intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cội nguồn sức mạnh tinh thần của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: Chạy Ngay Đi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Cội nguồn sức mạnh tinh thần của Quân đội Nhân dân Việt Nam được biên soạn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản từ cội nguồn sức mạnh tinh thần đến những biểu hiện sức mạnh tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt làm rõ những vấn đề mới về xây dựng sức mạnh tinh thần của quân đội ta trong tình hình mới. Cuốn sách gồm có 3 nội dung lớn và được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày về quân đội nhân dân Việt Nam và cội nguồn sức mạnh tinh thần; sức mạnh tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam - bảy thập kỷ phát triển và thăng hoa rực rỡ. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cội nguồn sức mạnh tinh thần của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phần 1

  1. NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN DỌC GÓP Ý K1HN, IMHÌ BÌNH Iỉicn inục trên xuãt bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyen Đình Minh 70 năm Quân dội nhân díln Việt Níim - Cội nguồn sức mạnh linh Ihđn / Ch.b.: Nguyen Đình Minh, Nguyen Mạnh Hướng. - H. : Quân đội nhân dân, 2014. - 220lr. ; 2 lem ISBN 9786045101513 1. Quân dội 2. Lịch sứ 3. Phát Iricn 4. Việt Nam 355.009597 - dc23 QDK0031p-CIP
  2. Thiếutướng, PGS, TS NGUYỄNĐÌNHMINH Đại tá, PGS.TS NGUYỄNMẠNHHƯỞNG ăm ^Hì DiỊTHI CỘI NGUỒN SỨC MẠNH TINH THẨN NHÀ XUẤT BẲN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nội - 2014
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong lịch sử nhân loại, hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong quá trình dipig nước và giữ nước, phải thường xuyên dương đầu với các thế lực ngoại xâm hung bạo, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn. Và cũng hiếm có một quân đội nào như Quân đội nhân dân Việt Nam ngay khỉ mới ra đời và trong quá trình trưởng thành phải đụng đầu với các thé' lực đ ể quốc to ỉớn và hung bạo, với quân đội xâm lược nhà nghê có trình độ trang bị vũ khí phương tiện vượt trội. Để chiến thăng những đội quân xâm lược như thế, nhất định quân đội ta phải mạnh • và trong sự so sánh với đối phương trên nhiêu phương diện thì yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh của quân đội ta lại nam ở tinh thần. Đó là nguồn sức mạnh cơ bản, là chất keo" dính kết tất cả cúc nguồn sức mạnh khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất cho quân đội ta đủ sức chiến thắng quân thù. Thưc tiễn xây dipig, chiến đấu và trưởng thành 70 năm qua, Quan đội nhân dân Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chi: Minh quan tâm xây dipìg, được nhân dân đùm bọc giúp đỡ, đã làm nen ỉihímg chiến thắng huy hoàng, đánh bại những đội quân đ ể quốc xâm lược to lớn, giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chac Tổ quốc; thực sự là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đoi trung thành với TỔ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhan dân. Thực tiễn đó đã chứng minh sức mạnh, trình độ, khả năng chiến đấu của quân đội ta, đặc biệt là vai trò to lớn của sức mạnh tinh thần. Ngay những người bên kia chiến tuyên 5
  4. cũng phải thừa nhận sức mạnh tinh thần to lớn của quân dân ta, dù rằng sự thừa nhận đó còn muộn màng, chưa dầy đủ, toàn diện. Côi nguồn sức mạnh tinh thần của quân đội như th ế rất cần phải được khẳng định và tiếp tục phát huy, phát triển trong tình hình mới. Sự nghiệp xây dựng quân dội trong tình hình mới đã và đang đăt ra nhiều vấn đê rất mới. Cương lĩnh xây dựng đat ỊUtớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bô sung, plxat triển năm 2011) đã đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tô quốc, xây dựng quân đội nhân dân cách mang, chính quy, tinh nhuệ, từng bươc luẹn đai. Đ ể quân đôi ta có thê đáp ứng mọi yêu câu cua nluẹni vụ bảo vệ T ổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lâp thống nhất, toàn ven lanh thô, bao vệ chu quyen bien, đao của đất nước trong tình hình mới, thì phải xây dựng quân đội thực sự vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng sức mạnh tinh thần. Trong bối cảnh đổ, việc tiếp cận sự nghiệp xây dựng, chieh đâu và trưởng thành của Quân đội nhân dân việt Nam trong bẩy thâp kỷ qua dưới góc độ sức mạnh tinh than la goc tỉep cạn khá mới, là vấn đề có ỷ nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Hướng tới Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Vỉêt Nam nham giup ban đoc co them tai ỉieu tham khao nghiên cứu theo hướng trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách "70 năm Quán đội nhân dán Việt Nam - cội nguồn sức mạnh tinh thần" do Thiểu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Minh - Giám đốc Học viện Chính trị và Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quăn sự đồng chủ biên. 6
  5. Cuốn sách được kết cấu gồm ba phần, trình bày những vẩn đê cơ bản từ cội nguồn sức mạnh tinh thân đên nhưng biểu hiện sức mạnh tinh thẩn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong lịch sử; đặc biệt làm rõ những vấn đề mói về xây dựng sức mạnh tinh tiiần của quân đội ta trong tình hình mới. Hy vọng đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, phục vụ tốt ngày Kỷ niệm và quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đang ta về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ TỔ quốc theo tỉnh thần Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quá trình biên soạn cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự góp ỷ của đông đảo bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN 7
  6. Phần thứ nhất QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VẰ CỘI NGUỒN SỨC MẠNH TINH THẦN I. Quân đội nhãn dân Việt Nam - sàn phẩm tất yếu của cuộc dấu tranh dân tộc, dấu tranh giai cấp của Việt Nam 1. Bối cảnh lịch sử và nhu cầu "Muốn đánh giặc phải có quân đội" Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời vừa tuân theo quy luật khách quan của lịch sử, mang tính tất yếu phô biên, vừa có những nét đặc thù cao, mang đặc điểm, đặc thù dân tộc trong sự hòa quyện thống nhất giữa hai tính chất này, không tách rời, biệt lập. Tính quy luật phổ biến được biêu hiện cụ thể trong thực tiễn Việt Nam; tính đặc thù lại tuân theo nhưng nguyên lý của tính phổ biến và làm phong phú thêm tính phô biến, tăng lên sức sống của lý luận Mác - Lênin về quy luật, về tính tất yếu của việc tổ chức, xây dựng quân đội kiêu mới của giai cấp vô sản. Vì thế, nghiên cứu sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như sức mạnh tinh thần của quân đội, phai đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu 'thế kỷ XX, đặc biệt trong thời kỳ từ năm 1930, tức là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đến khi quân đội ta chính thức được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944. Đồng thời phải đặt quá trình ra đời, trưởng thành 9
  7. của quân đội trong tiến trình cách mạng Việt Nam, trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có như vậy thì mới thấy rõ sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta trong vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của dân tộc; mới thấy được sự tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức, xây dựng và lãnh đạo quân đội. Có như vậy mới thấy rõ được tính phổ biến và những nét đặc thù, đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển, cũng như tính chất, chức năng, nhiệm vụ và sức mạnh tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những thập kỷ đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, còn có mâu thuân vừa cơ bản vừa chủ yếu ngày càng gay gắt đó là mâu thuân giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; tính chất của xã hội Việt Nam mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn này đêu cân phai được giai quyết. Thực tiễn lịch sử Việt Nam lúc này đã đặt ra hai yêu cầu rất cấp bách: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lâp cho dân tôc, tự do cho nhân dân lao động; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân; trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai cấp, tầng lớp xã hội mới. Bên cạnh giai cấp phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại ở Việt Nam từ trước khi thực dân Pháp xâm lược, đã xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đó là giai cấp vô 10
  8. sản giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiêu tư sản. Môi giai cấp và mỗi tầng lớp xã hội có những vai trò khác nhau trong đời sống chính trị - xã hội đất nươc. Nhằm giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, thực dan, một loạt phong trào yêu nước của nhân dân đã nổi lên mạnh mẽ, liên tục chống đế quốc và phong kiến. Các phong trao yêu nước với các lập trường và đường lối cứu nươc khac nhau, thể hiện khát vọng cháy bỏng độc lập tự do của nhân dân, một dân tộc giàu lòng yêu nước thiết tha. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Yên Thê'kéo dai đến đầu thế kỷ XX, đến phong trào cách mạng có xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, phong trào có xu hướng cai lương cua Phan Chu Trinh, đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học là những phong trào theo hệ tư tương phong kien hoặc'theo hệ tư tưởng tư sản, song đều thất bại và lâm vào bế tắc. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra lúc này đối với dân tộc ta là phải có một con đường cứu nước mới, với một giai cấp mới có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, co đủ uy tín và năng lực lanh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đen thắng lợi. Các cuọc đấu tranh chống Triều, chống Tây chống cả Triều lẫn Tây của nhân dân ta những năm cuoỉ the ky XIX đầu thế kỷ XX đầy khí phách anh hùng, bất khuất, với nhiều hình thức phong phú, nhưng không đủ đẽ chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tin đó là những con đường và phương phap đấu tranh đúng. Muốn cứu nước thi cần phải co "con đường khác" - đó là tư duy chính trị đầu tiên cua Chủ tịch HỒ Chí Minh ngay khi Người còn trẻ. Tư duy chinh trị đầu tiên chính xác đó đã theo Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt nhưng năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, đê ròi Người đã tìm ra được chân lý và đưa ra kết luận lịch sư: 11
  9. "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"1. Đó là sự khẳng định dứt khoát: dân tộc Việt Nam tất yếu phải đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xét dưới góc độ cách mạng giải phóng dân tộc, thì luận điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính chất là luận điểm cơ bản quyết định đến bản chất, tính chất và mục tiêu của cách mạng. Xét dưới góc độ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nó lại mang tính chất là luận điểm cơ bản khởi đầu, khẳng định dứt khoát sự lựa chọn con đường giải phóng và phát triển của dân tộc ta là phải đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việc xem xét hai góc độ tiếp cận nêu trên là có tính chất tương đối, nhằm nhận thức sâu sắc hơn việc lựa chọn con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc ta. Khi bắt đầu cuộc ra đi tìm đường cứu nước, những vấn đề lý luận về mục tiêu, con đường, biện pháp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như những vấn đề phải bao vệ quyên độc lập dân tộc ấy như thế nào, đối với Chủ tịch Hô Chi Minh mới chỉ là sự manh nha trên cơ sở chủ nghĩa yêu nươc truyên thống do được sưởi ấm trong ngọn lưa va được nuôi dương trong dòng sữa yêu nước dân tộc, do anh hương cua ngươi cha - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc và từ sự giác ngộ, nhận thức cua Người về những điều kiện mới của xã hội Việt Nam lúc đó. Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản Pháp dưới hình thái thực dân - một sự bóc lột thuộc địa hết sức tàn bạo đã được áp dụng ở Việt Nam chính là một nguyên nhân đưa đến sự manh nha đó. Bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nói như vậy. Con đường cứu nước 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr.314. 12
  10. mới của nhân dân ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và lich sử dân tộc Viêt Nam đã lưa chọn là con đương cach mạng vô sản, cũng không ngoại lệ. Nhưng bạo lực ơ đây phai la bạo lực cách mạng của một giai cấp mới, vói những hình thức tô chức mới và phương pháp đấu tranh mới. Nhu cầu bức thiêt cua lịch sử Việt Nam lúc này không chỉ là con đường cứu nước đúng mà còn phải cần có phương pháp đấu tranh đúng, trên nền tảng một sức mạnh bạo lực mói của quần chúng nhân dân. Hay nói cách khác, cần phải hiểu con đường cứu nước đúng theo nghĩa rộng lớn, bao gồm cả việc phải dựa trên cơ sở của một chủ nghĩa chân chính; phải có một đảng cách mạng va phải có phương pháp cách mạng đúng, phương pháp đấu tranh đúng, để đảm bảo sự thắng lợi cho con đường đó. Quân đội là một hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện và tồn tại gắn liền với sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và nhà nước. Theo Ph.Ảngghen, quân đội là một tập đoàn người vũ trang có tổ chức, do nhà nước xây dựng và dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hay phòng ngự. Lý luận chiến tranh và quân đội của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tiếp tục và cụ thê hóa lý luân về bao lưc trong điều kiện chiên tranh va trong xây dựng! tổ chức cổng cụ bạo lực chủ yếu trọng đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Sự ra đời và phát triên cua Quân đội nhan dân Việt Nam là một minh chứng cụ thể và rõ ràng vừa mang tính phổ quát vừa mang tính đặc thù vê sự vận dụng lý luận bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, VỚI tư cách là một tổ chức vu trang, một công cụ bạo lực chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống xâm lược, trong quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo cua Đang Cọng sản Việt Nam. Sự ra đòi của Quân đội nhân dân Việt Nam có những nét đặc thù đặc sắc. ' Ngay sau khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trướng thành lập quân đội công nông. Chánh cương van 13
  11. tắt năm 1930 ghi: "Tổ chức ra quân đội công nông"1. Trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng, vấn đề phương pháp cách mạng đã được thể hiện rất rõ. Luận cương đã chỉ ra, để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông, phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "vũ trang bạo động". Đồng thời, Luận cương xác định rõ vũ trang bạo động không phải là công việc thường, mà vũ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải theo khuôn phép nhà binh"12. Trong tác phẩm Con đưòng giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung, hoàn thiện những nội dung trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám năm 1941, đồng thời đặt ra những yêu cầu, việc làm trước, trong và sau khởi nghĩa. Theo đó, trước khởi nghĩa và để bảo đảm khởi nghĩa thắng lcd, cần phải thành lập các đội tuyên truyền tổ chức để lôi kéo tất cả hội viên cách mạng và đông đảo dân chúng tham gia khởi nghĩa, phải lập ra những đội tự vệ làm "quân chủ lực trong khởi nghĩa. Các hội viên cách mạng phải tuyệt đối theo mệnh lệnh của cơ quan chỉ huy, phải hăng hái đánh giặc cương quyết hy sinh đến cùng để làm gương cho dân chúng. Tiếp đến, trong tác phẩm Cách đánh du kích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra những nguyên tắc và phương pháp tác chiến của lực lượng vũ trang trong khởi nghĩa giành chính quyền. Người cho rằng, đấu tranh du kích không phải là những hoạt động của cá nhân hay những nhóm nhỏ dựa vào những âm mưu, mà là các hoạt động của tổ chức vũ trang cách mạng có kỷ luật chặt chẽ, dựa vào đường lối chính trị đúng đắn của đoàn thể cách mạng tiên 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr.1. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1998, tr.102. 14
  12. phong và dựa vào cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân tiến hành vào lúc có tình thế cách mạng và là một hình thức khởi nghĩa của nhân dân. Để đảm bảo đánh du kích thắng lợi phải có đường lối chính trị đúng, phải 'dựa vào cơ sở quần chúng", phải "có tổ chức vững chắc và nghiêm ngặt", phải "có một lối đánh rất tài giỏi"1... Những tư tưởng về quân sự, về lực lượng vũ trang đầu tiên này của Đảng và Chủ tịch Hổ Chí Minh đã tạo tiền đề lý luận - chinh trị trực tiếp rất cơ bản cho sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong thực tiễn, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945, các đội tự vệ, các đội du kích vũ trang bằng giáo mác, gậy gộc đã được tổ chức để chống khủng bố, chống lại sự đàn áp cua ke thù, để bảo vệ phong trào cách mạng, thúc đẩy cách mạng tiến lên. Và đến tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đáp ứng trực tiêp nhu cầu đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta trong Cach mạng Tháng Tám năm 1945 và bảo vệ chính quyền cách mạng sau khi khởi nghĩa thành công. Như vậy, cả về nhận thức lý luận và thực tiên hch sư; ca trong đường lối, chủ trương và trong chỉ đạo thực tiễn các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, đêu đã thệ hiện rõ sự cần thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng và phải có "tổ chức vũ trang"; đều đã khẳng định rõ vai trò quan trọng không thể thay the của "tổ chức vũ trang" trong quá trình cách mạng của dân tộc. Hình hài về một tổ chức quân sự mới, một quân đội kiểu mới của giai cấp và dân tộc ngày càng được định hình ro net 1. Xem: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. Sự nghiệp và tư tưởng quân sự cùa Chủ tịch HoChiM inh, Nxb Quân đội nhân dân. H. 1990, tr. 63-65. 15
  13. trong quá trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đến tháng 12 năm 1944, nó chính thức bước iên vũ đài lịch sử, gánh vác trọng trách lịch sử mà dân tộc giao phó, mà Đảng của giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam giao phó. Nếu như chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, thì quân đội là công cụ chủ yếu của bạo lực ấy, là công cụ bạo lực chủ yếu trong chiến tranh. Trong chiến tranh, quân đội bao giờ cũng là lực lượng giữ vai trò trực tiếp quyết định sự thắng thua trên chiến trường. Vì thế, ở đây lý luận về quân đội xuất phát trực tiếp từ lý luận về chiến tranh, lý luận về bạo lực. Hay nói cách khác, nói đến chiến tranh thì nhất thiết phải nói đến quân đội. Ph.Ảngghen đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của bạo lực: "Nhưng bạo lực còn đóng vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách mạng, nói theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới"1. Tư tưởng quan trọng này của Ph.Ăngghen về vai trò cách mạng của bạo lực, về việc xem xét bạo lực vói tư cách "còn là bà đỡ cho một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới" cho phép chúng ta có cơ sở lý luận khoa học để cắt nghĩa, lý giải hiện tượng lịch sử khi quân đội ta ra đời trong điều kiện mà lực lượng chính trị tổ chức ra quân đội ấy chưa giành được chính quyền, chưa có chính quyền nhà nước. Mối quan hệ giữa chiến tranh và quân đội là mối quan hệ trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc mà việc giải quyết cuộc đấu tranh ấy được thực hiện bằng thủ đoạn bạo lực. Đây là cơ sở lý luận - tư tưởng trực tiếp để Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và xây dựng Đội Việt Nam 1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1994, tr. 259. 16
  14. tuyên truyền giải phóng quân, một tổ chức vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân tộc ta, được ra đời trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhằm trực tiếp giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Viêt Nam. Trong điều kiện đó, sự ra đời của quân đội còn đóng vai trò là lưc lượng chủ yếu, nòng cốt với tư cách là một "tổ chức vũ lực" của "bà đỡ" cho "một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới". Ý nghĩa thực tiễn, vai trò cách mạng to lớn của quân đội kiểu mới thể hiện rất sâu sắc. Nó thể hiện rõ sự ra đời quân đội là do đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng của nhân dân, của dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự ra đời và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù về sự vận dụng lý luận bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, với tư cách là một tổ chức vũ trang, một công cụ bạo lực cách mạng chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống xâm lược, trong quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính phổ biến và tính đặc thù của sự ra đời Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện rất rõ ở đây. Trong những năm 30 đầu 40 của thế kỷ trước, vấn đề đánh đổ sự thống trị của đế quốc, thực dân, "giành lại độc lập tự do cho Việt Nam", giành chính quyền về tay nhân dân trở thành vấn đề cấp thiết. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "... chúng tôi quyết dùng súng, đạn, gươm, dao để đạp đổ" sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, "giành lại độc lập tự do cho Việt Nam"1. Tinh thần "quyết dùng súng, đạn, gươm, dao" ấy thể hiện rất rõ tư tưởng bạo 1. Hổ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị .quốc giar H, 200p, tr. 450. 2 .70NQĐNDVN 17
  15. lực cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà bản chất đó là bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân và nòng cốt của sức mạnh bạo lực cách mạng ấy là lực lượng vũ trang, là quân đội nhân dân. "Tư tưởng bạo lực cách mạng; nền tảng của toàn bộ học thuyết của Mác và Ảngghen, như Lênin đã nói, cũng là tư tưởng cách mạng bất di bất dịch của Đảng ta. Nó cũng chính là điểm xuất phát của tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí M inh"1. Ớ đây cần nhấn mạnh thêm là, tư tưởng bạo lực cách mạng của học thuyết Mác - Lênin cũng chính là điểm xuất phát của tư tưởng về quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Lý luận về quân đội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải tổ chức ra quân đội với tư cách là "tổ chức vũ lực" trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, trong quá trình cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thấm nhuần học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Muốn đánh giặc, phải có quân đội"12; "Chúng ta phải ra sức xây dựng quân đội ta thành một quân đội nhân dân hùng mạnh, một quân đội cách mạng tiến lên chính quy và hiện đại, để giữ gìn hoà binh, bảo vệ Tổ quốc"3. Mệnh đề quan trọng này phản ánh đặc sắc về tính tất yếu khách quan phải tổ chức, xây dựng quân đội và phải có quân đội thực sự mạnh. Quân đội là một tổ chức vũ trang trong chiến tranh, một "tổ chức vũ lực" của "bà đỡ" cho "một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới", sinh ra quân đội là để "đánh giặc". 1. Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hổ Chỉ Minh, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2002 tr. 524. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 549. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 272. 18
  16. Đó là "điểm nhấn" về nhu cầu bức thiết đối với cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra quân đội và khẳng định trọng trách lịch sử lớn lao của nó đối với dân tộc và giai cấp. Theo V.I.Lênin, quân đội "là công cụ mà quần chúng nhân dân và các giai cấp trong nhân dân sử dụng để giải quyết những cuộc xung đột vĩ đại trong lịch sử"1. Nhiệm vụ lịch sử "vĩ đại" đánh giăc, giải phóng dân tộc của dân tộc ta lúc này đã đòi hỏi sự ra đời Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội hàm và ý nghĩa sâu sắc của vấn đề "đánh giặc" thể hiện rất rõ chức năng, nhiệm vụ cơ bản của quân đội ta và vai trò sứ mệnh lịch sử của quân đội không chỉ đối với giai cấp mà còn đối với dân tộc. Quân đội phải thực hiện nhiệm vụ giai cấp và dân tộc trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. "Muốn đánh giặc phải có quân đội", mở rộng ra, cũng có nghĩa là muốn đánh thắng giặc thì phải có quân đội mạnh. Năm 1922, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu chế độ thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn rõ bản chất bạo lực xấu xa và phản động của chế độ thực dân, Người viết: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa"12. Trong bài Đông Dương khổ nhục viết năm 1928, Người nhấn mạnh: "Bị khuất phục bằng vũ lực, bắt buộc phải chịu đựng bao nhiêu điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột, dân Đông Dương không thể chịu ngồi yên mà không phá gông xiềng của chủ nghĩa đế quốc Pháp"3. 1. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, M.1979, tr. 378. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr.96. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr.365. 19
  17. Rõ ràng, xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân là một nội dung đặc biệt quan trọng, nhằm tạo nên cốt "vật chất" cho sức mạnh bạo lực cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đời quân đội nhân dân là sự phát triển lôgích tất nhiên, có cơ sở trực tiếp từ tư tưởng bạo lực cách mạng, tư tưởng vũ trang toàn dân, tư tưởng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 2. Khát vọng giải phóng của những con người yêu nước thiết tha Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, phản ánh sâu sắc khát vọng giải phóng của các giai cấp cần lao. Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mang là nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay nhân dân lao động, sử dụng chính quyên ấy để tổ chức xây dựng xã hội mới. Sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là do nhu cầu của cách mạng Việt Nam, phản ánh khát vọng giải phóng cháy bỏng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, mà trực tiếp và chủ yếu là nhân dân lao động Việt Nam, những con người lao động giàu lòng yêu nước thiết tha đã nhiều thập kỷ làm kiếp "ngựa trâu", rên xiết trong cảnh lầm than, nô lệ của đế quốc, thực dân, phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị cao đẹp khẳng định tầm cao nhân cách, chiều sâu văn hóa của mỗi con người, mỗi công dân đối với Tổ quốc, dân tộc; đồng thời đó là sức mạnh tiềm tàng, nguồn lực nội sinh thường trực trong lòng dân tộc, là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, dân tộc. Đây còn là đặc trưng tiêu biểu về 20
  18. nhân cách của con người Việt Nam, là một trong những động lực quan trọng nhất góp phần gắn kết cộng đồng, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy đất nước phát triển. Trong điều kiện đất nước chìm trong cảnh lầm than nô lệ, mất độc lập tự do, chủ nghĩa yêu nước được thổi bùng lên thành khát vọng giải phóng của cả dân tộc, trong mỗi con người, thúc đẩy những hành động đấu tranh giải phóng của mọi người dân Việt Nam. "Lũ cướp nước và lũ bán nước" là đối tượng phải bị quét sạch của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là nhằm đáp ứng nhu cầu quét sạch "lũ cướp nước và lũ bán nước" ấy. Khát vọng giải phóng, khát vọng độc lập tự do đã thúc đẩy nhân dân ta quyết tâm đứng lên để phá bỏ mọi xiềng gông, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chủ nghĩa yêu nước lúc này đã được nâng lên tầm cao mới với chất lượng mới, là chủ nghĩa yêu nước của nhân dân, không bị hạn chế, biến chất bởi chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sô vanh tư sản, nước lớn, phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ngày càng phát triển và phát huy trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam, những con người yêu nước, đã nhìn thấy và giác ngộ con đường cứu nước đúng đắn, một con đường sẽ đem đến cho họ tự do, ấm no, hạnh phúc. Đây là cơ sở xuất phát, là yếu tố gốc rễ để nhân dân ta đi theo con đường cách mạng; để quần chúng nhân dân gia nhập những đội quân cách mạng của Đảng, gia nhập, ủng hộ, giúp đỡ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tô 21
  19. chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng giải phóng, nhân dân ta đã giác ngộ cách mạng, gia nhập, ủng hộ và giúp đỡ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thực sự là một lẽ hiển nhiên, là một lôgích tất yếu. Như vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam, ngay từ khi ra đcd đã là quân đội của một nhân dân giàu lòng yêu nước; và lòng yêu nước ấy lại là động lực cơ bản, chủ đạo trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội. Không thể cắt nghĩa được trọn vẹn sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam, và cũng không thể hiểu hết được tại sao Quân đội nhân dân Việt Nam lại ra đòi trước khi người tổ chức ra nó giành được chính quyền nhà nước, nếu như không hiểu rõ đặc điểm lịch sử dân tộc Việt Nam đương thòi, nếu như không hiểu được khát vọng cháy bỏng vê độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, một nhân dân giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Với một nhân dân đầy khát vọng giải phóng và yêu nước thiết tha, suốt gần 15 năm trời đi theo Đang làm cách mạng, đã từng tổ chức ra những đội tự vệ công nông, những đội du kích trong đấu tranh cách mạng, thì việc thành lập Đọi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, sự ra đời của quân đội nhân dân, với tư cách là tổ chức bạo lực vũ trang cách mạng của nhân dân, là một lẽ hiển nhiên, một tất yếu khách quan của sự phát triển lôgích từ nhu cầu và khát vọng giải phóng của nhân dân yêu nước ấy. Tháng 12 năm 1944, trên cơ sở lực lượng chính trị của cách mạng đã phát triển mạnh và lực lượng vũ trang nhân dân đang hình thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ thị nêu rõ: 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2