Thông báo Dân tộc học năm 2012 49<br />
<br />
<br />
<br />
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC<br />
TẠI BẢO TÀNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM<br />
<br />
MA NGỌC DUNG<br />
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam<br />
<br />
<br />
1. Đặc điểm, tình hình công tác nghiên cứu của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc<br />
Việt Nam<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng từ năm 1960 tại thành phố<br />
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ban đầu, Bảo tàng có tên gọi “Bảo tàng Việt Bắc”, có<br />
chức năng là một bảo tàng khảo cứu địa phương thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Sau ngày giải<br />
thể cấp hành chính Khu tự trị, năm 1976, Bảo tàng được chuyển giao về Bộ Văn hóa quản<br />
lý. Từ năm 1980, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bảo tàng đã dần chuyển<br />
hướng hoạt động để xây dựng một bảo tàng chuyên ngành văn hóa dân tộc. Đến năm<br />
1990, Bảo tàng chính thức mang tên “Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Từ đó<br />
đến nay, các hoạt động của Bảo tàng chuyên sâu về lĩnh vực Dân tộc học và văn hoá dân<br />
tộc. Trong đó, công tác nghiên cứu chuyên môn và nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc<br />
được hết sức coi trọng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu mới chuyển hướng (1980 - 1990), do<br />
lực lượng cán bộ nghiên cứu còn mỏng, trình độ còn hạn chế nên công tác nghiên cứu,<br />
nhất là nghiên cứu về Dân tộc học và văn hoá dân tộc hầu như chưa được quan tâm mà<br />
chủ yếu đầu tư cho công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật, công tác kiểm kê khoa<br />
học và trưng bày, phục vụ nhân dân.<br />
Từ năm 1990, do yêu cầu hoạt động của một bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc,<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã đặt nhiệm vụ nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân<br />
tộc lên một bước. Tuy nhiên, đối với một cơ quan bảo tàng thì chức năng, nhiệm vụ chính là<br />
thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn bảo tàng học; còn lĩnh vực khác (như<br />
nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học…) vẫn chỉ đứng ở vị trí sau đó mà thôi.<br />
Hiện nay, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc<br />
Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, cả về số lượng và năng lực nghiên cứu. Về số lượng, hiện<br />
Bảo tàng chỉ có 2 cán bộ có trình độ Tiến sĩ Nhân học, 4 Thạc sĩ văn hóa học và hơn 10<br />
cán bộ chuyên ngành dân tộc học, văn hóa học và bảo tàng học.<br />
2. Mục đích của bài viết<br />
Mục đích của bài viết này nhằm bày tỏ những khó khăn, hạn chế và những thành tích<br />
khiêm nhường đã đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu<br />
dân tộc, văn hoá dân tộc của Bảo tàng; đồng thời chia sẻ một số bài học kinh nghiệm và<br />
định hướng trong công tác nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc của mình.<br />
50 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
Thông qua những chia sẻ này, chúng tôi cũng mong muốn có được sự hợp tác trong<br />
tương lai với các cơ quan, trường học, các viện nghiên cứu và các bảo tàng trong và ngoài<br />
nước có liên quan đến lĩnh vực dân tộc, văn hoá dân tộc.<br />
3. Công tác nghiên cứu về dân tộc, văn hoá dân tộc của Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam<br />
3.1. Cơ sở trình bày<br />
Thực tế, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới chỉ làm công tác nghiên cứu<br />
dân tộc học và văn hóa dân tộc theo đúng nghĩa bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90<br />
của thế kỷ XX (trong khoảng 20 năm). Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về dân<br />
tộc học tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xác định vào năm 1993, là đề<br />
tài cấp Bộ “Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam” của tập thể<br />
tác giả: Diệp Trung Bình (Chủ nhiệm), Ma Ngọc Dung, PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng,<br />
PGS. TS. Lê Ngọc Thắng.<br />
Từ năm 1993 đến nay, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới có tổng cộng<br />
103 công trình nghiên cứu khoa học có quy mô cấp Viện, cấp Bộ hoặc tương đương, trong<br />
đó có 89 công trình nghiên cứu về dân tộc học và văn hóa dân tộc, với 35 đề tài cấp Bộ,<br />
34 đề tài cấp Viện, 1 đề tài cấp tỉnh, 11 luận án, luận văn, 6 công trình phối hợp với Hội<br />
Văn nghệ dân gian Việt Nam hoặc với Quỹ Ford và Ủy ban Dân tộc Miền núi. Còn lại 13<br />
công trình thuộc lĩnh vực chuyên ngành Bảo tàng học; ngoài ra, còn nhiều công trình<br />
thuộc dự án chuyên môn của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong 20 năm. Đặc<br />
biệt là có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương; hàng trăm bài<br />
tham luận hội thảo khoa học đăng trên các kỷ yếu hội nghị, kỷ yếu nội bộ và đăng trên<br />
Thông báo khoa học hàng năm của Bảo tàng.<br />
Ngoại trừ những công trình, dự án chuyên môn, các khoa học ngoài dân tộc học, và<br />
các bài nghiên cứu chuyên đề, với 89 công trình nói trên là kết quả và cơ sở để trình bày<br />
những vấn đề trong công tác nghiên cứu ở Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.<br />
3.2. Kết quả công tác nghiên cứu dân tộc học, văn hoá dân tộc của Bảo tàng Văn<br />
hoá các dân tộc Việt Nam<br />
Trong tổng số các công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học như trên đã đề cập,<br />
có những công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn, được các hội đồng nghiệm thu<br />
hoặc các hội đồng xét giải thưởng hàng năm đánh giá cao. Nhiều công trình được in ấn, xuất<br />
bản, phục vụ thiết thực cho công chúng trong và ngoài Bảo tàng. Những công trình đó được<br />
phân loại như sau:<br />
3.2.1. Phân theo nhóm ngôn ngữ<br />
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có 9 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người Kinh,<br />
Mường, Thổ, Chứt). Các công trình nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Việt - Mường được<br />
phân bổ đều cho 4 tộc người trong nhóm. Hầu hết những công trình đó đều được nghiên<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
51<br />
<br />
<br />
cứu dưới dạng truyền thống (mô tả, nhận xét, đánh giá trên cơ sở các dữ liệu thu thập<br />
được). Trong số 9 công trình trên, có 3 công trình nghiên cứu về trang phục, trong đó có 1<br />
công trình nghiên cứu ứng dụng trong Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Trang<br />
phục các tộc người thiểu số nhóm Việt - Mường; Trang phục các tộc người thiểu số nhóm<br />
Việt - Mường và Tày - Thái; Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá<br />
các dân tộc Việt Nam); 1 công trình nghiên cứu trên cơ sở tổng kết quá trình nghiên cứu<br />
sưu tầm hiện vật (Văn hóa phi vật thể dân tộc Kinh vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang);<br />
4 công trình nghiên cứu văn hóa vật thể và phi vật thể (Văn hóa vật chất của người Thổ ở<br />
tỉnh Nghệ An; Nhận diện di sản văn hóa dân tộc Chứt ở Quảng Bình; Văn hóa phi vật chất<br />
của người Thổ vùng Thanh - Nghệ; Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc); 1 công<br />
trình nghiên cứu nghề thủ công (Gốm Luy Lâu).<br />
- Nhóm Tày - Thái có 36 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người: Tày, Nùng, Sán<br />
Chay, Thái, Bố Y). Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái là đối tượng được Bảo tàng nghiên cứu<br />
nhiều nhất, lĩnh vực nghiên cứu cũng đa dạng hơn, mở rộng hơn, với 36 công trình, mở<br />
đầu là đề tài cấp Bộ “Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”<br />
(1993 - 1994). Công trình này khảo cứu, miêu thuật và đánh giá nhận xét trang phục của<br />
các tộc người cư trú ở vùng Đông Bắc, trong đó có các tộc người nhóm Tày - Thái. Các<br />
lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhóm Tày - Thái bao gồm: văn hóa vật thể (trang phục,<br />
ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống, nghề dệt, đan lát, công cụ sản xuất...); văn hóa<br />
phi vật thể (các nghi lễ dân gian, cưới xin, tang ma, lễ hội, trò chơi dân gian, dân ca, giá trị<br />
tinh thần của tranh dân gian, tranh thờ…); ngoài ra, còn đi chuyên sâu về lĩnh vực ngôn<br />
ngữ như cuốn giáo trình giảng dạy tiếng Tày (Slon phuối Tày) dành cho các đối tượng<br />
sinh viên Đại học Thái Nguyên và công chức, viên chức trong tỉnh Thái Nguyên. Các<br />
công trình này tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các tộc người: Tày (14 công trình), Nùng<br />
(13 công trình), Sán Chay (bao gồm cả Cao Lan và Sán Chỉ có 11 công trình), Thái (6<br />
công trình), Bố Y (1 công trình). Như vậy, việc nghiên cứu nhóm ngôn ngữ Tày - Thái<br />
chưa được quan tâm đồng đều, một số tộc người tập trung nghiên cứu nhiều, các tộc người<br />
khác chưa nghiên cứu đến như: Lào, Lự, Giáy. Sở dĩ các tác giả tập trung nghiên cứu các<br />
tộc người Tày, Nùng, Thái, Sán Chay bởi đây là những tộc người tương đối đông, địa vực<br />
cư trú rộng. Hơn nữa, các tác giả là những người dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Chay,<br />
Thái) nên việc nghiên cứu đồng tộc có nhiều thuận lợi hơn, do hiểu biết chính mình nhiều<br />
hơn, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ.<br />
- Nhóm Hmông - Dao có 16 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người Hmông, Dao, Pà<br />
Thẻn). Trong nghiên cứu các tộc người nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, Bảo tàng Văn hoá<br />
các dân tộc Việt Nam đã thực hiện cả 3 tộc người. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng còn<br />
thiên lệch về số lượng tộc người, trong đó nghiên cứu về người Dao chiếm đa số (9 công<br />
trình), Hmông (7 công trình), trong khi Pà Thẻn chỉ có 3 công trình, trong đó có 2 công<br />
trình nghiên cứu chung cả 3 tộc người. Về lĩnh vực nghiên cứu, tập trung là văn hóa vật<br />
thể gồm 7 công trình (nghiên cứu trang phục và đồ dệt - 4 công trình, công cụ lao động và<br />
nghề thủ công truyền thống - 3 công trình); văn hóa phi vật thể có 4 công trình (trong đó<br />
52 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
tổng hợp văn hóa phi vật thể - 2 công trình, âm nhạc - 1 công trình và nghiên cứu chu kỳ<br />
đời người - 1 công trình); nghiên cứu văn hóa tổng hợp - 2 công trình.<br />
- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me có 7 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người:<br />
Khơ-me, Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu, Bru-Vân Kiều, Rơ-măm, Mảng).<br />
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ở Việt Nam có 21 tộc người, song việc nghiên cứu<br />
về nhóm này của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam còn quá ít. Trong số 7 công<br />
trình mới nghiên cứu 9 tộc người là: Khơ-me, Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu, Bru-<br />
Vân Kiều, Rơ-măm, Mảng. Còn lại 12 tộc người chưa được nghiên cứu, là các tộc người<br />
thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hoặc Nam Trung Bộ như Ba-na, Xơ-đăng,<br />
Cơ-tu, Cơ-ho, Mnông, Xtiêng, Ơ-đu, Mạ, Khơ-mú, Chơ-ro, Kháng, Xinh-mun; có 3<br />
công trình nghiên cứu ghép 2, 3 hoặc nhiều tộc người (như: Nghiên cứu văn hóa dân tộc<br />
Tà-ôi, Co, Hrê, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; Nghiên cứu<br />
dân tộc Giẻ- Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt<br />
Nam và Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me). Có 4 công<br />
trình nghiên cứu từng tộc người (Bru-Vân Kiều, Khơ-me, Rơ-măm, Mảng). Những công<br />
trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng thể văn hóa các tộc người dưới dạng miêu<br />
thuật. Những công trình này thuộc nghiên cứu ứng dụng, phục vụ trực tiếp cho hoạt<br />
động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; chỉ có 1 công trình nghiên cứu cơ<br />
bản trang phục của cả nhóm ngôn ngữ.<br />
- Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 2 công trình: 1 công trình nghiên cứu về trang phục<br />
truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, thuộc loại nghiên cứu ứng<br />
dụng tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; 1 công trình chuyên khảo về tục dựng<br />
cột trâu của người Chăm H’roi dưới quy mô đề tài cấp Viện.<br />
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có 4 công trình, trong đó có 2 công trình nghiên cứu<br />
về văn hóa của dân tộc Si La; một công trình nghiên cứu riêng về trang phục các tộc người<br />
Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Cống, Si La và một công trình nghiên cứu chung về văn hóa dân<br />
tộc Phù Lá.<br />
- Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 công trình, trong đó có 1 công trình nghiên cứu lễ hội<br />
dân tộc Hoa, 1 nghiên cứu phong tục, nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người dân tộc<br />
Sán Dìu và 1 nghiên cứu ẩm thực dân tộc Sán Dìu.<br />
- Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác có 4 công trình, trong đó 1 công trình nghiên cứu<br />
trang phục các tộc người trong nhóm ngôn ngữ; 1 nghiên cứu về trang phục dân tộc Cơ<br />
Lao; 2 công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc Pu Péo.<br />
- Ngoài ra, có 5 công trình nghiên cứu văn hóa chung, không cụ thể dân tộc nào,<br />
gắn với việc ứng dụng trong hoạt động của Bảo tàng. Những công trình này nghiên cứu<br />
các lĩnh vực văn hóa như: văn hóa sông nước, nghề thủ công, trò chơi dân gian, nhạc cụ<br />
truyền thống… gắn với hoạt động của Bảo tàng, thông qua chức năng giáo dục trong<br />
Bảo tàng.<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
53<br />
<br />
<br />
3.2.2. Phân theo vùng<br />
Việc nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc theo vùng do Bảo tàng Văn hoá các dân<br />
tộc Việt Nam thực hiện cũng có sự thiên lệch rất lớn. Chẳng hạn, hầu hết các công trình<br />
tập trung nghiên cứu các tộc người thuộc vùng núi phía Bắc (với 67 công trình), vùng<br />
đồng bằng sông Hồng - 2 công trình, đồng bằng sông Cửu Long - 2 công trình, ít nhất là<br />
vùng ven biển miền Trung chỉ có 1 công trình. Cụ thể phân bố như sau:<br />
- Vùng đồng bằng sông Hồng có 2 công trình, nghiên cứu về người Kinh (Việt),<br />
gồm: Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc; Gốm Luy Lâu.<br />
- Vùng miền núi phía Bắc có 67 công trình, là địa bàn được tập trung nghiên cứu<br />
nhiều nhất, lĩnh vực nghiên cứu cũng đa dạng nhất. Tuy nhiên, các đề tài cũng tập trung<br />
nghiên cứu các tộc người tương đối đông hoặc thuận tiện cho việc nghiên cứu (như những<br />
tộc người cư trú nhiều nơi hoặc tác giả là người dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực đó như<br />
đã nêu ở trên). Vì thế, trong toàn bộ khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu tập trung nghiên<br />
cứu ở vùng Đông Bắc, với các tộc người: Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Dao, Hmông. Còn<br />
lại có một vài công trình nghiên cứu một số tộc người phía Tây Bắc như: nghiên cứu trang<br />
phục nhóm Tạng - Miến; Văn hóa Si La.<br />
- Vùng ven biển miền Trung chỉ có 1 công trình duy nhất là nghiên cứu trang phục<br />
người Chăm, là một bộ phận của công trình “Nghiên cứu trang phục các tộc người nhóm<br />
ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ các hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”.<br />
- Vùng núi Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có 10 công trình, trong đó nghiên cứu các tộc<br />
người thuộc nhóm Môn - Khơ-me (Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu), nhóm Nam Đảo<br />
(Raglai, Ê-đê); một số tộc người khác như Mường, Thổ, Chứt ở Bắc Trung Bộ.<br />
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2 công trình, trong đó 1 công trình nghiên<br />
cứu chung về tộc người Khơ-me và 1 công trình nghiên cứu về trang phục của nhóm<br />
Chăm Islam, là một hợp phần của công trình “Nghiên cứu trang phục các tộc người nhóm<br />
ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ các hoạt động tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”.<br />
- Nghiên cứu đa vùng có 8 công trình. Loại này không nghiên cứu về một tộc người<br />
hay một vùng cụ thể nào mà nghiên cứu những vấn đề văn hóa (như âm nhạc, trò chơi hay<br />
văn hóa chung). Cũng có công trình nghiên cứu các tộc người trong cùng nhóm ngôn ngữ<br />
nhưng do các tộc người này cư trú rải rác ở nhiều vùng miền nên chúng tôi cũng xếp vào<br />
loại đa vùng. Những công trình này chủ yếu ứng dụng trong hoạt động của Bảo tàng.<br />
3.2.3. Nghiên cứu theo vấn đề (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng)<br />
Là một đơn vị sự nghiệp bảo tàng học, nên các hoạt động chính của Bảo tàng nhằm<br />
phục vụ khách tham quan, hưởng thụ văn hóa; một số công tác nghiên cứu tập trung vào<br />
lĩnh vực bảo tàng học, việc bảo quản hiện vật, khoa học về công tác kiểm kê hiện vật…<br />
Do đó, việc nghiên cứu khoa học của Bảo tàng chỉ tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng<br />
54 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
chuyên ngành Bảo tàng học. Còn việc nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học mang tính chất<br />
nghiên cứu cơ bản ở đây rất hạn chế. Cụ thể, chúng tôi đưa ra một số ví dụ sau:<br />
- Về nghiên cứu khoa học cơ bản có 72 công trình trong tổng số các công trình<br />
nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân tộc. Tiêu biểu có những công trình sau: Hoa văn trên<br />
vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1993; Chủ nhiệm:<br />
Diệp Trung Bình); Một số nét cơ bản về âm nhạc các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hmông -<br />
Dao (Đề tài cấp Viện, năm 1996; Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hương Tâm); Trang phục<br />
Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm<br />
1997; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Thị Hòa); Giá trị văn hoá trong nghề thủ công đan lát các dân<br />
tộc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1997; Chủ nhiệm: Hà Thị Nự); Tục cấp sắc của Dao<br />
Quần Chẹt (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Trần Văn Ái); Trang phục của người<br />
Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đề tài cấp Viện,<br />
năm 1997; Chủ nhiệm: Đỗ Thị Hòa); Trang phục Dao Đỏ ở Chợ Đồn, Bắc Kạn (Đề tài<br />
cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Trang phục người Nùng ở Đông<br />
Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Lý Thị Điệp); Trang phục cổ<br />
truyền người Sán Chỉ ở Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1998; Chủ nhiệm: Trần Văn Ái);<br />
Trang phục cổ truyền người Dao Tiền ở Đông Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1998;<br />
Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Hoa văn trên vải dân tộc Hmông (Đề tài cấp Bộ, năm<br />
1998; Chủ nhiệm: Diệp Trung Bình); Trang phục truyền thống dân tộc Dao Việt Nam (Đề<br />
tài cấp Bộ, năm 1999; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Lễ hội truyền thống các dân<br />
tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Hoa (Hán) (Đề tài cấp Bộ, năm 2000; Chủ nhiệm: Diệp<br />
Trung Bình); Văn hóa Si La (Đề tài cấp Bộ, năm 2000; Chủ nhiệm: Ths. Ma Ngọc Dung);<br />
Tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người của các tộc người nhóm ngôn ngữ Mông - Dao<br />
(Đề tài cấp Bộ, năm 2001; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi); Trang phục truyền thống của<br />
người Mông ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2004; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn);<br />
Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2004; Chủ nhiệm: Ths.<br />
Nguyễn Thị Ngân); Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An (Đề tài cấp<br />
Viện, năm 2005; Chủ nhiệm: Ths. Vi Văn Biên); Văn hoá dân tộc Phù Lá ở Việt Nam (Đề<br />
tài cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi); Văn hóa Pu Péo ở Việt Nam (Đề tài<br />
cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Nghề thủ công truyền thống của người<br />
Nùng ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy); Văn hóa<br />
dân tộc Giáy ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2007; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi)…<br />
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu cơ bản ở đây hầu như chỉ là miêu tả chi tiết,<br />
sau đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá hoặc một vài giả thiết mang tính mở. Phương<br />
pháp nghiên cứu chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, phân tích,<br />
tổng hợp, quy nạp trên cơ sở các tư liệu tham khảo và đặc biệt là tư liệu điền dã. Những<br />
công trình như vậy có giá trị lớn trong việc cung cấp thông tin xác thực và phong phú, có<br />
độ tin cậy cao, làm tư liệu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
55<br />
<br />
<br />
- Về nghiên cứu ứng dụng có 17 công trình: Sưu tập trang phục H’mông tại Bảo<br />
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2005; Chủ nhiệm: Vũ Thị Minh Điệp); Sưu tập<br />
công cụ đánh bắt thủy sản của các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (năm 2006; Chủ<br />
nhiệm: Ths. Ma Ngọc Dung); Bảo tồn và phát huy dân ca của người Sán Chỉ ở Đồng<br />
Tâm, Tức Tranh, Phú Lương (Năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Khôi phục, bảo<br />
tồn Thơ lẩu của người Tày ở Pác Nặm (Năm 2007; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái);<br />
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tà-ôi, Co, H’rê, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam (Năm 2008; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy, Ths. Đỗ Đức Lợi, CN.<br />
Diệp Trung Bình); Nghiên cứu dân tộc Giẻ - Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của Bảo<br />
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2009; Chủ nhiệm: Ths. Tô Thị Thu Trang, Ths.<br />
Nguyễn Thị Ngân); Nghiên cứu trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn<br />
ngữ Nam Đảo, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2009;<br />
Chủ nhiệm: TS. Ma Ngọc Dung); Nghiên cứu văn hoá Bru-Vân Kiều, phục vụ hoạt động<br />
của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2010; Chủ nhiệm: Ths. Vi Văn<br />
Biên); Văn hóa truyền thống dân tộc Khơ-me trong hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Nghiên cứu di sản<br />
văn hóa dân tộc Bố Y, phục vụ công tác trưng bày, bảo quản tại Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Nghiên cứu văn hóa dân<br />
tộc Rơ-măm ở Việt Nam, phục vụ công tác tư liệu bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng<br />
Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Tô Thị Thu Trang);<br />
“Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mảng, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc<br />
Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy); Nghiên cứu, nhận diện giá trị<br />
di sản văn hóa và xây dựng các chương trình giáo dục của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc<br />
Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Ngân); Nghiên cứu văn hoá sông<br />
nước, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ<br />
nhiệm: Nghiêm Thị Minh Hằng); Một số nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động<br />
trải nghiệm cho lứa tuổi THCS tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ<br />
nhiệm: Lê Mai Oanh); Một số trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc ứng dụng trong<br />
hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Đinh Thị Thanh<br />
Ngà); Nghiên cứu một số nhạc cụ dân tộc gắn với việc giáo dục tại Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Lương Việt Anh)… Ngoài 17 công trình nghiên<br />
cứu về dân tộc và văn hóa dân tộc, còn có hàng loạt dự án liên quan đến công tác chuyên môn<br />
của Bảo tàng như: chỉnh lý trưng bày, xây dựng phần mềm quản lý hiện vật; phần mềm màn<br />
hình cảm ứng trưng bày; phần mềm thư viện; dự án nghiên cứu sưu tầm hàng năm; đặc biệt là<br />
các công trình thuộc Dự án Trưng bày ngoài trời kéo dài từ năm 2005 đến năm 2010…<br />
Các công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng này hầu hết xuất phát từ nhu cầu về<br />
các công tác của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm<br />
2007). Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được đơn vị gắn những yêu cầu đối với<br />
các nhà khoa học của Bảo tàng. Chính vì thế, từ năm 2007, các công trình nghiên cứu dân<br />
tộc và văn hóa dân tộc đều có thêm nhiệm vụ là phục vụ các hoạt động hoặc phục vụ trưng<br />
56 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy, các công trình sau khi hoàn thành<br />
nghiệm thu đa số được hội đồng nghiệm thu cấp Viện và cấp Bộ đánh giá cao về tính hiệu<br />
quả ứng dụng và tính khả thi của chúng.<br />
Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng của Hội đồng khoa học,<br />
các cán bộ của Bảo tàng còn có nhiều môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học khác, đó<br />
là hoạt động của các hội (Hội Văn nghệ dân gian, Hội Di sản văn hóa, Hội Văn học nghệ<br />
thuật các dân tộc thiểu số); hoạt động báo, tạp chí; hoạt động liên kết với các tổ chức, đơn vị<br />
ngoài Bảo tàng, công tác liên kết giảng dạy với các trường cao đẳng, đại học trong địa<br />
phương… với những công trình tiêu biểu như: Xây dựng và phát triển bền vững bản Đồng<br />
Xiền (Công trình liên kết với Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc miền núi, năm 2005; Chủ<br />
nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Bảo tồn và phát huy dân ca người Sán Chí ở Đồng Tâm, Tức<br />
Tranh, Phú Lương (Công trình liên kết theo dự án Quỹ Ford tài trợ năm 2006; Chủ nhiệm:<br />
Ths. Đỗ Đức Lợi); Slon phuối Tày (giáo trình giảng dạy tiếng Tày, công trình liên kết<br />
với UBND tỉnh Thái Nguyên trong Dự án xây dựng giáo trình giảng dạy tiếng dân tộc thiểu<br />
số của Chính phủ, năm 2007; Tác giả: Lương Bèn, TS. Ma Ngọc Dung); Khôi phục thơ lẩu<br />
của người Tày ở Pác Nặm, Bắc Kạn (Công trình liên kết theo dự án Quỹ Ford tài trợ, năm<br />
2007; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái)…<br />
3.3. Nhận xét, đánh giá<br />
Công tác nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong<br />
những năm qua cũng có thế mạnh nhất định. Đó là lực lượng cán bộ chuyên môn hoạt<br />
động trên lĩnh vực văn hóa và dân tộc học, thông qua các khâu công tác chuyên môn như<br />
sưu tầm, tài liệu hóa khoa học hiện vật, trưng bày tuyên truyền - giáo dục công chúng về<br />
di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, các công trình nghiên cứu đó được nghiên cứu theo<br />
phương pháp truyền thống, chủ yếu là ghi chép, miêu tả chi tiết, nhận xét, đánh giá. Điểm<br />
mạnh ở các công trình đó là cung cấp nhiều tư liệu mới, phong phú, chính xác, trung thực,<br />
rất hữu ích và đáng trân trọng cho các công trình khoa học liên quan tiếp theo.<br />
Về lĩnh vực nghiên cứu, các công trình khoa học này tập trung vào 2 lĩnh vực: văn<br />
hóa vật thể (trang phục, công cụ lao động sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, nghề<br />
truyền thống…) và văn hóa phi vật thể (lễ thức tín ngưỡng dân gian, các lễ nghi trong đời<br />
sống, lễ hội, cưới xin, tang ma…).<br />
Về nhược điểm, cơ bản nhất ở các công trình nghiên cứu khoa học của Bảo tàng là<br />
chưa có phương pháp tiếp cận mới (nhân học hiện đại), chưa đi sâu vào từng vấn đề mà<br />
chủ yếu là nghiên cứu truyền thống, chung chung theo lối miêu thuật là chính. Thứ hai,<br />
việc nghiên cứu của Bảo tàng chưa đặt ra chiến lược cụ thể, mục tiêu cụ thể mà tùy hứng<br />
là chính, tức là do các tác giả thích nghiên cứu lĩnh vực nào, dân tộc nào, vùng nào thì<br />
nghiên cứu (vì công tác nghiên cứu dân tộc học được coi là công việc ngoài kế hoạch).<br />
Thứ ba, cũng vì lý do nghiên cứu tùy hứng nên các công trình nghiên cứu chỉ tập trung<br />
vào một vài lĩnh vực mà Bảo tàng có thế mạnh, gắn liền với hoạt động chuyên môn là<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
57<br />
<br />
<br />
nghiên cứu hiện vật bảo tàng (như trang phục, ăn uống, công cụ lao động…) và một số<br />
sinh hoạt cộng đồng (lễ nghi, lễ hội…); việc phân vùng nghiên cứu cũng chưa được quan<br />
tâm (chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Đông Bắc, một số vùng Trường Sơn - Tây<br />
Nguyên, trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Bắc còn ít được nghiên<br />
cứu); nhóm tộc người được quan tâm nghiên cứu cũng rất thiên lệch (chỉ tập trung vào các tộc<br />
người thuộc các nhóm Tày - Thái, Hmông - Dao, sau đó là nhóm Môn - Khơ-me).<br />
4. Những vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc tại<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam<br />
Là một cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học về dân tộc và văn hóa dân tộc,<br />
ứng dụng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Bảo tàng Văn hóa<br />
các dân tộc Việt Nam cần coi trọng cả công tác nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu<br />
ứng dụng, ưu tiên trước hết những lĩnh vực mà Bảo tàng có thế mạnh như phát hiện và<br />
công bố các di sản văn hóa dân tộc; đưa các sản phẩm văn hóa vào việc giáo dục công<br />
chúng đến với Bảo tàng, đồng thời nghiên cứu cơ bản về tộc người và văn hóa tộc người.<br />
Cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể, phân theo vùng, theo lĩnh vực trong điều kiện có<br />
thể, nhằm phần nào làm cân bằng các yếu tố thiên lệch trong nghiên cứu khoa học<br />
Mở rộng mối quan hệ liên kết với các ngành khoa học, các cơ quan hữu quan (Văn<br />
hóa học, Khảo cổ học, Dân tộc học/Nhân học… các cơ quan chuyên trách, các viện nghiên<br />
cứu… trong và ngoài nước) nhằm mở rộng sự hợp tác và học hỏi tri thức, học tập kinh<br />
nghiệp tốt từ các chuyên gia, các viện… Đó là yêu cầu cấp thiết của Bảo tàng Văn hoá các<br />
dân tộc Việt Nam trong những năm trước mắt. Việc mở rộng các mối quan hệ với các cơ<br />
quan hữu quan nói chung và với các viện nghiên cứu khoa học nói riêng sẽ giúp cho Bảo<br />
tàng tiếp cận một cách khoa học và kịp thời các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phương<br />
pháp nghiên cứu khoa học mới, từ đó, giúp cho các hoạt động của Bảo tàng được đa<br />
phương, đa dạng và hiệu quả cao hơn trong việc phục vụ công chúng.<br />
Tóm lại, trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, trải qua những chuyển biến, đổi<br />
mới hoạt động của mình, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tạo lập được một chỗ<br />
đứng, khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn<br />
hóa Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học được Bảo tàng coi trọng, mặc dù còn rất<br />
khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; hàng trăm công trình<br />
nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân tộc được công bố, trong đó nhiều công trình đã được<br />
in ấn, xuất bản, nhiều tác phẩm đoạt được giải thưởng. Những kết quả đó một phần nâng<br />
cao vị thế của một bảo tàng quốc gia trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, mặt khác đã<br />
đem lại tiếng nói nhất định trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, đóng góp vào kho<br />
tàng tri thức của dân tộc.<br />
(Tham khảo thêm Phụ lục 1)<br />
58 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC 1<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÂN TỘC HỌC,<br />
VĂN HÓA HỌC CỦA BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM<br />
TỪ 1993 ĐẾN NAY<br />
TT Tên công trình Năm Cấp<br />
1 Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam 1993 Bộ<br />
(Diệp Trung Bình (Chủ nhiệm); Ma Ngọc Dung, PGS-TS 1994<br />
Nguyễn Khắc Tụng, PGS-TS Lê Ngọc Thắng. In sách – NXB<br />
VHDT, 1997)<br />
2 Trang phục cổ truyền của người Sán Chỉ ở Việt Nam 1996 Viện<br />
(Diệp Trung Bình)<br />
3 Tập tục cấp sắc của người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên (Trần 1997 Viện<br />
Văn Ái)<br />
4 Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt ở Thái Nguyên (Trần 1997 Luận<br />
Văn Ái) văn<br />
5 Người Si La ở Việt Nam-Những đặc trưng văn hóa vật chất và 1997 Viện<br />
xã hội (Ma Ngọc Dung)<br />
6 Hoa văn trên sản phẩm dệt của người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn 1997 Luận<br />
(Ma Ngọc Dung) văn<br />
7 Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các 1997 Viện<br />
dân tộc Việt Nam (Đỗ Thị Hòa)<br />
8 Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các 1997 Luận<br />
dân tộc Việt Nam (Đỗ Thị Hòa) văn<br />
9 Trang phục cổ truyền của nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền ở huyện 1997 Viện<br />
Chợ Đồn, Bắc Kạn (Nông Quốc Tuấn)<br />
10 Trang phục cổ truyền của nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền ở huyện 1997 Luận<br />
Chợ Đồn, Bắc Kạn (Nông Quốc Tuấn) văn<br />
11 Âm nhạc trong đời sống của người H’mông ở Việt Nam (Nguyễn 1997 Viện<br />
THị Hương Tâm)<br />
12 Hoa văn trên vải dân tộc H’mông (Diệp Trung Bình. In sách – 1999 Bộ<br />
NXB VHDT, 2000)<br />
13 Trang phục cổ truyền của người Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam 1999 Viện<br />
(Ths Nông Quốc Tuấn, Lý Thị Điệp)<br />
14 Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của các tộc người ở 2000 Bộ<br />
Việt Nam (Hà Thị Nự. In sách – NXB VHDT, 2002) 2001<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
59<br />
<br />
<br />
15 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt Mường 2000 Viện<br />
(Ths Đỗ Thị Hòa)<br />
16 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt Mường và Tày 2000 Bộ<br />
Thái (Ths Đỗ Thị Hòa. In sách – NXB VHDT, 2002) 2001<br />
17 Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam 2000 Bộ<br />
(Ths Nông Quốc Tuấn. In sách – NXB VHDT, 2002) 2001<br />
18 Văn hóa Si La (Ths Ma Ngọc Dung. In sách – NXB VHDT, 2002) 2000 Bộ<br />
2001<br />
19 Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ 2000 Viện<br />
Mông-Dao (Nguyễn Thị Ngân)<br />
<br />
20 Tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người nhóm ngôn ngữ Mông- 2001 Bộ<br />
Dao ở một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam (Ths Đỗ Đức 2002<br />
Lợi. In sách – NXB VHDT, 2003)<br />
21 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Tạng – Miến 2001 Bộ<br />
(Ths Đỗ Thị Hòa. In sách – NXB VHDT, 2003) 2002<br />
22 Văn hóa truyền thống người Pà Thẻn (Ths Nông Quốc Tuấn. In 2002 Bộ<br />
sách – NXB VHDT, 2004) 2003<br />
23 Lễ hội truyền thống các dân tộc Hoa, Sán dìu ở Việt Nam (Diệp 2002 Bộ<br />
Trung Bình. In sách – NXB VHDT, 2004) 2003<br />
24 Lễ hội lồng tồng của người Tày – Nùng vùng Đông Băc Việt 2002 Viện<br />
Nam (Ma Thị Chung)<br />
25 Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc 2002 Viện<br />
(Ngô Văn Hòe).<br />
26 Nghề dệt truyền thống của người Nùng ở Đông Băc Việt Nam 2002 Viện<br />
(Lục Văn Tư).<br />
27 Một số phong tục và lễ hội truyền thống của người Thái ở Thanh 2002 Bộ<br />
Hóa, Nghệ An (Vi Văn Biên). 2003<br />
28 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Cao Lan, 2002 Viện<br />
Tuyên Quang (Lê Mai Oanh)<br />
29 Văn hóa ẩm thực của người Tày (Ths Ma Ngọc Dung. In sách - 2002 Bộ<br />
NXB KHXH, 2006) 2003<br />
30 Nghi lễ tang ma của người Nùng ở Bạch Thông, Bắc Kạn 2002 Luận<br />
(Nguyễn Thị Ngân). văn<br />
60 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
<br />
31 Trang phục người Cờ Lao ở Hà Giang (Nguyễn Thị Thúy) 2002 Viện<br />
32 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Sán Chỉ ở 2002 Viện<br />
Thái Nguyên (Trần Văn Ái)<br />
33 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Sán Chỉ ở 2002 Luận<br />
Thái Nguyên (Trần Văn Ái) văn<br />
34 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Tày Thái - Ka Đai 2003 Bộ<br />
(Ths Đỗ Thị Hòa) 2004<br />
35 Nghề dệt vải thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng (Tô Thị Trang) 2003 Viện<br />
36 Trang phục cổ truyền người Dao Tiền ở Ngân Sơn, Bắc Kạn 2003 Luận<br />
(Nguyễn Thị Thúy) văn<br />
37 Bước đầu xây dựng sưu tập tranh thờ nhóm ngôn ngữ Tày - Thái 2004 Viện<br />
tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ninh Thị Tuyết)<br />
38 Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam 2004 Hội<br />
(Ths Ma Ngọc Dung. In sách - NXB KHXH, 2005)<br />
VNDG<br />
39 Trang phục cổ truyền của người H’mông ở Việt nam (Ths Nông 2004 Bộ<br />
Quốc Tuấn)<br />
2005<br />
40 Văn hóa người Sán Chay ở Việt nam (Ths Trần Văn Á (Chủ 2004 Bộ<br />
nhiệm)i, Ths Đỗ Đức Lợi, Ths Nông Quốc Tuấn. In sách - NXB<br />
2005<br />
VHDT, 2006)<br />
41 Tranh thờ của người Sán Chỉ ở tỉnh Thái Nguyên (Ths Trần Văn Ái) 2004 Hội<br />
2005 VNDG<br />
42 Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam (Ths Nguyễn Thị Ngân) 2004 Bộ<br />
2005<br />
43 Nghi lễ tang ma của người Cao Lan ở tỉnh Bắc Giang (Lê Mai 2005 Viện<br />
Oanh)<br />
44 Giá trị văn hóa nghề thủ công truyền thống của người Tày ở Việt 2005 Bộ<br />
Nam (Ths Nông Quốc Tuấn).<br />
2006<br />
45 Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt 2005 Bộ<br />
Nam (Diệp Trung Bình. In sách - NXB VHDT, 2006) 2006<br />
46 Xây dựng sưu tập trang phục dân tộc H’mông tại Bảo tàng Văn 2005 Viện<br />
hoá các dân tộc Việt Nam (Vũ Thị Điệp).<br />
47 Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An 2005 Bộ<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
61<br />
<br />
<br />
(Vi Văn Biên) 2006<br />
48 Lễ cầu tự của người Nùng ở tỉnh Thái Nguyên 2005 Viện<br />
(Lương Việt Anh).<br />
49 Văn hóa dân gian người Pu Péo (Ths Trần Văn Ái (Chủ nhiệm), 2005 VNDG<br />
Hoàng Hoa Toàn, Nguyễn Cảnh Phương)<br />
50 Xây dựng và phát triển bền vững bản Đồng Xiền (Hợp phần văn 2005 UBD<br />
hóa) (Ths Trần Văn Ái). TMN<br />
51 Văn hóa dân tộc Phù Lá ở Việt Nam (Ths Đỗ Đức Lợi (Chủ 2006 Bộ<br />
nhiệm), PGS-TS Hoàng Nam, Hoàng Hoa Toàn. In sách - NXB 2007<br />
VHDT, 2008)<br />
52 Văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao vùng lòng hồ thủy điện 2006 Viện<br />
Tuyên Quang (Ths Đỗ Đức Lợi (Chủ nhiệm), Lục Văn Tư).<br />
53 Xây dựng sưu tập đánh bắt thủy sản của các dân tộc nhóm ngôn 2006 Viện<br />
ngữ Tày-Thái (Ths Ma Ngọc Dung)<br />
54 Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày 2006 Luận án<br />
vùng Đông Bắc Việt nam (Ths Ma Ngọc Dung) TS<br />
55 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Môn - 2006 Bộ<br />
Khơmer (Ths Đỗ Thị Hòa (Chủ nhiệm), Ths Nguyễn Thị Ngân, 2007<br />
Lê Mai Oanh, Nguyễn Cảnh Phương).<br />
56 Văn hóa phi vật thể dân tộc Tày vùng lòng hồ thủy điện Tuyên 2006 D.A<br />
Quang (Ths Nông Quốc Tuấn).<br />
57 Văn hóa phi vật thể dân tộc kinh vùng lòng hồ thủy điện Tuyên 2006 D.A<br />
Quang (Ngô Văn Hòe (Chủ nhiệm), Lục Văn Tư).<br />
58 Nghề thủ công truyền thống của dân tộc Nùng ở Việt Nam 2006 Bộ<br />
(Ths Nguyễn Thị Thúy (Chủ nhiệm), Ths Ma Ngọc Dung, Ths Nông 2007<br />
Quốc Tuấn. In sách - NXB VHDT, 2008)<br />
59 Nghề dệt vải lanh của người H’mông ở Hà Giang (Tô Thị Trang). 2006 Viện<br />
60 Tục lệ cưới xin của người Thái ở Thanh Hóa (Vi Văn Biên) 2006 Luận văn<br />
61 Văn hóa phi vật thể dân tộc Mông vùng lòng hồ thủy điện Tuyên 2006 D.A<br />
Quang (Ths Trần Văn Ái (Chủ nhiệm, Nguyễn Cảnh Phương)<br />
62 Văn hóa người Pu Péo ở Việt nam (Ths Trần Văn Ái (chủ 2006 Bộ<br />
nhiệm), Hoàng Hoa Toàn, Nguyễn Cảnh Phương. In sách – NXB 2007<br />
VHDT, 2008)<br />
63 Bảo tồn và phát huy dân ca của người Sán Chỉ ở Đồng Tâm, Tức 2006 Quỹ<br />
Tranh, Phú Lương (Ths Trần Văn Ái) Ford<br />
62 Ma Ngọc Dung<br />
<br />
<br />
<br />
64 Văn hóa ẩm thực Sán Dìu ở Việt Nam (Diệp Trung Bình. In sách 2006 Cấp Bộ<br />
- NXB VHDT, 2008) 2007<br />
65 Văn hóa dân tộc Giáy (Ths Đỗ Đức Lợi. In sách - NXB VHDT, 2006 Bộ<br />
2008) 2007<br />
66 Nghề dệt và sản phẩm dệt của người Tày ở xã Đào Ngạn, huyện 2007 Luận<br />
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (Tô Thị Trang) văn<br />
67 Khôi phục, bảo tồn Thơ lẩu của người Tày ở Pác Nặm (Ths Trần 2007 Quỹ<br />
Văn Ái) Ford<br />
68 Lễ Hội làng Pháng của người Sán Chỉ ơ huyện Phú Lương, tỉnh 2007 Luận<br />
Thái Nguyên (Nịnh Thị Tuyết) văn<br />
69 Văn hóa vật chất của người Thổ ở tỉnh Nghệ An (Lê Mai Oanh) 2007 Viện<br />
70 Slon phuối Tày (Ts Ma Ngọc Dung, Lương Bèn. In sách - NXB 2007 Cấp<br />
ĐHTN, 2010) 2008 tỉnh<br />
<br />
71 Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng ở Việt Nam (Ths Nguyễn 2007 CấpBộ<br />
Thị Ngân). 2008<br />
72 Người Chăm H’roi và tục dựng cột trâu (Th.s Trần Văn Ái) 2008 Viện<br />
73 Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tà Ôi, Co, H’rê, phục vụ hoạt động 2008 Cấp Bộ<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Nguyễn Thị Thúy 2009<br />
(chủ nhiệm), Ths Đỗ Đức Lợi, CN Diệp Trung Bình.In sách -<br />
NXB VHDT, 2010, phần “văn hóa dân tộc Co”)<br />
74 Gốm Luy Lâu (Ngô Văn Hòe) 2008 Viện<br />
75 Nghiên cứu dân tộc Giẻ - Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của 2009 Cấp Bộ<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ths Tô Thị Trang (Chủ 2010<br />
nhiệm), Nguyễn Thị Ngân).<br />
76 Nghiên cứu trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm 2009 Cấp Bộ<br />
ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các 2010<br />
dân tộc Việt Nam (TS Ma Ngọc Dung)<br />
77 Nhận diện di sản văn hóa dân tộc Chứt ở Quảng Bình 2009 Cấp Bộ<br />
(Ths.Nguyễn Thị Ngân (chủ nhiệm), Nguyễn Thị Thúy) 2010<br />
78 Trò chơi dân gian của người Nùng gian truyền thống gắn với việc 2010 Viện<br />
nuôi dạy con cái của tộc người Nùng (Lương Việt Anh)<br />
79 Văn hóa phi vật chất của người Thổ vùng Thanh-Nghệ 2010 Viện<br />
(Lê Mai Oanh)<br />
80 Nghiên cứu văn hoá Bru-Vân Kiều, phục vụ hoạt động của Bảo 2010 Bộ<br />
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Vi Văn Biên ) 2011<br />
Thông báo Dân tộc học năm 2012<br />
63<br />
<br />
<br />
81 Văn hóa truyền thống dân tộc Khơmer trong hoạt động của Bảo 2011 Bộ<br />
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Nông Quốc Tuấn) 2012<br />
82 Nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc Bố Y, phục vụ công tác trưng 2011 Bộ<br />
bày, bảo quản tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s 2012<br />
Trần Văn Ái)<br />
83 Nghiên cứu văn hóa dân tộc Rơ Măm ở Việt Nam, phục vụ công 2011 Bộ<br />
tác tư liệu bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc 2012<br />
Việt Nam (Th.s Tô Thị Thu Trang)<br />
84 “Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mảng, phục vụ hoạt động Bảo tàng 2012 Bộ<br />
Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Th.S Nguyễn Thị Thúy) 2013<br />
85 Nghiên cứu, nhận diện giá trị di sản văn hóa và xây dựng các 2012 Bộ<br />
chương trình giáo dục của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt 2013<br />
Nam (T.S Nguyễn Thị Ngân)<br />
86 Nghiên cứu văn hoá sông nước, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng 2012 Viện<br />
Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Nghiêm Thị Minh Hằng)<br />
87 Một số nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động trải 1012 Viện<br />
nghiệm cho lứa tuổi THCS tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc<br />
Việt Nam (Lê Mai Oanh)<br />
88 Một số trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc ứng dụng 2012 Viện<br />
trong hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đinh<br />
Thị Thanh Ngà)<br />
89 Nghiên cứu một số nhạc cụ dân tộc gắn với việc giáo dục tại 2012 Viện<br />
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Lương Việt Anh)<br />