Xã hội học số 1 - 2007 17<br />
<br />
<br />
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Phạm Đỗ Nhật Tân<br />
<br />
<br />
I. Khái niệm công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội<br />
Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc và xã hội.<br />
Những quyền lợi cơ bản của con người và sự thoả mãn nó là mục tiêu phát triển của thiên<br />
niên kỷ mới. Cùng với việc phát triển việc làm, bảo hiểm xã hội hướng tới từng bước mở rộng<br />
đến tất cả mọi người. Người lao động cần phải có sự bảo đảm để khắc phục những khó khăn<br />
vì mất hoặc giảm thu nhập khi bị ốm đau, sinh con hoặc khi bị thương tật, bệnh tật do tai nạn<br />
lao động, bệnh nghề nghiệp và kể cả khi bị thất nghiệp. Người nghỉ hưu cần đến bảo hiểm xã<br />
hội để đảm bảo cuộc sống trong quãng thời gian khi không còn khả năng lao động. Xã hội cần<br />
bảo hiểm xã hội để giữ ổn định mối quan hệ lao động, trật tự xã hội. Bảo hiểm xã hội đã giúp<br />
tạo nên lòng tin vào sự thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như những yêu cầu của toàn cầu hóa và<br />
những lợi ích mang tính tiềm năng.<br />
Dưới góc độ kinh tế - xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm bảo<br />
hiểm xã hội với nội dung sau:<br />
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao<br />
động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn<br />
tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên<br />
tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo trợ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn<br />
đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.<br />
Với nội dung trên, bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền của con người<br />
và được Liên hợp quốc thừa nhận trong bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1948: “Tất cả mọi<br />
người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, quyền đó được<br />
đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho sự tự do phát<br />
triển con người”.<br />
Tiếp cận dưới góc độ này, Luật bảo hiểm xã hội nước ta cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm xã<br />
hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao<br />
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ<br />
bảo hiểm xã hội”.<br />
Ngày nay, ở hầu hết các nước, bảo hiểm xã hội đã được xây dựng thành các chế độ,<br />
chính sách và nhiều nước đã ban hành Luật bảo hiểm xã hội. Nội dung bảo hiểm xã hội đã<br />
được luật pháp của các nước thừa nhận, bảo hộ và được Liên hợp quốc công nhận là một<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
18 Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội<br />
trong những quyền của con người. Tuy nhiên, khi nói đến bảo hiểm xã hội, cũng có nghĩa nói<br />
tới nội dung của các chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội.<br />
Chính sách bảo hiểm xã hội là những quy định chung của Nhà nước gồm những chủ<br />
trương, những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của bảo hiểm xã hội như mục tiêu, đối<br />
tượng, phạm vi và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện các chế độ<br />
bảo hiểm xã hội.<br />
Còn chế độ bảo hiểm xã hội là những quy định cụ thể của pháp luật về trách nhiệm và<br />
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội<br />
của mỗi nước mà hình thành hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.<br />
Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu An sinh xã hội của ILO thông qua năm 1952<br />
đã quy định bảo hiểm xã hội gồm 9 chế độ, đó là: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao<br />
động - bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất, thất nghiệp, chăm sóc y tế và trợ cấp gia<br />
đình.<br />
Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội cũng đồng thời là công bằng xã<br />
hội trong các chế độ bảo hiểm xã hội. Nội dung đó được thể hiện rõ ở các chức năng bảo hiểm<br />
xã hội đó là: Chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự giảm sút về thu nhập của người lao<br />
động và gia đình họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế của người lao động vì rủi ro<br />
ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già, chết… Bảo hiểm xã hội chỉ thực sự<br />
có ý nghĩa kinh tế khi những thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ được bù<br />
đắp, trợ giúp. Chức năng phân phối lại thu nhập và góp phần tạo ra sự san sẻ, tương trợ giữa<br />
các nhóm lao động. Thực hiện chức năng này, bảo hiểm xã hội đã thực hiện phân phối lại giữa<br />
các nhóm người, giữa các thế hệ khi tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “lấy số đông<br />
bù số ít”.<br />
Vì vậy, công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội còn được hiểu đó là quyền<br />
con người được tham gia bảo hiểm xã hội trên cơ sở đáp ứng các điều kiện thực hiện quyền<br />
đó người lao động đều có quyền được thụ hưởng các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo<br />
quy định.<br />
II. Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội mang tính lịch sử<br />
1. Sự ra đời của bảo hiểm xã hội<br />
Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải lao động. Trong quá trình lao<br />
động, con người tác động vào tự nhiên và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sản phẩm, những<br />
giá trị cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình.<br />
Trong quá trình tác động, khai thác tự nhiên, con người ngoài chịu tác động của các<br />
quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, con người cũng phải tuân<br />
theo quy luật của cuộc sống: sinh ra, trưởng thành, tuổi già và chết. Quá trình đó không phải<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Phạm Đỗ Nhật Tân 19<br />
lúc nào cũng gặp thuận lợi mà nhiều khi là khó khăn, bất lợi như ốm đau, tai nạn, mất việc<br />
làm, tuổi già,... và làm giảm nguồn thu nhập trong quá trình lao động. Để phòng ngừa và khắc<br />
phục những rủi ro trên, một trong các biện pháp thực hiện là lập quỹ dự trữ và tiến hành bảo<br />
hiểm tập trung trên phạm vi mở rộng toàn xã hội.<br />
Xã hội cộng sản nguyên thủy, do chưa có tư hữu về tư liệu sản xuất, mọi người cùng<br />
nhau lao động trong sự phân phối giản đơn, sản phẩm thu được phân phối bình quân nên<br />
khó khăn, bất lợi của mỗi người được cả cộng đồng chia sẻ, gánh chịu.<br />
Xã hội phong kiến thì quan lại dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua, người dân dựa<br />
vào sự đùm bọc trong họ hàng, cộng đồng làng xã, sự trợ giúp của những người hảo tâm.<br />
Trong điều kiện kinh tế thị trường với sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa<br />
nhằm đảm bảo cho người làm thuê một khoản chi phí nhất định để trang trải những nhu cầu<br />
tối thiểu cho người lao động khi gặp rủi ro trong quá trình lao động, từ nhu cầu khách quan đó<br />
đòi hỏi hình thành một quỹ tiền tệ được tồn tích từ khoản tiền trích hàng tháng của giới chủ.<br />
Nguồn quỹ này được tính toán trên cơ sở xác suất những biến cố tập hợp những người lao<br />
động làm thuê trong quá trình lao động. Cùng với sự phát triển sản xuất, nhiều tổng hợp rủi ro<br />
nảy sinh vượt quá khả năng khắc phục của giới chủ dẫn tới quỹ tiền tệ được hình thành không<br />
chỉ của giới chủ mà có sự tham gia của cả ba bên giới chủ, người lao động và của Nhà nước.<br />
Toàn bộ những hoạt động và những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên là cơ sở cho<br />
việc hình thành hoạt động bảo hiểm xã hội cho người lao động.<br />
2. Hệ thống bảo hiểm xã hội<br />
Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời vào giữa thế kỷ XIX tại Đức, dưới thời Thủ<br />
tướng Bismark (1883-1889) với cơ chế ba bên (Nhà nước, giới chủ và người lao động) cùng<br />
đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro. Đạo luật bảo<br />
hiểm xã hội đầu tiên trên thế giới được ban hành vào năm 1850 tại đây. Theo đạo luật này,<br />
bảo hiểm xã hội ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công nói chung và cả giới<br />
chủ. Nhà nước giữ vai trò quản lý, hỗ trợ và giám sát hoạt động bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo<br />
hiểm xã hội lần lượt ra đời. Năm 1883 có chế độ bảo hiểm ốm đau; năm 1884 bảo hiểm tai<br />
nạn lao động và năm 1889 bảo hiểm tuổi già và tàn tật.<br />
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, một số nước mở rộng thêm một số chế độ khác<br />
như bảo hiểm thất nghiệp (thực hiện tại Anh vào năm 1911, Mỹ năm 1935, ý năm 1937, Pháp<br />
năm 1958, Trung Quốc năm 1986,..).<br />
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (16/12/1960) đã khẳng định:<br />
“Các quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng an toàn<br />
xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội”.<br />
Sự phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội của các nước cho thấy, công bằng xã hội trong<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
20 Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội<br />
chính sách bảo hiểm xã hội được thể hiện rõ là quyền được tham gia, quyền được thụ hưởng<br />
bảo hiểm xã hội của người lao động và từng bước được mở rộng phù hợp với sự phát triển<br />
kinh tế - xã hội của mỗi nước.<br />
3. Sự hình thành bảo hiểm xã hội ở nước ta<br />
a) Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1960<br />
Từ những năm đầu khi mới thành lập nước, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến<br />
các chính sách xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động nói<br />
riêng. Hiến pháp năm 1946 quy định về quyền cơ bản của công dân có nêu “Người lao động<br />
được bảo đảm quyền việc làm, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, cứu tế, phụ nữ được nghỉ trước khi<br />
đẻ”. Hiến pháp năm 1959 quy định: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi<br />
già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội,<br />
cứu tế và y tế để đảm bảo cho người lao động được hưởng điều đó. Nhà nước đảm bảo cho<br />
phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên<br />
lương”. Vào những năm 50, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy<br />
chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về quy định thời gian công tác và tuổi<br />
công chức nghỉ hưu.<br />
Những năm đầu hoà bình lập lại, Chính phủ ban hành Nghị định số 594/TTg ngày<br />
11/12/1957 để thực hiện chế độ mất sức lao động đối với công nhân viên chức kháng chiến.<br />
Nhìn chung, các chế độ bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này còn đơn giản, mức trợ cấp<br />
thấp và các khoản trợ cấp chủ yếu từ ngân sách Nhà nước.<br />
b) Thời kỳ từ năm 1961 đến 1994.<br />
Năm 1961 Điều lệ bảo hiểm xã hội đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định số<br />
218/CP để áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước; và Nghị định số 161/CP áp dụng<br />
đối với lực lương vũ trang. Theo Điều lệ này, quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ sự đóng góp<br />
của cơ quan, xí nghiệp và từ ngân sách Trung ương. Mức đóng góp của cơ quan, xí nghiệp là<br />
4,7% so với tổng quỹ lương (trong đó 1% để chi 3 chế độ dài hạn và 3,7% chi 3 chế độ ngắn<br />
hạn) để thực hiện trợ cấp cho công nhân viên chức trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản,<br />
tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất.<br />
Năm 1985, ban hành Nghị định số 236/HĐBT bổ sung, sửa đổi một số quy định về<br />
bảo hiểm xã hội. Theo quy định này quỹ bảo hiểm xã hội được điều chỉnh với mức đóng bằng<br />
13% so với quỹ lương. Trong đó tách làm 2 khoản: 8% chi cho 3 chế độ dài hạn; 5% cho 3<br />
chế độ ngắn hạn.<br />
Như vậy, chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này đã mở rộng đối tượng phù<br />
hợp với nền kinh tế tập trung bao cấp, xác định các chế độ bảo hiểm xã hội tương đối hợp lý,<br />
đã xác định mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo nguồn chi.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Phạm Đỗ Nhật Tân 21<br />
c) Thời kỳ từ năm 1995 đến nay<br />
Tại kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 9 đã thông qua Bộ luật Lao động, Bộ luật này có hiệu<br />
lực thi hành từ ngày 01/01/1995, trong đó Chương XII quy định những nguyên tắc chung nhất<br />
về chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số<br />
12/CP ngày 26/01/1995, quy định thực hiện bảo hiểm xã hội đối với công chức, công nhân<br />
viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nghị<br />
định số 45/CP ngày 15/7/1995, thực hiện bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên<br />
nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân và Nghị định số 19/NĐ-CP<br />
về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sáu năm sau, ngày 02/4/2002, Quốc hội khóa X<br />
đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động, theo đó các chế độ bảo<br />
hiểm xã hội có một số nội dung được sửa đổi.<br />
Như vậy, nhìn suốt quá trình lịch sử, có thể nhận định rằng:<br />
Bảo hiểm xã hội thực sự là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà<br />
nước, từng bước được đổi mới, hoàn thiện, phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội<br />
của đất nước trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo đời sống của người lao động trong quá trình<br />
lao động và nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ, đáp ứng mục tiêu<br />
phát triển bền vững của xã hội.<br />
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng lên đáng kể từ 3,2 triệu người năm 1996<br />
lên 5,8 triệu người năm 2004 và hiện nay là trên 6 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội<br />
bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Cho đến nay, đã có khoảng<br />
gần 1,6 triệu người đang hưởng lương hưu.<br />
III. Chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt hơn công bằng<br />
xã hội và an sinh xã hội<br />
Giai đoạn 2006 - 2010, bảo hiểm xã hội tiếp tục là một trong các lĩnh vực quan trọng,<br />
có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở n-<br />
ước ta trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, với định hướng phát triển là tiếp tục<br />
cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc<br />
lần thứ IX đặt ra: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội".<br />
1. Về mục tiêu:<br />
- Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm xã hội. Bên cạnh loại hình bảo hiểm xã hội bắt<br />
buộc, hình thành loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, hướng tới mọi người lao động ở mọi<br />
thành phần kinh tế đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội;<br />
- Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm cân đối thu chi quỹ<br />
bảo hiểm xã hội;<br />
- Khắc phục cơ bản những bất hợp lý của chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành;<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
22 Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội<br />
- Từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu nhằm góp phần ổn định xã hội<br />
trong sự phát triển bền vững.<br />
2. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội<br />
Chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở quan điểm và nguyên<br />
tắc sau:<br />
- Chính sách bảo hiểm xã hội là một bộ phận cơ bản của chính sách xã hội, lấy con ng-<br />
ười làm trung tâm, vì con người và do con người.<br />
Vì vậy, mọi nội dung của chính sách bảo hiểm xã hội phải nhằm mục đích bảo vệ<br />
quyền lợi hợp pháp của người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội phải hướng tới đảm bảo<br />
cuộc sống cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong những trường hợp người lao<br />
động bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập, đồng thời phải thể<br />
hiện tinh thần chia sẻ cộng đồng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.<br />
- Thể chế hóa Hiến pháp, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đ-<br />
ược xây dựng một cách đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo quan hệ hài<br />
hoà giữa hệ thống chính sách xã hội nói riêng và hệ thống chính sách kinh tế - xã hội nói<br />
chung trong quá trình phát triển và hội nhập.<br />
- Chính sách bảo hiểm xã hội xây dựng phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và<br />
điều kiện lịch sử của đất nước, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia<br />
bảo hiểm xã hội ở các thời kỳ khác nhau.<br />
Chính sách bảo hiểm xã hội xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở đóng góp<br />
có chia sẻ rủi ro tuỳ theo tính chất của từng chế độ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cân đối thu chi,<br />
bảo toàn và phát triển, góp phần thực hiện An sinh xã hội.<br />
- Thực hiện mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo<br />
hiểm xã hội và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, đồng thời<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình công nghiệp hóa đất nước.<br />
- Chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở kế thừa và khắc phục các bất<br />
cập nhằm hoàn thiện các chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành, đồng thời tham khảo kinh<br />
nghiệm các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực, đáp ứng hội nhập quốc tế.<br />
Các quan điểm, nguyên tắc nêu trên đã được quán triệt và cụ thể hóa trong Luật bảo<br />
hiểm xã hội được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2006.<br />
3. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội<br />
- Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng và chế độ bảo hiểm xã<br />
hội.<br />
Ngoài loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc với các chế độ hiện hành như chế độ: ốm<br />
đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, Luật Bảo hiểm xã hội<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Phạm Đỗ Nhật Tân 23<br />
còn có hai nội dung lớn đó là các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm<br />
thất nghiệp.<br />
Nếu với bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ điều chỉnh những người lao động trong khu vực<br />
làm công hưởng lương có hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì chỉ có gần<br />
30% lao động xã hội được tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, một bộ phận lớn người lao<br />
động tự tạo việc làm, người lao động không thuộc khu vực làm công hưởng lương sẽ không<br />
có cơ hội được tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện<br />
quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội sẽ là điều kiện để người lao động cả nước khi làm việc ở<br />
bất cứ địa phương nào, ở bất cứ loại hình kinh tế nào đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội<br />
đáp ứng nguyện vọng đông đảo người lao động, hướng tới bảo hiểm xã hội cho mọi người lao<br />
động. Luật Bảo hiểm xã hội còn quy định việc chuyển đổi giữa 2 hình thức bảo hiểm xã hội<br />
bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khi một người lao động chuyển đổi hình thức tham gia<br />
bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện hoặc ngược lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
người lao động trong quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường.<br />
Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ mới nhưng rất cần thiết đối với người lao động<br />
trong nền kinh tế thị trường. Thực tế ở nước ta đã có những tiền đề của chế độ trợ cấp thất<br />
nghiệp được quy định tại Điều 17 và Điều 42 của Bộ luật Lao động là các chế độ trợ cấp thôi<br />
việc, trợ cấp mất việc làm; việc thực hiện trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Quyết<br />
định 176/HĐBT và Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do<br />
sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Đã có hàng vạn người lao động nghỉ việc được giải quyết<br />
theo các chế độ trên.<br />
Các quy định trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc hỗ trợ<br />
người lao động khi mất việc làm, nhanh chóng được tiếp nhận trở lại trong thị trường lao<br />
động và là cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam vào WTO.<br />
- Sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành. Khắc phục cao nhất những<br />
bất cập, chưa hợp lý trong việc thực hiện các chính sách này, nhằm bảo vệ lợi ích cho người<br />
lao động, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:<br />
+ Quy định thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng trợ cấp khi nghỉ sinh<br />
con;<br />
+ Xác định rõ nội dung chế độ, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động thực hiện chế<br />
độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp đối với người lao động; thiết kế mới mức hưởng trợ<br />
cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo mức suy giảm khả năng lao động, thời gian tham<br />
gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội.<br />
+ Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo giới tính, theo điều kiện lao động; quy định chặt chẽ<br />
các trường hợp hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; điều chỉnh theo hướng tăng mức trợ<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
24 Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội<br />
<br />
<br />
+ Xác lập mối quan hệ giữa chế độ hưu và tuất để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng có<br />
tính chia sẻ và kế thừa.<br />
- Thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã<br />
hội được bảo toàn, tăng trưởng bền vững và chủ động trong việc thực hiện các chế độ bảo<br />
hiểm xã hội. Cụ thể:<br />
+ Điều chỉnh cơ chế quản lý thu chi quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn; điều chỉnh tỷ lệ<br />
đóng hưởng bảo hiểm xã hội cũng như tuổi nghỉ hưu cho phù hợp trên cơ sở cân nhắc các<br />
khía cạnh xã hội và kinh tế;<br />
+ Xác định rõ tiền lương, tiền công dùng làm căn cứ tính lương hưu của người nghỉ<br />
hưu; điều chỉnh cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội<br />
làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;<br />
+ Tăng mức sinh lời từ quỹ trên cơ sở quỹ được đầu tư vào những lĩnh vực an toàn,<br />
sinh lời cao.<br />
+ Giảm dần chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo hướng đổi mới phương thức quản lý<br />
trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ.<br />
- Cải cách thủ tục giải quyết hành chính theo hướng thực hiện công khai việc đóng<br />
hưởng bảo hiểm xã hội ở cơ sở, tạo thuận lợi tốt nhất cho người sử dụng lao động và người lao<br />
động trong việc tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.<br />
+ Quy định cụ thể về hồ sơ cũng như quy trình thực hiện cho từng chế độ, từng hình<br />
thức bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của người thực hiện;<br />
+ Hướng tới việc hiện đại hóa công tác quản lý bảo hiểm xã hội trên cơ sở áp dụng<br />
công nghệ mới nhằm giải quyết chính xác, kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu thụ hưởng của<br />
người lao động.<br />
Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm xã hội, hướng tới bảo hiểm xã hội cho mọi người lao<br />
động, bảo đảm cuộc sống của người lao động, của mọi gia đình và công bằng xã hội góp phần<br />
ổn định, phát triển xã hội là mục tiêu cơ bản mà bảo hiểm xã hội trong thời gian tới phải đáp<br />
ứng.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Báo cáo tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội. Hà<br />
Nội - 5/2006.<br />
2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ: Đặc san Tuyên<br />
truyền pháp luật số 9. Chuyên đề Luật Bảo hiểm xã hội. Nxb Tư pháp. Hà Nội - 11/2006.<br />
3. Luật Bảo hiểm xã hội. Nxb Tư pháp. Hà Nội - 2006.<br />
4. UNDP Việt Nam: Văn kiện đối thoại chính sách 2005/1, Ngoài xoá đói giảm nghèo:<br />
Khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia hợp nhất ở Việt Nam. Hà Nội - 3/2005.<br />
5. ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Pháp luật bảo hiểm xã hội của một số nước<br />
trên thế giới, Nxb Tư pháp. Hà Nội - 2005.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />