intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ sở, nội dung chính sách kinh tế của nhà nước – Phần 1

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

178
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ sở pháp lý đưa ra các chính sách kinh tế của Nhà nước - Chế độ kinh tế dưới góc độ của Luật Hiến pháp là tổng thể những quy định của Nhà nước nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế cơ bản như: mục đích, chính sách phát triển kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các nguyên tắc tổ chức, quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. - Chính sách phát triển kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ sở, nội dung chính sách kinh tế của nhà nước – Phần 1

  1. Cơ sở, nội dung chính sách kinh tế của nhà nước – Phần 1 1.1 Cơ sở pháp lý đưa ra các chính sách kinh tế của Nhà nước - Chế độ kinh tế dưới góc độ của Luật Hiến pháp là tổng thể những quy định của Nhà nước nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế cơ bản như: mục đích, chính sách phát triển kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các nguyên tắc tổ chức, quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. - Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta hiện nay được ghi nhận tại điều 15 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 1.2 Nội dung chính sách kinh tế của Nhà nước theo Hiến định - “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ
  2. chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Phần 2: Phân tích nội dung chính sách kinh tế của nhà nước 2.1. Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2.1.1. Cơ sở hiến định - Các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế được đưa vào nội dung Hiến pháp của nước ta từ Hiến pháp 1959 đến nay. Những chính sách và mục tiêu này thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử, tương ứng với những lần thay đổi, chỉnh sửa Hiến pháp. - Trong Hiến pháp 1992, chính sách phát triển kinh tế được quy định tại Điều 15 và Điều 16 như sau: Điều 15: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.”
  3. Điều 16: “Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế t ư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.” - Đến năm 2001, Điều 15 và Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 15: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Điều 16: “Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế t ư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình
  4. thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị truờng thế giới. - Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. - Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. - Theo Điều 15 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001), Nhà nước ta hiện nay đang theo đuổi 2 chính sách phát triển kinh tế. Một là “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Hai là “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa” Trong đó xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ l à chính sách mới. 2.1.2. Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế như thế nào? - Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, chính trị... để áp đặt, khống chế,
  5. làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Ví dụ: Khả năng đảm bảo an ninh lương thực. - Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị tr ường bên ngoài, trước sự khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới ở bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản duy tri sự ổn định và phát triển kinh tế tài chính quốc gia cũng như sự ổn định định hướng phát triển; Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, tuy chịu ảnh h ưởng rất lớn nhưng Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục khó khăn và là một trong những quốc gia phục hồi sớm sau khủng hoảng. - Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế đứng trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thù địch, nó vẫn có khả năng đứng vững, không bị sụp đổ, không bị rối loạn về kinh tế và chính trị. Ví dụ: Cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam từ 1976 đến 1994; các vụ kiện chống bán phá giá giày dép, tôm cá…và gần đây là việc WFF đưa cá basa của Việt Nam vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010 cho Châu Âu. 2.1.3. Vì sao phải bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế? - Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế gắn liền với độc lập tự chủ về chính trị và chủ quyền quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các quốc gia trên
  6. thế giới đều là con nợ và chủ nợ của nhau, nhưng nếu nền kinh tế không đủ mạnh để đứng vững thì có nguy cơ sụp đổ về kinh tế, đất nước trở thành con rối bị giật dây trên chính trường thế giới và có nguy cơ mất cả lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Ví dụ: điển hình như sự kiện vỡ nợ của Hy Lạp trong năm 2 010, Hy Lạp hiện mất trả năng trả nợ do nhiều nguyên nhân. Ngay lập tức báo chí Đức – một trong những chủ nợ của Hy Lạp lên tiếng gợi ý Hy Lạp bán bớt các hòn đảo hoang. Tiếp theo, báo chí Pháp – một con nợ khác của Châu Âu, cũng lên tiếng rằng, Hy Lạp còn có đảo hoang để bán, chứ Pháp sẽ bán gì khi bị vỡ nợ? EU đã gia hạn thời hạn trả nợ cho Hy Lạp thêm 3 năm. Như vậy án treo vẫn đang lơ lửng trên đầu Hy Lạp cho đến 2013. - Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững chắc định hướng xa hội chủ nghĩa và giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phải chờ đến khi có trinh độ phát triển cao mới đặt vấn đề giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế, mà ngay từ đầu, ngay bây giờ đó phải bảo đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết là về đường lối chính trị, các nguyên tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Việc xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là một quá trinh lâu dài, đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, ngày càng bền vững.
  7. - Trong thời đại ngày nay, nói độc lập tự chủ về kinh tế không nên hiểu đó là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà đặt trong mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với chính sách mở cửa, hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa chủ động tha m gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế cạnh tranh so sánh của quốc gia, từng bước xây dựng một cơ cấu kinh tế đáp ứng được cơ bản nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân và có khả năng ở mức cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phong - an ninh. 2.1.4. Những yếu tố cơ bản để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ - Để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập với kinh tế quốc tế thì chúng ta phải cần có những yếu tố cơ bản sau đây: Một là, phải có đường lối chính sách kinh tế độc lập, tự chủ về phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, phải có thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh ở mức độ cần thiết. Ba là, phải xây dựng được thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN vững mạnh và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. - Độc lập tự chủ về kinh tế nhưng phải gắn với mở cửa và hội nhập thị trường bên ngoài, chủ động tham gia vào sự giao lưu, hợp tác với thị trường thế giới. Nhà nước thống nhất và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức
  8. quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng cố lợi ích, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. - Chính sách phát triển của Nhà nước phải đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2.1.5 Định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ - Phát huy nội lực: việc phát huy nội lực cũng là biện pháp tránh phụ thuộc vào bên ngoài. Ví dụ: Việt Nam cần phát huy, khai thác tốt hơn nữa các nguồn nội lực như vị trí địa chính trị quan trọng, nguồn nhân lực trẻ, thời kì dân số vàng, tài nguyên dồi dào. - Chủ động hội nhập kinh tế thế giới Ví dụ: Việt Nam đã và đang chủ động trong việc phát triển các mối quan hệ song và đa phương như gia nhập WTO năm 2006 kí BTA với Nhật Bản, Hoa Kì, … - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Cơ giới hóa các hoạt động sản xuất, đồng thời phải xây dựng một nền kinh tế hiện đại, đi tắt đón đầu những công nghệ mới, không chấp nhận những công nghệ lạc hậu 2.1.6. Đánh giá về sự độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
  9. - Một nền kinh tế độc lập tự chủ theo cách hiểu thông th ường và truyền thống là một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự thỏa mãn những nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, của an ninh, quốc ph òng và quá trình tái sản xuất; không bị lệ thuộc vào bên ngoài cả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, để có thể vận hành một cách bình thường và bảo đảm được nền tảng cho việc duy trì an ninh quốc gia. - Một nền kinh tế như vậy nhìn chung chỉ tồn tại trong điều kiện các quốc gia có đầy đủ mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý, khí hậu lý tưởng, quy mô thị trường quốc gia đủ lớn, trình độ phát triển cao về khoa học – công nghệ và không cần phải có quan hệ kinh tế với nhau mà vẫn có thể tự tồn tại, phát triển được. Tuy nhiên, thực trạng Việt nam không thể đáp ứng đ ược những yêu cầu đó. Vì vậy, toàn cầu hóa là yếu tố bắt buộc để hòa nhập và phát triển. - Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó ; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng của đất nước. Để có một nền kinh tế độc lập tự chủ, cần đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu sau : + Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết. + Nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao.
  10. + Cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối; cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm ưu thế; cơ cấu thị trường quốc tế, đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu. + Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm. + Đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh. - Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa và thực tại của nền kinh tế hiện nay thì kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng kinh tế thế giới và bị chi phối bởi nền kinh tế thế giới. Ví dụ: ngày 21/01/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kì đã chính thức lan ra thị trường thế giới. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam là không tránh khỏi vì nó đã tác động trực tiếp đến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. 2.1.6.1. Về yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết
  11. - Mặc dù có những đóng góp to lớn và có những bước phát triển mới nhưng nhìn tổng thể và khách quan thì những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn quá chậm, thậm chí có một số lĩnh vực vẫn còn trong tình trạng lạc hậu so với sự phát triển. Sự chậm chễ này biểu hiện ở những bằng chứng sau: - Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp là một trong những điểm yếu nhất của chúng ta hiện nay. Mô h ình tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam là dựa vào những lợi thế so sánh tĩnh đó là nguồn tài nguyên thô và lao động rẻ chưa có kỹ năng. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp, rất ít sản phảm có hàm lượng trí tuệ cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn rất lúng túng. Đến nay sản xuất nông nghiệp vẫn luôn luôn bị động trước những đòi hỏi của thị trường, nhiều địa phương vẫn không xác định được định hướng nuôi trồng cây gì, con gì… Tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp, nhưng trong quá trình phát triển khu vực này cũng đang bộc lộ khá nhiều thách thức như: phát triển các khu du dịch, sân gôn, khu công nghiệp … tuỳ tiện làm giảm diện tích cấy trồng của nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nông dân… Cơ cấu GDP của một số quốc gia phân theo ngành kinh tế năm 2009 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam 20.7% 41.58% 39.1%
  12. Singapore 0% 34.8% 65.2% Úc 3.8% 26.2% 70% Hoa Kỳ 0.9% 20.6% 78.5% Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009 Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu đến năm 2015: cơ giới hóa 100% việc chế biến hạt giống, 70-75% việc làm đất, áp dụng các thiết bị sạ lúa, cấy mạ, bơm thuốc, gặt lúa, gặp đập liên hợp… Thực tế đến nay, ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ cơ giới hóa được 28% diện tích canh tác lúa đông xuân. - Nguyên nhân: diện tích thửa ruộng nhỏ (từ 15 triệu thửa thời Pháp thuộc đến nay là 75 triệu thửa, trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng, thậm chí đang giảm do nhiều nguyên nhân: chuyển đổi mục đích sử dụng, đô thị hóa, ngập mặn…); công nghệ lạc hậu, máy móc nhập về cũ kỹ trong khi máy sản xuất trong nước có giá thành cao, ít linh kiện để sửa chữa. - Các vùng kinh tế trọng điểm vẫn phát triển chậm, chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. - Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế Nhà nước vẫn chưa tìm được mô hình quản lý hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp nhà nước
  13. vẫn làm ăn thua lỗ. Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn yếu. Ví dụ: Nhà nước cho phép thành lập nhiều tập đoàn nhà nước quản lí số vốn lớn nhưng làm ăn thua lỗ, trong đó Vinashin là ví dụ điển hình. Chỉ tính riêng khoản vay tín dụng quốc tế từ Credit Suisse đã là 600 triệu USD. - Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn còn cao. Tình trạng lao động không có việc làm, thiếu việc làm còn nhiều. Lao động không qua đào tạo, không có trình độ tay nghề rất đáng báo động… - Cơ cấu đầu tư vẫn chưa hợp lý, chưa hướng vào các ngành có giá trị gia tăng… Đầu tư ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải, thất thoát, hiệu quả thấp. Không ít các công trình trọng điểm không hoàn thành đúng kế hoạch… Đặc biệt công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém chưa phù hợp với tình hình phát triển của xã hội dẫn đến nhiều tổn hại về tiền của vật chất mang tính liên hoàn… Ví dụ: Đầu tư công của Việt Nam năm 2009 là 42.5% GDP, cao thứ 4 thế giới, trong khi tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5.3%. - Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau nhưng suy cho cùng có thể là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
  14. - Trước nhất là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp các ngành về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta, từ đó trong tư duy và cả trong hành động chỉ đạo còn lúng túng, chậm chễ, khả năng dự báo và phát hiện chưa cao, chưa nhạy bén trước sự phát triển mau lẹ của tình hình trong nước và quốc tế. - Các chính sách và giải pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa kịp thời. Hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế chưa cao, cải cách hành chính còn rất chậm và đặc biệt đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng kịp với tình hình và nhiệm vụ hiện nay. 2.1.6.2. Về việc xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao - Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 60 thế giới (trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) nếu tính theo GDP và xếp thứ 133 nếu tính theo GDP bình quân đầu người. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 % 5,8 4,8 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5, 3 6,5 (ước) Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009
  15. GDP bình quân đầu người nước ta qua các năm Năm 1995 2000 2005 2007 2008 2009 USD/người 289 402 639 823 1024 1040 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009 - Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 09/2010, Việt Nam đứng thứ 59 trong tổng số 139 nước tham gia xếp hạng chỉ số cạnh tranh quốc gia. - Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2 tương đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53. - Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại tr ường học (49), tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị tr ường chứng khoán (35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị tr ường nội địa (39), quy mô thị trường nước ngoài (29)... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư
  16. (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ tân tiến nhất (102)… - Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) do tạ p chí Forbes công bố mới đây. Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế đ ược đưa vào báo cáo. Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118. - WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế. - Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44). - Vấn đề tham nhũng và lậu thuế được đánh giá là những thách thức lớn nhất trong quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Không chỉ vậy, theo các chuyên gia, mức
  17. bảo hộ của các ngành hàng hoá hiện còn chưa linh động. Sau một thời gian dài cải cách, đồ uống không cồn vẫn đang đ ược bảo hộ tới 50%, đường 32,4%, gạch ốp lát 48%, đồ nhựa 167%... Trong khi đó tỷ trọng đầu t ư trong nước và đầu tư nước ngoài lại chiếm tương đối cao vào các mặt hàng này. - Ước tính tổng số vốn đầu t ư trực tiếp vào các ngành hàng thay thế nhập khẩu gấp 2 lần số đầu tư hướng ra xuất khẩu. Đây chính là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. - Ngoài ra một số mặt hàng trong nước chúng ta còn quá lệ thuộc vào nước ngoài: Ví dụ 1: Việc không kiểm soát được giá thuốc. Nguyên nhân của việc không kiểm soát được giá thuốc là do công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản với hàm lượng kỹ thuật thấp. Một số nhóm thuốc quan trọng trong nước chưa sản xuất được. Trong khi đó, thị trường thuốc lại đang bị các hãng dược nước ngoài thao túng bởi họ biết câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền. Ví dụ 2: Sản xuất máy nông nghiệp còn lệ thuộc linh kiện nhập khẩu, khoảng 30% máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất, nhưng linh kiện chủ yếu là hàng nhập. Theo các chuyên gia chế tạo máy, Việt Nam hiện nay có khoảng 550.000 máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là máy nổ và máy phát điện, còn máy cày, máy gặt đập và các dòng máy chuyên dùng khác không đáng kể… Nhóm máy phục vụ sản xuất nông nghiệp được phân chia theo tỷ lệ: máy nhập từ Trung Quốc
  18. chiếm khoảng 60%, máy do Việt Nam sản xuất chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn máy cũ. Nếu phân tích chi tiết hơn, trong 30% thị phần của máy nông nghiệp Việt, có nhiều dòng sản phẩm là kết quả của liên doanh.. 2.1.6.3. Đánh giá về việc xây dựng cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối - Cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm ưu thế; cơ cấu thị trường quốc tế, đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu. - Nền kinh tế nước ta đang ở trong trạng thái nhập siêu, tình trạng này diễn ra liên tục trong vài năm gần đây với tỉ lệ cao và chưa thấy được dấu hiệu của việc giảm tỉ trọng nhập siêu. Điều này làm ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống nền kinh tế về dự trữ ngoại hối, những mặt hàng chúng ta nhập phần lớn là những mặt hàng xa xỉ, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa; do vậy, đây l à một trong những điều quan ngại cho tính an toàn và độc lập của nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ: Năm 2009 nhập siêu 12,25 tỉ USD. Đến hết tháng 11/2010 nhập siêu 10,65 tỉ USD. Bộ Công thương ước tính nhập siêu năm 2010 sẽ khoảng 12 tỉ USD, nằm trong khoảng an toàn cho phép là 20% kim ngạch xuất khẩu. - Về mặt xuất khẩu, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông lâm thủy hải sản, một số hàng hóa công nghiệp mang tính gia công. Tất cả những mặt hàng này có giá trị thấp, hàm lượng chất xám không cao, có tính chất bào mòn tài nguyên quốc gia.
  19. Ví dụ: dầu thô, gạo, gỗ, các loại thủy hải sản… Trừ dầu thô những mặt h àng xuất khẩu còn lại của Việt Nam luôn gặp vấn đề về giá, những vụ kiện tụng về bán phá giá tại nhiều thị trường trọng yếu khiến cho h àng hóa của Việt Nam luôn yếu thế hơn so với các mặt hàng cùng chủng loại của các nước khác. - Về nhập khẩu, xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp muốn chuyển đổi qua công nghiệp hóa Việt Nam cần phải nhập nhiều công nghệ từ n ước ngoài để kịp thời phục vụ cho nền sản xuất hàng hóa trong nước; bên cạnh đó, văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam khiến cho lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam nhiều hơn, ngay cả đối với những mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được với chất lượng tương đương. 2.1.6.4. Về đầu tư - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm. Đây là điểm mà Việt Nam đang làm khá chặt. Trong lãnh thổ quốc gia, chúng ta đang độc quyền một số lĩnh vực nhảy cảm như năng lượng, ngân hàng… - Mặc dù VN đã là thành viên chính thức của WTO nhưng đối với một số lĩnh vực thuộc cam kết nhà đầu tư nước ngoài cũng rất khó mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điều này giúp cho Việt Nam đảm bảo được một số nguyên tắc an toàn cơ
  20. bản trong việc bảo vệ tính ổn định của nền kinh tế. Ví dụ: trong ngành ngân hàng, bán lẻ, giải trí có điều kiện (casino, hợp thức hóa cá cược) 2.1.6.5. Đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh - Đối với vấn đề này Việt Nam đang thực hiện khá yếu. Lạm phát năm 2010 dự kiến vào khoảng 8%. - Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trước sức ép phát triển mạnh nền kinh tế sản xuất trong nước, nhu cầu về vốn tăng cao cộng với năng lực quản trị kém luôn khiến cho hệ thống ngân hàng VN luôn ở trong tình trạng kém về thanh khoản, lãi suất tăng cao. Điều này gây áp lực lớn hệ thống doanh nghiệp VN, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp tư nhân; yếu tố cốt lõi cho sự phát triển nền kinh tế. - Đầu năm 2010, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cảnh báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 7 tuần nhập khẩu so với tiêu chuẩn quốc tế là 12 tuần. Đến tháng 06/2010, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 09 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên con số này vẫn còn quá thấp. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm (tỉ USD) 2008 2009 2010 (dự báo) 23 15.2 17.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2