TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 47, 2008<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN <br />
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ <br />
Nguyễn Xuân Khoát <br />
Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng <br />
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang là một đòi hỏi bức thiết hiện nay <br />
trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài viết này tập trung phân tích những <br />
thành tựu cơ bản và những hạn chế, bất cập đặt ra của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang trong thời gian qua, để có cơ sở đề xuất những <br />
định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình này trong những năm sắp tới. <br />
<br />
1. Những thành tựu cơ bản<br />
Từ sự phân tích thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông <br />
thôn huyện Phú Vang trong những năm qua, cho thấy quá trình ấy đã đạt được những <br />
thành tựu cơ bản sau đây:<br />
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, <br />
có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong những năm sắp tới<br />
Phú Vang là một huyện nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở <br />
nông thôn từ lâu rất yếu kém, trình độ sản xuất còn thấp, công nghệ và kỹ thuật lạc <br />
hậu. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã tập trung sức xây dựng <br />
cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất. Thực tiễn những năm qua <br />
khẳng định rằng, bằng chính sách đầu tư hợp lý và có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ, <br />
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bước được củng cố, tăng cường và <br />
xây dựng khá đồng bộ. <br />
Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, hồ chứa, đê đập, kè... được đầu tư trong <br />
nhiều năm từ các dự án, đã đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tưới khoảng 89% và <br />
tiêu úng 100% diện tích gieo trồng; góp phần cải tạo đồng ruộng, tăng diện tích canh <br />
tác và nâng cao năng suất cây trồng. <br />
Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được nâng cấp hoặc xây dựng <br />
mới. Đến nay, 100% tổng số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn huyện đã cơ <br />
bản hoàn thành nhựa hoá đường huyện lộ và bê tông hoá được 274 km đường giao <br />
thông ở các xã, thị trấn. Sự phát triển hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã góp <br />
phần thiết thực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh <br />
tế trên địa bàn. <br />
Sự phát triển mạng lưới điện ở khu vực nông thôn, ven biển, đầm phá không <br />
chỉ phục vụ thuỷ lợi hoá, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mà còn cải <br />
thiện đời sống văn hoá tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân. Các phương tiện <br />
máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày một gia tăng, <br />
tạo điều kiện thuận lợi nâng cao năng suất lao động, cây trồng, vật nuôi trong nông <br />
nghiệp và nông thôn.<br />
Về trồng trọt: Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp trong thâm canh cây trồng <br />
như cải tạo đất, phân, giống, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi..., đã làm cho năng suất, <br />
sản lượng cây trồng đều tăng lên đáng kể (xem bảng 1). <br />
Bảng 1: Những kết quả chủ yếu đạt được trong sản xuất<br />
lương thực,thực phẩm thời kỳ 1996 2006<br />
Đơn vị 1996 2000 2003 2006<br />
<br />
1. Sản lượng lúa Tấn 31.178 38.036 45.843 53.570<br />
Năng suất lúa BQ năm Tạ/ha 34,30 37,31 44,54 52,63<br />
2. Sản lượng lương thực <br />
BQ đầu người/năm Kg/người 215,00 221,00 258,00 270,00 <br />
3. Sản lượng ngô Tấn 134,00 170,00 174,00 180,00<br />
Năng suất ngô BQ năm Tạ/ha 16,00 18,09 20,24 22,50<br />
4. Sản lượng sắn Tấn 3.485 3.736 8.470 15.498 <br />
Năng suất sắn BQ năm Tạ/ha 58,00 58,01 103,801 180,00<br />
Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ]<br />
Nhờ vậy, huyện Phú Vang đã vượt qua "cửa ải" lương thực và có sự phát triển <br />
ổn định, không ngừng tăng năng suất và đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, mở ra những <br />
triển vọng mới về khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho sự nghiệp công <br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện và tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Về chăn nuôi: Thời gian qua, đàn gia súc và gia cầm của huyện đều tăng đáng <br />
kể. Trong đó, đàn bò và đàn lợn tăng mạnh, đặc biệt là lợn thịt (xem bảng 2). Chất <br />
lượng đàn gia súc, gia cầm cũng được nâng lên so với trước. <br />
Bảng 2: Số lượng gia súc thời kỳ 1996 2006<br />
Đơn vị tính: Con<br />
1996 2000 2003 2006<br />
Đàn trâu 5.192 4.131 3.208 4.343<br />
Đàn bò 2.507 1.982 1.621 2.922<br />
Đàn lợn 38.046 38.941 45.142 45.563<br />
Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ]<br />
Về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cũng có bước phát triển, năm sau cao hơn <br />
năm trước. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản các loại năm 2001 đạt được 8.170 tấn; năm <br />
2005 lên 12.795 tấn; và năm 2006 lên 14.150 tấn. Tương tự, giá trị sản xuất thuỷ sản <br />
cả về nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thuỷ sản đều có sự gia tăng đáng kể (xem bảng <br />
3). Bảng 3: Giá trị sản xuất thuỷ sản thời kỳ 20012006<br />
(Giá so sánh 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng<br />
Chia ra<br />
Năm Tổng số<br />
Nuôi trồng Đánh bắt Dịch vụ<br />
thuỷ sản thuỷ sản thuỷ sản<br />
<br />
2001 98.890 40.514 58.365 11<br />
<br />
2005 220.798 118.543 102.241 14<br />
2006 285.140 161.062 124.062 14<br />
<br />
Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ]<br />
Thứ hai, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp <br />
lý và hiệu quả<br />
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tác động <br />
mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù còn chậm và chưa <br />
đều giữa các xã, nhưng nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo <br />
hướng tiến bộ, phát huy đựơc tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Trong cơ cấu GDP <br />
ở nông thôn, tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các nhóm <br />
ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng. <br />
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế huyện Phú Vang thời kỳ 2000 2006<br />
<br />
2000 2003 2006<br />
<br />
Chỉ tiêu Số Số Số <br />
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ<br />
lượng lượng lượng<br />
% % %<br />
(Người) (Người) (Người)<br />
Tổng số 55.500 100,00 60.900 100,00 66.370 100,00<br />
Lao động Nông <br />
44.400 80,00 46.900 77,00 49.114 75,00<br />
LâmThuỷ sản<br />
Lao động <br />
3.300 6,00 4.900 8,00 5.973 9,00<br />
C.nghiệpX.dựng<br />
Lao động Dịch <br />
7.800 14,00 9.100 15,00 11.283 17,00<br />
vụThương mại<br />
Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ]<br />
Cơ cấu các nhóm hộ nông dân cũng chuyển dịch đúng hướng: giảm dần số hộ <br />
thuần nông, tăng dần số hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, dịch vụ và các hộ chuyên <br />
ngành nghề, dịch vụ. Tỷ lệ số người làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản giảm <br />
dần; tỷ lệ số người làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương <br />
mại tăng dần (xem bảng 4).<br />
Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện được cải thiện <br />
một bước, góp phần tăng tích luỹ cho nền kinh tế, tạo ra những tiền đề mới cho <br />
những bước phát triển tiếp theo.<br />
Thứ ba, phát triển nhanh các cơ sở kinh tế và ứng dụng nhiều thành tựu khoa <br />
học công nghệ vào sản xuất và đời sống trên địa bàn<br />
Trong những năm qua, nhờ sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển <br />
dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhiều cơ sở kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, công <br />
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở huyện Phú Vang đã xuất hiện và phát triển <br />
nhanh chóng với nhiều loại hình tổ chức và quy mô khác nhau. Sự phát triển ấy đã góp <br />
phần giải quyết tương đối hợp lý hai vấn đề cơ bản: vừa nâng cao hệ số sử dụng lao <br />
động tại nông thôn, vừa tạo được nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.<br />
Đồng thời, nhiều thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong <br />
sản xuất và đời sống. Số lượng máy móc nông nghiệp được trang bị cho nông dân <br />
ngày càng tăng, nhất là trong các khâu làm đất, thuỷ lợi, xay xát, đánh bắt thuỷ hải <br />
sản... Nhiều công việc sản xuất được cơ giới hoá, giảm nhẹ cường độ và thời gian <br />
lao động cho nông dân, do đó họ có điều kiện để mở mang ngành nghề, phát triển các <br />
hoạt động kinh tế khác ngoài nông nghiệp.<br />
Đặc biệt công nghệ sinh học, hoá học đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. <br />
Nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng và chống chịu được sự khắc nghiệt <br />
của thời tiết được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen <br />
canh, tăng vụ. Nhờ vậy, mức sản lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích <br />
ngày càng gia tăng.<br />
Thứ tư, quan hệ sản xuất được củng cố, tăng cường phù hợp với cơ chế thị <br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huyện <br />
Phú Vang luôn coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp <br />
với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Về quan hệ sở hữu: Các hình thức sở hữu ở nông thôn đã được đa dạng hoá. <br />
Người lao động có quyền mua, bán, chuyển nhượng các tư liệu sản xuất trên thị <br />
trường. Nhiều người mua sắm thêm tư liệu sản xuất để mở rộng sản xuất thâm canh <br />
ruộng khoán. Từ đó nâng cao năng suất lao động, sản lượng cây trồng, vật nuôi.<br />
Về quan hệ tổ chức quản lý: Các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình đã chủ động <br />
tích cực trong triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2006 trên <br />
địa bàn huyện đã có 29 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế nhà nước, <br />
57 hợp tác xã (trong đó có 17 hợp tác xã nông nghiệp, 14 hợp tác xã công nghiệp, 23 <br />
hợp tác xã đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, 2 hợp tác xã địch vụ ô tô vận tải, 1 hợp tác <br />
xã tín dụng). Bộ máy quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được tinh giản, giảm được chi <br />
phí quản lý, nâng cao từng bước hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân trên <br />
địa bàn cũng từng bước phát triển đa dạng, phong phú trong nhiều ngành nghề và lĩnh <br />
vực ở nông thôn.<br />
Về quan hệ phân phối: Các loại lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể, doanh <br />
nghiệp và người lao động trên địa bàn được giải quyết hài hòa, trong đó lợi ích chính <br />
đáng của người lao động được coi trọng. Người lao động có quyền sử dụng toàn bộ <br />
sản phẩm làm ra của mình trên ruộng, đầm, ao, hồ..., sau khi đã nộp thuế và quỹ phúc <br />
lợi. Thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện ngày càng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo <br />
theo chuẩn quốc gia ngày càng giảm, từ 18,48% năm 2000, xuống 13,50% năm 2003 và <br />
13,00% năm 2006. Khối liên minh công nông trí thức được tăng cường, cơ sở kinh tế <br />
xã hội của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn được củng cố và phát triển.<br />
2. Những hạn chế và bất cập đặt ra<br />
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá <br />
nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang vẫn còn những hạn chế, bất cập sau đây:<br />
Một là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn diễn ra còn <br />
chậm, hiệu quả chưa cao; chưa thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham <br />
gia <br />
Mức đầu tư còn quá thấp, sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, <br />
năng lực cạnh tranh còn yếu, chưa tạo được bước đột phá về tốc độ tăng trưởng kinh <br />
tế trên địa bàn. Cơ chế chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn chỉnh, <br />
chậm được triển khai trong cuộc sống, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát <br />
huy tính năng động sáng tạo của mọi tập thể, đơn vị và cá nhân.<br />
Hai là: Các mặt cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá và ứng dụng các thành tựu khoa <br />
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập. <br />
Việc triển khai các mặt nêu trên giữa các xã chưa đồng bộ; thiếu vốn, thiếu <br />
điều kiện và môi trường nên chưa giải quyết kịp thời những đòi hỏi bức xúc của quá <br />
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra. Số lượng máy móc nông nghiệp trang bị <br />
tính bình quân trên 1 ha diện tích canh tác còn ít. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất <br />
nông nghiệp còn rất thấp. Hoạt động khoa học công nghệ, môi trường chưa được <br />
quan tâm thực hiện thường xuyên; nghiên cứu chưa gắn với ứng dụng vào thực tiễn. <br />
Công tác quy hoạch, nuôi trồng, bảo vệ nguồn thuỷ sản chậm và yếu kém. Chương <br />
trình đánh bắt xa bờ phát huy hiệu quả chưa cao. Môi trường sinh thái, nhất là vùng <br />
biển, đầm phá đang ngày càng xấu đi.<br />
Ba là: Sự phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong <br />
nông thôn còn khó khăn <br />
Quy mô sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Vang còn phân tán. Phương thức <br />
canh tác tiên tiến chậm được áp dụng, nên hiệu quả sử dụng máy móc chưa cao, chất <br />
lượng nông sản hàng hoá còn thấp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát <br />
triển chậm, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém, thiếu năng động. Sản phẩm <br />
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng, mẫu mã... <br />
chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các ngành dịch vụ, du lịch tốc độ tăng <br />
trưởng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện.<br />
Bốn là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm và <br />
không đều, chưa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá <br />
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số nơi còn chậm, thiếu cơ <br />
sở khoa học. Việc khôi phục, phát triển và mở mang các ngành nghề và dịch vụ ở nông <br />
thôn còn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ. Trình độ tổ chức quản lý và mức độ <br />
trang thiết bị chưa cao; năng suất, chất lượng thấp; mẫu mã đơn điệu, chậm đổi mới... <br />
nên việc tìm kiếm mở rộng thị trường đang là một thách thức lớn. Việc cung cấp <br />
thông tin, định hướng cho người nông dân lựa chọn ngành nghề và dịch vụ để đầu tư <br />
phát triển còn nhiều hạn chế.<br />
Năm là: Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa <br />
đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn <br />
Công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Điện, <br />
đường, trường, trạm, chợ... ở các vùng nông thôn tuy đã có bước phát triển, nhưng <br />
chất lượng còn thấp, chưa hoàn thiện, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, chuyển giao <br />
khoa họccông nghệ, vận chuyển và giao lưu hàng hoá giữa các vùng. Mặt khác, chi <br />
phí sản xuất khá cao, giá thành sản phẩm lớn, ít có khả năng cạnh tranh trên thị <br />
trường.<br />
Tóm lại, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công <br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang đã đạt những kết <br />
quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đồng bộ, thiếu vững chắc và còn <br />
bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Thực tế đó, đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cấp <br />
thiết, đòi hỏi huyện phải có phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục đẩy <br />
mạnh thực hiện có hiệu quả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, <br />
nông thôn trong thời gian tới.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang (khoá XI) trình Đại hội <br />
đại biểu huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005 2010, 2006.<br />
2. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế từ năm 1996 đến <br />
2006.<br />
3. Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Các Nghị quyết Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XII <br />
(nhiệm kỳ 2001 2005), Huế, 11/2005. <br />
4. Nguyễn Xuân Khoát, Tiến trình và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông <br />
nghiệp, nông thôn Thừa Thiên Huế hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm <br />
2001.<br />
5. Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tếxã hội nông thôn Việt <br />
Na,, NXB Đại học Huế, 2007.<br />
6. Nguyễn Đình Tuấn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa <br />
Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh <br />
tế, 2006.<br />
7. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát <br />
triển kinh tê xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế 4/2007.<br />
<br />
THE AGRICULTURAL AND RURAL INDUSTRIALIZATION AND <br />
MODERNIZATION IN PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE <br />
– THE ACHIEVEMENTS AND SHORTCOMINGS <br />
Nguyen Xuan Khoat <br />
Hue University <br />
SUMMARY<br />
Accelerating the agricultural and rural industrialization and modernization as well as <br />
solving comprehensively the agricultural, rural and farmers’ issues are now an urgent demand <br />
for Phu Vang district, Thua Thien Hue province. This article concentrates on analyzing the basic <br />
achievements and shortcomings in the process of rural and agricultural industrialization and <br />
modernization in recent time in Phu Vang district from which to propose the essential <br />
orientations and solutions to strengthen this process in the next few years. <br />