thời khiến người bệnh buồn chán, bi quan và nảy sinh ý định tự tử.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử đã trở thành vấn đề đáng báo động ở châu Á: trung bình mỗi ngày có tới 1.100 người chết vì tự tử. Đại tá, PGS. TS Mai Xuân Hiên – Chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện 103 nhận định rằng: “Những trường hợp như vậy đều do hành động bột phát , mà khi họ nhận ra thì đã quá muộn. Những trường hợp tử vong thì đó là sự mất mát lớn cho gia đình và xã hội. Nhưng trường hợp để lại di chứng, nó tùy theo tổn thương, nếu là tổn thương về não thì nó trở thành những người thiểu năng trí tuệ, như là chậm chạp rồi trí tuệ nó giảm sút hoặc những người tổn thương trên cơ thể thì di chứng nó để lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe” Đáng sợ hơn, tổng số người tự tìm đến cái chết cao gấp 20 lần con số này. Đại tá, PGS. TS Mai Xuân Hiên cho biết: “Những trường hợp tự sát thường gặp ở lớp trẻ thường là mang tính dọa dẫm nhau nhiều hơn. Có trường hợp tôi vào cấp cứu, nghe có vẻ rầm rộ nhưng đến lúc tìm ra thì toàn là uống thuốc giả, người ta dọa là chính. Còn trường hợp nặng mà uống những thuốc hiện nay, do cơ chế thị trường, dược người ta quản lý rất chặt nên để ngộ độc do thuốc là rất ít” Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân thứ 10 gây tử vong. Năm 2003 Việt Nam có khoảng 18.000 người tự tử và 600 người chết vì tự tử.
- BTV: Qua bài phản ánh vừa rồi, có thể thấy, nhiều bạn trẻ ngày nay khi phải đối mặt với quá nhiều áp lực, căng thẳng đã bị mất phương hướng và thậm chí còn tìm đến cái chết. Theo chuyên gia tâm lý, tại sao các bạn trẻ lại dễ bị căng thẳng và có cách giải quyết cực đoan như vậy? CGTV:Nếu mà nói về nguyên nhân các bạn dẫn đến những hành vi bột phát như vậy thì có rất nhiều. Ví dụ nguyên nhân khách quan, do những áp lực có thể là do việc học tập hoặc do kì vọng vào những việc gì đó ko đạt được hoặc do những yếu tố chủ quan, ví dụ nhận thức sai lệch, về 1 cái điều mà các bạn nhận thức chưa đúng. Phần lớn là các bạn thiếu những kĩ năng và kinh nghiệm để ứng phó với những căng thẳng xảy ra đối với mình. BTV: Thưa chuyên gia tư vấn tâm lý, trong bài phản ánh vừa rồi có nói đến tình trạng tỉ lệ nữ sinh tự tử nhiều hơn nam sinh. Vậy có phải là các bạn nữ có khả năng ứng phó với tình trạng căng thẳng kém hơn các bạn nam hay không? CGTV: Theo như nghiên cứu, và thực tế mà chúng tôi đã từng tư vấn thì việc gặp những khó khăn thất bại, các bạn nam b ao giờ cũng dễ dàng vượt qua hơn các bạn nữ . Chính vì các bạn nam có 1 suy nghĩ thoáng hơn, nhìn vấn đề không trầm trọng quá. Dẫn đến các bạn ấy cũng dễ dàng vượt qua được những căng thẳng. Còn các bạn nữ thì luôn luôn có suy nghĩ quá đi sâu vào những yếu tố chi tiết, tự nhiên tạo cho mình cái việc trầm trọng hóa vấn đề nên dễ rơi vào stress, khủng hoảng hơn so với bạn nam. BTV: Vậy thì, những tác động của việc quá căng thẳng đó đã ảnh hương như thế nào đến tâm lý và cuộc sống của các bạn như thế nào? Xin mời bạn Hiền. Thu Hiền: Tinh thần của mình không được ổn định. Nó làm cho các mối quan hệ xã hội của mình sẽ có chiều hướng tệ đi. BTV: Còn bạn Hoàn thì sao?
- Ninh Văn Hoàn: Căng thẳng cũng như stress thì nó có ảnh hưởng về mặt tâm lý lẫn đời sống của mình. Về mặt tâm lý, nó khiến cho mình lúc nào cũng thấy chán nản, không có tâm trạng để tập trung l àm được bất cứ việc gì. Trong cuộc sống, mình có cảm giác như mình đang đi thụt lùi lại so với những người khác, thụt lùi lại so với những gì mình đã đặt ra. BTV: Tuy nhiên, có thể thấy, đôi khi đối mặt với sự căng thẳng, với nhiều vấn đề cũng không phải là điều quá xấu. Bởi vì, như thế sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm hơn, trưởng thành hơn. Như ông cha ta đã từng nói, lửa thử vàng, gian nan thử sức, có đối mặt với nhiều khó khăn thì chúng ta mới có thể trưởng thành. Nhưng làm thế nào để biến những khó khăn đó thành động lực để phấn đấu mà không có những phản ứng tiêu cực, thưa chuyên gia tư vấn tâm lý? CGTV: Phải nhận thức được rằng là vấn đề khó khăn ấy là một trong rất nhiều khó khăn trong cuộc đời của mỗi con người. Mỗi người cần nhận thức được một điều. Bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua được. Nhưng phụ thuộc chính là niềm tin là mình có quyết tâm để mình vượt qua được nó hay không? BTV: Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, mỗi người đều chọn cho mình những cách giải tỏa riêng. Mời quý vị và các bạn đến với chùm ý kiến mà chúng tôi vừa thực hiện, để xem, các bạn trẻ ngày nay sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Phát chùm ý kiến: - Tôi cảm thấy mình rất hay bị stress. Những lúc như vậy, tôi thường lấy 1 quyển nhật kí ra và viết lại những cái gì mà mình đang nghĩ, hay là mình đang làm muốn làm, mình cần phải đạt được. Sau đó, thì mình nghe một bản nhạc du dương để tĩnh tâm. - Khi căng thẳng mệt mỏi, biện pháp đầu tiên là em một mình đi dạo phố, có thể là đi mua sắm và khi trở về nhà thì viết nhật kí.
- - Khi bị căng thẳng mệt mỏi, tôi thường thích đi xem phim hoặc là đi chơi với bạn bè. - Khi bị căng thẳng mệt mỏi, Tôi thường uống thuốc an thần để giảm stress và tôi cảm thấy dễ ngủ hơn. - Gặp phải những tình huống bị stress trong cuộc sống, tôi th ường ngồi 1 mình hoặc là nghe nhạc hoặc là chơi đàn hoặc là ra ngắm, dạo phố. Lúc mà buồn hơn thì tôi có thể ra công viên ngồi 1 mình. Sau đấy là tự nghĩ cách vượt qua tình huống ấy. BTV: Các bạn vừa nghe chùm ý kiến của các bạn sinh viên về các cách giải quyết khi bị căng thẳng. Như một ý kiến vừa nêu thì bạn ấy sẽ dùng thuốc an thần để giải quyết, liệu rằng dùng thuốc có phải là một biện pháp tốt hay không, th ưa chuyên gia? CGTV: Việc dùng thuốc nó liên quan đến vấn đề xác định được đó có phải là bệnh trầm cảm. Cần phải uống thuốc hay không? Bởi v ì xác định căn bệnh trầm cảm không phải là điều dễ dàng, mà phải có được sự tham gia của bác sĩ trong vấn đề đó và quyết định có nên dùng thuốc hay không và dùng ở mức độ nào? BTV: Đối với riêng bạn Hiền, khi bị stress như vậy, bạn thường có những biện pháp như thế nào để giải tỏa stress một cách nhanh nhất? Thu Hiền: Khi bị stress, để giải tỏa một cách nhanh nhất. Mình thường bình tĩnh suy nghĩ lại cái sự việc đấy, bằng cách viết sự việc ấy ra 1 tờ giấy. M ình sẽ căn cứ vào những điều mình viết ra, tùy từng trường hợp cụ thể để đưa ra được hướng đi.
- BTV: Tôi cũng có nói chuyện với một số bạn sinh viên. Các bạn ấy thường chia sẻ là khi bị stress thì các bạn ấy thường đi tình nguyện hoặc tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cộng đồng. Là một sinh viên theo ngành Công tác xã hội, bạn Hoàn, bạn có thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện để giảm căng thẳng cho chính mình hay không? Ninh Văn Hoàn: Mình cũng đã từng tham gia các hoạt đồng tình nguyện, giúp đỡ các trẻ em khuyết tật. Khi mình đến với các em, mình thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Cảm thấy trưởng thành hơn, tự tin hơn và mình có cái nhìn đáng yêu hơn về cuộc sống. BTV: Thưa chuyên gia tư vấn tâm lý, có rất nhiều cách để giúp mình có thể thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Thế nhưng mà, hình như là các bạn ấy chỉ có thể thoát ra trong một thời gian ngắn và sau đó lại bị lặp lại tình trạng đó.. Vậy nếu trong trường hợp này thì làm thế nào? CGTV: Các bạn có thể tìm đến những người lớn tuổi, đáng tin cậy hoặc những người có kiến thức, kinh nghiệm thì có thể chia sẻ trò chuyện để tìm đến ở họ những lời khuyên hoặc cũng có thể tìm đến chuyên gia tư vấn, bác sĩ tâm lý để họ giúp đỡ cho mình tốt hơn. BTV: Cảm ơn ý kiến của chuyên gia, vậy còn 2 bạn sinh viên, bạn đánh giá như thế nào về vai trò của chính bản thân mình trong việc giải quyết căng thẳng? Xin mời ý kiến bạn Hiền. Thu Hiền: Động lực đầu tiên và cũng là cuối cùng để thúc đẩy mình đi lên, khi bị căng thẳng thì mình phải có ý muốn thoát khỏi tình trạng ấy.
- Ninh Văn Hoàn: Mỗi bản thân của mỗi con người thì là chuyên gia của chính mình trong việc giải quyết những vấn đề của chính mình. Bản thân mình phải tự ý thức được rằng, mình sống là cho mình. Tự mình có thể giải quyết được được những vấn đề trong mỗi cuộc sống của chính mình. BTV: Thưa quý vị và các bạn! Điều quan trọng không phải bạn có bị căng thẳng hay không mà chính là thái độ đón nhận và ứng xử của bạn như thế nào để sự căng thẳng đó tạo động lực cho bạn tiếp tục phấn đấu. Bạn sẽ phát triển đ ược tư duy sáng tạo, trưởng thành hơn nếu bạn biết ứng phó với stress một cách hợp lý. Cầm ly nước giơ lên cao trong nhiều giờ liền cũng giống nh ư stress trong đời sống của chúng ta. Hãy biết đặt nó xuống, suy nghĩ tích cực bởi chìa khóa để giải toả stress là bạn phải biết cách chủ động điều chỉnh bản thân mình. Một lần nữa, xin cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự chương trình. Diễn đàn Sóng trẻ xin được khép lại tại đây. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe chương trình. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những diễn đàn sau. 5. Ca khúc: (5’) *MC nam: - Các bạn thân mến, trước khi đến với chuyên mục “Đồng hành cùng bạn”, mời quý vị và các bạn cùng nhau thư giãn với một ca khúc được yêu cầu trong tuần này. *MC nữ: - Và sau đây là bài hát “Những điều nhỏ nhoi” sáng tác Nguyễn Hồng Thuận, do ca sĩ Vy Oanh thể hiện. Xin mời quý thính giả cùng lắng nghe.
- Phát ca khúc 6. Chuyên mục mở: *MC nam: Các bạn thân mến, ngày 22-5-2011 tới đây, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Với nhiều bạn trẻ, mỗi lần bầu cử đều là khởi đầu của những nhận thức mới. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ về cảm xúc cũng như kỳ vọng của họ trong lần bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần thứ XIII mà phóng viên chương trình vừa thực hiện: Quý vị và các bạn thân mến, bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ. Bạn Phạm Quang Huy, sinh viên năm thứ 3 Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Đây sẽ là lần đầu tiên mình thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân thông qua lá phiếu cử tri, nên cảm giác khá hồi hộp. Thường xuyên theo dõi thông tin về các hoạt động chuẩn bị bầu cử trên báo đài, mình thực sự kỳ vọng vào Quốc hội, các hoạt động của Đại biểu quốc hội sẽ thực chất hơn để xứng đáng là người đại diện cho cử tri.” Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào 22/5 tới sẽ rơi đúng vào dịp thi hết học kỳ, Minh Trang ( sinh viên Đại học Y Hà Nội) nói sẽ bố trí lịch học, thi hợp lý để tham gia bầu cử . “Tuy là lần đầu tiên được đi bầu cử, nhưng tôi đã tìm hiểu rất kĩ về thể lệ cũng như cách thức bầu cử. Bởi vì tôi biết mỗi lá phiếu tuy nhỏ nhưng nó thể hiện trách nhiệm của chúng tôi với đất nước.”
- Chúng tôi đã tới trường Đại học Y và tìm hiểu về công tác chuẩn bị của Đoàn trường với hoạt động bầu cử và HĐND các cấp lần thứ 13. Bạn Trang Anh, chủ tịch Hội SV đại học Y cho biết: Trích băng: “Đoàn thanh niên, hội sinh viên đã có một kế hoạch về mặt truyền thông, về mặt băng rôn áp phích khẩu hiêu. Gần đây sẽ tổ chức 1 buổi gặp mặt giữa bí thư, chi hội trường và các bạn sinh viên với ban giám hiệu để cho các bạn biết thêm những thông tin về bầu cử và sẽ có các chương trình văn nghệ chào mừng. Dự kiến tổ bầu cử sẽ có những buổi họp thường xuyên để cập nhật các thông tin và có các buổi họp để thông báo cho các bạn SV về nội dung chi tiết về cuộc bầu cử. Các thông báo đều đã gửi về chi hội trưởng của các lớp và các danh sách đều đã được dán ở chỗ quản lý kí túc xã và các bạn sinh viên cũng đều đã được biết rồi.” Thời điểm bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp, cả nước đang thực hiện quyết liệt Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, khi quyết định lựa chọn ai làm người đại diện cho mình tại Quốc hội kỳ tới, hầu hết các cử tri, nhất là cử tri trẻ đều đặt trọn niềm tin vào người đại diện cho mình. 7. Chuyên mục : Đồng hành cùng bạn * MC nữ: Các bạn thân mến, những ngày nghỉ, thay vì đi chơi đây đó hay ngủ thêm hoặc nằm dài xem tivi nhiều bạn trẻ lại khăn gói lên chùa để nghe giảng đạo, học thiền, hay đơn giản hơn chỉ là để tĩnh tâm, để cân bằng cuộc sống. Mòi các bạn cùng đến với Chùa Đình Quán, Từ Liêm Hà Nội, để xem các bạn trẻ đã học được gì qua những lần lên chùa học đạo này nhé! Giới trẻ lên chùa giải tỏa stress
- ( Phóng viên dẫn trực tiếp tại hiện trường) Mở đầu là Âm thanh tiếng chuông chùa Quý vị và các bạn thân mến, tiếng chuông chùa mà các bạn vừa nghe chính là âm thanh trong một buổi tập thiền của các bạn trẻ tại chùa Đình Quán Từ Liêm Hà Nội. Tại đây, hàng tuần luôn có rất nhiều các bạn trẻ đến với chùa như một biện pháp lấy lại sự thăng bằng và tìm về chốn bình yên cho tâm hồn mình. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với các bạn ấy nhé! PV: Chào các bạn, các bạn có thể giới thiệu một chút cho các bạn thính giả được biết, các bạn đang làm gì được không? Thanh Tâm: Mình là Nguyễn Thanh Tâm, mình đang học ở trường đại học Kiến trúc. Hôm nay thì bọn mình đang nghỉ giải lao trong khóa tu ở chùa Đình Quán, rất vui khi được gặp bạn. PV: Bạn có thể chia sẻ một chút về thời gian biểu một ngày ở chùa của các bạn được không Thanh Tâm: Khi tham gia khóa học này mình sẽ được chia theo gia đình. Mỗi gia đình sẽ do một thầy phụ trách. Thời gian biểu của chúng mình bắt đầu từ lúc 4h sáng, từ 4h đến 6h là quá trình thiền, sau đó là thiền hành. Mình bắt đầu ăn sáng nhẹ rồi quét dọn giúp nhà chùa rồi dọn dẹp cây cối trong nhà chùa. Mình học Phật pháp đến 9h, đến 11h thì về ăn trưa. 12 rưỡi thì mình đi ngủ. đến1 rưỡi, lại tiếp tục học Phật pháp. 21h30 thì mình đi ngủ. PV: Các bạn thân mến, chúng ta vừa gặp gỡ một nhóm các bạn trẻ tại sân chính của chùa Đình Quán, bây giờ, chúng ta sẽ đến với khu vườn của chùa để xem một số bạn trẻ ở đây đang làm gì nhé!
- PV: Chào bạn, tôi thấy bạn cùng rất nhiều bạn trẻ khác đang quét dọn vườn cây. Các bạn làm việc theo gia đình, theo nhóm như vậy rất là vui. Theo bạn, điều bổ ích nhất mà bạn cảm nhận được khi đến với một khóa tu tại chùa như thế này là gì? Trần Văn Thắng: Tôi là Trần Văn Thắng, pháp danh là Phước Trung. Tối qua và buổi sáng nay Mình cảm nhận được là, sau khi tham dự xong mình cảm thấy là nói chung là nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn…. PV: Những điều được học trong chùa như vậy, có giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày hay không? Trần Văn Thắng: Trong cuộc sống, nhiều khi phải đối mặt với áp lực, nên không thể tránh được căng thẳng nhưng mà với hơi thở của tỉnh thức và với bước chân của người thiền hành thì sẽ giúp cho mình giảm đi rất nhiều. Đặc biệt là trong khi mình thực hành tham thiền, mình kìm được cái tâm của mình lại thì mình sẽ sống với con mắt yêu thương mọi người hơn. PV: Cảm ơn bạn. Quý vị và các bạn thân mến, bây giờ chúng ta sẽ cùng nghe Sư thầy Pháp Trung, một sư thầy trong ban tổ chức khóa tu nói thêm về lợi ích của những khóa tu như thế này nhé! Sư thầy Pháp Trung: Khóa tu này là tận dụng thời gian mọi người nghỉ lễ. Mục đích của tất cả mọi khóa tu là giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ, vì người trẻ có nhiều khao khát hơn, thấy có 1 cách sống, tìm cho mình một hướng đi. PV: Xin cảm ơn sư thầy. Quý vị và các bạn thân mến, nếu như bạn còn căng thẳng trong cuộc sống v à chưa tìm được một biện pháp thích hợp nào để giải tỏa sự căng thẳng đó, rất có thể, tham gia một khóa tu nh ư thế này sẽ giúp bạn tĩnh tâm và có động lực vượt qua được khó khăn. Ngoài chùa Đình Quán, các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình Giáo dục mầm non - Bộ GD & ĐT
77 p | 5690 | 627
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
20 p | 1089 | 107
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với Văn hóa giao thông Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Sinh viên với văn hóa giao thông (
22 p | 702 | 88
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
20 p | 803 | 87
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với sức khỏe sinh sản” (
20 p | 1189 | 79
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ Chủ đề “Sinh viên với Internet”
26 p | 1769 | 60
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6
20 p | 1262 | 54
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động đầu năm
21 p | 231 | 48
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần XI”
20 p | 335 | 44
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với việc bảo vệ di tích lịch sử”
23 p | 417 | 38
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6”
19 p | 428 | 36
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động văn hóa dân gian
22 p | 308 | 35
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với hoạt động bảo vệ môi trường Chương trình phát thanh
24 p | 222 | 28
-
Chương trình sóng trẻ số 52 Chủ đề: Khởi động năm thanh niên
20 p | 191 | 27
-
CHUƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ 16 Chủ đề: giới trẻ với việc thể hiện tình cảm nơi công cộng
19 p | 207 | 26
-
Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện”
21 p | 196 | 26
-
Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật
20 p | 151 | 23
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn