Chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề chuyển đổi số đối với ngành tài chính
lượt xem 4
download
Bài tham luận nghiên cứu, tổng hợp một số nét chính về chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính nhằm chuyển mình, bắt kịp, nắm vai trò chủ động trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề chuyển đổi số đối với ngành tài chính
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 19 CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH TS Nguyễn Cương* TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà điểm đột phá là chuyển đổi số được nhiều học giả và nhà quản lý đánh giá là một vận hội phát triển chưa từng có trong lịch sử, thời cơ để Việt Nam bắt kịp, đi cùng và có thể vượt lên các nước phát triển. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư nhằm kiến tạo môi trường thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong cả ba lĩnh vực: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bài tham luận nghiên cứu, tổng hợp một số nét chính về chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính nhằm chuyển mình, bắt kịp, nắm vai trò chủ động trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam. Từ khóa: chuyển đổi số, ngành tài chính, thách thức 1. Định hướng về chuyển đổi số quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia về chuyển đổi số, điển hình như Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Mexico, Singapore, Thái Lan, Uruguay,… Nội dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, nói chung về cơ bản đều hướng tới các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi số nền kinh tế (kinh tế số), bao gồm: Phát triển các doanh nghiệp số, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống (hướng tới sản phẩm tích hợp số; chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng số; thay đổi quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa,...), phát triển tài chính số và phát triển thương mại điện tử; (ii) Chuyển đổi số xã hội (xã hội số), trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm khoảng cách xã hội (như giáo dục, y tế, văn hóa, an toàn an ninh xã hội,…); (iii) Chuyển đổi số trong một số ngành trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông,…); (iv) Chuyển đổi số trong cơ quan Chính phủ (Chính phủ số), hướng tới cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia người dân trong các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mới trong các cơ quan nhà nước, phát triển dữ liệu mở của cơ quan nhà nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tài chính *
- 20 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Để thực hiện chuyển đổi số theo các lĩnh vực trên, các yếu tố nền tảng cần bảo đảm, bao gồm: Phát triển hạ tầng số (phát triển mạng di động thế hệ mới, kết nối cáp quang đến các gia đình, doanh nghiệp, cung cấp WiFi miễn phí tại khu vực công cộng, phát triển điện toán đám mây (cloud computing), hạ tầng Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData),…); phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills); Đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số mới; xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, tin cậy, thúc đẩy chuyển đổi số. Sớm nhận diện vai trò, tác động to lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ Chính trị, 2019) đưa ra mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”. Ngày 17/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27/9/2019. Ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra tầm nhìn đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2020) “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong thời gian vừa qua, triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 ban hành chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 21 xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,... nhằm tiếp tục triển khai toàn diện, triệt để, quyết liệt các chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 52-NQ/TW. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 tại Thủ đô Hà Nội) đã xác định một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021) là “…đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”; xác định rõ một trong các đột phá chiến lược của đất nước trong giai đoạn 2021-2030 “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”. 2. Một số kết quả trong triển khai chuyển đổi số 2.1. Các kết quả trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Chuyển đổi số tiếp tục được mạnh mẽ thúc đẩy ở các cấp, các ngành và đặc biệt là người đứng đầu. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của chính quyền 5 năm và hằng năm về chuyển đổi số; Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của toàn bộ 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương được thành lập và đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 Quyết định, 1 Chỉ thị, 1 Nghị định về chuyển đổi số, trong đó có phê duyệt Ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia. Hạ tầng số tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định tăng 32,7%, mạng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ. Mạng truyền dữ liệu riêng của các cơ quan Đảng và Nhà nước kết nối 4 cấp quản lý tiếp tục được phát triển, kết nối đến 100% huyện và hơn 97% xã trên toàn quốc. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kết nối với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp nhà nước và 58 địa phương. Bộ Công an đã cấp trên 78 triệu thẻ định danh gắn chíp điện tử và hoàn thành xác thực 45 triệu người tham gia BHXH. Cơ sở dữ liệu bảo hiểm quốc gia quản lý thông tin của 27 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có thông tin của 98 triệu người dân. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đã đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, tương đương với tỉ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân. Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng nộp thuế điện tử đã đạt 99% và tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%. Trong 05 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 76% về số lượng và 30,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, giao dịch qua điện thoại di động và QRCode là các loại giao dịch có mức độ tăng trưởng cao nhất. Giao dịch qua điện thoại di động tăng 99,1% về số lượng và 86,1% về giá trị, trong khi giao dịch qua QRCode tăng 68,9% về số lượng và 113,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 (Báo Chính Phủ, 2022).
- 22 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2. Kết quả trong triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành Tài chính Có thể nhận định, Bộ Tài chính là một trong các đơn vị có thể đóng vai trò “tiên phong” trong nghiên cứu, triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngay trong năm 2018 Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính - ngân sách (Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, 2018), trong đó ngành Tài chính xác định mục tiêu “Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái Tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức”. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua Bộ Tài chính cũng ban hành các chương trình, kế hoạch hành động nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính; Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025; Quyết định số 843/ QĐ-BTC ngày 12/6/2020 ban hành kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030; Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 ban hành kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,....Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong xây dựng Chính phủ và chuyển đổi số trong thời gian vừa qua, ngành Tài chính đã “gặt hái” được nhiều kết quả đáng ghi nhận: chín năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2020) dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Vietnam ICT index) khối các bộ, cơ quan ngang Bộ; 02 năm liên tiếp đứng đầu chỉ số chuyển đổi số (DTI) khối các bộ, cơ quan ngang bộ (2020, 2021). 3. Một số vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính trong thực hiện chuyển đổi số Có thể nhận định cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà điểm đột phá là chuyển đổi số là tất yếu khách quan, được Đảng, Nhà nước nhận diện, xác định là một trong các đột phá chiến lược của đất nước trong giai đoạn 2021-2030. Trong đó, lĩnh vực tài chính vinh
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 23 dự là một trong các lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số tại Quyết định số 749/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ, 2020) “Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán”. Tuy nhiên, để thực hiện tốt trọng trách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, việc nhận diện được những vấn đề, đề ra được các giải pháp thực hiện là nhiệm vụ lớn, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành Tài chính. Xét về khía cạnh kỹ thuật - công nghệ, theo tác giả có một số nhóm vấn đề chính đặt ra đối với ngành Tài chính trong thực hiện chuyển đổi số: Một là, tạo sự thay đổi trong kiến thức, thái độ, hành vi của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính về chuyển đổi số. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định “cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ”. Theo một nghiên cứu của McKinsey (McKinsey, 2019), có đến 70% dự án chuyển đổi số thất bại, một trong những nguyên nhân khiến các kế hoạch chuyển đổi số không đạt được mục tiêu là do sự phản kháng của nhân viên, sự thiếu hỗ trợ đến từ quản lý và quan trọng là thiếu động lực để thực hiện sự thay đổi trong tổ chức. Cũng theo một báo cáo năm 2021 của Ủy ban Tài khoản công, Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (National Audit Office, 2021) hai trong ba khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chuyển đổi số của Liên hiệp Anh và Bắc Ireland liên quan đến nhận thức: “Am hiểu về CĐS không tương đầu giữa các cấp lãnh đạo”, “các đơn vị chức năng chưa nhận thức được hiệu quả đem lại khi thực hiện chuyển đổi số”. Do đó, việc nhận thức đúng, toàn diện về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính là yếu tố then chốt trong triển khai chuyển đổi số ngành Tài chính. Nhận thức đúng sẽ có thái độ, ứng xử đúng từ đó tạo sự đồng thuận, quyết tâm trong triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch chuyển đổi từ nền tài chính điện tử sang nền Tài chính số. Hai là, thay đổi phương thức quản trị truyền thống sang quản trị số tiến tới quản trị thông minh nền tài chính quốc gia. Với xu hướng chuyển dịch của các thực thể ngành Tài chính đang cung cấp dịch vụ (người dân, doanh nghiệp) từ môi trường thực lên môi trường số đang diễn ra hiện nay và dự báo sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới. Điều này dẫn tới hình thành loại hình giao tiếp mới thay cho hình thức giao tiếp truyền thống, giao tiếp số được thực hiện giữa các thực thể với ngành Tài chính, giữa thực thể với thực thể, giữa phần mềm máy tính/robot với phần mềm máy tính/robot trên môi trường số. Việc thay đổi phương thức quản trị nêu trên không chỉ đơn thuần là trang bị, ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin tiên tiến để hỗ trợ quản trị mà còn phải xét đến các yếu tố về văn hóa, ứng xử trên môi trường số,... cũng như các chính sách quản trị trên quan điểm phục vụ tốt để quản trị tốt nền tài chính quốc gia.
- 24 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Ba là, tái cấu trúc công nghệ thông tin trong ngành Tài chính. Tái cấu trúc công nghệ thông tin cần được thực hiện dưới hai khía cạnh: (i) tái cấu trúc về tổ chức – bộ máy các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin; (ii) và tái cấu trúc về hạ tầng kết nối, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu trong ngành Tài chính. Với mô hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các giai đoạn trước (các ứng dụng được triển khai theo mô hình phân tán), tổ chức – bộ máy bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin ngành Tài chính được bố trí từ cấp Trung ương đến cấp địa phương (cấp tỉnh) theo cơ cấu tổ chức-bộ máy của ngành Tài chính. Tại cơ quan Bộ có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin, tại các cơ quan Tổng cục có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin, tại các Cục địa phương cũng bố trí bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin. Mô hình tổ chức như trên là phù hợp, hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính trong các giai đoạn trước. Tuy nhiên, với xu hướng công nghệ hiện nay (điện toán đám mây, ứng dụng tập trung, mobile apps,...) thì mô hình tổ chức-bộ máy công nghệ thông tin hiện tại dường như “cồng kềnh”, chưa vận dụng được tối đa được các nguồn lực đầu tư công nghệ thông tin của ngành,.... Điều này, đòi hỏi ngành Tài chính cần chú trọng nghiên cứu, tái cấu trúc tổ chức – bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin ngành Tài chính phù hợp với xu hướng công nghệ, xu hướng tổ chức, triển khai công nghệ thông tin trong tình hình mới. Bên cạnh việc tái cấu trúc về tổ chức – bộ máy các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin, thì việc tái cấu trúc về hạ tầng kết nối, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu trong ngành Tài chính cũng cần chú trọng đẩy nhanh tiến độ triển khai. Hiện nay, phần lớn các hệ thống thông tin “cốt lõi” trong ngành Tài chính như TABMIS, VNACC,... đều đã được đưa vào vận hành trên 10 năm. Các yếu tố lạc hậu về công nghệ, năng lực xử lý của phần mềm,... đã hiện hữu; các vấn đề về kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong ngành, phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung toàn ngành cũng cần được tính toán lại, tái cấu trúc để đảm bảo tính liên thông, thống nhất từ quy trình nghiệp vụ, đến dữ liệu, ứng dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ trong toàn ngành. Bốn là, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính nói chung và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác công nghệ thông tin nói riêng. Trong bối cảnh triển khai, ứng dụng ngày càng phổ biến các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo (IA), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud computing),…) đòi hỏi cần xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao để làm chủ được công nghệ. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp cho cán bộ làm công tác công nghệ thông tin trong ngành Tài chính. Cùng với việc triển khai chuyển đổi số trong ngành Tài chính là thách thức về quy mô khối lượng công việc ngày càng tăng, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ làm công tác công nghệ thông tin ngày càng cao. Trong khi đó hiện có xu hướng một bộ phận cán bộ công nghệ thông tin có trình độ tốt trong ngành chuyển dịch sang làm việc tại khối doanh nghiệp liên doanh và tư nhân dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn lực cán bộ làm công nghệ thông tin ngành Tài chính trong trung và dài hạn.
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 25 Năm là, yêu cầu về nguồn kinh phí để thực hiện chuyển đổi số. Trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19 diễn ra hiện nay, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID. Nguồn lực quốc gia được ưu tiên tập trung cho việc xử lý dịch bệnh. Do đó, nguồn kinh phí để ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số cũng gặp nhiều khó khăn. Kinh phí bố trí hiện nay cho ngành Tài chính chủ yếu để duy trì các hệ thống công nghệ thông tin đang, đã triển khai ở giai đoạn trước. Điều này cũng là một rào cản lớn trong quá trình thực hiện triển khai chuyển đổi số trong ngành Tài chính. Sáu là, kế thừa các kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong giai đoạn trước, tiếp tục triển khai nhanh, có chất lượng, đồng bộ các nhiệm vụ đặt ra trong chương trình, kế hoạch của Bộ Tài chính về cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Trong đó việc triển khai thành công Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số (ban hành kèm theo Quyết định số số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020) đóng vai trò quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành Tài chính đến năm 2030 với hai “cột mốc” chính: (i) hoàn thành xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở vào năm 2025; (ii) thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh vào năm 2030. 4. Kết luận Chuyển đổi số là một tiến trình, để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi thì việc nhận diện được những vấn đề có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến triển khai chuyển đổi số ngành Tài chính là một trong những vấn đề then chốt. Bài viết nghiên cứu, tổng hợp tổng hợp một số nét chính về chuyển đổi số quốc gia và nhận diện một số nhóm vấn đề cấp bách mà ngành Tài chính cần ưu tiên nghiên cứu, xử lý nhằm chuyển mình, bắt kịp, nắm vai trò chủ động trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam. Tài liệu tham khảo Ban chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 27/9/2019. Chính phủ (2020). Nghị quyết số 50/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 17/4/2020. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 03/6/2020. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, ban hành ngày 31/12/2020.
- 26 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, ban hành ngày 26/1/2021. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ban Kinh tế Trung ương (2017). Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ Tài chính (2018). Quyết định số 2445/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, ban hành ngày 28/12/2018. Bộ Tài chính (2019). Quyết định số 844/QĐ-BTC ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng 2025, ban hành ngày 21/5/2019. Bộ Tài chính (2020). Quyết định số 843/QĐ-BTC ban hành kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 12/6/2020. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định 1874/QĐ-BTC ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, ban hành ngày 27/11/2020. Bộ Tài chính (2020). Quyết định số 2366/QĐ-BTC ban hành kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, ban hành ngày 31/12/2020. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 15/6/2021. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 31/3/2022. Bộ Tài chính (2022). Quyết định số 1484/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 27/7/2022. T., Bain & Company (2020). e-Conomy SEA 2019. VINASA, T. T. (2019). Việt Nam thời chuyển đổi số. Schwab, K. (2016). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Forbes, The Reason Most Digital Transformations Fail (https://www.forbes.com/sites/forbestech- council/2019/09/26/the-reason-most-digital-transformations-fail/?sh=4a85d80d330c) McKinsey & Company (2019). Why do most transformations fail? A conversation with Harry Robinson. McKinsey & Company (2019). The 5 Trademarks of Agile Organizations. House of Commons Committee of Public Accounts (2021). Challenges in implementing digital change.
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 27 Hafseld, K. H., Hussein, B., & Rauzy, A. R. (2022). Government inter-organizational, digital transformation projects: five key lessons learned from a Norwegian case study. Procedia Computer Science, 196, 910-919. Barcevičius, E., Cibaitė, G., Codagnone, C., Gineikytė, V., Klimavičiūtė, L., Liva, G.,... & Vanini, I. (2019). Exploring Digital Government transformation in the EU. Publications Office of the European Union, Luxembourg.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mức độ trưởng thành chuyển đổi số Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số hệ thống báo chí quốc gia
10 p | 9 | 5
-
Kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam
13 p | 4 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
14 p | 18 | 2
-
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số ở các quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam
5 p | 4 | 2
-
Chuyển đổi số và xu hướng thay đổi trong công tác kế toán hợp tác xã tại Việt Nam
10 p | 7 | 2
-
Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với nghề kế toán và giảng dạy kế toán
7 p | 5 | 2
-
Xây dựng mô hình hải quan thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số
5 p | 7 | 2
-
Chuyển đổi số - điều kiện cần để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
11 p | 5 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
7 p | 5 | 2
-
Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức đặt ra cho lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam
7 p | 9 | 1
-
Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số và những vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay
15 p | 10 | 1
-
Chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
13 p | 5 | 1
-
Những lợi ích và khó khăn trong chuyển đổi số đối với ngành kế toán và kiểm toán ở Việt Nam
6 p | 4 | 1
-
Bùng nổ Fintech, cơ hội cho sự chuyển đổi số quốc gia và những thách thức đối với Việt Nam
6 p | 2 | 1
-
Tác động của Fintech đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng
9 p | 6 | 1
-
Một số thách thức trong đào tạo chuyên ngành kế toán - kiểm toán đáp ứng xu hướng chuyển đổi số
7 p | 4 | 0
-
Xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong thực hiện chuyển đổi số ở Việt Nam
8 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn