CÔNG TÁC PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG<br />
CHO TRẺ KHIẾM THỊ Ở BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG<br />
VŨ THỊ BÍCH THUỶ, NGUYỄN VĂN HUY<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
<br />
khoa. Khiếm thị được xác định khi thị<br />
lực ở mắt tốt giảm dưới 6/18 (20/60 hoặc<br />
3/10) cho đến 3/60 (20/400 hoặc 2,5/50)<br />
hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường<br />
thu hẹp dưới 100.<br />
<br />
I.<br />
<br />
KHÁI NIỆM VỀ KHIẾM THỊ<br />
Có nhiều khái niệm khác nhau về<br />
khiếm thị, tuy nhiên trong thăm khám<br />
sàng lọc trẻ em khiếm thị chúng tôi áp<br />
dụng khái niệm của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới năm 1994 "Khiếm thị hay khiếm<br />
khuyết về chức năng thị giác là một giới<br />
hạn trầm trọng của chức năng thị giác<br />
gây ra do các bệnh mắc phải, di truyền,<br />
bẩm sinh hay do chấn thương mà không<br />
thể điều trị khỏi bằng các phương pháp<br />
điều chỉnh khúc xạ, nội khoa hoặc ngoại<br />
<br />
II. KHÁM SÀNG LỌC TRẺ<br />
KHIẾM THỊ<br />
Trên lâm sàng để khám phát hiện<br />
được trẻ thuộc diện khiếm thị chúng tôi<br />
dựa vào quy định của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới năm 1992.<br />
<br />
Thị lực<br />
6/6 6/18<br />
<br />
Phân loại<br />
Bình thường<br />
<br />
3/60 < 6/18<br />
< 3/60<br />
<br />
Khiếm thị<br />
Mù<br />
<br />
Do vậy, chọn nhóm các trẻ có thị<br />
lực của mắt tốt dưới 6/18 hoặc thị lực<br />
trên 6/18 nhưng thị trường thu hẹp dưới<br />
100 để tiến hành chu trình khám mắt.<br />
Sau khi đã khám xét toàn diện<br />
nhãn cầu và xem các phương pháp điều<br />
chỉnh kính, phẫu thuật hay nội khoa có<br />
thể cải thiện thị lực cho bệnh nhân hay<br />
không. Nếu thị lực không cải thiện với<br />
các phương pháp trên chúng tôi chuyển<br />
<br />
sang diện khiếm thị và thực hiện khám<br />
theo chu kỳ khám trẻ khiếm thị.<br />
III. QUI TRÌNH KHÁM KHIẾM<br />
THỊ<br />
1.<br />
Tiếp xúc và giải thích cho trẻ và<br />
gia đình trẻ:<br />
Mục đích khám,<br />
Chu trình khám,<br />
Nhu cầu của trẻ và gia đình.<br />
<br />
103<br />
<br />
2.<br />
Quan sát ban đầu khi trẻ vào<br />
khám: tư thế đầu, khả năng đi lại, dáng<br />
đi.<br />
<br />
1.<br />
Các phương pháp trợ thị:<br />
1.1. Loại trợ thị quang học:<br />
Các loại trợ thị cho nhìn gần: kính<br />
gọng đeo mắt, kính lúp cầm tay, kính lúp<br />
có chân, loại phóng đại chiếu sáng có<br />
màn hình.<br />
Các loại trợ thị cho nhìn xa: kính<br />
viễn vọng.<br />
1.2. Loại trợ thị phi quang học: như<br />
giảm khoảng cách nhìn, phóng đại vật<br />
tiêu, tăng tính tương phản, sử dụng khe<br />
đọc, giá đọc sách...<br />
<br />
3.<br />
Khai thác tiền sử bệnh:<br />
Tiền sử bản thân: Các bệnh mắt và<br />
toàn thân trước đây, các phương pháp đã<br />
được điều trị, hiệu quả của các phương<br />
pháp.<br />
Đã được khám và chỉ định sử dụng<br />
trợ thị chưa, kết quả ra sao?<br />
Khó khăn đang gặp là gì: khó khi<br />
viết, khi đọc hay khi đi lại...<br />
Tiền sử gia đình có gì đặc biệt.<br />
<br />
2.<br />
Các phương pháp hỗ trợ ngoài<br />
thị giác<br />
Hỗ trợ xúc giác.<br />
Hỗ trợ thính giác.<br />
Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng sử<br />
dụng có hiệu quả phần thị lực còn lại:<br />
+<br />
Nhìn lệch tâm: hướng dẫn trẻ sử<br />
dụng vùng võng mạc ngoài trung tâm để<br />
có hình ảnh rõ nhất. Biện pháp này rất<br />
hữu ích đối với những trẻ có ám điểm<br />
trung tâm hoặc đa ám điểm.<br />
+<br />
Nhìn bao quát (Scanning): hướng<br />
dẫn trẻ chuyển động đầu và mắt từ điểm<br />
này đến điểm khác trong môi trường để<br />
đạt được thông tin về thị giác.<br />
+<br />
Nhìn lần theo (Tracing): hướng<br />
dẫn nhìn bao quát và xác định một đường<br />
thẳng mong muốn của môi trường sau đó<br />
định vị và lần theo đường này.<br />
+<br />
Phát hiện (Spotting): hướng dẫn trẻ<br />
nhìn bao quát để tìm mục tiêu mong<br />
muốn sau đó duy trì sự định thị vào mục<br />
tiêu trong một khoảng thời gian đủ dài để<br />
phát hiện ra mục tiêu.<br />
+<br />
Theo dõi (Tracking): hướng dẫn<br />
trẻ nhìn theo một mục tiêu chuyển động<br />
<br />
4.<br />
<br />
Khám mắt:<br />
Việc chẩn đoán chính xác bệnh về<br />
mắt cũng rất quan trọng để có thể tìm<br />
được nguyên nhân khiếm thị. Do vậy,<br />
yêu cầu phải khám mắt toàn diện và đánh<br />
giá hàng loạt các xét nghiệm chức năng.<br />
Đo thị lực nhìn xa, nhìn gần.<br />
Đo khúc xạ.<br />
Khám vận nhãn, đo độ lác, đo biên<br />
độ điều tiết, điểm cận qui tụ.<br />
Khám thị giác hai mắt.<br />
Đánh giá mức độ tương phản.<br />
Đo thị trường.<br />
IV. CHU TRÌNH HỒI PHỤC<br />
CHỨC NĂNG CHO TRẺ KHIẾM<br />
THỊ<br />
Để đạt kết quả tối ưu trong việc<br />
phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị yêu<br />
cầu phải có sự phối hợp giữa bệnh viện,<br />
gia đình và nhà trường.<br />
Nhiều biện pháp cần được áp dụng<br />
để phục hồi chức năng cho nhóm trẻ<br />
khiếm thị.<br />
<br />
104<br />
<br />
dựa theo chuyển động của đầu, mắt hoặc<br />
cả hai.<br />
+<br />
Thị giác đóng (Visual Closure):<br />
hướng dẫn khả năng dự đoán hoặc nhận<br />
biết được toàn bộ đối tượng, bức tranh<br />
hoặc những điều tương tự khi chỉ có một<br />
phần của đối tượng được tìm thấy.<br />
Cải thiện môi trường sống tạo môi<br />
trường quen thuộc và gần gũi với bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
Chia sẻ động viên an ủi và sử dụng<br />
liệu pháp tâm lý giúp trẻ hoà nhập tốt với<br />
cộng đồng.<br />
Cuối cùng người làm công tác<br />
khiếm thị cần có lời khuyên thích hợp<br />
đối với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và<br />
hẹn tái khám định kỳ. Bên cạnh đó cần<br />
có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và<br />
nhà trường để công tác phát hiện và phục<br />
hồi chức năng cho trẻ khiếm thị thực sự<br />
có hiệu quả. ………………………..<br />
<br />
105<br />
<br />