YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề 6: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
87
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các lý thuyết cầu tiền tệ và cung tiền tệ, chính sách tiền tệ, kênh tín dụng, chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế,... là những nội dung chính trong chuyên đề 6 "Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chuyên đề để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề 6: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
CHUYÊN ĐỀ 6: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA<br />
I/Các lý thuyết cầu tiền tệ và cung tiền tệ<br />
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể<br />
các tổ chức tín dụng).<br />
Cầu tiền tệ biểu thị lượng tiền mà các chủ thể kinh tế mong muốn nắm giữ<br />
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản<br />
lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là<br />
hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng<br />
trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao<br />
động hay tăng trưởng kinh tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
II - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gồm có 6 công cụ sau:<br />
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng<br />
thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng<br />
tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán<br />
của họ.<br />
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền<br />
gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.<br />
<br />
2<br />
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá<br />
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ<br />
của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương<br />
mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.<br />
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ<br />
bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có<br />
thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu<br />
là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi<br />
suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.<br />
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng<br />
Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là<br />
mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín<br />
dụng cho nền kinh tế.<br />
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa<br />
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công<br />
cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu<br />
hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.<br />
Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ<br />
trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là<br />
công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ<br />
Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ<br />
<br />
1/ Kênh lãi suất<br />
<br />
3<br />
Kênh lãi suất được Keynes mô tả như sau: khi chính sách tiền tệ mở rộng (thắt chặt) -> lãi suất thực sẽ<br />
giảm (tăng), làm giảm (tăng) chi phí vốn, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng (giảm), dẫn đến tổng cầu và sản<br />
lượng tăng (giảm)<br />
2/ Kênh giá tài sản khác<br />
Theo F.Miskin phân ra ba loại giá cả tài sản bên cạnh giá cả công cụ nợ được xem là những kênh truyền<br />
dẫn quan trọng, thông qua đó chính sách tiền tệ tác động tới nền kinh tế đó là: giá cả chứng khoán, giá cả<br />
bất động sản và tỷ giá hối đoái. CSTT mở rộng hay thu hẹp thông qua các kênh truyền dẫn này tác động<br />
đến tình trạng lạm phát và đầu tư trong nền kinh tế.<br />
<br />
<br />
Giá cả<br />
chứng<br />
Cầu Lạm<br />
khoán<br />
trong phát<br />
nước<br />
Giá cả Tổng<br />
Lãi suất bất động cầu<br />
chính thức sản Cầu bên Tăng<br />
ngoài trưởng<br />
Tỷ giá hối kinh tế<br />
đoái<br />
<br />
<br />
2.a/ Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu thuần<br />
Khi nền kinh tế mở cửa thì cơ chế truyền dẫn tiền tệ qua kênh này tác động đến cán cân vãng lai và<br />
tổng cầu càng lớn. Chính sách tiền tệ mở rộng (M) dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo giá trị đồng<br />
nội tệ giảm giá so với ngoại tệ (tỷ giá hối đoái tăng, E↑). Sự giảm gá đồng nội tệ làm cho hàng hóa trong<br />
nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu ròng gia tăng (NX E↑), và vì thế gia tăng sản lượng (E ↑).<br />
Nghĩa là: M↑ E↑ NX↑ Y↑.<br />
2.b/ Học thuyết q của Tobin<br />
Học thuyết q của Tobin đưa ra một cơ chế sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tác động tới nền<br />
kinh tế thông qua tác động lên giá trị của vốn cổ phần.<br />
Tobin định nghĩa q là giá thị trường của doanh nghiệp chia cho chi phí thay thế vốn.<br />
Mô hình q – Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và chi đầu tư. Q của Tobin là được<br />
xác định như là giá trị thị trường của công ty chia cho chi phí thay thế vốn (chi phí mua sắm các công cụ,<br />
tài sản…). Nếu q cao, thì giá cả thị trường của công ty cao so với chi phí thay thế vốn. Khi đó công ty phát<br />
hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn so với giá cả các loại tài sản vốn mà họ mua. Vì vậy, chi<br />
tiêu vốn đầu tư gia tăng, bởi vì các công ty có thể mua nhiều tài sản vốn chỉ với một lượng nhỏ chứng<br />
khoán phát hành. Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái phiếu ít<br />
hấp dẫn so với cổ phiếu. Kết quả là, nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao. Giá cả cổ phiếu càng cao (Ps↑)<br />
khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được càng nhiều vốn hơn (q↑), theo đó chi phí thay thế vốn<br />
giảm (c↓), dẫn đến kích thích đầu tư tăng cao (I↑) và làm cho tổng cầu tăng (Y↑). Tóm tắt như sau: M↑ <br />
Ps↑ q↑ c↓ I↑ Y↑<br />
2.c/ Tác động đến Tài sản<br />
- Mô hình chu kỳ cuộc sống của Franco Modigliani (1963) thiết lập lý thuyết tiêu dùng được quyết<br />
định bởi nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng. Một hợp phần quan trọng của nguồn lực suốt đời của<br />
người tiêu dùng là Tài sản tài chính của họ, trong đó chứng khoán là hợp phần chủ yếu. Chính sách tiền tệ<br />
mở rộng sẽ làm gia tăng giá cả chứng khoán, gia tăng giá trị Tài sản tài chính của các hộ gia đình (W↑),<br />
<br />
<br />
4<br />
kéo theo làm gia tăng nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng, dẫn đến tổng tiêu dùng tăng lên (C↑). Điều<br />
này tạo ra cơ chế truyền dẫn như sau: M↑ Ps↑ W↑ C↑ Y↑.<br />
3/ Kênh tín dụng<br />
3.a/ Kênh tín dụng ngân hàng<br />
Kênh tín dụng ngân hàng dựa trên quan điểm ngân hàng đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống tài<br />
chính bởi vì các ngân hàng có đủ các điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề thông tin bất cân xứng trong<br />
thị trường tín dụng.<br />
Kênh truyền dẫn tiền tệ thông qua hình thức cho vay ngân hàng hoạt động như sau: Chính sách tiền<br />
tệ nới lỏng làm tăng dự trữ ngân hàng và tiền gửi ngân hàng, làm tăng số lượng các khoản vay ngân hàng,<br />
sẽ dẫn đến đầu tư tăng -> sản lượng tăng.<br />
Hàm ý quan trọng của quan điểm về kênh tín dụng là chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn tới sự<br />
tiêu dùng của các công ty nhỏ phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngân hàng hơn là các công ty lớn có khả<br />
năng huy động vốn trực tiếp từ thị trường bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu.<br />
3.b/ Bảng cân đối tài sản<br />
Giá trị ròng của các công ty càng thấp đi thì các vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức khi<br />
tiến hành cho các công ty này vay càng trầm trọng hơn. Giá trị ròng thấp hơn nghĩa là người cho vay có ít<br />
tài sản thế chấp cho các khoản vay của họ, và vì vậy thua lỗ từ sự lựa chọn đối nghịch sẽ cao hơn. Giá trị<br />
ròng thấp của các công ty kinh doanh cũng làm tăng vấn đề rủi ro đạo đức, bởi vì điều này có nghĩa là<br />
những người chủ sở hữu có tiền đóng góp cổ phần thấp trong công ty của họ, khiến cho họ có nhiều động<br />
lực tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro. Do thực hiện các dự án đầu tư rủi ro hơn có thể dẫn đến việc<br />
không trả được nợ, làm giảm giá trị ròng của các công ty sẽ dẫn đến giảm cho vay và vì thế giảm chi đầu<br />
tư.<br />
Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới bảng cân đối tài sản của các công ty theo một số cách như<br />
CSTT nới lỏng dẫn đến giá cổ phần tăng như đã trước mô tả ở phần trước, làm tăng giá trị ròng của công<br />
ty và vì vậy dẫn đến chi đầu tư cao hơn và tăng tổng cầu, nhờ giảm lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.<br />
Hoặc CSTT nới lỏng làm giảm lãi suất, tạo nên một sự tăng trưởng trong bảng cân đối tài sản của<br />
công ty bởi vì dòng tiền tăng, do đó, giảm lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức<br />
3.c/ Kênh lưu chuyển tiền tệ<br />
Khi chính sách tiền tệ nới lỏng, làm lãi suất danh nghĩa giảm, làm cho dòng tiền của doanh nghiệp<br />
tăng, từ đó làm gia tăng tính thanh khoản và giúp cho người cho vay hiểu rõ khả năng trả nợ của doanh<br />
nghiệp. Kết quả là vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức giảm, làm tăng các khoản cho vay và các hoạt<br />
động kinh tế, từ đó làm tổng cầu gia tăng.<br />
3.d/ Kênh Mức giá chung thay đổi đột ngột<br />
Khi mức giá chung tăng lên đột ngột thì nó sẽ làm giảm giá trị các khoản nợ của các doanh nghiệp<br />
nhưng nó không làm giảm giá trị thực tài sản của Doanh nghiệp. Khi chính sách tiền tệ nới lỏng, lạm phát<br />
tăng, làm cho mức giá chung tăng, giá trị ròng thực của doanh nghiệp tăng, làm giảm rủi ro đạo đức và lựa<br />
chọn nghịch, từ đó làm tăng các hoạt động cho vay, đầu tư tăng, từ đó tổng cầu tăng.<br />
3.e/ Ảnh hưởng tính thanh khoản của các hộ Gia đình<br />
Mặc dù hầu hết tài liệu nghiên cứu về kênh tín dụng tập trung vào chi tiêu của các công ty kinh<br />
doanh, nhưng cũng nên quan tâm đến chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là chi tiêu hàng lâu bền và nhà<br />
ở. Sự thắt chặt tiền tệ khiến các ngân hàng từ chối cho vay nên gây ra sự suy giảm trong hoạt động chi tiêu<br />
hàng lâu bền và nhà ở bởi người tiêu dùng không tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng. Tương tự như<br />
vậy, việc tăng lãi suất khiến bảng cân đối tài sản của hộ gia đình xấu đi bởi vì dòng tiền của hộ gia đình bị<br />
tác động tiêu cực.<br />
Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, làm cho lãi suất thực giảm, giá cổ phiếu sẽ tăng, và giá trị<br />
các tài sản tài chính của hộ gia đình sẽ tăng, giảm nguy cơ khủng hoảng tài chính, chi tiêu cho các hàng<br />
hóa gia đình và nhà ở tăng lên, từ đó tăng tổng cầu.<br />
Đánh giá chung về các kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ<br />
<br />
5<br />
Mặc dù có thể kênh lãi suất truyền thống không quá quan trọng, chúng ta thấy rằng việc truyền dẫn<br />
tác động của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng đưa ra một kênh khác làm cho việc thay đổi lãi suất có<br />
ảnh hưởng quan trọng đến tổng cầu. Từ khi tín dụng và cho vay không còn là những nhân tố độc lập trong<br />
việc thúc đẩy nền kinh tế mà như là những phản ứng của chính sách tiền tệ, sự tồn tại của kênh tín dụng<br />
không còn hàm ý rõ ràng, sắc nét về mối quan hệ về thời gian giữa tổng tín dụng và những biến số thực.<br />
Do đó, những kiểm tra theo chuỗi thời gian về của khả năng dự báo tương đối của tổng tín dụng, như<br />
Ramey (1993) và Meltzer (1995) đề cập, không còn ủng hộ cho sự hiệu quả của kênh tín dụng.<br />
Có ba lý do để tin rằng các kênh tín dụng là một phần quan trọng của cơ chế truyền dẫn chính sách<br />
tiền tệ.<br />
Đầu tiên,có rất nhiều bằng chứng để chứng minh cho quan điểm rằng những khuyết tật của thị trường tín<br />
dụng thực sự có ảnh hưởng đến các quyết định việc làm và chi tiêu của các doanh nghiệp.<br />
Thứ hai, có những bằng chứng, như trong Gertler và Gilchrist (1994), chỉ ra rằng những doanh nghiệp<br />
nhỏ, tín dụng bị giới hạn thì bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều hơn doanh nghiệp lớn, tín<br />
dụng ít bị giới hạn.<br />
Thứ ba, và có lẽ là điều thuyết phục nhất, quan niệm bất đối xứng thông tin của thị trường tín dụng không<br />
hoàn hảo là cốt lõi của phân tích kênh tín dụng và là một lý luận đã được chứng minh là rất hữu ích trong<br />
việc giải thích nhiều hiện tượng quan trọng khác. Ví dụ, quan niệm bất đối xứng thông tin của thị trường<br />
tín dụng không hoàn hảo giải thích tại sao có sự tồn tại của rất nhiều các thể chế tài chính và tại sao hệ<br />
thống tài chính lại có cấu trúc như hiện nay. Bên cạnh đó, phân tích kênh tín dụng ở đây cung cấp sự giải<br />
thích rõ ràng cho các sự kiện xảy ra nối tiếp nhau trong cuộc khủng hoảng tài chính và giải thích tại sao<br />
khủng hoảng tài chính lại ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.<br />
Một tính chất quan trọng của các kênh tín dụng đó là sự nhấn mạnh các cách mà chính sách tiền tệ ảnh<br />
hưởng đến nền kinh tế thông qua giá tài sản và lãi suất. Thêm vào đó, bàn bạc về các kênh khác như chính<br />
sách tỷ giá, hệ số q của Tobin, sự giàu có và giá nhà, đất cung cấp thêm những lý do tại sao giá tài sản lại<br />
có vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.<br />
Những bài học cho chính sách tiền tệ<br />
Từ những phân tích và đánh giá về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ có thể rút ra những hàm<br />
ý chính sách nào cho ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ? Có 4 bài học có thể rút<br />
ra từ những hiểu biết về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.<br />
- Sẽ rất nguy hiểm nếu luôn kết hợp chính sách tiền tệ nới lỏng (hay thắt chặt) với sự giảm (hoặc tăng) của<br />
lãi suất danh nghĩa ngắn hạn.<br />
Bởi vì hầu hết các Ngân hàng Trung Ương sử dụng lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, mà điển hình là lãi suất<br />
liên ngân hàng, như một công cụ chính để điều hành chính sách tiền tệ, sẽ rất nguy hiểm nếu Ngân hàng<br />
Trung Ương và người dân tập trung quá nhiều vào lãi suất danh nghĩa ngắn hạn như một chỉ thị về quan<br />
điểm của chính sách tiền tệ. Quả thực, cũng khá là bình thường khi thấy những lời khẳng định kết hợp<br />
chính sách tiền tệ thắt chặt với sự tăng lên của lãi suất liên ngân hàng còn tiền tệ nới lỏng với sự giảm lãi<br />
suất. Cách nhìn nhận này hàm chứa nhiều vấn đề không ổn vì những thay đổi của lãi suất danh nghĩa<br />
không luôn luôn đi cùng với thay đổi của lãi suất thực và do đó, như chúng ta thấy rằng lãi suất thực mới<br />
là một kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Ví dụ, như Minskin<br />
(1981) đã chỉ ra trong những năm cuối của thập niên 70 ở Mỹ, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn rất cao nhưng<br />
lãi suất thực lại rất thấp, thậm chí là âm. Tương tự, trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc Đại suy thoái ở<br />
Mỹ, lãi suất ngắn hạn giảm xuống gần bằng 0, do đó, nó không phải là dấu hiệu của chính sách tiền tệ nới<br />
lỏng nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn thiểu phát, điều này cũng đúng trong giai đoạn suy giảm kinh tế<br />
của cuộc Đại suy thoái. Quả thực, như Friedman và Schawartz (1963) chỉ ra, giai đoạn lãi suất gần bằng 0<br />
trong suốt giai đoạn suy giảm của cuộc Đại suy thoái là một trong những giai đoạn chính sách tiền tệ rất<br />
thắt chặt chứ không phải nới lỏng.<br />
- Các giá tài sản khác ngoài các công cụ nợ ngắn hạn phản ánh thông tin quan trọng về quan điểm của<br />
chính sách tiền tệ bởi đó là các kênh truyền dẫn quan trọng của chính sách tiền tệ.<br />
<br />
6<br />
- Chính sách tiền tệ có thể rất hiệu quả trong việc khôi phục một nền kinh tế yếu kém ngay cả khi lãi suất<br />
ngắn hạn gần bằng 0. Một cách nhìn nhận phổ biến là khi Ngân hàng Trung Ương giảm lãi suất ngắn hạn<br />
xuống gần 0 thì đó rõ ràng là một chính sách để thúc đẩy nền kinh tế. Chính sách tiền tệ nới lỏng để tăng<br />
tính thanh khoản cho nền kinh tế có thể được thực hiện thông qua mua bán trên thị trường mở, chứ không<br />
phải chỉ thông qua mua bán các chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ. Tính thanh khoản tăng giúp phục<br />
hồi nền kinh tế bằng cách tăng kỳ vọng vào mức giá chung và phục hồi giá cả các tài sản khác, sau đó sẽ<br />
khuyến khích tăng tổng cầu thông quan các kênh truyền dẫn được phác thảo ở đây. Vì vậy, có thể nói<br />
chính sách tiền tệ là một công cụ có hiệu lực để phục hồi nền kinh tế đang suy thoái và có lãi suất ngắn<br />
hạn gần bằng 0. Quả vậy, do tính trễ cố hữu trong chính sách tài khóa và yếu tố chính trị trong việc sử<br />
dụng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nới lỏng là chính sách chính được yêu cầu trong quá trình<br />
khôi phục nền kinh tế thiểu phát.<br />
- Tránh những dao động không dự tính trong mức giá là mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ, cung<br />
cấp yếu tố cơ bản cho ổn định giá như là mục tiêu chính trong dài hạn của chính sách tiền tệ.<br />
Trong những năm gần đây, các Ngân hàng Trung Ương tập trung vào ổn định giá như là mục tiêu chính<br />
trong dài hạn của chính sách tiền tệ. Nhiều lập luận đã được thừa nhận cho mục tiêu này, bao gồm những<br />
tác động không mong muốn của các yếu tố không chắc chắn lên mức giá trong tương lai đến các quyết<br />
định kinh doanh và năng suất, sự không chính xác liên quan tới sự ảnh hưởng lẫn nhau của các hợp đồng<br />
danh nghĩa và hệ thống thuế với lạm phát, và những xung đột xã hội tăng lên bắt nguồn từ lạm phát.<br />
Không chỉ những cuộc khảo sát dư luận cho thấy công chúng rất bất mãn với tình trạng lạm phát mà ngay<br />
cả những bằng chứng đang được hình thành cũng chỉ ra rằng lạm phát dẫn đến sự phát triển kinh tế thấp.<br />
Cuộc thảo luận về cơ cấu truyền dẫn tiền tệ đã cung cấp thêm một lý do cho tầm quan trọng của việc ổn<br />
định giá cả. Như chúng ta đã biết, những thay đổi không đoán trước được của giá cả gây nên những dao<br />
động không dự tính được trong sản lượng, đó là hậu quả không mong đợi. Điều đặc biệt quan trọng trong<br />
quan điểm này là giảm phát có thể là nhân tố quan trọng dẫn đến khủng hoảng tài chính kéo dài, như đã<br />
xảy ra trong suốt Đại suy thoái kinh tế. Thấu hiểu cơ cấu truyền dẫn tiền tệ cho thấy nên theo đuổi mục<br />
tiêu ổn định giá cả bởi nó làm giảm sự bất ổn trong mức giá tương lai. Do đó, mục đích ổn định giá nghĩa<br />
là đảm bảo lạm phát âm cũng như lạm phát quá cao xảy ra ít nhất.<br />
III - CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHU KỲ KINH TẾ<br />
Chính sách tài khóa:<br />
Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của Chính phủ liên quan đến việc chi tiêu ngân sách<br />
và thuế khóa.<br />
Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng<br />
chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa nới<br />
lỏng.<br />
Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng<br />
thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.<br />
Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.<br />
Mục tiêu:<br />
Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn:<br />
- Trong ngắn hạn: Chính sách tài khóa tác động đến sản lượng thực tế, khả năng kiềm chế lạm phát và<br />
tình trạng thất nghiệp nhằm ổn định nền kinh tế.<br />
- Trong dài hạn: Chính sách tài khóa đảm bảo các nguồn lực tài chính, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tạo môi<br />
trường và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu tăng trưởng.<br />
1.1. Phân loại:<br />
1.1.1. Chính sách bình ổn tự động (tự ổn định)<br />
Đây là loại chính sách thuế và chi tiêu dựa trên sự biến động của chu kỳ kinh tế tự động phát sinh,<br />
không cần sự tác động của Chính phủ, được thực hiện bởi sự hoạt động của cơ chế thị trường nhờ các<br />
<br />
<br />
7<br />
công cụ bình ổn tự động. Các công cụ này tự tác động và làm giảm bớt sự nhạy cảm của nền kinh tế trước<br />
các cú sốc.<br />
Các công cụ bình ổn tự động quan trọng trong nền kinh tế là thuế thu nhập, trợ cấp thất nghiệp và các loại<br />
trợ cấp xã hội khác.<br />
1.1.2. Chính sách tài khóa chủ động (discretionary fiscal policy)<br />
Là các chính sách tài khóa trong đó Chính phủ sẽ chủ động hành động nhằm thay đổi chính sách thuế và<br />
chi tiêu để đạt các mục tiêu cho trước, cụ thể như xây dựng các công trình công cộng, thực hiện các dự án<br />
công cộng, thay đổi thuế suất, thay đổi chi phí phúc lợi.<br />
1.1.2.1. Chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng)<br />
Hay còn gọi là chính sách tài khóa bội chi, là chính sách làm tăng tổng cầu thông qua tăng chi tiêu<br />
Chính phủ, hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế, hoặc kết hợp cả hai. Nếu thực hiện đồng thời cả hai, chính<br />
sách này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn, hoặc thâm hụt ngân<br />
sách nếu trước đó ngân sách cân bằng. Tuy nhiên tình trạng này có thể giảm dần và trở lại trạng thái cân<br />
bằng nếu sản lượng quốc gia tăng lên.<br />
Ngoài ra khi nền kinh tế đối mặt với sự suy thoái, Chính phủ có thể thực hiện biện pháp tăng các<br />
khoản chuyển nhượng (các khoản chuyển giao thu nhập), là những khoản chi tiêu không đòi hỏi bất cứ<br />
lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối lưu trở lại, bao gồm: trả lương hưu, trợ cấp cho người tàn tật, người<br />
nghèo, trợ cấp học bổng, bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh.<br />
Chính sách tài khóa mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm,<br />
tuy nhiên chính sách này thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt.<br />
1.1.2.2. Chính sách tài khóa thu hẹp (thắt chặt)<br />
Hay còn gọi là chính sách tài khóa kết dư, là chính sách làm giảm tổng cầu thông qua thu hẹp tài<br />
khóa bằng cách giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc kết hợp cả hai. Nếu thực hiện đồng thời cả hai, chính<br />
sách này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách tăng lên, hoặc thặng dư nếu trước<br />
đó ngân sách cân bằng. Ngoài ra, Chính phủ có thể thực hiện biện pháp giảm các khoản chuyển nhượng.<br />
Chính sách tài khóa thu hẹp có tác dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và thiếu bền<br />
vững hoặc khi nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao, chính sách này sẽ giúp ổn định giá cả, đưa nền<br />
kinh tế lại gần với mức sản lượng tiềm năng.<br />
1.1.2.3. Chính sách tài khóa trung lập (cân bằng)<br />
Hay còn gọi là chính sách cân bằng ngân sách, là chính sách tài khóa mà trong đó chi tiêu của<br />
Chính phủ hoàn toàn được cung cấp đủ từ các nguồn thu thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không<br />
phải vay nợ. Chính sách tài khóa này có ảnh hưởng trung tính mức độ hoạt động kinh tế, không sinh ra<br />
hiệu ứng mở rộng hay thu hẹp.<br />
1.2. Các công cụ của chính sách tài khóa<br />
Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ thường sử dụng hai công cụ là thu và chi ngân sách.<br />
1.2.1. Thu ngân sách (thuế)<br />
Là các khoản thu do công dân đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ cho Nhà nước, trong đó, thuế là<br />
nguồn thu chủ yếu, lớn và ổn định nhất.<br />
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước do luật pháp quy định đối với các pháp nhân<br />
và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu<br />
nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong<br />
phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính.<br />
Có hai loại thuế:<br />
- Thuế trực thu: là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví dụ một người nhập<br />
hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá<br />
nhân...Thuế này đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị<br />
mất sức mua.<br />
<br />
<br />
8<br />
- Thuế gián thu: là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Ví dụ: thuế VAT, thuế<br />
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ<br />
được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng bằng<br />
cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán<br />
Ngoài ra còn có các khoản thu khác như phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà<br />
nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy<br />
định của pháp luật.<br />
1.2.2. Chi ngân sách<br />
Là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước<br />
nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ.<br />
Theo mục đích nội dung, chi ngân sách nhà nước gồm:<br />
- Chi tích lũy: những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế;<br />
những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác.<br />
- Chi tiêu dùng: các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi<br />
cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh...<br />
Còn theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý thì gồm:<br />
- Nhóm chi thường xuyên: bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước.<br />
- Nhóm chi đầu tư phát triển: các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc<br />
đẩy tăng trưởng kinh tế.<br />
- Nhóm chi trả nợ và viện trợ: các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay<br />
trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.<br />
- Nhóm chi dự trữ: là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ<br />
tài chính.<br />
1.3. Ứng dụng các công cụ của chính sách tài khóa<br />
1.3.1. Khi nền kinh tế không ổn định (Y ≠ Yp):<br />
Việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng hay thắt chặt sẽ có tác động đến tổng cầu thông qua việc<br />
áp dụng số nhân tổng cầu, từ đó tính ra mức thay đổi tổng cầu để sản lượng thực thay đổi như mong muốn<br />
Mục tiêu: ∆Y = Yp – Y<br />
Với K = 1/(1-ADm)<br />
- Nếu chỉ sử dụng công cụ chi tiêu công: ∆G = ∆Y/K<br />
- Nếu chỉ sử dụng công cụ thuế: ∆T = ∆Y/(-Cm.K)<br />
Nếu áp dụng cả 2 công cụ thì cần phải điều chỉnh cả thuế và chi tiêu chính phủ sao cho: ∆G - Cm∆T = ∆<br />
AD<br />
1.3.2. Khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng (Y = Yp):<br />
Khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng, chính phủ muốn tăng chi ngân sách mà không gây lạm<br />
phát cao, thì phải sử dụng 2 công cụ thuế và chi tiêu chính phủ sao cho: ∆T = ∆G/Cm<br />
2. Chu kỳ kinh tế<br />
Chu kỳ kinh tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba<br />
pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên<br />
chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).<br />
- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc<br />
độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp mới gọi là suy thoái.<br />
- Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa<br />
hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở<br />
pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm<br />
ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.<br />
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang<br />
pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức<br />
dương.<br />
Trong thực tế, các nhà kinh tế học luôn cố tìm cách nhận biết các dấu hiệu của suy thoái vì nó tác<br />
động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:<br />
- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên<br />
ngoài dự kiến, nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng<br />
cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.<br />
- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống, tiếp theo là<br />
hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.<br />
- Khi sản lượng giảm, lúc này cầu giảm làm giá đầu vào của sản xuất giảm, lạm phát sẽ chậm lại.<br />
Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng không tăng nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.<br />
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu<br />
tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm<br />
xuống trong thời kỳ suy thoái.<br />
- Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.<br />
3. Chính sách tài khóa thuận chu kỳ<br />
Khi các nước tiến hành chính sách tài khóa mở rộng lúc có lạm phát và chính sách tài khóa thu hẹp<br />
lúc suy thoái thì các chính sách tài khóa đó được gọi là thuận chu kỳ (procyclical).<br />
Thuận chu kỳ<br />
“Good time” “Bad time”<br />
(Y cao) (Y thấp)<br />
Tăng G Giảm G<br />
Giảm T Tăng T<br />
(Mở rộng) (Thu hẹp)<br />
Chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các<br />
khoản đầu tư và công ích xã hội vào giai đoạn ‘good time’ và cắt giảm chi tiêu lúc ‘bad time’ chứ rất khó<br />
10<br />
cắt giảm các nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng những lúc kinh tế phát triển. Nguyên<br />
nhân là do:<br />
- Các nước đang phát triển thường không có các công cụ bình ổn tự động: Bảo hiểm thất nghiệp còn<br />
hiếm; các khoản chuyển nhượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách; chi tiêu chính phủ và tiền<br />
lương chiếm phần lớn chi tiêu quốc gia; thuế thường là thuế gián thu thay vì thuế trực thu.<br />
- Đầu tư nước ngoài: trong thời kỳ kinh tế phát triển, dòng vốn lớn đổ vào, tỷ giá tăng lên, thúc đẩy<br />
xuất khẩu, làm tăng doanh thu thuế cho Chính phủ, Chính phủ liền tăng đầu tư công, mở các dự án nhà<br />
nước.<br />
- Trong giai đoạn ‘good time’, giá nhiên liệu tăng, gây áp lực cho mức giá chung, thuế thu được<br />
cũng tăng theo.<br />
- Áp lực chính trị cũng tạo động cơ cho Chính phủ tăng chi tiêu vào thời kỳ kinh tế phát triển tốt.<br />
Sau khi tăng chi tiêu như vậy, đến khi nền kinh tế suy yếu, dòng vốn chảy ngược ra, dẫn đến hiện<br />
tượng ‘cú dừng đột ngột’ (sudden stop), Chính phủ đối diện với sự sụt giảm lượng vốn đầu tư và bắt buộc<br />
phải cắt giảm chi tiêu. Đôi khi cắt giảm đầu tư là cần thiết, nhưng ở các nước đang phát triển Chính phủ<br />
lại cắt giảm các khoản chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Cần phân biệt loại đầu tư có<br />
thể sản sinh doanh thu trong tương lai, loại đầu tư có thể tăng thuế để thúc đẩy tăng trưởng, và loại đầu tư<br />
không có cả hai tác dụng đó.<br />
4. Chính sách tài khóa ngược chu kỳ<br />
Ở các nước phát triển, là cần thiết để thoát khỏi tình trạng suy thoái thường hoạt động chống lại các<br />
khuynh hướng mang tính chu kỳ trong nền kinh tế. Tức là: chính sách ngược chu kỳ sẽ kìm hãm nền kinh<br />
tế khi nó đang trong xu hướng đi lên, và kích thích nền kinh tế khi nó đang trong thời kỳ suy thoái. Khi<br />
các nước tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt lúc nền kinh tế có lạm phát và chính sách tài khóa mở<br />
rộng lúc nền kinh tế suy thoái thì người ta gọi chính sách tài khóa đó là ngược chu kỳ (countercyclical).<br />
Như đã trình bày ở mục trên, chính sách tài khóa thuận chu kỳ làm trầm trọng thêm sự suy giảm<br />
của nền kinh tế, do đó chính sách tài khóa nghịch chu kỳ là cần thiết để thoát khỏi tình trạng suy thoái<br />
hoặc lạm phát.<br />
Ngược chu kỳ<br />
<br />
“Good time” (Y cao) “Bad time” (Y thấp)<br />
<br />
<br />
Giảm G Tăng G<br />
Tăng T Giảm T<br />
(Thu hẹp) (Mở rộng)<br />
<br />
Có thể điều chỉnh chi tiêu Chính phủ một cách nghịch chu kỳ, tuy nhiên sự thay đổi tùy nghi trong<br />
chi tiêu công khó có thể sử dụng một cách hữu hiệu do liên quan đến vấn đề độ trễ đáng kể trong quá trình<br />
phê duyệt và thực hiện.<br />
Các nước phát triển chủ yếu thực hiện được chính sách tài khóa ngược chu kỳ là nhờ có các công<br />
cụ bình ổn tự động. Khi suy thoái, thất nghiệp tăng, khiến bảo hiểm thất nghiệp và chuyển nhượng xã hội<br />
tăng theo, Chính phủ hỗ trợ người dân bằng các khoản trợ cấp và bảo hiểm. Như vậy, chi tiêu Chính phủ<br />
tăng trong thời kỳ suy thoái, kích thích nền kinh tế. Đồng thời suy thoái làm thu nhập cá nhân giảm, khiến<br />
doanh thu từ thuế của Chính phủ cũng giảm theo, tức là chính sách thuế cũng có thể ngược chu kỳ.<br />
5. Chuyển đổi chính sách tài khóa từ thuận chu kỳ sang ngược chu kỳ<br />
Một trong các nguyên tắc tài khóa có thể giúp các nước đang phát triển làm cho chính sách tài khóa<br />
của mình bớt theo chu kỳ hơn là cân bằng ngân sách: giữ thu và chi của Chính phủ luôn cân bằng. Trong<br />
nghiên cứu “Lội ngược dòng” của Easterly, Irwin và Serven năm 2008, các tác giả đã phân tích rằng chính<br />
<br />
11<br />
sách tài khóa thường có xu hướng lội ngược dòng, có nghĩa là cố gắng cân bằng ngân sách mà không tăng<br />
thuế.<br />
Ngoài ra, nên dùng doanh thu từ thuế để tài trợ cho các khoản chi tiêu thường xuyên của Chính phủ<br />
và chỉ vay mượn (dưới dạng phát hành trái phiếu) để tài trợ cho các khoản đầu tư công, có nghĩa là chỉ vay<br />
những gì có thể tự trả nợ trong tương lai. Tuy nhiên cách này khó thực hiện và cần định nghĩa rõ ràng để<br />
tránh sự nhập nhằng giữa ‘chi tiêu’ và ‘đầu tư’.<br />
Bên cạnh đó, các quỹ bình ổn cũng là một cách có thể thực hiện được. Ý tưởng cơ bản<br />
của các quỹ này là gửi doanh thu từ một sản phẩm, dịch vụ thu được lợi nhuận lớn của quốc gia vào tài<br />
khoản tiết kiệm trong ngân hàng, hoặc đầu tư vào trái phiếu quốc tế để tạo ra nguồn thu dài hạn, sau đó có<br />
thể sử dụng trong giai đoạn kinh tế khó khăn.<br />
Chính phủ cũng có thể học hỏi từ nguyên tắc 1% của Chile. Từ năm 2001, Chile đều đặn theo chu<br />
kỳ điều chỉnh thặng dư ngân sách của mình phải ở mức tối thiểu là 1% GDP để phá vỡ tính thuận chu kỳ<br />
do chi tiêu của Chile phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu đồng.<br />
Việc sử dụng nguyên tắc nào, phát huy tác dụng được bao nhiêu là phụ thuộc vào các thể chế tài<br />
khóa có minh bạch, hiệu quả, độc lập và đáng tin cậy hay không. Điều này lại phụ thuộc vào các nhà phân<br />
tích, tư vấn, hoạch định chính sách và nhất là các nhà chính trị thực thi chính sách.<br />
6. Một số trở ngại và tác động tiêu cực khi thực hiện chính sách tài khóa<br />
Một số trở ngại có thể gặp phải khi thực hiện các chính sách tài khóa:<br />
- Về chuyên môn: Chính phủ không biết chắc giá trị của những thông số chủ chốt như tiêu dùng biên,<br />
đầu tư biên, nhập khẩu biên; nên khó xác định chính xác số nhân (k), có thể dẫn đến hậu quả sai lầm về<br />
mức độ thay đổi chính sách tài khóa cần thiết.<br />
- Về chính trị: Ở nhiều nước, Chính phủ muốn tiến hành đầu tư thường phải xin quốc hội phê duyệt<br />
và có khả năng bị bác bỏ. Do đó, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng thông qua<br />
tăng chi tiêu công là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi mà lại muốn thực<br />
hiện chính sách tài khóa thắt chặt cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai.<br />
Ngoài ra, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua giảm thuế thì dễ, nhưng khi muốn thực hiện<br />
chính sách tài khóa thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.<br />
- Độ trễ của chính sách tài khóa: ‘Độ trễ trong’ là khoảng thời gian từ khi một cú sốc kinh tế xảy ra<br />
cho đến khi một chính sách được tiến hành để đối phó với cú sốc đó, ‘độ trễ ngoài’ là khoảng thời gian từ<br />
khi một chính sách được tiến hành cho đến khi chính sách đó tác động được lên nền kinh tế. Chính sách<br />
tài khóa thường có độ trễ trong lớn vì phải mất một thời gian Chính phủ mới có thể thông qua một chính<br />
sách về thuế hay chi tiêu.<br />
Bên cạnh đó, sử dụng chính sách tài khóa có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực như:<br />
- Ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia: Chính sách tài khóa mở rộng tiến hành thông qua tăng chi tiêu<br />
và giảm nguồn thu thuế, do đó nó làm giảm nguồn ngân sách của Chính phủ. Chính phủ buộc phải khắc<br />
phục bằng cách giảm đầu tư và gia tăng vay nợ, điều này thu hẹp khả năng thu lợi trong tương lai đồng<br />
thời đặt gánh nặng nợ nần lên sự phát triển của nền kinh tế.<br />
- Ảnh hưởng đến xã hội: nếu Chính phủ tăng thuế để tăng thu nhập (sau khi thâm hụt ngân sách hoặc<br />
tiến hành chính sách tài khóa thu hẹp), nó sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người dân, gây ra phản ứng<br />
tiêu cực trong xã hội và cản trở quá trình tiến hành chính sách tài khóa.<br />
Ngoài ra, nếu tác động lấn át (hay hiệu ứng chèn lấn - crowding out effect) - tác động sụt giảm tiêu dùng<br />
hoặc đầu tư tư nhân xảy ra khi có sự gia tăng trong chi tiêu của Chính phủ - được xác định không chính<br />
xác có thể khiến cho chính sách tài khóa mất đi tác dụng. Bên cạnh đó nếu nền kinh tế đang ở mức toàn<br />
dụng, thất nghiệp cao do người lao động không chấp nhận mức lương hiện tại thì việc mở rộng chính sách<br />
tài khóa cũng không phát huy được tác dụng của nó.<br />
IV - Các tranh luận về hiệu quả của chính sách tài khoá<br />
1. Hiệu quả của CSTK qua phân tích IS-LM<br />
<br />
<br />
12<br />
Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài khóa có hiệu quả to lớn trong<br />
chống chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng<br />
thông qua sự dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài<br />
khóa thông qua công cụ chi tiêu chính phủ.<br />
Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng hoàn toàn<br />
khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn<br />
toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng<br />
đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng,<br />
đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy lãi suất thực tế sẽ tăng lên, gây khó<br />
khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài khóa không phát huy<br />
hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng hất ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Hiệu quả trong nền kinh tế mở<br />
Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu là<br />
chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái<br />
thả nổi, chính sách tài chính(chính sách tài khóa) sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi<br />
chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
2. Thuyết cân bằng Barro-Ricardo<br />
Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng để có<br />
nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu đó, nhà nước lại phát hành công trái và trái phiếu. Robert<br />
Barro khẳng định: người ta, với kỳ vọng hợp lý (rational expectations), sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước<br />
đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm<br />
hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm<br />
giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài khóa sẽ không cao như nhà nước mong đợi.<br />
3. Những trở ngại về chính trị<br />
Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải xin quốc hội phê<br />
duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện<br />
chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi<br />
đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn<br />
vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được.<br />
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính<br />
sách tài khóa thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.<br />
4. Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính<br />
Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử<br />
được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để<br />
triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu<br />
tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính<br />
nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Thảo luận trên lớp<br />
14<br />
1.Độ trễ của chính sách tài khóa<br />
Ví dụ khi mà ban hành 1 chính sách về thuế khi mà quốc hội đang họp để giảm chính sách về 50% thì phải<br />
nhóm họp khoản 6 tháng tới 1 năm để ban hành chính sách đó thì khi mà chính sách ban hành ra thì doanh<br />
nghiệp đã … thì lúc đó rất là khó khăn khi mà gặp độ trễ trong chính sách tài khóa.<br />
2. Suy kiệt tín dụng<br />
Còn về suy kiệt tín dụng và bẫy thanh khoản, nói về bẫy thanh khoản ở đây khi mà ngân hàng trung<br />
ương sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng thì theo quan điểm truyền thống của Keynes khi mà lãi suất rất<br />
thấp gần như bằng 0 thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả, còn theo quan điểm hiện đại thì chính sách<br />
tiền tệ vẫn còn tác dụng khi mà lãi suất gần bằng 0. Còn về suy kiệt tín dụng khi mà ngân hàng thương<br />
mại không muốn cho vay hoặc lãi suất cho vay rất cao, thì để kích thích cho thị trường ngân hàng TW<br />
thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, làm giảm lãi suất, kích thích để cho ngân hàng thương mại cho vay<br />
nhiều hơn.<br />
3. Tại sao chính sách tiền tệ nới lỏng thì đồng đô la lại tăng giá?<br />
Đây là thực trạng của Mỹ trước khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng là do cuộc khủng hoảng tài<br />
chính cuối năm 2007 đầu năm 2008 thì làm cho các trung gian tài chính sụp đỗ và tính thanh khoản của<br />
các ngân hàng bị suy giảm là nguy cơ suy đỗ của toàn bộ hệ thống tài chính, chính vì vậy mà các quốc gia<br />
khác trước tình hình đã tiến hành mua đồng USD để dữ trự vì đồng USD có giá trị vì vậy mà họ đổ xô<br />
mua đồng USD chính vì thế mà làm đồng USD tăng giá và việc đồng USD tăng giá khiến cho việc xuất<br />
khẩu của Mỹ giảm nghiêm trọng chính vì vậy mà việc thực hiện chính sách nới lỏng tiện tệ cũng làm giảm<br />
lãi suất, giảm tỷ giá cũng như là giảm giá đồng USD xuống để kích thích xuất khẩu.<br />
4. Tại sao thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì dẫn đến lãi suất giảm, lạm phát tăng lên?<br />
Đó là vì cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua sự tác động của mức giá chung thay đổi<br />
đột ngột khi mà lãi suất giảm xuống qua nhiều nguyên nhân thì nó mới dẫn đến tình trạng lạm phát, tức là<br />
khi lãi suất giảm xuống ngân hàng tw cung tiền vào trong thị trường và để kích thước đầu tư và đối với<br />
việc cung tiền vào trong thị trường sẽ làm cho lãi suất giảm xuống và việc cung tiền nhiều sẽ dẫn tới tình<br />
trạng lạm phát vì vậy mà khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ thì cần có sự linh hoạt và phối hợp với<br />
mục tiêu chung của nền kinh tế.<br />
Khi mà nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì cung tiền ra ngoài thì để thực hiện chính<br />
sách đó thì đã sử dụng công cụ giảm lãi suất, khi giảm lãi suất thì người dân và doanh nghiệp sẽ cơ hội để<br />
tiếp cận vốn hơn thì họ sẽ đến đi vay, đến đi vay thì dòng tiền ở trong ngân hàng sẽ đi ra ngoài thì khi<br />
dòng tiền ra ngoài nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.<br />
5. Toàn cầu hóa tác động thế nào?<br />
Quá trình toàn cầu hóa tác động sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà tăng nhu cầu phát triển thì đòi<br />
hỏi nền kinh tế đó phải cải cách và thay đổi thì khi mà áp dụng chính sách tài khóa đòi hỏi chính phủ phải<br />
tăng chi tiêu của mình lên để cải cách nền kinh tế của mình. Thứ 2 là nếu toàn cầu hóa thì phải áp dụng<br />
chính sách thông lệ quốc tế thì những quy định chuẩn mực chung do đó nguồn thu của chính phủ là thuế,<br />
khi về thuế muốn cạnh tranh toàn cầu hóa thì phải áp dụng cạnh tranh với các nước trong khu vực thì thuế<br />
phải giảm xuống thì ảnh hưởng đến nguồn thu của chính phủ thì tác động đến chính sách tài khóa.<br />
Trong nền kinh tế mở, giá của nước lớn quyết định giá thế giới, giá thế giới quyết định giá nước nhỏ,<br />
nước lớn nước nhỏ ở đây ko phải là dân số mà là tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam ta là nước<br />
nhỏ xét trong tỷ trọng nền kinh tế toàn cầu thế thì tại sao Mỹ sử dụng công cụ lãi suất để diều hành kinh tế<br />
vĩ mô thì hiệu quả đến thế trong khi VN thì lại ko thì trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mức độ mở càng<br />
kinh khủng thì chắc chắn lãi suất nước lớn sẽ quyết định lãi suất thế giới lãi suất thế giới quyết định lãi<br />
suất nước nhỏ thì mình hình như ko đc theo như ý muốn. Có thể thấy tại sao những nước nhỏ việc điều<br />
hành chính sách vĩ mô gặp khó khăn trong bối cảnh toàn cầu hóa Trong toàn cầu hóa cũng có nhiều mảng<br />
song song trong đó có tự do hóa tài chính tự do di chuyến các nguồn vốn từ phần còn lại thế giới vào trong<br />
nước và ngược lại thì cái đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề điều hành vĩ mô của 1 quốc gia.<br />
Cái này sẽ liên quan đến chủ đề tự do hóa tài chính, cái vấn đề tự do hóa tài chính là chuyên đề người<br />
<br />
15<br />
ta đang thảo luận ở bậc đại học. Kaminsky vaø Schmukler đưa ra trình tự tự do hóa tài chính và đề nghị<br />
trình tự tự do hóa tài chính thế nào để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực.<br />
Mặt tích cực của tự do hóa tài chính:<br />
- Töï do hoùa laõi suaát daãn ñeán phaân phoái nguoàn löïc saûn xuaát coù hieäu quaû hôn.<br />
- Töï do hoùa taøi khoaûn voán, thò tröôøng voán laøm cho tyû leä ñaàu tö trong nöôùc nhaïy caûm<br />
vôùi doøng chaûy voán beân ngoaøi.<br />
- Tö do hoùa taøi chính goùp phaàn caûi thieän quaûn lyù coâng ty.<br />
- Giaûm chi phí giao dòch voán.<br />
- Taêng cöôøng quy moâ vaø caûi thieän söï phaân boå nguoàn löïc taøi chính.<br />
- Taïo ñieàu cho caùc coâng ty trong nöôùc tieáp caän thò tröôøng taøi chính toaøn caàu.<br />
- Caûi thieän heä thoáng quaûn lyù coâng ty, taêng cöôøng naêng löïc caïnh tranh (aùp duïng chuaån möïc quaûn lyù<br />
chaát löôïng, chuaån möïc keá toaùn, taêng cöôøng tính traùch nhieäm vaø minh baïch.<br />
- Naâng cao naêng löïc caïnh tranh cuûa heä thoáng taøi chính trong nöôùc (giaûm chi phí, tieáp caän nhieàu<br />
coâng cuï taøi chính môùi, aùp duïng coâng ngheä thoâng tin).<br />
Mặt tiêu cực:<br />
- Khi caùc coâng ty trong nöôùc nieâm yeát CK treân thò nöôùc ngoaøi seõ ngaên chaën söï phaùt trieån thò tröôøng<br />
trong nöôùc, tính loûng giaûm.<br />
- Ñoä saâu thò tröôøng taøi chính trong nöôùc (The depth of domestic financial market) trôû neân toài teä<br />
hôn.<br />
- Tính hieäu quaû phaân boå nguoàn löïc seõ khoâng xaûy neáu nhö chæ ñôn thuaàn chæ loïai boû nhöõng boùp meùo<br />
(distortions) do kieàm cheá taøi chính gaây ra trong khi nhieàu yeáu toá khaùc vaãn coøn giöõ nguyeân<br />
(intact). Chaúng haïn, tröôøng hôïp töï do hoùa taøi khoaûn voán nhöng haøng raøo thueá quan vaãn giöõ cao,<br />
phuùc lôïi giaûm ñi ( haøng coâng ngheä nhaäp khaåu).<br />
- Trong moâi tröôøng thoâng tin baát caân xöùng (asymmetric), ít coù theå töï do hoùa taøi chính<br />
daãn ñeán caûi thieän phuùc lôïi ( caùc nöôùc khaùc nhau veà vaên hoùa, ñòa lyù …). Coøn xa môùi khaéc phuïc tình<br />
traïng thoâng tin baát caân xöùng.<br />
- Söï chuyeån tieàn ra – vaøo caùc nöôùc dieãn ra vôùi taàn suaát quaù lôùn chæ taïo ra söï phá hoaïi.<br />
- Caùc nöôùc nhoû, töï do hoùa taøi chính chaúng khaùc naøo laø ñaåy chieác thuyeàn nhoû tham gia vaøo cuoäc<br />
haønh trình treån soùng döõ.<br />
6. Chính sách ổn định tự động tác động thế nào khi nền kinh tế suy thoái và phát triển?<br />
Chính sách ổn định tự động là những chính sách được thiết kế để tự nó điều chỉnh làm cho chính sách<br />
tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng như vậy chính sách được<br />
thiết kế là do nhà nhà nước thiết kế chứ không phải là kệ nó để bàn tay vô hình không có sự can thiệt của<br />
nhà nước.<br />
Các công cụ trong chính sách ổn định tự động là bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, thì<br />
khi nền kinh tế suy thoái tỉ lệ thất nghiệp tăng lên thì khiến cho bảo hiểm thất nghiệp và các khoản trợ cấp<br />
xã hội tăng lên khi đó để giúp đỡ người dân thì chính phủ sẽ tăng chi tiêu để có thể hỡ trợ cho những<br />
người nghèo, còn đối với chính sách thuế thu nhập cá nhân thì khi nền kinh tế suy thoái thì làm giảm các<br />
khoản thuế thu nhập cá nhân mà người dân phải đóng nên thu ngân sách của chính phủ sẽ giảm đi. Khi<br />
nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ tác động ngược lại là tỉ lệ thất nghiệp giảm thì các khoản bảo hiểm thất<br />
nghiệp, trợ cấp xã hội sẽ giảm đi chính phủ sẽ có thể cắt giảm một phần nào đó chi tiêu cho các mảng này<br />
thì khi tăng trưởng thì thu nhập của người dân cũng tăng lên cho nên các khoản thuế đóng cho nhà nước<br />
cũng tăng lên, các khoản thu nhập cá nhân tăng lên cho nên thu ngân sách cũng sẽ tăng lên.<br />
Cái tự ổn định thể hiện ở đâu?(Cô giải thích) Khi cá nhân có thu nhập nhiều thì nhà nước thu được<br />
thuế nhiều, mà cá nhân có thu nhập nhiều thường nền kinh tế tăng trưởng nên ta thấy rằng tăng trưởng nên<br />
16<br />
thu thuế nhiều tang thuế cho nên nó phù hợp, việc tăng thuế có thể giảm bớt đc độ nóng của nền kinh tế<br />
bản thân cái đó có tác động tự ổn định rõ rãng người ta phải thiết kế chính sách phù hợp như vậy chính<br />
sách đc thiết kế để khi vận hành thì nó tự ổn định. Ngược lại khi mà nền kinh tế suy thoái thu nhập của<br />
người dân sẽ thấp và như vậy nhà nước cũng sẽ thu thuế thấp và nhu vậy có thế thấy là phản chu kỳ khi<br />
suy thoái thì giảm thuế tang chi tiêu khi kinh tế tăng trưởng quá nóng thì tăng thuế cắt giảm chi tiêu thấy<br />
rằng bản thân những chính sách này tự động làm điều đó đừng nói nhà nước ko cần can thiệp mà bản thân<br />
nhà nước xây dựng ra những cái thuế này và chính sách trợ cấp v.v… như thế nào đó để nó có thể đạt đc<br />
mục tiêu bản thân nó sẽ tự ổn định nếu xây dựng chính sách thuế TNCN ko phù hợp thì chưa chắc đạt<br />
được cái tự ổn định đó.<br />
Bài đọc có liên quan:<br />
1. Chính sách tiền tệ<br />
1.1. Các dạng của chính sách tiền tệ và ưu, nhược điểm<br />
Trong thực tế, việc điều hành chính sách tiền tệ thường được thực hiện dưới những dạng sau:<br />
1.1.1 Chiến lược tổng cung tiền<br />
Nội dung của chiến lược này là Ngân hàng trung ương sẽ thông báo về mức tăng trưởng cung<br />
tiền cụ thể và cố gắng đạt được mục tiêu này thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như đã<br />
đề cập phầ
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn