Công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết "Công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế" nhằm đánh giá tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan đến công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ gắn với tìm kiếm - thăm dò, quản lý, khai thác sử dụng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời ở lãnh thổ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Mời bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
- 1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ, TÌM KIẾM - THĂM DÒ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỀM RỜI VÙNG QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ (The overall of Quaternary Sediment Research, Search - Exploration, Management and Use of Granular - Cohesion Natural Building Materials in Quang tri - Thua Thien Hue Area) Đặng Quốc Tiến, Nguyễn Thanh, Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Mục đích của bài báo là đánh giá tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan đến công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ gắn với tìm kiếm - thăm dò, quản lý, khai thác sử dụng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời ở lãnh thổ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò, quản lý và sử dụng nguồn vật liệu xây dựng mềm rời trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Vật liệu xây dựng tự nhiên, trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò, quản lý. Abstract: The purpose of this paper is to assess the overall some typical research works, related to research Quaternary sediments, associated with the search - exploration, management, exploitation and use of granular - cohesion natural building materials in Quang Tri - Thua Thien Hue. On this basis, the authors assessed the achievements as well as shortcomings and limitations in Quaternary sediment research, search - exploration, management and use of these building material resources on the study area. Keywords: Natural building materials, Quaternary sediments, search - exploration, management. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thông thường, trong xây dựng, chi phí về vật liệu xây dựng chiếm 74-75% đối với công trình dân dụng - công nghiệp; 70% đối với công trình giao thông và 50% tổng giá thành công trình thủy lợi, thủy điện [4]. Do vậy công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời nói riêng là vô cùng quan trọng, không những mang tính cấp bách cao mà còn có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn. Trong thời gian qua công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng tự nhiên, kể cả vật liệu xây dựng liên quan đến trầm tích Đệ Tứ ở nước ta và vùng nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp các chủng loại vật liệu khác nhau cho ngành xây dựng (cát cuội sỏi, đất sét gạch ngói, đất san nền, đá xây dựng...) cũng như chủ động về nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ,... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập từ khâu quy hoạch, tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng; quy hoạch nhu cầu vật liệu xây dựng đến khâu quy hoạch, cấp phép khai thác, sử dụng vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng liên quan đến trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Thật vậy, công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 - 1:50.000 cũng như một số đề tài nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ đã được triển khai ở vùng nghiên cứu từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thành lập được bản đồ địa chất Đệ Tứ chi tiết như là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng mềm rời Đệ Tứ của lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác, do công tác tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên thường nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, khối lượng và loại hình thí nghiệm thành phần vật chất, tính chất vật liệu còn ít,... nên chưa làm sáng tỏ được đặc điểm phân bố, chưa khoanh định được các loại hình vật liệu cũng như đánh giá chất lượng, trữ
- 2 lượng tiềm năng, tài nguyên dự báo vật liệu xây dựng trầm tích Đệ Tứ có độ tin cậy cần thiết. Do vậy, khối lượng, chủng loại vật liệu xây dựng thăm dò đưa vào khai thác hàng năm thường quá thấp, không đảm bảo nhu cầu sử dụng (ở Thừa Thiên Huế lượng cát khai thác năm 2015 chỉ đạt 41.384m3 so với nhu cầu sử dụng là 1.398.800m3, năm 2016 là 97.000m3 so với nhu cầu sử dụng là 1.455.000m3; ở tỉnh Quảng Trị lượng cát khai thác năm 2015 là 84.224m3, năm 2016 là 58.510m3 so với nhu cầu sử dụng là 420.000m3, đất sét năm 2016 là 46.018m3,...) [6, 8, 9]. Ngoài ra, có không ít mỏ vật liệu thăm dò xong nhưng do chất lượng không đảm bảo nên không khai thác, sử dụng được. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp vật liệu xây dựng hàng năm nói trên cũng là nguyên nhân gia tăng hoạt động khai thác cát sỏi trái phép ở nhiều địa phương khác nhau. Tiếp theo là vấn đề quy hoạch khai thác, sử dụng vật liệu cũng còn nhiều bất hợp lý, lãng phí tài nguyên khoáng sản. Nhiều vùng cát trắng thủy tinh (nguyên liệu sản xuất thủy tinh chất lượng cao) chỉ được sử dụng làm nền cho các khu công nghiệp, khu đô thị,... Bên cạnh đó, tình trạng quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được phê duyệt trong khi quy hoạch về phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh chưa thực hiện xong (tỉnh Quảng Trị). Thêm vào đó, quy hoạch khoáng sản ở địa phương thường do Sở Xây dựng chủ trì lập trong khi cơ quan tham mưu cấp phép thăm dò, khai thác là Sở Tài nguyên và Môi trường [9], dẫn đến sự chồng chéo về thực hiện, cấp phép chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng địa phương, khâu quy hoạch thiếu tài liệu, việc khảo sát, thi công công trình khoan để đánh giá chiều dày không được thực hiện, thí nghiệm đánh giá chất lượng chưa đầy đủ còn khá phổ biến... Việc nghiên cứu tổng thể về trầm tích Đệ Tứ chưa được triển khai đầy đủ mà chủ yếu căn cứ vào tài liệu địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch, cũng như công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản. 2. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ Khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đã được các nhà địa chất người Pháp và Việt Nam nghiên cứu từ rất sớm, đồng thời đã khoanh vùng các thành tạo trầm tích Đệ Tứ, làm rõ địa tầng khu vực, cũng như nghiên cứu tiến hóa và các khoáng sản liên quan. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu về trầm tích Đệ Tứ được liệt kê như dưới đây [3]: Bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 của Trần Văn Trị năm 2000 đã phân chia địa tầng Đệ Tứ ở khu vực nghiên cứu thành các mức tầng là Pleistocen thượng (Q13), Holocen thượng, trung, hạ (Q21-2, Q22, Q22-3) với nguồn gốc là sông, biển và gió. Trên bản đồ này chỉ mới đề cập đến Pleistocen thượng, trong khi vùng nghiên cứu đã có mặt Pleistocen hạ, trung. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000 tờ Lệ Thủy - Quảng Trị của Nguyễn Xuân Dương (1996) bao gồm một phần diện tích nghiên cứu đã phân chia địa tầng Đệ Tứ thành các mức tầng: Pleitocen hạ - trung (Q11-2), Pleistocen thượng (Q13), Holocen trung (Q22), Holocen thượng (Q13), Holocen (Q2) và Đệ tứ không phân chia. Tuy nhiên, trên bản đồ này, ở vùng Vĩnh Linh có cát mịn vàng nghệ, nâu đỏ thuộc Pleistocen thượng nhưng tác giả đã xếp vào Holocen trung nguồn gốc sông biển (amQ22). Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000 tờ Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng của Nguyễn Văn Trang (1995) bao gồm một phần diện tích nghiên cứu đã phân chia địa tầng Đệ Tứ thành các mức tầng: Pliocen - Pleitocen hạ (N2 - Q11), Pleitocen trung - thượng (Q12-3), hệ tầng Đà Nẵng (Q13 đn), hệ tầng Nam Ô (Q11-2 no), Holocen trung (Q22), Holocen thượng (Q23) và Đệ tứ không phân chia. Qua nghiên cứu, tác giả đã phân chia riêng cho hệ tầng Đà Nẵng vào mức tầng Pleistocen thượng. Tuy nhiên, ở Lăng Cô (huyện Phú Lộc) tỉnh Thừa Thiên Huế có cát mịn vàng nghệ, hệ tầng Đà Nẵng thuộc mức tầng Pleistocen thượng nhưng tác giả đã xếp vào Holocen trung nguồn gốc sông biển. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 cho thấy vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đã khảo sát chi tiết, khoanh định và phân chia khá nhiều phân hệ tầng nhỏ, theo đó, cát
- 3 màu vàng nghệ được tác giả xếp vào hệ tầng Phú Xuân, thống Pleistocen thượng (mQ13 px). Tuy nhiên, tương tự như Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000 tờ Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng của Nguyễn Văn Trang (1995), tại Lăng Cô là cát mịn vàng nghệ nằm dưới tầng phủ cát trắng khoảng 20cm nhưng tác giả đã xếp vào Holocen trung - thượng nguồn gốc sông biển. Tại xã Triệu Ái (huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị có cát mịn vàng nghệ nhưng tác giả xếp vào trầm tích sông biển, thống Pleistocen thượng (amQ13 px) với thành phần là bột sét, cát màu xám, xám đen nhạt. Việc nghiên cứu này đã phân chia các địa tầng Đệ Tứ thành các mức tầng từ tổng quát đến chi tiết để thuận tiện cho sử dụng, đồng thời chỉ ra những khu vực có tiềm năng khoáng sản như vàng, titan, cát trắng, sét gạch ngói, cát sỏi xây dựng... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên liên quan đến trầm tích Đệ Tứ chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn một số tồn tại như trên. Luận án tiến sỹ của Vũ Quang Lân với đề tài Tiến hóa các thành tạo trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đã phát hiện 1 điểm sét đạt tiêu chuẩn cho sản xuất xi măng tại Phú Thứ (huyện Phú Vang) tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong trầm tích sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn ở độ sâu 0,3 - 1,4m (ambQ22-3). Tuy nhiên, qua nghiên cứu bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 thì khu vực Phú Thứ chủ yếu là trầm tích sông, sông - biển tuổi Holocen trung. Trên bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 thì khu vực Phú Thứ chủ yếu là trầm tích sông - biển, biển tuổi Holocen trung - thượng thuộc hệ tầng Phú Vang 1, ngoài ra, có diện tích nhỏ là trầm tích sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn (ambQ22-3 pv1) với trầm tích là cát thạch anh lẫn mùn thực vật, than bùn màu đen và trầm tích biển - sông - đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn (mabQ22-3 pv2) với trầm tích là cát, cát bột sét chứa di tích động thực vật, màu xám đen. Do đó, việc xếp sét trầm tích ở vùng Phú Thứ vào trong trầm tích sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn (ambQ22-3) và đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất xi măng là chưa phù hợp với bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 cũng như bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. 3. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI QUY HOẠCH TÌM KIẾM - THĂM DÒ, THÍ NGHIỆM CÁC LOẠI MẪU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, TRỮ LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN MỀM RỜI ĐỆ TỨ 3.1. Tình hình ban hành văn bản pháp quy về tìm kiếm - thăm dò, thí nghiệm, đánh giá trữ lượng, chất lượng vật liệu xây dựng tự nhiên Hiện nay, các qui phạm Nhà nước chính thống hướng dẫn công tác tìm kiếm - thăm dò Đối với vật liệu xây dựng tự nhiên nói chung, vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ nói riêng không có nhiều và ban hành rất chậm. Các quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp được thực hiện theo TT số 01/2016/TT-BNTMT ngày 13/01/2016; quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét thực hiện theo TT số 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ TN và MT [1]. Tình trạng chậm ban hành quy phạm chính thống về tìm kiếm - thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ đã gây khó khăn từ các khâu điều tra, lập, triển khai tìm kiếm, thăm dò đến các khâu thí nghiệm, đánh giá chất lượng, trữ lượng mỏ. 3.2. Công tác lập quy hoạch tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xây dựng, tìm kiếm và triển khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chưa đồng đều, quy định nhà nước thường mang tính định hướng, không thể cụ thể cho từng địa phương, trong khi đó việc điều tra, đánh giá về địa chất và khoáng sản ở mỗi địa phương khác nhau, chất lượng phụ thuộc vào thời điểm thực hiện, kinh phí, trình độ chuyên môn của cán bộ. Do đó, một số tỉnh xây dựng quy hoạch có nội dung phong phú và triển khai thực hiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, không ít quy hoạch tìm kiếm - thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời lập ra không toàn diện, chỉ tập trung vào một loại hình vật liệu xây dựng duy nhất (cát sỏi hay đất sét gạch ngói…), không chỉ rõ thời
- 4 gian quy hoạch, không có dự báo khối lượng khai thác, tiêu thụ hàng năm… Cuối cùng, vẫn còn có tỉnh xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác mang tính chất đối phó, “làm cho có”, thậm chí đưa vào quy hoạch khoáng sản những khu vực không khả thi về khai thác. Một số khu vực khoáng sản đưa vào quy hoạch và được cấp phép thăm dò, khai thác đúng quy định nhưng khi triển khai thì không nhận được sự đồng thuận của người dân (mỏ cát sỏi thôn Hộ, xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy; mỏ cát Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế)... gây lãng phí trong đầu tư của doanh nghiệp và đặc biệt không gắn kết giữa công tác quy hoạch với thực tiễn triển khai. 3.3. Công tác triển khai quy hoạch tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ vật liệu xây dựng mềm rời Đệ Tứ đã quy hoạch Công tác tìm kiếm, thăm dò các mỏ vật liệu, nhất là cát sỏi thường được bắt đầu bằng công tác tìm kiếm, đo vẽ bản đồ địa chất từ 1:25.000 đến 1:2.000, sau đó là triển khai công tác thăm dò bằng khoan, ít hơn có đào hố thăm dò, thí nghiệm hóa khoáng, cơ lý, thành phần hạt của vật liệu… Tuy nhiên, các loại hình công tác thăm dò, thí nghiệm mẫu không có luận giải về khối lượng, mạng lưới, chiều sâu… không ít mỏ vật liệu có một số loại hình thí nghiệm không đầy đủ. Riêng đối với những khu vực vật liệu khai thác trái phép do không được tiến hành thăm dò cũng như thí nghiệm với số lượng cần thiết nhưng vẫn được sử dụng nên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, quy hoạch, chất lượng các công trình xây dựng. Một trong những nội dung trọng tâm trong quy hoạch thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường cần phải làm rõ là khả năng khai thác, chất lượng, trữ lượng đối với những khu vực dự kiến đưa vào đấu giá. Tuy nhiên, việc đánh giá, thăm dò để đưa vào quy hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế chưa triển khai được công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 3.4. Công tác đánh giá chất lượng, trữ lượng khoáng sản vật liệu xây dựng mềm rời Nhìn chung, các mỏ vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ sau quá trình tìm kiếm thăm dò, thí nghiệm đều được đánh giá ở mức độ khác nhau về chất lượng khoáng sản theo các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn xây dựng. Song, như đã đề cập, do thiếu quy phạm chính thống tìm kiếm - thăm dò vật liệu xây dựng, loại hình và khối lượng mẫu thí nghiệm không đầy đủ nên việc đánh giá chất lượng khoáng sản với độ tin cậy còn hạn chế. Thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng một số vùng đánh giá, thăm dò đưa vào quy hoạch để khai thác cát sỏi xây dựng nhưng thực chất là thu hồi vàng sa khoáng, như vậy có thể thấy vẫn còn bất cập trong công tác đánh giá, thí nghiệm mẫu để đưa vào quy hoạch và kể cả công tác thăm dò khoáng sản sau khi đã có quy hoạch. Công tác tính trữ lượng, phân cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng mềm rời đã được triển khai. Đối với cát trắng nguyên liệu thủy tinh, cát sỏi sản xuất bê tông, vữa xây trát thường sử dụng phương pháp khối địa chất để tính trữ lượng, còn trữ lượng, tài nguyên khoáng sản được phân thành các cấp B, C1, C2 và nay phân theo cấp 122, 333. Trong lúc đó đất loại sét gạch ngói được tính toán trữ lượng theo phương pháp nào không được chỉ rõ, đồng thời trữ lượng sét không xếp vào cấp trữ lượng tương thích, chỉ vận dụng và tính theo khối địa chất với trữ lượng thường ở cấp 122. 4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, LẬP VÀ TRIỂN KHAI QUY HOẠCH THĂM DÒ, THÍ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN 4.1. Quản lý công tác lập, triển khai quy hoạch tìm kiếm - thăm dò khoáng sản, thí nghiệm mẫu, đánh giá chất lượng, trữ lượng mỏ Công tác lập và triển khai quy hoạch thăm dò khoáng sản theo các giai đoạn đã được các cơ quan quản lý ngành từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương xuống đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng cũng như chính
- 5 quyền từ Chính phủ xuống Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, thậm chí tận huyện, xã cũng chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các khâu, giai đoạn tìm kiếm - thăm dò mỏ vật liệu đã đưa vào quy hoạch. Nhờ đó đã phát hiện, đánh giá chất lượng, trữ lượng nhiều mỏ đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong thời gian qua. Tuy vậy, chất lượng các quy hoạch và việc triển khai công tác tìm kiếm - thăm dò, thí nghiệm… ở các tỉnh không đồng đều, tính thực tiễn chưa cao, khả năng quản lý nhà nước đâu đó vẫn còn hạn chế, bất cập [5]. Chẳng hạn, mỗi địa phương có một cách triển khai lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền khác nhau, mà chủ yếu là dựa vào việc thu thập tài liệu, kinh phí được duyệt, cách triển khai… để thực hiện như: Quy hoạch thăm dò, khai thác cát sỏi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có thi công 50 lỗ khoan tay, lấy 124 mẫu và đào 262 hào, lấy 262 mẫu để xác định một số tính chất cơ lý; tại tỉnh Quảng Trị chủ yếu căn cứ vào điều tra chi tiết, tổng hợp các mỏ đã cấp phép để đưa vào Quy hoạch. Ngoài ra, chưa bám sát nguyên tắc hoặc không kiên quyết loại ra khỏi quy hoạch hoạt động khoáng sản các khu vực ít có triển vọng hoặc không được sự đồng tình của nhân dân nên không triển khai thăm dò (mỏ cát thạch anh huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) hoặc thăm dò nhưng không khai thác được (mỏ cát sỏi bãi bồi thôn Hộ, xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế)… Công tác quản lý quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã ban hành còn nhiều bất cập từ trung ương đến địa phương, thực tế đã xảy nhiều quy hoạch khoáng sản được phê duyệt, công bố nhưng sau đó lại có một số quy hoạch về dân cư, đường điện, giao thông… chạy qua. Do đó, quy hoạch bị phá vỡ và gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia. 4.2. Quản lý công tác khai thác, sử dụng khoáng sản Vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ, bên cạnh thành tựu cơ bản là khai thác, cung cấp cát sỏi, đất loại sét cho các nhu cầu xây dựng ngày một gia tăng ở các tỉnh khu vực nghiên cứu, cũng còn không ít hạn chế, bất cập về lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường và an ninh xã hội…[6,9]. Thật vậy, không ít khu vực cát trắng ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chỉ sử dụng làm mặt bằng, làm nền công trình và đô thị. Việc khai thác đất sét gạch ngói dưới chủ trương “cải tạo đồng ruộng” ở những vùng đất thấp trũng trồng lúa màu mỡ đang là vấn nạn chưa có phương thức thay thế hiệu quả. Khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng ở lãnh thổ nghiên cứu hầu hết diễn ra tự phát, chủ yếu là khai thác thủ công, bán cơ giới vào ban đêm ở những bãi cát sỏi ven sông, ít hơn là cát sỏi lòng sông. Trong đó, tệ nạn khai thác chọn lấy cát và thải lại cuội sỏi vừa làm thay đổi địa hình lòng sông, gây xói lở bờ vừa làm ô nhiễm môi trường nước. Do vậy, đã có chỉ thị nghiêm cấm tệ nạn khai thác trái phép, kể cả tổ chức kiểm tra liên ngành, nhưng vẫn không chấn chỉnh được triệt để tệ nạn này [7]. Hiện nay, các tỉnh đã ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó có cát sỏi lòng sông, đất loại sét… nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn xảy ra mà chưa có phương án xử lý hữu hiệu. Cuối cùng, việc cấp Giấy phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ có nơi, có lúc còn tùy tiện, không theo quy hoạch phê duyệt hoặc cấp phép khai thác cả những mỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng, trữ lượng… 5. KẾT LUẬN Từ các kết quả phân tích, đánh giá nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét như dưới đây: - Mặt dù đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, song vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong công tác nghiên cứu trầm tích Đệ tứ, lập - triển khai - quản lý quy hoạch tìm kiếm - thăm dò, thí nghiệm các loại mẫu, đánh giá chất lượng, trữ lượng và khai thác, sử dụng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ tứ - Cần có một phương pháp tiếp cận mới và nhất quán trong nghiên cứu, khoanh định các thành tạo Đệ Tứ ở khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế như là cơ sở khoa học quan trọng
- 6 trong việc định hướng nghiên cứu toàn diện nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. TT số 22/2009/TT-BTNMT quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét. 2. Trần Binh Chư, Ngô Xuân Đắc và nnk, 2013. Một số kết quả bước đầu nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam. 3. Vũ Quang Lân, 2003. Tiến hóa các thành tạo trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Thạch học - Khoáng vật - Trầm tích học, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Đỗ Quang Thiên và nnk, 2014. Vật liệu xây dựng, NXB. Đại học Huế. 5. Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020. 6. UBND tỉnh Quảng Trị, 2016. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030. 7. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Chỉ thị số 12/2010/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát sỏi lòng sông; 8. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2011. Quy hoạch khai thác cát sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020; 9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2017. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của các trầm tích san hô trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đề xuất các giải pháp nền móng cho các dạng công trình xây dựng
11 p | 157 | 19
-
nghiên cứu công nghệ tích hợp đề xây dựng hệ thống và giám sát điều hành biến áp từ xa
13 p | 79 | 18
-
Thuật toán tìm bao đóng của tập sự kiện và loại bỏ luật dư thừa của tập luật trong hệ luật của hệ chuyên gia.
6 p | 98 | 6
-
Ưng dụng khoảng cách Hausdorff trong đánh giá chuyển đổi các biểu diễn raster và vector
7 p | 84 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá đặc điểm chung các trạm quạt gió chính và sự kết nối của quạt với rãnh gió ở các mỏ than hầm lò thuộc TKV
7 p | 28 | 4
-
Đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, Việt Nam
12 p | 48 | 4
-
Đặc trưng địa chất của thành tạo Carbonate tuổi Miocen, phần nam bể trầm tích sông Hồng và mối liên quan tới hệ thống dầu khí
9 p | 58 | 3
-
Đặc điểm thạch học trầm tích thành tạo Carbonate trước Kainozoi mỏ Hàm Rồng, đông bắc bể sông Hồng
8 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu vận tốc truyền sóng của trầm tích chứa gas hydrat và ứng dụng trong công tác tìm kiếm thăm dò
8 p | 43 | 3
-
Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi thi công khoan và hoàn thiện giếng khoan đan dày tại trầm tích Miocene dưới trong giai đoạn cuối của mỏ và các khu vực vỉa suy giảm áp suất, nhiệt độ
9 p | 49 | 2
-
Một số so sánh về đặc tính địa chất công trình giữa trầm tích Holocen khu vực trung tâm thành phố Hà Nội với các thành tạo ở Nhật Bản
7 p | 32 | 2
-
Tổng kết và đánh giá công tác bơm trám xi măng cho các giếng khoan có nhiệt độ và áp suất cao tại bể Nam Côn Sơn
9 p | 50 | 2
-
Nghiên cứu công nghệ khoan tuần hoàn nghịch bằng bơm erlift để khoan các giếng khai thác nước ngầm ở Nhơn Trạch - Đồng Nai
6 p | 78 | 2
-
Công nghệ xử lý nền đất yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
5 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu và dự đoán sự hình thành xói cục bộ xung quanh trụ công trình cầu
3 p | 6 | 2
-
Thành phần Maceral và môi trường thành tạo của một số mẫu than/trầm tích Miocen trên trong giếng khoan thăm dò khí than 01-KT-TB-08 Tại Miền Võng Hà Nội
6 p | 31 | 1
-
Phân tập trầm tích theo phức hệ trùng lỗ ở Lô 05-1 bể Nam Côn Sơn
5 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn