Cố vấn nghề trong nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của trường Đại học
lượt xem 2
download
Bài viết nhằm xây dựng chất lượng, thương hiệu của trường Đại học phụ thuộc vào chất lượng, thương hiệu của giảng viên. Vì vậy Nhà trường cần có cơ chế lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện để mỗi giảng viên không ngừng phấn đấu khẳng định nhân hiệu của trường đại học phát triển bền vững trong lòng xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cố vấn nghề trong nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của trường Đại học
- CỐ VẤN NGHỀ TRONG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, KHẲNG ĐỊNH THƢƠNG HIỆU CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC Huỳnh Mộng Tuyền1 Trần Thanh Thúy2 1. Cố vấn nghề sƣ phạm Cố vấn nghề sư phạm là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện nghiệp vụ, thực tập, hành nghề nhằm thực hiện tốt yêu cầu thực tiễn nghề sư phạm. Ở trường đại học, người thực hiện cố vấn nghề sư phạm hiệu quả nhất là giảng viên. Bởi vì họ là người trải qua quá trình đào tạo, hành nghề cùng chuyên ngành đào tạo với sinh viên. Chính họ mới có tầm nhìn, chiến lược, chiến thuật, xác định logich học tập, tư vấn quá trình học tập của sinh viên hiệu quả nhất. Hơn nữa, họ còn là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên lĩnh hội kiến thức, rèn luyện hệ thống kỹ năng nghề, giáo dục những phẩm chất nghề cho sinh viên. Để thực hiện được sứ mệnh và thành công trong cố vấn nghề, người giảng viên cần có hệ thống năng lực và phẩm chất nghề. 2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên làm cố vấn 2.1. Những yêu cầu về năng lực 2.1.1. Năng lực học tập - Giảng viên cần có hệ thống kiến thức vững chắc về quá trình học tập của nghề mình cố vấn: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá kết quả... - Có hệ thống phương pháp, kỹ năng tốt trong thu thập, xử lý thông tin; lập kế hoạch học tập, thực hiện kế hoạch học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình học tập. - Thường xuyên đọc, học phương pháp, kỹ năng học từ sách, từ thực tiễn kinh nghiệm học tập của thầy cô, bạn bè, từ những tấm gương học tốt để nắm chắc lý luận, thu thập nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thường xuyên áp dụng nâng cao hiệu quả học tập suốt đời của bản thân. 2.1.2. Năng lực dạy học - Giảng viên nắm chắc hệ thống kiến thức về quá trình dạy học của nghề mà giảng viên sẽ tư vấn cho sinh viên. 1 TS – Trưởng khoa QLGD&TLGD trường Đại học Đồng Tháp 2 Giảng viên trường Đại học Đồng Tháp 94
- - Có hệ thống phương pháp và kỹ năng phát huy tối đa các thành tố của quá trình dạy học: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá kết quả...trong tạo nên chất lượng đào tạo. - Tích cực tiếp thu thành tựu lý luận hiện đại về quá trình dạy học, tăng cường học hỏi kinh nghiệm dạy học qua băng đĩa, dự giờ đồng nghiệp, giáo viên phổ thông, nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào đổi mới quá trình dạy học của bản thân. 2.1.3. Năng lực nghiên cứu khoa học - Giảng viên làm chủ hệ thống kiến thức về quá trình nghiên cứu khoa học, hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học. - Có hệ thống kỹ năng nắm bắt những mâu thuẫn, bất cập bức xúc trong lý luận và thực tiễn nghề, xác định đề tài, xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, báo cáo kết quả nghiên cứu. - Cập nhật thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đại, đẩy mạnh nghiên cứu những đề tài về đổi mới quá trình dạy học, giáo dục sinh viên và học sinh phổ thông. Trên đây là những năng lực cơ bản nhất. Người giảng viên làm cố vấn nghề cần nhiều năng lực khác như: Năng lực thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, năng lực tổ chức, quản lý, giao tiếp, ứng xử trong thiết lập tốt các quan hệ xã hội... 2.2. Yêu cầu về phẩm chất 2.2.1. Lòng yêu nghề Giảng viên nhận thức được tầm quan trọng của nghề sư phạm. Đó là nghề cao quý, sáng tạo nhất. Vận mệnh, tương lai sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào sự phát triển của con người. Sự phát triển của con người phụ thuộc vào lao động sư phạm của người giáo viên. Có thể nói, lao động sư phạm của người giảng viên quyết định sự phát triển của con người và xã hội. Họ cảm thấy rất tự hào về nghề sư phạm - Thầy của những người thầy. rên cơ sở nhận thức đó, người giảng viên dốc hết tâm trí, nhiệt huyết, tận tụy, say mê trong học tập, lao động sư phạm, nghiên cứu khoa học... để góp phần giải quyết những mâu thuẫn, bất cập vì sự phát triển tốt nhất nghề nghiệp. 2.2.2. Lòng yêu người Giảng viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của học tập, rèn luyện trong nhà trường với tương lai, hạnh phúc cuộc đời mỗi con người và luôn có khát vọng là tất cả 95
- học trò của mình phải được hạnh phúc, có tương lai tốt đẹp. Giảng viên phải thể hiện sự tôn trọng, niềm lạc quan tin tưởng vào khả năng, tiềm năng của sinh viên. Từ đó, họ đề ra được cho sinh viên những yêu cầu phù hợp và tổ chức, hướng dẫn, kích thích, phát huy để sinh viên đạt được thành quả phát triển cao nhất, thành công, thật sự có niềm vui và hạnh phúc trong học tập, rèn luyện. Sinh viên cần được kế thừa thành quả lý luận, thực tiễn nghề cả một đời của giảng viên đã gian khổ học tập, lao động, nghiên cứu. Giảng viên chẳng những cho sinh viên kế thừa thành quả của mình mà còn chỉ ra cho cho họ cách thức, con đường đi đến thành công cao hơn nhưng do hoàn cảnh, thời gian, năng lực... mà mình chưa thực hiện được. Giảng viên xem sinh viên là những người thân (em, con, cháu...) của mình để trợ giúp được tốt nhất. 2.2.3. Có mục đích, lý tưởng sống cao đẹp Giảng viên cần có lập trường vững vàng dựa trên hệ tư tưởng tiên tiến, có hiểu biết về đường lối, chủ trưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tình cảm với giá trị chân, thiện, mỹ, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của con người, xã hội. Giảng viên cần quán triệt sâu sắc mục đích, lý tưởng, những định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước... Từ đó, họ nỗ lực tối đa trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học... nhằm đào tạo được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của chiến lược “trồng người”, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 2.2.4. Ngoài những phẩm chất cơ bản trên đây, người giảng viên còn cần nhiều phẩm chất khác như: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị.... Giữa các phẩm chất và năng lực trên của người giảng viên cố vấn nghề có mối quan hệ biện chứng. Sự thành công trong cố vấn nghề của giảng viên tỷ lệ thuận với số và chất lượng các năng lực và phẩm chất trên ở họ. 3. Vai trò của giảng viên cố vấn nghề trong nâng cao chất lƣợng, khẳng định thƣơng hiệu trƣờng Đại học Đồng Tháp 3.1. Giảng viên sư phạm là người tư vấn tốt cho quá trình học tập nghề sư phạm của sinh viên Qua trải nghiệm trong học tập, giảng viên hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, công việc nghề sư phạm mà người giáo viên cần thực hiện; Hiểu quá trình đào tạo sư phạm (mục tiêu, chương trình, giảng viên, phương tiện,...), đặc biệt là, vị trí các môn học ở trường đại học đối với công việc nghề sư phạm. Trên cơ sở đó, giảng viên sẽ giúp sinh viên biết cách thu thập, xử lý thông tin (quy chế, các yếu tố của quá trình đào tạo...) để xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp (chọn các môn học, đăng ký môn học...). Đặc biệt, với những thành công, thất bại 96
- của mình, giảng viên là người tư vấn tốt các phương pháp học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm cho sinh viên. Nếu được tư vấn tốt, sinh viên sẽ biết cách khai thác ngoại lực, thể hiện tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức, rèn kỹ năng, trau dồi phẩm chất nhân cách trong quá trình học đại học nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu thực tiễn nghề. 3.2. Giảng viên sư phạm là người tư vấn tốt cho quá trình dạy học, giáo dục nghề sư phạm của sinh viên Với bề dầy trải nghiệm học tập, giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên sẽ có vốn hiểu sâu sắc về lý luận, có nhiều kinh nghiệm trong vận dụng phương pháp, các kỹ thuật dạy học để trợ giúp cho sinh viên. Ngay cả những thất bại của họ cũng là hành trang quý giá mà sinh viên cần biết và tránh trong nghề nghiệp. Giảng viên thường xuyên trợ giúp sinh viên thiết kế các hoạt động dạy học, giáo dục trong rèn luyện nghiệp vụ, thực tập sư phạm...Giảng viên sẽ cố vấn, tư vấn thiết kế, tổ chức những tiết dạy học, giáo dục cho sinh viên khi sinh viên mới bước vào nghề, được tập thể sư phạm nhà trường dự giờ đánh giá chuyên môn và khi thi giáo viên giỏi... Công việc này chẳng những giúp sinh viên đạt kết tốt hơn trong nghề mà kỹ năng nghiệp vụ của giảng viên sẽ không ngừng được nâng cao và quá trình đào tạo ở trường sư phạm sẽ đáp ứng được yêu cầu xã hội. 3.3. Giảng viên sư phạm là người tư vấn cho sinh viên thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục Chính giảng viên là người nắm vững thành tựu lý luận, trải nghiệm thực tiễn nghiên cứu khoa học nên họ sẽ dẫn dắt tốt sinh viên thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Có nhiều hình thức giảng viên cố vấn cho sinh viên như giúp sinh viên viết bài cho các hội thảo khoa học, thông tin khoa học, các tạp chí khoa học. Sinh viên cùng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học với giảng viên. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khả năng, uy tín khoa học, nếu giảng viên giúp sinh viên vượt qua được ngưỡng cửa khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, họ sẽ vững bước tiến vào con đường khoa học để giải quyết bất cập trong thực tiễn nghề, nâng cao chất lượng lao động nghề, thành công, hạnh phúc với nghề. Đây là con đường tự đào tạo hiệu quả nhất của giáo viên, con đường quan trọng nhất để đổi mới, nâng cao hiệu quả công việc nghề sư phạm, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra, với những thành công, thất bại trong giao tiếp, ứng xử để thiết lập các mối quan hệ xã hội, cuộc sống, tình yêu, gia đình... và cộng thêm ý thức đầu tư để truyền kinh nghiệm, giảng viên sẽ tư vấn, cố vấn tốt các các vấn đề này cho sinh viên. 97
- Dựa vào các mối quan hệ xã hội, giảng viên tư vấn giới thiệu việc làm, tham gia các hoạt khác để sinh viên phát huy bản thân... Thông qua mối quan hệ với sinh viên trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu... giảng viên cố vấn, truyền lòng yêu người, yêu nghề, thắp sáng niềm tin, tình cảm, mục đích, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp cho họ. Đây là nền tảng quan trọng để bẩy năng lực nghề, tỏa sáng tài năng sư phạm ở sinh viên. Thành công trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu... của giảng viên là thuyết phục hùng hồn nhất trong cố vấn nghề cho sinh viên. Muốn làm thầy sinh viên, trước tiên giảng viên hãy làm thầy chính mình thật tốt trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Người giảng viên không những phấn đấu để bản thân thành công trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học... mà phải luôn có ý thức cố vấn, tư vấn, truyền kinh nghiệm, kích thích, phát huy để học trò thành công như mình và hơn mình trong nghề nghiệp. 4. Đánh giá lao động của cố vấn nghề sƣ phạm Lao động của giảng viên cố vấn cần đầu tư và đánh giá xứng đáng: - Một năm, mỗi giảng viên cố vấn 15 đến 20 sinh viên. Mỗi sinh viên được tính khoảng 5 giờ lao động. 3 giờ tổ chức các buổi tọa đàm báo cáo chuyên đề về tìm hiểu quy chế, bồi dưỡng phương pháp học, nghiên cứu khoa học... Thời gian còn lại, giảng viên sẽ gặp gỡ riêng, tháo gỡ vướng mắc trong học tập, nghiên cứu... cho từng sinh viên. - Mỗi giảng viên cố vấn có hồ sơ theo dõi và báo cáo kết quả học tập, hành nghề của sinh viên mình cố vấn. Thanh tra có thanh tra kết quả báo cáo cố vấn nghề của giảng viên. - Đánh giá kết quả lao động, xét khen thưởng của giảng viên phải dựa trên kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cố vấn nghề... Hoạt động cố vấn nghề phải có hệ số cao hơn so với các hoạt động khác trong kết quả đánh giá. Trừ Ban giám hiệu, các phòng ban, cán bộ quan lý, giảng viên không tham gia cố vấn nghề hoặc tham gia không có hiệu quả không xét chiến sĩ thi đua. - Ngoài lương cơ bản mọi giảng viên được hưởng như nhau, tiền phụ cấp tăng thêm của giảng viên được tính theo quý dựa trên kết quả của hoạt động dạy học, nghiên cứu và cố vấn nghề của họ. Giảng viên thực hiện tốt được hưởng nhiều và ngược lại (sự chênh lệch A, B,C cao). - Hàng năm trung tâm kiểm định chất lượng nên khảo sát lấy ý kiến đánh giá của sinh viên đã tốt nghiệp về giảng viên ở trường Đại học. Cơ sở quan trọng nhất cần đánh giá là quá trình giảng dạy của giảng viên ở trường Đại học đã giúp ích như thế 98
- nào cho sự thành công nghề nghiệp của họ trong thực tiễn. Giá trị ứng dụng, hiệu quả làm việc của người học càng cao sau quá trình đào tạo thì giá trị lao động của người dạy càng lớn - giá trị cao nhất mà quá trình đào tạo đạt được. Nếu đánh giá như thế, những giảng viên hàng ngày chỉ biết giảng lý luận suông theo giáo trình, tài liệu nếu không cố gắng sẽ bị đào thải. Sự tồn tại của giảng viên, chất lượng đào tạo nhà trường phải dựa trên năng lực thực tiễn nghề của giảng viên. Từ đó, giảng viên sẽ có động cơ học tập, rèn luyện, nghiên cứu trau dồi năng lực thực tiễn nghề của bản thân. Bởi vì, sản phẩm đào tạo của trường Đại học không chỉ thể hiện ở điểm, bằng cấp mà ở năng lực, hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong thực tiễn của giáo viên khi họ hành nghề. Mỗi năm, sinh viên của trường Đại học vào nghề đạt bao nhiêu danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi các cấp, giải thưởng khác... so với sinh viên tốt nghiệp ở các trường khác đó là lợi thế cạnh tranh tạo nên thương hiệu của Trường thật sự. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, khẳng định được thương hiệu của trường Đại học Đồng Tháp, giảng viên cố vấn nghề giữ vai trò vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ cố vấn, giảng viên cần có hệ thống phẩm chất, năng lực. Thành công của giảng viên cố vấn nghề phụ thuộc vào các phẩm chất và năng lực nghề của họ.Với những thành quả trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giao tiếng ứng xử...là cơ sở quan trọng nhất để giảng viên tư vấn, cố vấn giúp sinh viên thành công trong nghề. Để tạo động lực cho giảng viên thực hiện tốt cố vấn nghề, trường Đại học cần tính công lao động phù hợp. Đó là cơ sở quan trọng để giảng viên hưởng phụ cấp tăng thêm, khen thưởng các cấp. 5. Kết luận Chất lượng, thương hiệu của trường Đại học phụ thuộc vào chất lượng, thương hiệu của giảng viên. Vì vậy Nhà trường cần có cơ chế lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện để mỗi giảng viên không ngừng phấn đấu khẳng định nhân hiệu của trường đại học phát triển bền vững trong lòng xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.Trần Thị Minh Đức, Nghiên cứu một số mô hình Cố vấn học tập trên thế giới và đề xuất mô hình hoạt động của Cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học Việt Nam, theo http://www.gdtd 2. Kỉ yếu hội thảo quốc tế (1995), Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỉ XXI, Hà Nội. 3. Lawrence K. Jones (2000), Những kĩ năng nghề nghiệp bước vào thế kỉ XXI, Nxb TP. HCM. 4. Theo mindtools.com, Cố vấn nghề nghiệp – Kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo. 5. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, Hà Nội. 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong trường đại học
11 p | 13 | 6
-
Nâng cao vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong thời đại ngày nay
6 p | 78 | 5
-
Văn hóa trong sự nghiệp hiện đại hóa nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng: Phần 2
79 p | 23 | 4
-
Nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6 p | 9 | 4
-
Nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
6 p | 61 | 4
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
8 p | 36 | 4
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học tại các trường đại học
3 p | 13 | 3
-
Nâng cao hiệu quả của văn hóa, nghệ thuật trong công tác tư tưởng - Trần Văn Phác
8 p | 77 | 3
-
Nâng cao hiệu quả tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học Việt Nam
8 p | 56 | 3
-
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang và những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục
6 p | 77 | 3
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0
5 p | 58 | 2
-
Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học trong ngành Văn hóa nghệ thuật
3 p | 7 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao tại Học viện Khoa học Quân sự
11 p | 88 | 2
-
Quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 7 | 1
-
Nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông
9 p | 1 | 1
-
Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
9 p | 9 | 1
-
Tự chủ hóa của các cơ sở văn hóa - nghệ thuật công lập tại Nhật Bản những năm gần đây
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn