intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

144
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường I/ Các khái niệm về giá cả 1. Khái niệm giá theo góc độ kinh tế Lý thuyết cổ điển - D.Ricardo: giá dựa trên số lượng lao động cần thiết để tạo ra hàng hoá bao gồm cả các khoản chi phí bổ sung như chi phí phân phối - Malthus: giá dựa trên giá trị của lao động biểu hiện bằng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra để có được hàng hoá

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường

  1. Chuyªn ®Ò Sù h×nh thµnh gi¸ c¶ trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng VÊn ®Ò 1: Ph¹m trï gi¸ c¶ trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng I/ C¸c kh¸i niÖm vÒ gi¸ c¶ 1. Kh¸i niÖm gi¸ theo gãc ®é kinh tÕ Lý thuyÕt cæ ®iÓn - D.Ricardo: gi¸ dùa trªn sè l­îng lao ®éng cÇn thiÕt ®Ó t¹o ra hµng ho¸ bao gåm c¶ c¸c kho¶n chi phÝ bæ sung nh­ chi phÝ ph©n phèi - Malthus: gi¸ dùa trªn gi¸ trÞ cña lao ®éng biÓu hiÖn b»ng tiÒn mµ ng­êi mua s½n sµng bá ra ®Ó cã ®­îc hµng ho¸ - Bentham: ®èi víi ng­êi tiªu dïng, gi¸ ®­îc x¸c ®Þnh bëi mong muèn së h÷u hµng ho¸; ®èi víi ng­êi b¸n lµ kho¶n chi phÝ mµ hä ph¶i bá ra ®Ó s¶n xuÊt ra hµng ho¸ dã Lý thuyÕt ‘cËn biªn’ - Lý thuyÕt nµy nhÊn m¹nh c¸c yÕu tè chñ quan trong viÖc x¸c ®Þnh gi¸ c¶ hµng ho¸ - Menger: gi¸ trÞ g¾n liÒn víi nh÷ng ®¸nh gi¸ vÒ sù ­íc muèn cña ng­êi mua vµ v× vËy, kh«ng ph¶i dùa trªn chi phÝ s¶n xuÊt - Wieser & Jevon: chÝnh tÝnh h÷u Ých cña hµng ho¸ gi¶i thÝch chi phÝ s¶n xuÊt vµ gi¸ trÞ cã thÓ ®­îc ®o l­êng tr­íc khi s¶n xuÊt Lý thuyÕt t©n cæ ®iÓn - Marshall: cÇn ph©n biÖt viÖc x¸c ®Þnh gi¸ ë ng¾n h¹n vµ dµi h¹n - Gi¸ c¶ mµ ng­êi mua s½n sµng tr¶ ®Ó cã ®­îc hµng ho¸ phô thuéc ®ång thêi vµo ­íc muèn së h÷u hµng ho¸ ®ã cña hä vµ chi tiªu mµ hä dµnh cho viÖc ®ã - ë ng¾n h¹n, cÇu thÞ tr­êng cã t¸c ®éng rÊt m¹nh ®Õn gi¸ trong khi ë dµi h¹n, gi¸ c¶ ®­îc ®iÒu chØnh chñ yÕu dùa vµo chi phÝ s¶n xuÊt víi gi¶ thiÕt vÒ c¹nh tranh
  2. - §Ó nghiªn cøu gi¸ c¶, cÇn ph¶i sö dông mét c«ng cô c¬ b¶n lµ kh¸i niÖm vÒ ®é co gi·n! KhiÕm khuyÕt cña c¸c kh¸i niÖm vÒ gi¸ trªn? - Lý thuyÕt cæ ®iÓn kh«ng tÝnh ®Õn sù thay ®æi vÒ qui m« DN, sù ®a d¹ng ho¸ s¶n phÈm vµ sù xuÊt hiÖn cña qu¶ng c¸o - Lý thuyÕt t©n cæ ®iÓn cã tÝnh ®Õn c¸c yÕu tè trªn nh­ng chØ coi ®ã lµ nh÷ng thay ®æi ®Æc biÖt - Ch­a ®Ò cËp ®Õn vai trß cña c¹nh tranh ®éc quyÒn Vai trß cña c¹nh tranh ®éc quyÒn - Lµm biÕn mÊt nguyªn t¾c gi¸ duy nhÊt (hay gi¸ ®ång nhÊt) vµ nguyªn lý vÒ tÝnh ®ång nhÊt cña s¶n phÈm - ChÊp nhËn cho DN mét cÊp ®é tù do trong viÖc h×nh thµnh gi¸ vµ lùa chän h×nh thøc s¶n xuÊt Tõ gi¸ duy nhÊt ®Õn nhiÒu gi¸ - Lý thuyÕt cña Chamberlin vÒ Sù kh¸c biÖt ho¸ s¶n phÈm - Ng­êi mua vµ ng­êi b¸n gÆp nhau kh«ng ph¶i ngÉu nhiªn mµ theo ý thÝch cña hä - Mçi ng­êi b¸n cã sù ®éc quyÒn tuyÖt ®èi vÒ s¶n phÈm cña m×nh nh÷ng kh«ng cã ®éc quyÒn vÒ cung v× cã s¶n phÈm thay thÕ - ChØ cã c¹nh tranh ®éc quyÒn míi gi¶i thÝch ®­îc sù h×nh thµnh gi¸ khi s¶n phÈm kh¸c biÖt HiÖn t­îng nhiÒu gi¸ trªn thÞ tr­êng - §ã lµ chÝnh s¸ch b¸n cïng lo¹i s¶n phÈm víi c¸c møc gi¸ kh¸c nhau tuú theo c¸c ®Æc tÝnh riªng g¾n víi cÇu, nh­ ng­êi mua lµ ai?, ng­êi tiªu dïng cã ngÇn ng¹i khi mua? C¬ së cña ph©n biÖt gi¸? - Sù kh¸c nhau vÒ ®é co gi·n cña cÇu trªn c¸c ®o¹n thÞ tr­êng mµ DN cã thÓ b¸n s¶n phÈm - Sù kh¸c biÖt vÒ chÊt l­îng s¶n phÈm vµ tÝnh h÷u Ých cña chóng - Kh¸c biÖt vÒ ®Þa lý (lý thuyÕt Robinson)
  3. - Kh¸i niÖm CÇu bËc thang cña Michel: cÇu cña mét DN bao gåm nhiÒu møc cÇu bé phËn ®èi víi nh÷ng mÆt hµng kh¸c nhau trong chñng lo¹i s¶n phÈm (hay cßn gäi lµ cÇu thø ph¸t) 2. C¸c h×nh thøc biÓu hiÖn cña gi¸ theo gãc ®é marketing Gi¸ c¶ mang nhiÒu tªn gäi kh¸c nhau (xem b¶ng 1). B¶ng 1: Nh÷ng tªn gäi kh¸c nhau cña gi¸ c¶ C¸c thuËt ng÷ thay thÕ Lo¹i s¶n phÈm/ dÞch vô Gi¸ c¶ HÇu hÕt c¸c lo¹i hµng ho¸... Häc phÝ C¸c kho¸ häc, gi¸o dôc... TiÒn thuª Nhµ ë hay sö dông c¸c ph­¬ng tiÖn nµo ®ã... L·i suÊt Gi¸ sö dông tiÒn... LÖ phÝ C¸c dÞch vô chuyªn nghiÖp luËt s­, b¸c sÜ... C­íc C¸c dÞch vô vËn chuyÓn, th«ng tin... TiÒn l­¬ng/ tiÒn c«ng Tr¶ cho hµng ho¸ søc lao ®éng... Hoa hång Cho viÖc thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng th­¬ng m¹i... Theo gãc ®é øng dông marketing vµo thùc tiÔn kinh doanh, cã thÓ ®Þnh nghÜa gi¸ c¶ nh­ sau: * Víi ho¹t ®éng trao ®æi, gi¸ c¶ ®­îc ®Þnh nghÜa: "Gi¸ lµ mèi t­¬ng quan trao ®æi trªn thÞ tr­êng." §Þnh nghÜa nµy chØ râ: Gi¸ lµ biÓu t­îng gi¸ trÞ cña s¶n phÈm, dÞch vô trong ho¹t ®éng trao ®æi. V× vËy, kh«ng thÓ thiÕu v¾ng gi¸ c¶ ë bÊt kú mét ho¹t ®éng trao ®æi nµo. Trao ®æi qua gi¸ lµ trao ®æi dùa trªn gi¸ trÞ cña nh÷ng thø ®em trao ®æi. V× vËy, khi thùc hiÖn trao ®æi qua gi¸, tr­íc hÕt ph¶i ®¸nh gi¸ ®­îc gi¸ trÞ cña c¸c thø ®em trao ®æi. NÕu tiªu chuÈn cña gi¸ trÞ lµ lîi Ých kinh tÕ th× sù chÊp nhËn mét møc gi¸ phô thuéc rÊt lín vµo sù xÐt ®o¸n lîi Ých mµ c¸c thµnh viªn tham gia trao ®æi ®¸nh gi¸ vÒ møc gi¸ ®ã. Mét møc gi¸ kh«ng ®­îc chÊp nhËn trong trao ®æi th­êng xuÊt ph¸t tõ vÊn ®Ò cèt lâi lµ lîi Ých cña mét hoÆc c¶ hai bªn tham gia trao ®æi kh«ng ®­îc tháa m·n. Cho dï gi¸ mang nh÷ng tªn gäi kh¸c nhau nh­ng chóng ®Òu chøa ®ùng mét ý nghÜa kinh tÕ chung: lîi Ých ®­îc x¸c ®Þnh b»ng tiÒn.
  4. * Víi ng­êi mua: Ng­êi mua lµ mét trong hai thµnh phÇn tÊt yÕu cña ho¹t ®éng trao ®æi. Trong trao ®æi, hä th­êng lµ ng­êi cã tiÕng nãi cuèi cïng vÒ mét møc gi¸ ®­îc thùc hiÖn. Ng­êi mua tham gia trao ®æi nh»m t×m kiÕm nh÷ng lîi Ých mµ hµng hãa vµ dÞch vô cã thÓ tho¶ m·n nhu cÇu vµ ­íc muèn cña hä. Víi hä, ho¹t ®éng trao ®æi nµo còng ph¶i tr¶ gi¸. Møc mµ ng­êi mua ph¶i tr¶ cho hµng hãa vµ dÞch vô d­íi h×nh thøc tiÒn tÖ chÝnh lµ gi¸ c¶ cña hµng hãa vµ dÞch vô ®ã. Ng­êi mua ®Þnh nghÜa gi¸ c¶ nh­ sau: "Gi¸ c¶ cña mét s¶n phÈm hoÆc dÞch vô lµ kho¶n tiÒn mµ ng­êi mua ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n ®Ó ®­îc quyÒn së h÷u, sö dông s¶n phÈm hay dÞch vô ®ã." §Þnh nghÜa nµy thÓ hiÖn râ quan niÖm cña ng­êi mua vÒ gi¸: Gi¸ lµ chi phÝ b»ng tiÒn mµ ng­êi mua ph¶i bá ra ®Ó cã ®­îc nh÷ng lîi Ých mµ hä t×m kiÕm ë hµng hãa vµ dÞch vô. V× vËy, gi¸ th­êng lµ chØ sè quan träng ®­îc sö dông trong qu¸ tr×nh lùa chän vµ mua s¾m s¶n phÈm cña ng­êi mua. Nã võa lµ "phanh h·m", võa lµ c«ng cô kÝch cÇu s¶n phÈm. ThÝch mua rÎ lµ xu h­íng cã tÝnh quy luËt trong øng xö vÒ gi¸ cña ng­êi mua. Khi mäi ®iÒu kiÖn kh¸c nh­ nhau (chÊt l­îng s¶n phÈm, danh tiÕng nh·n hiÖu, dÞch vô hç trî... nh­ nhau) ng­êi mua lu«n t×m ®Õn nh÷ng ng­õoi cung øng cã gi¸ b¸n thÊp nhÊt. Gi¸ chØ lµ ®¹i diÖn cho mét bé phËn chi phÝ (®­îc tÝnh b»ng tiÒn) mµ ng­êi mua ph¶i bá ra ®Ó së h÷u vµ sö dông s¶n phÈm. V× vËy, kh«ng thÓ coi lµ biÕn sè duy nhÊt ¶nh h­ëng tíi quyÕt ®Þnh cña ng­êi mua. Trong nhiÒu tr­êng hîp, c¸c yÕu tè phi gi¸ c¶ (lèi sèng, sù nhËn thøc, t©m lý,...) cßn ¶nh h­ëng tíi hµnh vi cña ng­êi mua lín h¬n c¶ ¶nh h­ëng cña gi¸ c¶. * Víi ng­êi b¸n: Trong ho¹t ®éng trao ®æi, ng­êi b¸n ®ãng vai trß cung øng hµng hãa vµ dÞch vô tháa m·n nhu cÇu vµ ­íc muèn cña ng­êi mua vµ muèn nhËn l¹i gi¸ trÞ hµnh hãa, dÞch vô ®ã ®­îc biÓu hiÖn d­íi h×nh thøc gi¸ gi¸ c¶. §Þnh nghÜa gi¸ c¶ cña ng­êi b¸n: "Gi¸ c¶ cña mét hµng hãa, dÞch vô lµ kho¶n thu nhËp ng­êi b¸n nhËn ®­îc nhê viÖc tiªu thô s¶n phÈm ®ã ." Víi ng­êi b¸n, nhËn thøc vÒ gi¸ cña s¶n phÈm ®­îc thÓ hiÖn qua ®¼ng thøc sau ®©y: Gi¸ cña mét ®¬n vÞ s¶n phÈm = Doanh thu/ ®¬n vÞ hµng hãa, dÞch vô Sau ®©y lµ mét sè nhËn xÐt cña ng­êi lµm marketing khi ®¸nh gi¸ vÒ tÇm quan träng cña gi¸:
  5. Gi¸ lµ biÕn sè duy nhÊt cña Marketing - mix t¹o doanh thu cho doanh nghiÖp. C¸c quyÕt ®Þnh vÒ gi¸ lu«n g¾n víi kÕt qu¶ tµi chÝnh cña doanh nghiÖp. Trong ho¹t ®éng trao ®æi, mong muèn b¸n ®­îc s¶n phÈm víi gi¸ cao lµ mét trong nh÷ng biÓu hiÖn ®Æc tr­ng trong hµnh vi tho¶ thuËn vÒ gi¸ cña ng­êi b¸n. Th«ng tin vÒ gi¸ lu«n gi÷ vÞ trÝ sè 1 trong viÖc ®Ò xuÊt c¸c quyÕt ®Þnh kinh doanh nãi chung vµ c¸c quyÕt ®Þnh vÒ gi¸ nãi riªng. Qu¶n trÞ gi¸ ®­îc coi lµ mét träng t©m cña qu¶n trÞ marketing.
  6. II/ Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả (theo Học thuyết CMarx) 1. Giá cả và giá trị hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ở tất cả các giai đoạn phát triển của hình thái xã hội có sản xuất hàng hoá, giá cả luon biểu hiện băng ftiền của giá trị hàng hoá đã được sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường. Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường và là nội dung, bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Mức giá thị trường phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung-cầu về hàng hoá trên thị trường. Giá cả thị trường và quan hệ cung cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phía sau cung cầu là giá trị trị trường. Giá cả thị trường hình thành ở điểm cân bằng cung cầu và tại điểm đó, giá cả thị trường ngang bằng với giá trị thị trường. Trên thị trường, khi cung nhỏ hơn cầu thị giá cao và ngược lại. Song mức cung thị trường lại phụ thuộc vào giá trị thị trường. Đối với từng loại hàng hoá thì giá cả thường xuyên tách rời giá trị của nó. Tuy nhiên, sự tách rời này phải là vô hạn độ mà nằm trong một giới hạn khách quan do qui luật giá trị qui định. 2.Giá cả và tiền tệ thường xuyên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, giá cả là yếu tố quyết định lượng tiền tệ trong lưu thông và có ảnh hưởng tới tốc độ lưu thông tiền tệ. Giá cả quyết định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả. Về mối quan hệ này có thể xảy ra một số trường hợp đáng chú ý sau: - Nếu số tiền giấy thực tế trong lưu thông thấp hơn so với yêu cầu cần thiết hoặc mức giá của tuyệt đại bộ phận quá cao so với khả năng thanh toán sẽ dẫn đến nhu cầu có khả năng thanh toán nhỏ hơn cung, việc tiêu thụ hàng hoá bị ngưng trệ ở mức độ khác nhau và làm giảm tốc độ của quá trình táI sản xuất. Tất cả những điều này dẫn đến khuynh hướng giảm xuống của giá cả. Sức mua triển vọng của tiền tệ tăng lên so với sức mua hiện tại trong mối quan hệ với giá cả hiện hành. - Nếu số tiền giấy thực tế trong lưu thông không vượt quá yêu cần cần thiết thì nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội tăng lên, giá cả tăng, sức mua thực tế của tiền tệ giảm sút dẫn đến lượng tiền trong lưu thông phảI
  7. nhiều hơn. Lượng tiền này làm làm cầu tăng lên và do đó, làm giá tăng. Quan hệ này tạo thành vòng xoáy giá-tiền, tiền-giá, giá-giá và tất yếu dẫn đến lạm phát. Lạm phát xét về nguồn gốc là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế mất cân đối với tình trạng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế luôn ở mức thấp. Chú ý đến mối quan hệ giữa giá cả và tiền tệ là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi vốn hoạt động lớn, chu kỳ kinh doanh dài…. Nghiên cứu mối quan hệ giá cả-tiền tệ có thể giúp cho doanh nghiệp dự báo chính xác hơn sự biến động của giá cả hàng hoá do mình sản xuất ra và những hàng hoá có liên quan. Nghiên cứu mối quan hệ này cũng rất cần thiết cho sự điều tiét vĩ mô sự phát triển của nền kinh tế cũng như điều tiết sự hình thành và vận động của giá cả hàng hoá. Quản lý giá vĩ mô đồi hỏi phải sử dụng đồng bộ cả 2 phạm trù giá cả và tiền tệ 3.Giá cả có mối quan hệ khăng khít với giá trị sử dụng hay tính hữu ích của hàng hoá Đã là hàng hoá nhất thiết phải có giá trị sử dụng. C.Max đã khẳng định: Giá trị sử dụng và giá trị có sự nhất trí với nhau và là 2 mặt thống nhất của hàng hoá. Giá cả không những biểu hiện bằng tiền giá trị mà còn phản ánh giá trị sử dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng là yếu tố quan trọng chi phối sự hình thành giá cả hàng hoá. Mối quan hệ giữa giá cả và giá trị sử dụng biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau đây: - Trên thị trường, giá cả hình thành thống nhất theo một đơn vị giá trị sử dụng Biểu hiện quan trọng nhất của giá trị sử dụng là chất lượng hàng hoá. Vì vậy, giá cả hàng hoá hình thành theo chất lượng của nó. - Mức giá của hàng hoá gắn liền với chi phí sử dụng hàng hoá. - Giá cả phản ánh tính thay thế lẫn nhau trong sản xuất và trong tiêu dùng. Mối quan hệ giữa giá cả với giá trị sử dụng của hàng hoá chỉ ra rằng: sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng là cơ sở cho sự hiện diện của mức giá trên thị trường. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hoá là hai phương tiện quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu mối quan hệ này cũng có ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông squa việc tác động đến mối quan hệ giữa giá cả-giá trị-giá tị sử dụng, Nhà nước thúc đẩy quá trình tái sản xuất
  8. xã hội đi đôi với quá trình táI ản xuất sức lao động cả về mặt giá trị cũng như hiện vật, khuyến khích hình thành cơ cấu sản xuất-tiêu dùng tối ưu. 4.Giá cả và các quan hệ kinh tế - xã hội Trong nền kinh tế hàng hoá, giá cả xuất hiện trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Do đó, giá cả phản ánh tổng hợp và đồng bộ các quan hệ kinh tế- chính trị-xã hội. Giá cả cũng có tác động trở lại đến các mối quan hệ nói trên. Nhà nước có thể can thiệp vào sự hình thành và vận động của giá cả để điều tiết các mối quan chủ yếu: cung và cầu hàng hoá; tích luỹ và tiêu dùng; công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; thị trường trong nước và thị trường thế giới Tác động đến các mối quan hệ lớn của nền kinh tế quốc dân thông qua giá cả là một hướng quan trọng của công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các doanh nghiệp lại khai thác mối quan hệ giữa giá cả và các mối quan hệ kinh tế theo góc độ khác. Các quan hệ kinh tế, các chính sách của nhà nước về thuế, tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu…có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết và thích nghi một cách tốt nhất những “lực lượng vĩ mô” này trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Tóm lại, giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan rất tổng hợp. Việc nghiên cứu giá cả bắt đầu từ nghiên cứu bản chất của nó là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế.
  9. VẤN ĐỀ THỨ 2: CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG I/ Cơ chế vận động của giá cả thị trường Giá thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tồng quát, do các lực lượng cầu và cung quyết định. Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của cả bên mua lẫn bên bán, là "bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã hội. Giá thị trường có các đặc điểm chủ yếu sau: Một là: Sự hình thành và vận động của giá thị trường chịu sự chi phối mạnh mẽ các quy luật kinh tế của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh). Các quy luật này tác động tới người mua và người bán như những lực lượng vô hình. Hai là; Mặt bằng giá cả không chỉ phản ánh các quan hệ kinh tế trên thị trường trong nước, mà nó còn phản ánh quan hệ giá cả trên thị trường quốc tế. 1. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự vận động của thị trường, do đó quyết định sự vận động của nền kinh tế thị trường. Các quy luật này có những đặc trưng chủ yếu sau: a. Các quy luật kinh tế của thị trường tạo ra động lực kinh tế, đó chính là lợi ích vật chất, mà những người tham gia thị trường có thể đạt tới. Động lực này có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ nhất; trong nền kinh tế bao giờ cũng tồn tại đồng thời các loại lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Tiếp đến là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể. Thực tế nước ta cho thấy nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước do quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, nên chúng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được mọi người ủng hộ. Thứ hai; trong nền kinh tế có nhiều thành phần, thì kinh tế tư nhân thường rất nhạy cảm với các quy luật kinh tế của thị trường so với các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, đối với các nước dựa chủ yếu vào kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể thì khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhiệm vụ đặt ra không chỉ là phải chuyển dịch các hình thức sở hữu, thực hiện cổ phần
  10. hoá và tư nhân hoá một phần, mà còn phải đặc biệt quan tâm tạo ra động lực kinh tế cho khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể. b. Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế của thị trường là quy luật trung tâm, là cơ sở, là động lực của các quy luật kinh tế khác và chi phối các hiện tượng kinh tế, nhưng chúng lại hoạt động một cách tự phát, vì vậy trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, trước hết phải nhận thức rõ để vận dụng các điều tiết chúng vì lợi ích của quốc kế dân sinh. c. Các quy luật kinh tế của thị trường phát sinh và phát triển gắn với sự phát sinh và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Quan hệ sản xuất không làm thay đổi được bản chất của các quy luật kinh tế đó. Sự phát triển của sức sản xuất rất khác nhau của các nền kinh tế ở các quốc gia chỉ làm cho hoạt động của các quy luật mang nhiều màu sắc khác nhau mà thôi. Các quy luật kinh tế của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó quy luật giá trị có vai trò quan trọng nhất. Các quy luật này tác động đến giá cả, đến các yếu tố thị trường theo những chiều hướng khác nhau, do đó, nó tạo ra sự đa dạng và phong phú của các hiện tượng giá trị thị trường. Quy luật giá trị, với tư cách là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá, đã tạo ra cho người mua và người bán những động lực cực kỳ quan trọng. Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tôi đa hoá lợi ích sử dụng. Vì vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức gia thấp. Ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tôi đá hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá cao. Để tồn tại và phát triển, những người bán, một mặt phải phấn đấu giảm chi phí (đặc biệt là ở các giai đoạn trước khi đưa hàng hoá ra thị trường) để chi phí cá biệt bằng hoặc nhỏ h ơn chi phí xã hội trung bình. Mặt khác, họ lại tranh thủ tối đa các điều kiện của thị trường để bán với giá cao. Họ cố gắng dùng mọi thủ đoạn và biện pháp để bán được hàng với giá cao nhất, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. V ì vậy, xét trên phương diện này, quy luật giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc đẩy họ nâng giá thị trường lên cao. Tuy nhiên đó chỉ là xu hướng. Quy luật cạnh tranh: là quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là hoạt động phổ biến trên thị trường. Cạnh tranh thường diễn ra giữa những người bán với những người mua và giữa những người bán với nhau. Do có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, nên những người bán và người mua cạnh tranh gay gắt với nhau. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này lại được khắc phục bằng cơ chế thoả thuận trực tiếp giữa họ để đạt được mức giá mà hai bên
  11. cùng chấp nhận, hoặc là cùng chấp nhận mức giá thị trường mà mỗi cá nhân đều không có khả năng ảnh hưởng tới. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau thường là các thủ đoạn nhằm chiếm lĩnh thị trường, trong đó thủ đoạn giá cả là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng và phổ biến. Người bán có thể áp dụng mức giá thấp để thu hút người mua. Như vậy, cạnh tranh tạo ra một xu thế ép giá thị trường sát với giá trị. Giữa những người mua cũng có sự cạnh tranh với nhau nhằm tối đá hoá lợi ích sử dụng. Quy luật cung cầu: quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông qua sự vận động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức năng: một là, cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán (và chỉ ở thời điểm đó mà thôi). Hai là, chỉ cho các nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng khối lượng sản xuất, khối lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Xét về mặt thời gian, giá thị trường là cái có trước quan hệ cung cầu. Đây là hiện tượng phổ biến của sự hình thành và vận động của giá cả trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng. Qua đó ta thấy rằng Nhà nước cần phải quản lý giá. Sự quản lý đó thể hiện sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế của thị trường, trong đó cần chú trọng các vấn đề sau: a. Không thể chỉ thừa nhận vai trò của quy luật giá trị và quy luật cung cầu đối với sự hình thành và vận động của giá thị trường, mà cò phải thấy vai trò cực kỳ quan trọng của quy lu ật cạnh tranh. Nếu quy luật cung cầu quyết định sự xuất hiện giá thị trường, thì quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh lại quyết định không những mức giá, mà cả xu thế vận động của giá cả. Quy luật cạnh tranh c òn tạo ra cơ chế để khống chế chi phí, giảm chi phí và ổn định giá cả. Do chịu sự tác động đồng thời của các quy luật kinh tế của thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ảnh các quan hệ kinh tế của thị trường, là công cụ quan trọng để thực hiện các yêu cầu của ba quy luật nói trên. Vì vậy, việc để cho các doanh nghiệp tự quyết định giá cả theo những điều kiện cụ thể của thị trường là một quyết định khách quan và đúng đắn của Nhà nước. Quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh tạo ra hai lực ngược chiều nhau đối với sự hình thành và vận động của giá cả. Cả hai lực cùng tồn tại song
  12. song trên thị trường. Để quản lý giá và phát huy tác dụng của các quy luật, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau. Muốn thế, một mặt, Nhà nước cần sớm ban hành hệ thống các đạo luật kinh tế và kinh doanh, tạo hành lang hoạt động cho các doanh nghiệp. Mặt khác, cần từng bước thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực kinh tế này. Ở các ngành và lĩnh vực Nhà nước cần nắm độc quyền, thì phải sớm có biện pháp hạn chế tính độc quyền và quyền lực của độc quyền, đồng thời phải có sự quản lý chi phí bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đây cũng là một biện pháp cần thiết để Nhà nước quản lý giá. b. Tự do cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí nhằm đưa giá sát với giá thị trường. Nếu mức lợi nhuận đạt được không cao, các doanh nghiệp buộc phải tính toán giữa lợi nhuận do giá cả đem lại với lãi suất tiền vay, giữa sự rủi ro và quỹ dự trữ lưu thông để ổn định giá thị trường. Với tư cách là người tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp không bao giờ chịu đứng ra lập quỹ dự trữ lưu thông để ổn định giá thị trường do những rủi ro lớn và vòng vay vốn chậm. Vì thế, đối với những mặt hàng tuỳ được tự do kinh doanh, nhưng nếu có vai trò quan trọng đối với quốc kế dân sinh, có khối lượng tiêu thụ lớn và có thể phải nhập khẩu, v.v... thì Nhà nước vẫn cần phải có biện pháp can thiệp để ổn định giá thị trường trên các mặt hàng này. Nhà nước có thể giúp cho doanh nghiệp có được một lực lượng hàng hoá nhất định để lập quỹ dư trữ lưu thông. c. ổn định giá là yêu cầu tất yếu để ổn định nền kinh tế và đời sống nhân dân. Đối với một nền kinh tế thị trường mới phôi thai, đang trong quá trình hình thành và phát triển thì đương nhiên chưa thể có đầy đủ cơ sở vững chức để ổn định giá, song trong nền kinh tế nước ta hiện nay chúng ta có khả năng để quản lý giá có hiệu quả. Sự hình thành và vận động của giá thị trường phản ánh quan hệ cung cầu và sự cân bằng cung cầu. Trong một nền kinh tế có những sản phẩm mà quá trình sản xuất ra chúng chịu nhiều sự chi phối của điều kiện tự nhiên thì quan hệ cung cầu về những sản phẩm này cũng chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên và quy luật phát triển của sinh vật. Đối với loại sản phẩm này, cầu ít co giãn theo giá, nhưng cung chủ yếu xuất hiện ở thời điểm thu hoạch. Tại thời điểm đó, cung hầu như không thay đổi nhưng giá thì lại có thể biến động. Nếu được mùa, giá cả sản phẩm giảm xuống rất nhanh, lợi ích của
  13. người sản xuất giảm sút nghiêm trọng. Nếu mất mùa, giá cả tăng nhanh, lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn, nhưng lợi ích của người sản xuất cũng không tăng do không có sản phẩm để bán. Sản phẩm của ngành nông nghiệp là ví dụ điển hình của tình trạng trên. Vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp can thiệp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, và tạo điều kiện thuận lợi để ngành kinh tế đó hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. 2. Giá thị trường biểu hiện giá trị hàng hoá và giá cả tiền tệ. Kinh tế thị trường càng phát triển, thị trường càng sôi động, thì hai yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong giá cả hàng hoá. Giá cả tiền tệ được thể hiện ngay trong mỗi yếu tố hình thành nên giá trị hàng hoá. Giả sử nhu cầu về tiền thực tế không thay đổi theo thờ i gian, một sự gia tăng mức cung tiền danh nghĩa nhất định phải dẫn đến một lượng tăng tương đương trong mức giá. Có thể nói, sự thay đổi trong mức cung tiền gây ra sự thay đổi về giá cả. Sự thay đổi giá cả này phụ thuộc vào hai yếu tố sau đây: Một là: sự tăng lượng cung tiền sẽ gây ra sự tăng giá. Hai là; nếu có điều gì khác làm cho mức giá tăng lên và Chính phủ điều tiết sự tăng giá này bằng cách in thêm tiền thì cả khối lượng tiền và giá cả sẽ lại tăng thêm. Trên thực tế, nếu như sự tăng lượng cung tiền danh nghĩa kéo theo sự thay đổi tương ứng của tiền lương và giá cả thì điều đó sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm đối với nền kinh tế. Khi tiền lương danh nghĩa tăng nhanh, về cơ bản nó sẽ làm cho giá tăng lên nhanh để đảm bảo mức cung tiền thực tế chỉ thay đổi một cách chậm chạp tương ứng với những thay đổi về nhu cầu tiền tệ. Sự tác động của yếu tố tiền tệ đến sự hình thành và vận động của giá thị trường là hết sức sức phức tạp. Sự trình bày ở trên tuy đơn giản, song đã cho ta thấy được mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa tiền tệ và giá cả. Do vậy, quản lý giá cả không thể tách rời quản lý tiền tệ. Khi chưa có cơ chế quản lý đầy đủ để tiền tệ thực hiện đúng chức năng của mình, thì vẫn chưa thể có được hệ thống giá cả khách quan, đúng nghĩa với giá thị trường. Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy rằng: a. Để quản lý giá thị trường thì không thể chỉ chú ý tới việc quản lý và điều tiết thị trường hàng hoá, mà còn cần chú ý cả việc quản lý và điều tiết
  14. thị trường tiền tệ. Trong thời gian tới, các chính sách, có chế và biện pháp để phát triển nhanh thị trường tiền tệ sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Việc quản lý giá cả hàng hoá phải đặt trong mối quan hệ với việc quản lý giá cả của đồng tiền trong nước (nội tệ). Giá cả của đồng tiền được thể hiện ở lãi suất tiền gửi và tiền vay. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao và siêu lạm phát, để thu hút tiền vào ngân hàng, Chính phủ thường quyết định lãi suất tiền gửi và tiền vay phải cao hơn tỷ lệ lạm phát (tốc độ tăng giá) và phải chấp nhận lãi suất tiền vay thấp hơn lãi suất tiền gửi. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thường, hoặc tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất tín dụng phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường tiền tệ, song phải đảm bảo lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi và lớn hơn tốc độ tăng giá để doanh nghiệp vay tiền kinh doanh vẫn có lãi. Đó là biện pháp rất quan trọng để giữ giá đồng tiền và giá cả hàng hoá. Đồng thời để quản lý được giá hàng hoá, cần phải quản lý được giá của đồng ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh). Trong nền kinh tế mở, không chỉ có đồng nội tệ mà còn có đồng ngoại tệ. Ngoại tệ lưu thông vừa vớ tư cách là tiền tệ ( trong thanh toán quốc tế), vừa với tư cách là một loại hàng hoá (trong nền kinh tế mở, vàng và đá quý cũng có vai trò như ngoại tệ). Giá cả của vàng và ngoại tệ mạnh ảnh hưởng nhiều tới giá cả của các hàng hoá khác. Vì việc xuất, nhập khẩu đòi hỏi phải sử dụng trực tiếp ngoại tệ, nên giá cả của ngoại tệ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất, nhập khẩu và giá cả các hàng hoá xuất, nhập khẩu... b. Lượng tiền trong lưu thông và tốc độ vòng quay của đồng tiền quyết định tổng cầu của toàn xã hội. Để quản lý được giá cả (kể cả giá cả tiền tệ), Chính phủ cần tạo ra sự cân đối giữa tổng cầu và tổng cung. Nếu tổng cung chưa thay đổi, thì sự sai lầm trong phát hành, đầu tư, v.v... dẫn đến tổng cầu tăng đột ngột sẽ làm cho giá cả tăng đồng loạt và làm cho nền kinh tế lâm vào lạm phát. Mặc dù giá thị trường được quyết định trực tiếp bởi người mua và người bán, song bao giờ giá cả cũng phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế, các lợi ích kinh tế. Quản lý giá cả là quản lý các quan hệ đó và góp phần giải quyết các quan hệ đó. Trong nền kinh tế mở, quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất của cả nước. Do thị trường trong nước và thị trường thế giới thâm nhập vào nhau,
  15. cho nên giá trên thị trường thế giới sẽ tác động đến giá thị trường trong nước.Các biện pháp can thiệp của Chính phủ để hạn chế bớt những tác động tiêu cực của giá thị trường thế giới đến giá thị trường trong nước là cần thiết, song chỉ nên coi đó là các biện pháp nhất thờ Trong nền kinh tế, mỗi loại hàng hoá đều có ý nghĩa kinh tế - xã hội khác nhau. Do đó, việc quản lý giá cần phải có sự phân biệt giữa các loại hàng (hay nhóm hàng).
  16. II/ Xu hướng vận động của giá cả thị trường và các nhân tố tác động Xu hướng vận động của giá thị trường được xét trên hai mặt: 1. Đối với tổng thể hàng hoá. Sự vận động của tổng thể giá cả trên thị trường phụ thuộc vào sự tác động của hai nhóm nhân tố cơ bản sau đây: a. Những nhân tố làm cho giá cả có xu hướng giảm xuống. Sự cạnh tranh trên thị tr ường ngày càng gay gắt làm cho các doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị lạc hậu, quản lý yếu kém sẽ r ơi vào t ình trạng bị thua lỗ và phá sản. Để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên ứng dụng khoa học và k ỹ thuật tiên tiến, đưa công nghệ và thiết bị mới, hiện đại vào kinh doanh, nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá sản phẩm. Thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp có chi phí quá cao (tính cho một đơn vị sản phẩm) sẽ bị loại ra khỏi lĩnh vực sản xuất, lưu thông. Các đơn vị còn lại muốn tồn tại được phải quản lý chi phí chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Đồng thời, do sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại hơn, nên hao phí vật chất và tiền công để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cũng ít hơn. Các yếu tố trên đưa đến kết quả là chi phí cho một đơn vị sản phẩm ngày càng giảm xuống. Do yêu cầu của các quy luật kinh tế của thị trường, các doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để kinh doanh và tìm mọi cách để bán được hàng của mình, cho nên nhìn chung, hàng hoá - dịch vụ sản xuất ra được tiêu thụ hút. Lượng hàng dự trữ trong từng gia đình cũng giảm đi. Việc vận dụng thường xuyên của các quy luất kinh tế của thị trường buộc các doanh nghiệp phải chú ý tới việc tăng tốc độ vòng quay của đồng vốn. Việc đầu tư được tính toán kỹ lưỡng và khoa học hơn, do đó hiệu quả kinh tế của đồng vốn ngày càng cao hơn, cơ cấu đầu tư cũng hợp lý hơn. b. Những nhân tố làm tăng giá cả. Thu nhập của người lao động và của toàn xã hội thường xuyên tăng lên. Thu nhập tăng làm cho cầu về hàng hoá - dịch vụ tăng lên, do đó tạo ra áp lực làm cho tăng giá cả (ở nhiều nước, tốc độ tăng giá thường thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập).
  17. Yêu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao. Vì vậy để thoả mãn yêu cầu đó, các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí để tạo ra được một đơn vị giá sử dụng cung cấp cho xã hội. Tài nguyên ngày cạn cạn kiệt, việc khai thác các tài nguyên ngày càng khó khăn, chi phí khai thác ngày càng lớnm, do đó tài nguyên có xu hướng tăng lên. Sức mua của đồng tiền có xu hướng giảm, do Chính phủ duy trì lạm phát ở mức độ nhất định (lạm phát kích thích tăng trưởng). Các nhân tố nêu trên thường xuyên tác động tới giá cả. Giá cả chịu sức ép của cả hai nhân tố đó. Xu hướng của giá cả sẽ thiên về nhóm nhân tố nào tạo ra được sức ép mạnh hơn. Trong những năm qua, nhân tố thứ hai đã và đang có sức ép mạnh, làm cho mặt bằng giá cả vận động theo các xu hướng sau: + Giá cả không ổn định và có xu hướng tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là việc giảm giá không phải là hiện tượng phổ biến. + Giá cả ngày càng sát với giá trị hơn, và do đó cơ cấu của giá cả ngày càng hợp lý hơn. + Giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước xích gần hơn với giá cả trên thị trường thế giới. + Các quan hệ tỷ giá lớn trong nền kinh tế quốc dân sẽ thay đổi và kéo theo sự thay đổi phức tạp của mặt bằng giá cả. Quan hệ tỷ giá thay đổi theo hướng tỷ giá giữa công nghiệp phẩm và nông sản rộng theo hướng có lợi cho công nghiệp. Còn tỷ giá hàng hoá và dịch vụ thì mở rộng theo hướng có lợi cho dịch vụ. Điều đó có nghĩa là tuỳ mặt bằng giá cả có tăng lên, nhưng tốc độ tăng giá dịch vụ thường cao hơn tốc độ tăng giá nông sản. 2. Đối với từng loại hàng hoá. Quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định sự vận động của giá cả từng loại hàng hoá. Người ta có thể thấy rõ qua hệ giữa cung và cầu và giá cả. Xét trong khoảng thời gian ngắn (vài năm), gia cả thị trường của từng loại hàng hoá có thể tăng lên, hạ xuống và ổn định. Sự tăng giảm đó là do sự thay đổi thường xuyên của quan hệ cung cầu quyết định. Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá tăng. Khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống. Tất nhiên, nếu trên thị trường, cung cầu luôn được duy trì ở mức cân bằng thì giá cả ổn định.
  18. Trên thị trường, quan hệ cung cầu thể hiện dưới các dạng chủ yếu sau đây: - Cung nhỏ hơn cầu - Cung bằng cầu. - Cung lớn hơn cầu. Vấn đề được đặt ra là: yếu tố nào quyết định quan hệ cung cầu? Đó chính là chu kỳ kinh doanh. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên thị trường quyết định sự vận động của quan hệ cung cầu. Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường. Mỗi quốc gia có một nền kinh tế thị trường khác nhau. Chu kỳ kinh doanh trên mỗi nền kinh tế thị trường đó có những đặc thù của nó. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù của nó. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù của nó chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố phát sinh trên thị trường trong nước và trên thị trường thế giới. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên các hình thái thị trường khác nhau sẽ có những đặc thù riêng. Bất kỳ một hàng hoá nào đã tồn tại trên thị trường, hay bất kỳ một nhà kinh doanh nào đã hoạt động trên thị trường đều bị chi phối bởi chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà độc quyền có khả năng hạn chế bớt sự tác động tự phát của chu kỳ kinh doanh tới quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá của mình. Một chu kỳ kinh doanh xuất hiện trên thị trường thường có một số thời kỳ chủ yếu sau: + Suy thoái, tức là giai đoạn mà kinh doanh giảm sút nghiêm trọng. Trong thời kỳ này có giai đoạn tiêu điều và giai đoạn ảm đạm. + Phát triển, tác là kinh doanh được hồi phục, có phát triển và tăng trưởng. + Ổn định (hưng thịnh) tức là kinh doanh phát triển và sau đó ổn định ở mức cao. Hiện tượng trên được lặp đi lặp lại trên thị trường. Khi kinh doanh bước vào thời kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế, hàng hoá có ít người mua, sản xuất bị thu hẹp nghiêm trọng. Do sức ép của sản xuất và của tiêu dùng, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quản lý, cải tiến kỹ thuật, tiếp thu công nghệ và thiết bị mới. Các yếu tố trên lại là cơ sở, tiền đề cho sự phục hồi, tăng trưởng và phát triển. Trong nền kinh tế, nếu đồng thời diễn ra tình trạng nhiều hàng hoá, nhiều
  19. doanh nghiệp ở trong thời gian suy thoái, thì nền kinh tế kém ổn định, tốc độ tăng trưởng và phát triển thấp. Ở thời kỳ suy thoái, do những khuyết tật của sản phẩm, do sự yếu kém của quản lý hoặc do sự lạc hậu về công nghệ và thiết bị, nên sản phẩm có ít người mua, từ đó dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu và giá cả hàng hoá giảm xuống. Do sự "cộng hưởng" của các khối lượng hàng không bán được, nên tốc độ hạ giá ở cuối giai đoạn tiêu điều và đầu giai đoạn ảm đạm cao hơn nhiều so với tốc độ giảm giá ở đầu giai đoạn tiêu điều và cuối giai đoạn ảm đạm. Vì không bán được hàng nên các doanh nghiệp lại tiếp tục hạ giá cho đến khi không thể hạ hơn được nữa. ở mức giá đây đó, hàng hoá vẫn không được tiêu thụ nhiều và buộc doanh nghiệp phải cải tiến sản xuất và quản lý, để đưa ra thị trường những hàng hoá mới có nhiều ưu thế hơn (kể cả ưu thế về giá). Ở thời kỳ phát triển, các sản phẩm mới có nhiều ưu thế đã xuất hiện và được nhiều người biết đến, nên nhu cầu trên thị trường tăng lên rất nhanh. Nhu cầu tăng đã kéo theo sự tăng lên của sản xuất. Song trên thị trường vẫn tồn tại cung nhỏ hơn cầu. Do vậy, giá cả sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu phát triển, và tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của cung. Tốc độ tăng giá trong từng giai đoạn cũng rất khác nhau. Do sức ép tăng nhanh của cầu, nên tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phục hồ i và đầu giai đoạn phát triển là cao nhất. Tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phát triển thấp dần và đạt mức thấp nhất. Do tốc độ tăng giá ở cuối giai đoạn phục hồi và đầu giai đoạn phát triển là cao nhất, nên giá cả trở thành sức hút mạnh nhất đối với các doanh nghiệp và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để có nhiều hàng cung cấp cho thị trường. Trong thời kỳ ổn định, quan hệ cung cầu tương đối ổn định và về cơ bản là phù hợp với nhau (cả về quy mô và cơ cấu). Do quan hệ cung cầu phù hợp với nhau, nên giá cả ổn định và dao động ở điểm cân bằng cung cầu. ở thời kỳ này, các doanh nghiệp thường ít đổi mới công nghệ và thiết bị, ít cải tiến kỹ thuật v.v... Do đó, ngay trong thời kỳ này đã chứa đựng các yếu tố dẫn tới suy thoái. Nếu các doanh nghiệp càng ít đổi mới quản lý, càng chậm cải tiến kỹ thuật, v.v... thì thời kỳ suy thoái sẽ nhanh đến hơn. Trên đây là xu hướng vận động của giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Xu hướng này được thể hiện trên nhiều hình thái thị trường. Song,
  20. sự vận động như trên của giá cả cần phải được chú ý đối với thị trường độc quyền. Trên thị trường độc quyền (thị trường do sự chi phối của người bán), các nhà độc quyền có vai trò rất lớn đối với việc điều tiết quan hệ cung cầu. Thông thường các nhà độc quyền đưa một lượng hàng hoá ra thị trường (cung) nhỏ hơn nhu cầu, và do đó họ sẽ đạt được giá cả cao. Thời gian duy trì giá cao tương đối dài. ở thời kỳ phát triển, giá cũng tăng dần. Giá sẽ ổn định ở thời kỳ hưng thịnh. Do có sự độc quyền, nên có thể sẽ không xuất hiện tình trạng cung lớn hơn cầu và giá ca giảm xuống (ở thời kỳ suy thoái). Song, trong điều kiện suy thoái, mâu thuẫn giữa nhà kinh doanh và người tiêu dùng sẽ trở nên gay gắt, buộc các nhà kinh doanh phải đổi mới quản lý, cải tiến kỹ thuật v.v... Như vậy đã xuất hiện các yếu tố của thời kỳ phục hồi và thời kỳ tăng giá mới. Từ sự phân tích ở trên có thể rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất; trong nền kinh tế thị trường, giá cả thị trường là một hiện tượng kinh tế phức tạp, tổng hợp, là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, là tấm gương phản ánh thực trạng nền kinh tế. Thứ hai; Nhà nước cần phải quản lý giá. Việc quản lý giá phải được thực hiện đồng bộ từ tài chính đến tiền tệ, từ cầu đến cung, từ giá trong nước đến giá trên thị trường thế giới, từ cạnh tranh đến chống độc quyền và các biện pháp hạn chế tự do kinh doanh. Thứ ba; việc quản lý cần được thực hiện theo luật và các chính sách dưới luật. Trên cơ sở đó, cần mở rộng tối đa quyền tự định của các doanh nghiệp. Đồng thời cần tăng kiểm tra, kiểm soát để hạn chế nhiều nhất việc không thực hiện các luật đã ban hành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2