CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP<br />
DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12, THPT<br />
NGUYỄNTHỊ KIM LIÊN<br />
<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Cho đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình tìm hiểu, <br />
nghiên cứu về PP dự án. PP dự án đã được ứng dụng rộng rãi tại các trường đại học và <br />
phổ thông ở các nước phát triển. Giáo dục Việt Nam cũng được tiếp cận với PP dự án <br />
từ nhiều cách thức, bằng nhiều con đường, như thông qua dự án giáo dục Việt Bỉ, <br />
chương trình giáo dục của các tập đoàn Microsoft, Intel, …Nhưng có thể nói, việc vận <br />
dụng PP dự án trong dạy học nói chung và trong dạy học Địa lí và Địa lí 12 nói riêng còn <br />
rất hạn chế, gần như chỉ mới dừng lại ở góc độ thực nghiệm cho một vài công trình <br />
nghiên cứu. <br />
Có thể áp dụng PP dự án ở tất cả các môn học các bậc học hay chỉ ở một số <br />
môn, một số cấp, lớp? PP dự án chưa được áp dụng rộng rãi trong giáo dục Việt Nam <br />
vì sự không tương thích hay vì chưa hội đủ các điều kiện? Và tại sao phải là PP dự án? <br />
Bài viết sẽ cố gắng phần nào giải quyết các câu hỏi trên, đặc biệt xác định các cơ sở lí <br />
luận và thực tiễn cho việc ứng dụng PP dự án trong dạy học địa lí, mà địa lí 12 được <br />
xem như một trường hợp điển hình. <br />
2. Một số nét cơ bản về Phương pháp dự án <br />
2.1. Khái niệm về dự án và phương pháp dự án<br />
Thuật ngữ dự án tiếng Anh Project, có nguồn gốc từ tiếng la tinh Proicere – <br />
được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo, một kế hoạch được thực <br />
hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết <br />
các lĩnh vực kinh tế xã hội: sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, quản lí xã <br />
hội… . Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế xã hội vào lĩnh vực giáo dục – đào <br />
tạo ngoài ý nghĩa các dự án phát triển giáo dục, còn được sử dụng như một PP dạy học <br />
[3].<br />
PP dự án Project Method, còn được gọi là Dạy học dự án /Dạy học theo dự <br />
án/Dạy học dựa trên dự án – Project Based Learning được hiểu như một PP dạy học <br />
hướng học sinh đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một <br />
bài tập tình huống, được gọi là một dự án (project) mô phỏng môi trường các em đang <br />
sống và sinh hoạt [6]. <br />
Dạy học dự án là một PP phức hợp [2] trong đó dưới sự hướng dẫn của GV <br />
người học sẽ thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực <br />
tiễn, thực hành. Người học được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này với sự tự lực cao <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực <br />
hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.<br />
Trong cách học theo dự án, HS học tập theo nhóm để giải quyết những vấn đề <br />
có thật trong cuộc sống (authentic), những vấn đề ấy gắn với chương trình học <br />
(curriculum – based) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdisciplinary). HS sẽ hóa <br />
thân vào các vai thuộc các ngành nghề khác nhau trong cuộc sống, tham gia giải quyết <br />
những vấn đề có thật thuộc lĩnh vực các ngành nghề ấy. GV định hướng, gợi ý các vai <br />
có nội dung gắn với nội dung bài học cho HS và hỗ trợ HS hoàn thành tốt các vai trò ấy. <br />
GV tạo điều kiện và hướng dẫn HS sử dụng các nguồn tư liệu như: sách giáo khoa; <br />
internet; CD hoặc DVD; sách, báo … và thậm chí, trao đổi với các chuyên gia. Dự án có <br />
thể chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp học, trường học trong 1 tiết, 1 tuần hoặc 2 tu ần; đồng <br />
thời dự án cũng có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học, trường học và kéo dài trong một <br />
tháng, một học kì hoặc cả khóa học [6].<br />
2.2 Đặc điểm cơ bản của dạy học dự án<br />
Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập trong dạy học <br />
theo dự án không giới hạn trong một đơn vị kiến thức của mỗi bài trong một môn học <br />
mà có thể xuyên suốt giữa các bài, giữa các chương trong một giáo trình, giữa các giáo <br />
trình trong một bậc học và giữa các môn học với nhau. Ví dụ như khi thực hiện một dự <br />
án Địa lí về Biến đổi khí hậu –, HS lớp 12 có thể vận dụng những kinh nghiệm, kiến <br />
thức Địa lí đã được học ở các lớp dưới về Thời tiết, Khí hậu (lớp 6), Những nguyên <br />
nhân làm thay đổi khí hậu (lớp 10), Môi trường và sự phát triển bền vững (lớp 10), <br />
Biến đổi khí hậu (lớp 11) …đồng thời có thể liên kết kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh <br />
học, …. để giải quyết vấn đề.<br />
Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành: Trọng tâm của dạy học theo dự án <br />
là tạo điều kiện cho HS vận dụng các tri thức lí thuyết vào hoạt động thực tiễn thông <br />
qua đó kiểm chứng và mở rộng kiến thức lí thuyết đồng thời bổ sung kinh nghiệm thực <br />
tiễn. Vì vậy, HS có điều kiện để thực hành những lí thuyết đã học và thông qua kết quả <br />
đạt được trong hoạt động thực tiễn, HS có thể rút ra được những nhận định, những kết <br />
luận của vấn đề nghiên cứu. Trong dự án Biến đổi khí hậu như đã đề cập ở trên, trên <br />
cơ sở tư liệu thu thập được, HS thường xuyên vận dụng các kiến thức về cách đọc <br />
bảng Số liệu thống kê, Sơ đồ, Biểu đồ, Bản đồ …. để phân tích, rút ra được những <br />
nhận định về tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới, trong nước hoặc của một địa <br />
phương cụ thể. Ngoài ra HS còn có thể chuyển kết quả nghiên cứu của mình thành <br />
biểu đồ, bản đồ trong các sản phẩm cuối cùng. Như vậy kĩ năng Địa lí của HS thường <br />
xuyên được rèn luyện và phát triển.<br />
Tạo ra sản phẩm: Sản phẩm là yêu cầu bắt buộc khi kết thúc các dự án. Sản <br />
phẩm được tạo ra trong quá trình HS thực hiện dự án. Đó là kết quả của hoạt động và <br />
những kết quả ấy có thể công bố được. Sản phẩm có thể là những đồ vật cụ thể, <br />
chẳng hạn: một cây thông Noel, một bộ sưu tập thời trang, … được làm từ rác thải <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
trong dự án Địa lí về vấn đề Môi trường và Phát triển bền vững; cũng có thể là những <br />
sản phẩm phi vật thể như thực hiện một buổi biểu diễn thời trang kêu gọi bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Tính tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm của người học: Đây là một điểm <br />
đặc trưng của phương pháp dự án, thể hiện xuyên suốt quan điểm dạy học hướng vào <br />
người học. Trong quá trình thực hiện dự án, HS cần được tạo điều kiện để “tự định <br />
hướng” trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện <br />
dự án. Trong chừng mực nhất định, HS còn được tham gia xác định mục đích dự án và <br />
đánh giá kết quả của dự án. HS cần được rèn luyện kĩ năng “tự đánh giá” Kĩ năng <br />
“Siêu nhận thức” trong suốt quá trình làm dự án để hoàn thiện sản phẩm. Từ đó, cùng <br />
với giáo viên, các nhóm HS có thể tham gia đánh giá sản phẩm của nhau, đặc biệt trong <br />
giai đoạn kết thúc dự án – cụ thể ở thời điểm các nhóm trình bày sản phẩm.<br />
Dạy học dự án gắn liền với hoàn cảnh: Các đề tài của dự án cần phải xuất <br />
phát từ thực tế, từ hoàn cảnh gần gũi với cuộc sống, đó là những vấn đề cần phải giải <br />
quyết và phù hợp với điều kiện và khả năng của HS. Trở lại ví dụ về dự án Biến đổi <br />
khí hậu, đề tài này cần gắn liền với tình hình thực tiễn của địa phương. Chẳng hạn HS <br />
ở Đà Lạt tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Đà Lạt, tác động <br />
của nó đến đời sống của người dân địa phương và hoạt động du lịch; trên cơ sở đó và <br />
trong chừng mực nhất định, đề xuất giải pháp.<br />
Định hướng vào hứng thú của học sinh: Xuất phát từ những vấn đề thực <br />
tiễn, đề tài của dự án tạo được hứng thú và giúp phát triển động cơ học tập của HS. <br />
Hứng thú của HS cũng cần phải được duy trì và phát triển trong suốt quá trình thực <br />
hiện dự án. Vì vậy, vai trò theo dõi, giám sát, hỗ trợ đúng lúc và đúng thời điểm của GV <br />
cực kì quan trọng.<br />
Dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội : Việc thực hiện các dự án có thể mang lại <br />
sự thay đổi có ý nghĩa trong đời sống xã hội và trong bản thân của mỗi HS, chẳng hạn <br />
với dự án : Lao động và việc làm (Đia lí 12), sau khi tìm hiểu nhu cầu về lao động của <br />
địa phương trong mối tương quan với nhu cầu lao động của cả nước và trên thế giới; <br />
trên cơ sở xác định sở trường, sự hứng thú, niềm đam mê và điều kiện của bản thân, <br />
HS có thể có những hướng đi, những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề <br />
nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, … .<br />
Việc học tập mang tính xã hội: Tổ chức cho HS làm việc nhóm là hình thức <br />
phổ biến trong dạy học dự án. Trong quá trình làm việc nhóm, các cá nhân trong nhóm <br />
tương tác với nhau để cùng thực hiện và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Đồng thời <br />
giữa các nhóm cũng thường xuyên chia sẻ, đánh giá, đóng góp ý kiến cho nhau để nâng <br />
cao chất lượng sản phẩm. GV, với vai trò người tổ chức, chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ, tạo <br />
điều kiện, … sẽ thường xuyên phối hợp nhịp nhàng với nhóm. Ngoài ra, các nhóm còn <br />
có thể liên kết với các GV khác trong nhà trường, với các chuyên gia trong xã hội về <br />
lĩnh vực nhóm đang tìm hiểu để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và kịp thời, …. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Dễ dàng nhận thấy rằng tính chất “xã hội” của học tập dự án được hình thành và phát <br />
triển, qua đó HS được rèn ý thức và PP cùng cộng tác trong lao động.<br />
Tính chất xã hội còn được thể hiện rõ qua việc HS “đóng vai” trong quá trình <br />
thực hiện dự án. HS phải “hóa thân” vào các vai có thật trong cuộc sống. Trong dự án <br />
Lao động và việc làm, HS có thể vào vai các chuyên viên tư vấn về nhu cầu lao động, <br />
hoặc các nhà tâm lí giúp cho những HS sắp bước vào đời nhận biết được chính xác nhu <br />
cầu, hứng thú, sở trường, niềm đam mê của bản thân từ đó xác định được nhóm công <br />
việc phù hợp, …Việc đóng vai ngoài ý nghĩa giúp cho HS nghiên cứu sâu và sát với thực <br />
tiễn hơn một vấn đề học tập, còn giúp HS bước đầu tiếp cận với những công việc thật <br />
ngoài xã hội, qua đó góp phần giúp HS định hướng nghề nghiệp.<br />
Ngoài ra, tính chất xã hội trong dạy theo dự án còn thể hiện ở khả năng tận <br />
dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ trong xã hội, đặc biệt những <br />
thành tựu về CNTT. CNTT là nguồn lực hỗ trợ tối quan trọng, tối cần thiết trong suốt <br />
quá trình thực hiện dự án. Có thể nói, khó lòng hình dung, việc thiết kế và thực hiện các <br />
dự án dạy học trong thế kỉ 21 lại tách biệt hoàn toàn với CNTT, đặc biệt là Internet.<br />
2.3. Qui trình của dạy học theo dự án: <br />
Nhìn chung, dạy học theo dự án có thể được triển khai theo các bước sau:<br />
Xác định vấn đề trong thực tiễn: Trên cơ sở nội dung chương trình học, GV <br />
gợi ý và tạo điều kiện cho HS phát hiện những vấn đề có liên quan đến nội dung môn <br />
học trong cuộc sống. Ví dụ: Với bài Lao động và việc làm – Địa lí 12, ban cơ bản, GV <br />
có thể yêu cầu HS tìm hiểu các vấn đề về nguồn lao động và nhu cầu lao động, vấn đề <br />
việc làm và hướng giải quyết việc làm ở một địa phương cụ thể, …<br />
Phát hiện dự án: Trên cơ sở những vấn đề đã phát hiện trong thực tiễn, GV <br />
gợi ý, hướng dẫn HS xác định dự án có thể thực hiện, cụ thể là xác định tên đề tài, và <br />
dự kiến các vai cần đóng trong dự án. GV cũng có thể giới thiệu một số đề tài để HS <br />
lựa chọn.<br />
Xác định mục tiêu dự án: Dựa vào tên đề tài và các vai có liên quan trong xã <br />
hội, GV hỗ trợ HS xác định mục tiêu của dự án. Mục tiêu dự án phải thể hiện mục tiêu <br />
chương trình nội dung môn học, liên quan đến hoàn cảnh thực tiễn của xã hội đồng <br />
thời phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21. <br />
Các khâu xác định vấn đề thực tế, phát hiện đề tài và xác định mục tiêu dự án có <br />
thể do GV thực hiện. Tuy nhiên với quan điểm dạy học hướng vào người học, tạo điều <br />
kiện cho HS cùng tham gia sẽ tốt hơn. Dù thực hiện theo cách nào thì GV vẫn luôn là <br />
người “cầm chịch” trong các giai đoạn đầu tiên; luôn chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời và <br />
đúng lúc.<br />
Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV định hướng cho HS lập kế hoạch thực <br />
hiện dự án. Phân nhóm và xác định nhóm trưởng. Các nhóm xác định những công việc <br />
cần làm, tiến trình thực hiện, nguồn tài nguyên cần khai thác, .... trên cơ sở đó phân <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Đặc biệt cần khuyến khích tính <br />
tự lực của HS trong giai đoạn lập kế hoạch.<br />
Hiện thực hóa/triển khai dự án: Dưới sự đôn đốc, chỉ đạo, hỗ trợ của GV <br />
các thành viên trong nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra. HS thực hiện <br />
song song các hoạt động trí tuệ và thực hành. Hai hoạt động này được tiến hành đồng <br />
thời hoặc xen kẻ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình đó, thông tin mới được tạo ra và sản <br />
phẩm dự án dần hoàn thiện. <br />
Trình bày và đánh giá kết quả dự án: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả <br />
dự án. Dự án thường được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp. Dự án có thể <br />
được giới thiệu trong trường học, với cha mẹ HS. Dự án cũng có thể được giới thiệu <br />
rộng rãi trong xã hội qua các phương tiện thông tin. Song song với việc trình bày sản <br />
phẩm, thường trong phạm vi một lớp học, GV và HS cùng đánh giá quá trình thực hiện <br />
cũng như kết quả và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kết luận và định hướng cho <br />
các dự án tiếp theo.<br />
Việc phân chia trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế các giai đoạn có <br />
thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Cũng tương tự như vậy với các đặc điểm của dạy <br />
học dự án, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mỗi đặc điểm có thể thể hiện trong tất cả <br />
các giai đoạn; hoặc trong một giai đoạn, có thể chứa đựng nhiều đặc điểm. Cũng như <br />
các PPDH khác, PP dự án không phải là một PPDH vạn năng, chỉ thích hợp với một số <br />
đề tài nhất định. Vì vậy việc vận dụng cần phải hết sức linh hoạt. Không nhất thiết <br />
mọi đặc điểm của dự án đều phải và đều có thể thực hiện mà áp dụng tùy từng đề tài, <br />
tùy hoàn cảnh cụ thể [2].<br />
2.4. Khái quát về quá trình phát triển của phương pháp dự án<br />
Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác về tác giả và thời điểm ra đời của <br />
thuật ngữ PP dự án, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khái niệm dự án đã <br />
được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên thế giới, đặc biệt ở các <br />
nước phát triển, bắt đầu từ nước Pháp và Ý (thế kỉ 17, 18), từ đó lan rộng ở Đức và <br />
một số nước châu Âu và ở Mỹ (khoảng giữa thế kỉ 19). PP dự án được ứng dụng khá <br />
rộng và khá hiệu quả ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ 19 và về sau ngày càng <br />
phát triển. Cụ thể, ở Đức giai đoạn 1895 – 1933 các nhà sư phạm đã phát triển quan <br />
điểm dạy học mới liên quan đến ứng dụng PP dự án ở trường đại học và phổ thông. <br />
Họ cho rằng cần phải thực hiện trên thực tế cách học tập mới với điểm trọng tâm là <br />
thực hiện các dự án. Các nhà sư phạm nổi tiếng lúc bấy giờ: Georg Kochenteiner, Hugo <br />
Gaudig, Berthold Otto, Petersen là những nhà tiên phong về PP dự án. Tại Mỹ, dạy học <br />
dự án đã được vận dụng ở Học viện kĩ thuật Massachuset, sinh viên tại học viện phải <br />
thực hiện các công việc gắn với thực tiễn như: lập kế hoạch, nghiên cứu nhu cầu thị <br />
trường, tìm hiểu điều kiện thực tế, …. để quyết định các mẫu thiết kế máy móc chất <br />
lượng tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Vào những năm đầu của <br />
thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc xây dựng cơ sở lí <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
luận của PP dự án, trong đó nổi bật lên vai trò của John Dewey (1859 – 1952), được <br />
xem là cha đẻ của những bài học theo PP dự án. Châm ngôn hành động của ông là <br />
“Learning by doing” học thông qua làm thực tế. Năm 1918, Kelpatrick (1871 – 1965), <br />
“hậu duệ” xuất sắc của John Dewey đã viết bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án” <br />
gây tiếng vang trong các cơ sở đào tạo giáo viên và các trường học. Ông và các nhà <br />
nghiên cứu của trường đại học Colombia đã có những đóng góp lớn để truyền bá <br />
phương pháp này trong các giờ học, qua các hội nghị. Kelpatrich cho rằng dự án là một <br />
hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra <br />
trong môi trường xã hội. Makarenko, nhà sư phạm xuất sắc của Nga (Liên xô cũ) cũng <br />
đã ứng dụng thành công tư tưởng của PP dự án trong việc giáo dục các thanh thiếu niên <br />
hư hỏng trong các trường đặc biệt của Nga vào đầu thế kỉ 20. Cuối thế kỉ 20 xuất hiện <br />
nhiều công trình nghiên cứu về dự án và PP dự án tại Áo. Năm 1984, Viện sư phạm ở <br />
Viên đã thành lập một trung tâm về dự án với mục đích khuyến khích các giáo viên áp <br />
dụng PP dự án và động viên học sinh tích cực tham gia thực hiện các dự án. Hiện nay, ở <br />
CHLB Đức, có đến hàng trăm các công bố nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học <br />
dự án hàng năm. Và trường ĐH Roskilde (RUC) của Đan Mạch hiện đang dành trên <br />
50% thời gian đào tạo cho dạy học theo dự án. [2] [3] [5] [11]<br />
Như vậy, khái niệm dự án và PP dự án đã xuất hiện từ rất lâu và ngày một phổ <br />
biến trong lĩnh vực dạy học và đào tạo từ phổ thông đến đại học ở các nước phát triển <br />
trên TG. Các nhà sư phạm ở châu Âu và Mỹ đã có công rất lớn trong việc sáng tạo, xây <br />
dựng và ứng dụng lí thuyết PP dự án chủ yếu trong các trường đại học và tại các nước <br />
phát triển. Tuy nhiên, việc phổ biến khái niệm PP dự án và tạo điều kiện ứng dụng nó <br />
rộng rãi trên phạm vi toàn cầu lại thuộc về công lao của dự án giáo dục Việt Bỉ, các tập <br />
đoàn Intel và Microsoft, …. Đặc biệt là tập đoàn Intel với chương trình Intel Teach….<br />
(Chương trình dạy học của Intel…) trong đó PP dạy học theo dự án (Project Based <br />
Learning PBL) hoặc PP dạy học tiếp cận dự án (Project Based Approaching PBA) <br />
được dành một vị trí thích đáng bên cạnh việc tạo điều kiện tối đa cho giáo viên(GV), <br />
học sinh (HS), sinh viên (SV) hình thành, rèn luyện, phát triển kĩ năng công nghệ thông <br />
tin (CNTT) và ứng dụng CNTT trong dạy học. Có thể nói, chương trình Intel Teach …<br />
đã góp phần “hiện đại hóa” PP dự án, giúp cho GV, HS, SV trên cơ sở tận dụng được <br />
những thành tựu mới của CNTT thiết kế và thực hiện các “dự án” học tập đa dạng, <br />
phong phú, hấp dẫn, linh hoạt thông qua đó các kĩ năng “mềm”, kĩ năng thế kỉ 21 được <br />
hình thành và phát triển một cách tự nhiên. <br />
3. Khả năng ứng dụng phương pháp dự án trong dạy học địa lí 12, THPT<br />
Dễ dàng nhận thấy PP dự án và chương trình, SGK địa lí 12 có mối quan hệ <br />
tương hỗ qua lại lẫn nhau, cái này có thể hỗ trợ cho cái kia phát triển và ngược lại. <br />
Trong bối cảnh việc đổi mới PP theo quan điểm hướng vào người học đã có được <br />
những thành tựu nhất định, song song với việc giảm tải chương trình, SGK THPT, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
giảm áp lực thi cử, khả năng ứng dụng PP dự án vào dạy học nói chung và dạy học Địa <br />
lí 12 nói riêng ngày càng rộng mở.<br />
3.1. Chương trình, SGK địa lí 12 phù hợp nhất để ứng dụng PP dự án <br />
Địa lí là khoa học tổng hợp bao gồm 2 ngành chủ yếu là Địa lí tự nhiên và địa lí <br />
kinh tế xã hội. Là một bộ môn tổng hợp, do đó ngay trong nội hàm môn học, đã thể <br />
hiện mối quan hệ liên môn. Mà đặc trưng phạm vi kiến thức liên môn vừa là yêu cầu <br />
vừa là đặc trưng riêng của PP dự án làm cho PP dự án không lẫn với bất kì PPDH nào <br />
khác. Do đó, có thể khẳng định Địa lí là môn học phù hợp để ứng dụng PP dự án.<br />
Yêu cầu liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vấn đề thực tiễn, <br />
đặc biệt là những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học <br />
tập lại là điểm ‘giao thoa’ không hẹn mà gặp của chương trình địa lí 12 và PP dự án. <br />
Địa lí 12 trang bị cho HS những vấn đề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế xã <br />
hội của tổ quốc, cũng chính là những vấn đề của thực tiễn đang diễn ra trong xã hội <br />
VN. Phần nghiên cứu địa lí địa phương với yêu cầu về kĩ năng: “… trang bị cho HS kĩ <br />
năng tìm hiểu, viết và trình báo cáo một vấn đề của địa lí địa phương” [10], và định <br />
hướng về phương pháp: “GV đặt vấn đề và giao tư liệu cho các nhóm HS sưu tầm tư <br />
liệu trước thời gian tiến hành các tiết học địa lí tỉnh/thành phố ít nhất là 1 tháng” [10], <br />
thực chất là dạy học tiếp cận dự án Project Based Approaching, PBA. Ngoài ra, cấu <br />
trúc chương trình, nội dung địa lí 12 là cơ sở rất thuận lợi để phát hiện và xây dựng các <br />
đề tài phần cốt lõi trong các dạy học dự án. “Địa lí 12 được cấu tạo theo các đơn vị <br />
kiến thức lớn, sắp xếp theo logic của khoa học và phù hợp với logic của quá trình dạy <br />
học” [10]. Về mặt đại thể, có thể xây dựng ít nhất 1 đề tài dựa trên các đơn vị kiến <br />
thức lớn, đơn giản vì tất cả đều gắn bó chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn ở tất cả <br />
các địa phương. Về mặt chi tiết, có thể xây dựng nhiều đề tài khác nhau cho từng chủ <br />
đề cụ thể. <br />
Quả thật không cường điệu khi khẳng định rằng chương trình, SGK Địa lí 12 là <br />
địa chỉ phù hợp nhất để thực hiện dạy học dự án trong tương quan so sánh với môn địa <br />
lí ở các cấp, lớp khác cũng như với các môn học khác.<br />
3.2. Phương pháp dự án giúp thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát và cụ thể chương <br />
trình, SGK Địa lí 12, THPT<br />
PBL tạo điều kiện tốt nhất góp phần đảm bảo các mục tiêu chung của <br />
môn địa lí THPT, đặc biệt việc đảm bảo 4 năng lực cơ bản trong dạy học địa lí , <br />
đó là:<br />
+ Năng lực hành động hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã <br />
được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp;<br />
+ Năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong đời sống và học tập;<br />
+ Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống;<br />
+ Năng lực tự khẳng định bản thân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Với những đặc trưng cơ bản của mình, PP dự án là ứng viên sáng giá giúp củng <br />
cố, phát triển và hoàn thiện bốn năng lực đã được dần hình thành từ cấp Trung học cơ <br />
sở (THCS). HS sẽ phát triển 4 năng lực trên thông qua việc thực hiện các dự án địa lí <br />
12, THPT. Vì PP dự án hướng đến sự thực hành hiệu quả, tạo điều kiện tối đa để liên <br />
kết và phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng HS đã có. Đặc trưng hoạt động nhóm và <br />
đặc trưng xã hội trong PP dự án sẽ giúp HS 12 hình thành và phát triển năng lực hợp tác, <br />
phối hợp hoạt động trong học tập và đời sống. Đặc trưng tạo ra sản phẩm và đặc trưng <br />
tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm trong PP dự án là điều kiện tốt nhất để HS hình thành <br />
và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự khẳng định bản thân, các năng lực vô cùng <br />
cần thiết chuẩn bị cho HS 12 bước vào đời. <br />
PP dự án giúp thực hiện tốt mục tiêu môn học<br />
+ Về kiến thức: PP dự án góp phần đảm bảo, cập nhật hóa mục tiêu kiến thức, đặc <br />
biệt phần những vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, <br />
giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát <br />
triển kinh tế xã hội của cả nước. Thông qua việc thực hiện các dự án Địa lí về những <br />
vấn đề đang diễn ra tại địa phương, nơi HS đang sinh sống, hệ thống kiến thức cơ bản <br />
về địa lí tự nhiên và địa kinh tế xã hội VN được vận dụng một cách linh hoạt và sáng <br />
tạo. <br />
+ Về kĩ năng: PP dự án góp phần hình thành rèn luyện kĩ năng Địa lí một cách hiệu <br />
quả. Bởi việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành là một trong những đặc trưng cơ bản <br />
của PP dự án. Trong PP dự án, HS sẽ luôn được tổ chức, hướng dẫn để hoạt động. Do <br />
đó khi thực hiện dự án Địa lí, các kĩ năng thực hành sẽ thường xuyên được vận dụng. <br />
Với việc tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống có liên quan trực <br />
tiếp đến nội dung Địa lí 12, HS sẽ được rèn luyện và phát triển các kĩ năng quan sát, <br />
nhận xét, phân tích, tổng hợp đánh giá các sự vật và hiện tượng địa lí. Biết cách sưu <br />
tầm, chọn lọc, sử dụng được các bản đồ, lược đồ, lát cắt, số liệu thống kê. Công cụ <br />
CNTT sẽ là trợ thủ đắc lực để HS thu thập, xử lí các thông tin địa lí. Yêu cầu bắt buộc <br />
về việc xây dựng và hoàn thiện sản phẩm trong suốt quá trình làm dự án sẽ tạo điều <br />
kiện cho HS vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí để ứng <br />
dụng vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từ đó, tư duy đặc trưng của địa lí là “tư duy <br />
tổng hợp gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn và đời sống sản xuất” <br />
[10] được rèn luyện và phát triển. <br />
+ Về thái độ, tình cảm: Một trong những biện pháp rất hiệu quả trong giáo dục HS là <br />
phải tổ chức cho HS khảo sát, tìm hiểu địa phương về mọi mặt: tự nhiên, dân cư, kinh <br />
tế, xã hội. Thực tế địa phương được phân tích sâu sắc chính là cơ sở có tính thuyết <br />
phục cao, có thể chuyển biến tư tưởng, tình cảm của các em [4]. Thực hiện khảo sát <br />
địa phương về mọi mặt chỉ mới là yêu cầu bước đầu của PP dự án. Việc tham gia giải <br />
quyết những vấn đề đang tồn tại của địa phương mới là phần chính trong dạy học dự <br />
án. Những nhận thức về quê hương, những tình cảm đối với địa phương, tinh thần <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
trách nhiệm, ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc sẽ sâu sắc hơn nhiều khi HS tự mình <br />
tham gia giải quyết những vấn đề địa phương đang đối mặt, dù những giải pháp đưa ra, <br />
nhìn chung chưa hoàn chỉnh. Vậy, có thể khẳng định, PP dự án góp phần hoàn thành và <br />
thăng hoa mục tiêu tình cảm, thái độ: “làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hương, đất <br />
nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc; <br />
củng cố cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm <br />
trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế xã hội ở quê hương” [10]. <br />
3.3. Học sinh lớp 12 – lứa tuổi chín muồi cho việc xây dựng và thực hiện các dự án học <br />
tập<br />
Sẽ thật phiến diện nếu cho rằng chỉ có HS lớp 12, HS cuối cấp THPT mới đủ <br />
điều kiện và năng lực thực hiện các dự án học tập. Ở các nước phương Tây, dự án học <br />
tập được phổ biến từ bậc tiểu học, thậm chí từ cuối lớp mẫu giáo. Mức độ phức tạp <br />
của các dự án học tập sẽ tăng dần theo cấp học và lớp học và độ mềm dẻo, linh hoạt <br />
của PP dự án cũng có một phạm vi rất rộng từ PBA đến PBL. Tuy nhiên, là một PPDH <br />
phức hợp, trong đó, khi thực hiện dự án, HS phải đóng vai là những người lao động có <br />
thật trong xã hội để tham gia tìm hiểu, phần nào giải quyết những vấn đề có thật trong <br />
cuộc sống, thì rõ ràng rằng lứa tuổi thanh niên của học sinh THPT là phù hợp nhất vì <br />
các em đã phát triển khá toàn toàn diện về thể chất, về nhận thức và tình cảm, đặc biệt <br />
về thế giới quan và lí tưởng, về đường đời và xu hướng nghề nghiệp. Đó là “thời kì <br />
phát triển cân đối, hài hòa, đẹp đẽ của con người, là thời kì năng lực trí tuệ, thế giới <br />
quan và toàn bộ nhân cách của con người biến đổi lớn về chất lượng làm cho các em <br />
sẵn sàng để bước vào đời”[8]. Và đỉnh cao của phát triển trí tuệ, tình cảm lứa tuổi <br />
thanh niên THPT là ở lớp cuối cấp. HS cuối cấp THPT sau khi tốt nghiệp s ẽ tr ở thành <br />
một công dân thực thụ, đứng trước nhiều vấn đề cấp bách của VN và thế giới cần có <br />
những nhận thức và hành vi đúng đắn; nhiều ngả đường nghề nghiệp cần có sự lựa <br />
chọn sao cho phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội; nhiều khó khăn <br />
tồn tại của đất nước cần phải góp phần tham gia giải quyết; … . Các dự án học tập <br />
THPT nói chung và dự án địa lí nói riêng sẽ được HS cuối cấp thực hiện tốt nhất; đồng <br />
thời, các giá trị dự án học tập mang lại cũng được nhận thức sâu sắc nhất. <br />
3.4. Bối cảnh xã hội thuận lợi cho việc xây dựng các dự án Địa lí 12, THPT <br />
Dạy học dự án phù hợp với định hướng đổi mới PPDH trong hai mươi <br />
năm qua. PP dự án đáp ứng cao yêu cầu áp dụng và phát triển các PPDH mới theo <br />
hướng tổ chức các hoạt động học tập cho HS [12]. Vì, với đặc thù của mình, PP dự án <br />
chính là mô hình dạy học hướng vào người học, dạy học thông qua các hoạt động điển <br />
hình nhất.<br />
Dạy học dự án là một trong những lựa chọn tối ưu về phương pháp dạy <br />
học, góp phần đảm bảo mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, giai <br />
đoạn xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2011 2020. <br />
Thật vậy, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI [1] đã chỉ rõ: “Phát triển giáo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
dục và đào tạo (GD – ĐT) cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng <br />
đầu” [1, tr. 27]. Xác định GD – ĐT là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, cần phải: <br />
“…tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt <br />
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ” [1, tr. <br />
53]. Đồng thời định hướng phương thức tiến hành: “Đổi mới chương trình, nội dung, <br />
phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, đặc biệt coi <br />
trọng giáo dục lí tưởng …, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, <br />
ý thức trách nhiệm xã hội, …” [1, tr.120]. Vấn đề môi trường, thiên tai, biến đổi khí <br />
hậu, phát triển bền vững được chú ý đặc biệt: “Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt <br />
45%” [1, tr. 52], ”Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến <br />
đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng” [1, tr. 53], “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu <br />
lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững” <br />
[1, tr 109]. Các đặc trưng của PP dự án minh chứng hùng hồn vai trò của nó trong việc <br />
góp phần thực hiện các mục tiêu của GD ĐT trong giai đoạn mới. Đặc biệt vấn đề <br />
môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững phần ưu tiên hoàn <br />
toàn thuộc về các dự án địa lí 12 vì đó vừa thuộc nội dung của chương trình vừa là các <br />
mục tiêu cần đạt. Có thể khẳng định, một số cương lĩnh, nội dung, phương hướng, … <br />
về GD – ĐT và xây dựng kinh tế trong văn kiện đại hội XI của Đảng là hành lang pháp <br />
lí giúp giáo viên mạnh dạn ứng dụng PP dự án vào dạy học nói chung, dạy học Địa lí <br />
và Địa lí 12 nói riêng. Đồng thời, đến lượt mình, các dự án Địa lí 12, nếu được thực <br />
hiện hiệu quả sẽ góp phần đạt được nhiệm vụ GD ĐT trong giai đoạn mới. <br />
Việc giảm tải chương trình và mục tiêu cụ thể về đổi mới PPDH và kiểm <br />
tra đánh giá trong năm học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho <br />
việc ứng dụng các PP mới trong đó có PP dự án. Năm học mới (2011 – 2012), cùng <br />
với các bậc khác, chương trình bậc THPT được điều chỉnh theo hướng lược bớt, giảm <br />
nhẹ yêu cầu ở hầu hết các môn học. Bộ GDĐT xác định nhiệm vụ quan trọng là đổi <br />
mới PPDH và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, rèn luyện <br />
năng lực tự học của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; cụ thể đối với các <br />
môn ngữ văn, lịch sử, địa lý cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng nêu vấn <br />
đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng; hạn chế học sinh chỉ <br />
ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất vấn đề[13]. Việc giảm tải chương trình <br />
đã giải quyết được phần nào phần hạn chế mất nhiều thời gian – của dạy học dự án. <br />
Bên cạnh đó các chỉ đạo về đổi mới PPDH, đặc biệt rất cụ thể về kiểm tra đánh giá, <br />
khiến cho sản phẩm cuối cùng của dự án không còn là mục tiêu xa vời. Có thể hi vọng, <br />
trong tương lai, bên cạnh những PPDH tiên tiến khác, dạy học dự án sẽ là một trong <br />
những lựa chọn ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu “đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng <br />
đề mở, đòi hỏi sự vận dụng tổng hợp, kiến thức tổng hợp và đòi hỏi sự nhanh nhạy, sự <br />
nắm bắt những vấn đề bức thiết trong xã hội” [13].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Các điều kiện khác: Ngoài những yếu tố cơ bản trên, còn một số yếu tố khác <br />
như: Cơ sở hạ tầng của các trường THPT đã được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng, lắp <br />
đặt mới; mạng Internet gần như tỏa khắp các trường THPT; Tin học IT (Informatic <br />
Technology) đã trở thành môn học chính thức ở giúp cho trình độ và điều kiện khai thác <br />
các phần mềm, mạng Internet của HS được nâng cao; Thông qua dự án Việt Bỉ, chương <br />
trình GD của Intel và Microsoft, một số lượng khá lớn GV đã nắm được những lí thuyết <br />
căn bản về việc thiết kế và thực hiện các dự án dạy học, … .<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Hiệu quả do PP dự án mang lại cho HS là vô cùng to lớn, đặc biệt việc hình <br />
thành cho HS cuối cấp các “kĩ năng mềm” – những kĩ năng thật sự cần thiết cho <br />
ngưỡng cửa vào đời; môn Địa lí, về bản chất khoa học, về chương trình, về nội dung là <br />
một môn học hội đủ các điều kiện để ứng dụng PP dự án, trong đó điển hình nhất là <br />
nội dung, chương trình Địa lí 12; việc giảm tải chương trình, yêu cầu đổi mới PPDH và <br />
hình thức kiểm tra đánh giá về chất, cơ sở vật chất đã được cải thiện … tạo điều kiện <br />
và động cơ tốt cho việc dạy và học PP dự án. Tuy nhiên, để ứng dụng PP dự án vào <br />
việc dạy học Địa lí 12 đạt hiệu quả cao nhằm góp phần đạt được mục tiêu Giáo dục và <br />
Đào tạo trong giai đoạn mới, cần phải tiếp tục thực hiện các nghiên cứu thực tiễn, ở <br />
các mức độ, phạm vi hẹp hơn, cụ thể hơn. Chẳng hạn: trên cơ sở nội dung, chương <br />
trình Địa lí 12, tình hình thực tiễn, đề xuất hệ thống các đề tài dự án sao cho có mối <br />
quan hệ chặt chẽ và phát triển từ thấp đến cao; xác định qui trình thiết kế đồng thời <br />
xây dựng một số kế hoạch bài dạy (Unit plan) tương ứng với các đề tài đã được xác <br />
định theo hướng đa dạng hóa về mặt thời gian thực hiện và phù hợp với điều kiện ở <br />
từng địa phương cụ thể; xác định qui trình thực hiện và tiến hành thực hiện một số dự <br />
án đã thiết kế; … . Kết quả nghiên cứu các vấn đề trên sẽ lần lượt được công bố trong <br />
các chuyên đề kế tiếp. <br />
TÓM TẮT<br />
Phương pháp (PP) dự án là một trong những lựa chọn tối ưu nhằm đáp ứng mục tiêu Giáo <br />
dục – Đào tạo của Việt Nam (VN) trong giai đoạn mới. Sau hai mươi năm đổi mới Phương <br />
pháp dạy học (PPDH), nhìn chung, nhà trường phổ thông VN đã hội đủ điều kiện để ứng <br />
dụng PP dự án (Project method) ở các cấp học và mọi môn học. Riêng môn Địa lí, về bản <br />
chất khoa học, về chương trình, về nội dung,.. là một trong số các môn học có ưu thế để <br />
ứng dụng PPDự án; đặc biệt là chương trình Địa lí 12, THPT.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Project method and its superiority in applying into teaching geography 12,<br />
high school education<br />
The Project method has been thought to be one of the optimal options meeting the goals of <br />
Education – Training in Vietnam in the new period. After twenty years of reforming teaching <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
methods, the high school education system in Vietnam is generally eligible for the application <br />
of the Project methods at all levels and all subjects. Of the subjects, Geography, regarding its <br />
scientific nature, curriculum and contents,… is considered specifically appropriate for the <br />
Project method, in which Geography 12 would best fit this application. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu học tập Các văn kiện đại hội đại biểu <br />
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia.<br />
2. Nguyễn Văn Cường (1997), “Dạy học Project hay dạy học theo dự án”, Trường <br />
ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, Thông báo khoa học (số 3). <br />
3. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo dự án, một <br />
phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục (số 3).<br />
4. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSP.<br />
5. Trần Thúy Hằng (2006), Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung kiến thức <br />
chương “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” theo SGK vật lí lớp 9 nhằm phát <br />
triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập, Luận văn <br />
thạc sĩ khoa học GD, ĐHSP Hà Nội, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị <br />
Hương Trà.<br />
6. Trần Thị Hương (chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua <br />
(2009), Giáo dục học đại cương, ĐHSP TP HCM, (Lưu hành nội bộ).<br />
7. Nguyễn Thị Kim Liên (2009), “Khả năng giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu của <br />
phương pháp dạy học theo dự án thông qua môn Địa lí THPT”, Kỉ yếu Hội thảo <br />
khoa học Những vấn đề về giáo dục biến đổi khí hậu, ĐHSP Hà Nội.<br />
8. Bùi Ngọc Oánh, Thiệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa (1993), Tâm lí học lứa tuổi <br />
và tâm lí học sư phạm, ĐHSP TP HCM (Lưu hành nội bộ).<br />
9. Tập đoàn Intel (2009), Chương trình dạy học của Intel – Khóa học cơ bản (Intel <br />
Teach Essentials), Nxb Tổng hợp TP HCM.<br />
10. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh …. (2010), SGV Địa lí 12 ban cơ bản, Nxb GD.<br />
11. Trần Đức Tuấn (2002), “Phương pháp Project và vấn đề đổi mới quá trình đào tạo <br />
giáo viên ở khoa Địa lí trường Đại học sư phạm”, Kỉ yếu Hội thảo đổi mới phương <br />
pháp dạy học, Công đoàn ĐHSP Hà Nội.<br />
12. http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4770/1/Ngo%20Thu <br />
%20Dung.doc<br />
13. http://www.baomoi.com/Namhocmoi20112012Taptrunggiamtai/59/6811992.epi <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />