intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUYÊN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chia sẻ: Thân Văn Thương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

217
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961. Trước đó khái niệm hội nhập toàn cầu (Global Integration) đã được sử dụng với ý nghĩa tương tự toàn cầu hoá. Do vậy có thể xem toàn cầu hoá và hội nhập toàn cầu là những khái niệm tương đồng nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

  1. CHUYÊN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Câu 1.Tác động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. a. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961. Trước đó khái niệm hội nhập toàn cầu (Global Integration) đã được sử dụng với ý nghĩa tương t ự toàn cầu hoá. Do vậy có thể xem toàn cầu hoá và hội nhập toàn cầu là những khái niệm tương đồng nhau. Và có thể hiểu toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đ ổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Tuỳ theo cách hiểu nội dung toàn cầu hoá mà xác định thời điểm toàn cầu hoá bắt đầu và cái đích mà nó đi t ới cùng với những hình thức thực hiện đa dạng. Nếu hiểu toàn c ầu hoá là những mối quan hệ kinh tế vượt ra ngoài biên giới quốc gia thì toàn cầu hoá đã bắt đầu từ rất sớm. Nếu hiểu đó là
  2. những quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tới quy mô toàn c ầu, thì toàn cầu hoá lại chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền. Nhưng nếu hiểu toàn cầu hoá là quá trình quốc tế hoá kinh tế trên quy mô toàn c ầu, bao g ồm hai quá trình song song - tự do hoá kinh tế và hội nhập qu ốc tế, phải tuân theo những cam kết toàn cầu, thì quá trình này mới thực sự bắt đầu từ thập kỷ 90. Nhưng dù hiểu khác nhau, nhưng cái đích cuối cùng mà quá trình toàn c ầu hoá hướng t ới là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế. Ngày nay, toàn cầu hóa mà trước hết và thực chất là toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế, đặc trưng chủ yếu của sự phát triển thế giới. Các thuật ngữ “toàn cầu hóa kinh tế”, “toàn cầu hóa v ề kinh tế”, “nền kinh tế toàn cầu hóa”… về cơ bản chứa đựng ý nghĩa giống nhau. Hiện đã có nhiều định nghĩa về toàn cầu hoá kinh tế:
  3. Uỷ ban Châu Âu năm 1997 đã có định nghĩa "Toàn c ầu hoá có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau" 1. Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, nhưng đã không nói rõ sự phụ thuộc lẫn nhau tới m ức độ nào mới xuất hiện toàn cầu hoá. Một định nghĩa khác cho rằng toàn cầu hoá "phản ánh một mức độ phụ thuộc lẫn nhau toàn diện hơn so với trong quá khứ, cho thấy một sự khác biệt với thuật ngữ "quốc t ế hoá". Nó ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan to ả ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc m ột khu v ực nhất định"2. Định nghĩa này đã tiến thêm một bước, nhấn mạnh tới sự phụ thuộc lẫn nhau phải đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới quốc gia gi ảm d ần, phù hợp với tình hình hiện nay của toàn cầu hoá. Điều này cũng có 1 Grahane Thonpdion: Introsuctron, Sitmating Globalization, International Social Siences Journal, Unesco, 1999, N.160, P.139-152. 2 Chủ tịch quỹ Ford Berresford, 1997
  4. nghĩa là tác giả đã xem các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra đơn lẻ trước đây chưa phải là toàn cầu hoá. Một quan điểm khác cho rằng trong nền kinh tế toàn c ầu hoá, các nền kinh tế quốc gia bị hoà nhập vào và được cấu trúc lại trên quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đổi 3. Quan điểm này đã tiến xa hơn hai quan điểm trên, theo đó, toàn cầu hoá không chỉ là sự phụ thuộc l ẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này để hình thành nên một nền kinh t ế toàn cầu thống nhất. Ba định nghĩa trên đây về toàn cầu hoá tuy khác nhau, nhưng thực chất vẫn là một quá trình tiến triển c ủa các quan hệ kinh tế của các quốc gia từ mức phụ thuộc vào nhau, đến mức phụ thuộc toàn diện, rồi hoà tan vào nhau thành m ột n ền kinh tế toàn cầu, không còn biên giới. Trên cơ sở phân tích các khái niệm liên quan, có thể hiểu: 3 Flie Cohen, Toàn cầu hóa, sự hấp dẫn và cơ chế điều tiết, Trung tâm nghiên c ứu khoa h ọc qu ốc gia Pháp, Hội thảo khoa học "Những thách thức về phương diện pháp lý của quá trình toàn c ầu hóa", file://E:\NDVF\SITES/Viét\Sites\logo.htm.
  5. Toàn cầu hóa, mà trước hết và chủ yếu là toàn c ầu hóa kinh tế, là bước phát triển cao của quá trình quốc tế hóa (Internationnalisation) nền kinh tế thế giới, là giai đo ạn chuyển biến về chất của quá trình quốc tế hóa. Toàn cầu hóa tác động và ảnh hưởng tới phát triển xã hội trên tất cả các cấp độ: quốc gia – dân tộc, khu vực và thế giới, tất cả trên lĩnh vực kinh tế - chính trị, xã hội và văn hóa trong đời sống xã hội và cả trong môi trường sinh thái tự nhiên. Tác động và ảnh hưởng này diễn ra trong thực tại và cả trong tương lai, cả mặt thuận chiều và ngược chiều Nội hàm của toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế bao gồm: Các dòng hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật, vốn….ngày càng vượt biên giới các quốc gia, lưu thông trên phạm vi toàn c ầu ngày càng tự do hơn. Sự liên kết chặt chẽ kinh tế của các nước trên thế gi ới thành các kênh phân phối lưu thông các nguồn l ực kinh t ế toàn cầu, cầu nối ngày càng ảnh hưởng và kết hợp chặt chẽ với nhau.
  6. Toàn cầu hóa là sự gia tăng liên kết toàn cầu làm rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, trước hết về sản xuất và thị trường nhờ tính nặng động của thương mại, của sự lưu thông vốn và công nghệ... Nền kinh tế các nước trên thế giới ngày càng mở cửa và hòa nhập với nhau. Sự phát triển kinh tế các nước trên thế giới và sự vận động của toàn bộ nền kinh tế thế giới ngày càng ảnh hưởng và chế ước lẫn nhau. Toàn cầu hóa, thực chất là toàn cầu hóa kinh tế, theo đó, nó có vai trò chủ đạo, các phương diện khác của toàn cầu hóa là do sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế, hoặc là phát sinh của toàn cầu hóa kinh tế. Tóm lại, có thể thấy rằng: Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng các xu thế này được thể hiện ở sự m ở rộng
  7. mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển c ủa các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu. b. Tác động của toàn cầu hóa kinh tế  Tác động tích cực Toàn cầu hóa kinh tế có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, thể hiện trên một số mặt: Thứ nhất, TCHKT thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (vào nửa đầu thế kỷ XX, GDP c ủa thế gi ới tăng 2,7 lần, đến nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn c ầu hóa kinh tế góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt làm tăng mạnh tỷ trọng hàng chế tác (chiếm 21,4%), và các dịch vụ (62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới. Thứ hai, TCHKT làm tăng sự phụ thuộc và tác động l ẫn nhau giữa các nền kinh tế các nước. TCHKT làm cho kinh t ế m ỗi nước có thể trở thành bộ phận của cái tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới. Việc giao lưu trao đổi các hoạt động kinh tế để tìm kiếm các lợi ích giữa các nước, các n ền kinh tế ngày càng tăng lên đã tạo cơ sở cho xu thế đ ối tho ại,
  8. hiệp tác, biết mình, biết ta diễn ra ngày càng mạnh. TCHKT cũng làm giảm thiểu các chướng ngại trong vi ệc l ưu chuy ển vốn, hàng hóa, dịch vụ...giữa các nền kinh tế, các nước, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế mỗi nước, làm cho vi ệc phân b ổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệu quả hơn. Thứ ba, TCHKT truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn , những thành quả mới mẻ về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý s ản xuất kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến các dân tộc, tại nhiều nước....dọn đường cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ năm TCHKT gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về c ạnh tranh đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của m ỗi nước, m ỗi nhà s ản xuất. Để sản xuất, giao lưu kinh tế toàn cầu , phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, chiếm giữ chỗ đứng trên thị tr ường, m ỗi nhà quản lý cũng như mỗi nhà kinh doanh không chỉ sản xuất cái mình có thể, mà phải sản xuất cái mà thị trường cần, phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực s ản xu ất
  9. để ;không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, đa dạng mặt hàng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, phải nắm vững các tiêu chuẩn quốc tế, phải hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế, hiểu biết thị trường thế giới. TCHKT m ở ra địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường m ới, đối tác mới cho từng nước.  Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế Quá trình TCHKT trong mấy thập kỷ qua đã bộc lộ rõ dần những tác động tiêu cực đói với kinh tế, chính tri, xã hội ở mỗi nước. TCHKT không chỉ làm lan tỏa và phổ cập cái hay,cái tốt mà còn cả cái xấu, cái dở. Sự tác đọng tiêu c ực c ủa TCHKT thể hiện trên một số vấn đề sau: Một là, TCHKT tạo ra sự phân phối lại của cải theo hướng nước chảy chỗ trũng, làm cho khoảng cách giầu nghèo trên thế giới và trong từng quốc gia ngày càng mở rộng Theo đánh giá của UNDP, trong “ báo cáo về s ự phát tri ển nhân loại 1999”, xét trên nhiều khía cạnh thì dân số ở 85 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm,
  10. khoảng cách giữa nước giầu và nghèo ở mức báo động. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới, hiện đang chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài, 74% số máy điện thoại của toàn thế giới, trong khi đó 1/5 dân số thuộc các nước nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP của toàn thế giới mà thôi. Hai là, nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế rất bị chấn thương, sự trục trặc ở một khâu có thể lan ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á vào những năm cuối thể kỷ XX, hay vấn đề nợ công ở các nước châu Âu thời gian qua ...đã chứng minh rõ điều đó. Ba là, TCHKT cũng làm xói mòn quyền lực nhà nước , dân tộc, trong khi lại làm cho quyền lực của các công ty xuyên qu ốc gia tăng lên. Khi các hoạt động giao l ưu kinh t ế, thương m ại quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì trên thế giới vai trò c ủa qu ốc gia dân tộc ngày càng mất đi những ý nghĩa nhiều mặt của nó. Các truyền thống văn hóa, truyền thống dân tộc, s ắc thái dân tộc, nếu không có sự bảo vệ, giữ gìn thì cũng bị băng ho ại. Như vậy thế giới sẽ mất đi tính phong phú và đa dạng của nó,
  11. còn các quốc gia dân tộc nói chung, đặc biệt là các quốc gia dân tộc nhỏ yếu sẽ rất bị xâm thực, chủ quyền kinh tế gắn với lợi ích đất nước dễ bị xâm hại. Bốn là, về văn hóa, xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tựu chủ của quốc gia. TCHKT cũng làm cho một số vấn đề tiêu cực trở nên qu ốc t ế hóa như: buôn bán và sử dụng ma túy, m ại dâm, du nh ập l ối sống đồi trụy, lan tràn chủ nghĩa khủng bố... Ngay trong những mặt tích cực nêu trên cũng ẩn chứa không ít mặt tiêu cực. Về trao đổi hàng hóa, việc tự do hóa thương mại thường đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp, do đó, có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh th ị trường. Tuy nói là tự do hóa thương mại song các n ước công nghiệp phát triển vẫn áp dụng những hình thức bảo hộ công khai (như áp dụng hạn ngạch) hoặc trá hình (như tiêu chu ẩn lao động). Tuy có chuyển giao công nghệ song các nước công nghiệp phát triển thường không chuyển giao những thành tựu mới nhất.
  12.  Những tác đông của toàn cầu hóa tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế trên thế giới Xu thế TCH tác động sâu sắc tới mối quan hệ qu ốc t ế và quá trình hội nhập về kinh tế của các nước trong đó có nước ta. Trước nhu cầu phát triển, nắm bắt khả năng tận dụng nhứng mặt tích cực của TCH, các nước trên thế giới đều có thiên hướng từ bỏ chính sách đóng cửa, chuyển sang mở cửa với bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển. Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đa phương ngay càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, xuất hiện nhiều cơ cấu hợp tác với nhiều tầng nấc: tiểu vùng, khu vực, đại khu vực và toàn cầu. ở tiểu vùng là các tam giác, t ứ giác, các chương trình hợp tác phát triển. ở khu vực là các khu m ậu dịch – đầu tư tự do. ở các châu lục như châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi xuất hiện các khu vực mậu dịch tự do hoặc diễn đàn khu vực toàn châu lục. Trên phạm vi toàn cầu là các tổ chức như WTO, IMF, OECD, G8.
  13. Các hình thức liên kết diễn ra ở các cấp đội như: ưu đãi thương mại, liên minh thuế quan, thị trường chung... Những nhân tố nói trên đã tạo nên một mạng quan hệ quốc tế đan xen nhau làm gia tăng thêm tính tùy thuộc l ẫn nhau giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên các chủ thể tham gia quá trình toàn cầu hóa đều có lợi ích riêng, độc lập với nhau, thậm chí đ ối nghịch nhau, từ đó trong quan hệ kinh tế quốc tế luôn tồn tại hai chiều hướng: hợp tác và đấu tranh. Thời đại chúng ta đang sống là thời địa quá độ từ chủ nghĩa t ư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế gi ới. Các l ực lượng tham gia quá trình TCH và hội nhập quốc tế bao gồm hàng trăm các dân tộc và các nhà nước khác nhau: các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển, các nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nước tư bản phát triển không chỉ theo đuổi m ục tiêu tr ực tiếp là lợi nhuận mà còn tìm cách chi phối, khống chế th ị trường thế giới, cải biến kinh tế các nước khác theo quỹ đạo của mình. Ỷ thế có sức mạnh về kinh tế và khoa học công nghệ, các nước tư bản phát triển đang thao túng các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu như IMF, WB, WTO,... áp đặt những
  14. quy chế và phương thức hoạt động không bình đẳng gây thiệt hại càng nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của các nước đang và chậm phát triển. Các nước dân tộc chủ nghĩa hội nhập đ ể có điều kiện phát triển thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Các nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập để tranh thủ những mặt có lợi trên thị trường thế giới phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước phát triển. Trong bối cảnh đó để bảo vệ chủ quyền và l ợi ích qu ốc gia các nước đang phát triển thông qua các tổ chức như UNTCAD, nhóm G7, trung tâm Phương Nam và nhiều diễn đàn khác tăng cường đoàn kết không ngừng đấu tranh ra sức chống l ại s ức ép và sự thao túng của các nước tư bản phát triển. Câu 2. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế và tính tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đánh dấu bước phát triển mới trong sự đổi mới tư duy lý luận cũng như phương thức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trên tất cả mọi lĩnh vực
  15. của đời sống kinh tế xã hội kể cả trong lĩnh vực m ở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một tất yếu khách quan. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước hình thành trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nói chung, trong quá trình tri ển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa nói riêng của các đại hội đảng toàn quốc từ l ần thứ VI đến lần thứ IX. Tại Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác qu ốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn b ản s ắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường...” Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được hiểu là: Quá trình đi liền với toàn cầu hóa kinh tế, mà trọng tâm là “mở cửa” nền kinh tế, là tiến hành tự do c ạnh tranh, đ ưa các doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào cuộc cạnh tranh quốc tế.
  16. Sự tham gia vào phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng không gian và môi trường để chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. Một cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi nước thông qua việc thiết lập quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, đan xen nhau với nhiều tầng nấc ở các quốc gia khác nhau. Nói tới hội nhập kinh tế quốc tế là nói tới việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế gi ới, nhất là WTO; là tự do hóa thương mại hàng hóa; là mở cửa thương mại dịch vụ; là sự gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ... thông qua đó mà thiết lập các mối quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ... với các nước trên thế giới dưới hình thức quan hệ song phương hay đa phương. Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, diễn ra với nhịp độ ngày càng tăng. Để tránh nguy cơ tụt hậu và khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát
  17. triển chung đó, các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của mình. Nhìn chung, các nước đang phát triển hội nhập vào n ền kinh tế thế giới và khu vực là nhằm tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc khai thác tối đa nội l ực, khơi d ậy các tiềm năng kinh tế, đi đôi với việc tận dụng các ngoại lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế có hiệu quả. Sự k ết hợp hai loại yếu tố này mở ra những cơ hội cho quá trình hội nhập quốc tế của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). 2. Tính tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. a.Về mặt khách quan: - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động mạnh đến sự phát triển của thế giới. Cách mạng khoa học và kỹ thuật trước đây và cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay (nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa...) đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, tạo ra những phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc hiện đại, mở rộng phân công lao động quốc tế trên
  18. phạm vi toàn cầu, làm tăng sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc. Trước hết, phải kể đến công nghệ thông tin vì công nghệ thông tin đang là cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Trong cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, máy móc có thể thay thế một phần trí tuệ con người, làm cho tốc độ tư duy và năng lực tư duy phức t ạp m ở r ộng. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, như chế tạo các mạch vi điện tử, máy vi tính, mạng máy tính… và các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử quốc phòng… Đó đều là những bộ phận quan trọng của công nghệ thông tin. Nền kinh tế mới s ẽ được trang bị lại chủ yếu nhờ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra các bộ não – thần kinh để tích hợp ngày càng rộng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ thông tin là y ếu t ố khoa học, là công nghệ cốt lõi tạo ra điều kiện kỹ thu ật c ủa toàn cầu hoá nhờ hệ thống thông tin toàn cầu, bao gồm hệ thống Internet. Thứ hai, công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế giới đầy bí hiểm của sự sống. Khoa học hiện đại đã khám phá ra gen dưới dạng các phân tử hình xoắn kép (ADN), hiểu rõ được mật mã c ủa s ự
  19. sống…, đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. S ự phát triển của công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách tối ưu đã mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao động, gi ải đáp những vấn đề nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng biết đến. Thứ ba, nhiều công nghệ mới quan trọng khác như công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng m ới, công nghệ hàng không vũ trụ… ra đời, mở ra những tiềm năng m ới, tri ển vọng mới. Ngày nay, việc sử dụng nguồn điện nguyên tử, thuỷ điện và điện mặt trời ngày càng nhiều trong đời sống xã hội. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học… thay thế ngày càng nhiều những nguyên liệu truyền thống. Cuối cùng, đó là tự động hoá trong sản xuất. Tự động hoá trong sản xuất giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, m ở ra triển vọng mới trong sự phát triển. - Xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ, buộc các nền kinh tế quốc gia dân tộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới để phát triển nếu không bị lạc hậu.
  20. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan”. Tính khách quan ấy bắt nguồn từ một số nhân tố sau: Một là, toàn cầu hóa kinh tế - bước phát triển mới, cao của quốc tế hóa kinh tế đã hình thành và phát triển qua một chặng đường lịch sử khá dài, nó bắt nguồn từ sự phát triển lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế. Trong các xã hội cổ xưa, các quốc gia dân tộc tồn tại tương đối biệt lập, ít có quan hệ với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì các quan hệ cũng dần dần mở rộng khỏi danh giới quốc gia, hình thành các mối quan hệ quốc tế và quá trình quốc tế hóa được bắt đầu. Hai là, sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Ở vào thế kỷ thứ XV, XVI nhờ có những phát kiến lớn về địa lý, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật hàng hải đã giúp các nước trên châu lục thông thương, mở rộng giao l ưu kinh t ế, thương mại. Đường sắt phát triển mạnh ở châu Âu và Bắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1