CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA<br />
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở XÃ, THỊ TRẤN<br />
<br />
<br />
I. CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP<br />
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ<br />
1. Khái niệm tự kiểm tra văn bản<br />
Tự kiểm tra là một trong hai phương thức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật<br />
(gồm tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền) được quy định tại Nghị định số<br />
40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn<br />
bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30<br />
tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị<br />
định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 thỏng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử<br />
lý văn bản quy phạm pháp luật (Sau đây gọi tắt là Nghị định 40/2010/NĐ-CP và<br />
Thông tư 20/2010/TT-BTP).<br />
Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã là hoạt động<br />
kiểm tra do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với văn bản<br />
quy phạm pháp luật do chính mình ban hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp<br />
luật của văn bản để kịp thời đ́ ình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn<br />
bản, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng<br />
thời xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có thẩm quyền trong việc ban hành<br />
văn bản trái pháp luật.<br />
2. Văn bản được thực hiện tự kiểm tra<br />
Đối với chính quyền cấp xã, những văn bản được thực hiện tự kiểm tra gồm:<br />
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật<br />
của Ủy ban nhân dân xã;<br />
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình<br />
thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã hoặc hình thức quyết định, chỉ thị của Ủy<br />
ban nhân dân xã (như các công văn, thông báo,... của Ủy ban nhân dân cấp xã) có<br />
chứa quy phạm pháp luật;<br />
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không do Hội đồng nhân dân, Ủy<br />
ban nhân dân xã ban hành: như các quyết định của Thường trực HĐND xã, Chủ tịch<br />
UBND xã; các công văn, thông báo, kế hoạch, đề án,.... của Thường trực HĐND, Ủy<br />
ban nhân, Chủ tịch UBND cấp xã; hoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản<br />
quy phạm pháp luật do người không có thẩm quyền tại cấp xã ban hành<br />
3. Thẩm quyền tự kiểm tra<br />
Công chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã<br />
tổ chức thực hiện tự kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã và quyết định,<br />
chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.<br />
Tùy theo tính chất, phạm vi, yêu cầu quản lý và số lượng văn bản được ban hành<br />
của từng cơ quan, việc tự kiểm tra văn bản có thể được giao công chức Tư pháp – Hộ<br />
tịch trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thực<br />
hiện theo lĩnh vực được giao phụ trách với điều kiện bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và<br />
phát huy vai trò làm đầu mối của công chức Tư pháp - Hộ tịch trong việc xây dựng kế<br />
hoạch, đôn đốc theo dõi công tác tự kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết quả tự kiểm tra<br />
với các cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp,<br />
Phòng Tư pháp).<br />
4. Căn cứ tiến hành hoạt động tự kiểm tra<br />
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 40/2010/NĐ-CP, trách nhiệm tự kiểm tra văn<br />
bản được quy định: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp phải tự kiểm tra<br />
văn bản do mình ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành, khi nhận được thông<br />
báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của<br />
cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.<br />
Hoạt động tự kiểm tra được thực hiện khi:<br />
- Ban hành văn bản mới: trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày ban<br />
hành văn bản, văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã chuyển văn bản đó<br />
đến công chức Tư pháp - Hộ tịch để tổ chức tự kiểm tra;<br />
- Nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện<br />
thông tin đại chúng về văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mình ban<br />
hành có nội dung trái pháp luật: ngay khi nhận được yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ<br />
quan, tổ chức, cá nhân, hoặc thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng về văn<br />
bản có nội dung trái pháp luật do mình ban hành, công chức Tư pháp - Hộ tịch tổ chức<br />
kiểm tra văn bản này;<br />
- Có thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản về văn bản<br />
do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mình ban hành có nội dung trái pháp luật: về<br />
cơ bản, đây cũng là một trong những trường hợp tự kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan<br />
(trường hợp trên), tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra khi Phòng Tư pháp đó thực<br />
hiện kiểm tra theo thẩm quyền và phát hiện văn bản do chính quyền cấp xã ban hành<br />
có nội dung trái pháp luật và gửi thông báo để công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện<br />
tự kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền;<br />
- Tình hình kinh tế - xã hội thay đổi làm cho văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy<br />
ban nhân dân xã đó ban hành trước đó không còn phù hợp hoặc khi cơ quan nhà nước<br />
cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy<br />
ban nhân dân cấp xã đó ban hành không còn phù hợp.<br />
5. Nội dung tự kiểm tra văn bản<br />
Tự kiểm tra văn bản gồm 5 nội dung, cụ thể là:<br />
Thứ nhất, căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là<br />
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại thời<br />
điểm ban hành văn bản đó, bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà<br />
nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành<br />
văn bản và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền<br />
quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản (có thể có một<br />
hoặc nhiều văn bản quy định về nội dung này).<br />
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã, căn cứ pháp lý ban hành có thể<br />
gồm: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Ban hành văn bản<br />
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các văn bản luật,<br />
nghị định, quyết định, thông tư của các cơ quan nhà nước ở cấp trên, quyết định, chỉ<br />
thị của Ủy ban nhân dân cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên và của<br />
Hội đồng nhân dân xã (đối với văn bản do Ủy ban nhân dân xã ban hành) quy định nội<br />
dung vấn đề mà văn bản điều chỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơ quan ban<br />
hành văn bản không sử dụng căn cứ pháp lý là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp<br />
luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân vì căn cứ về thẩm quyền ban hành văn<br />
bản đó được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.<br />
Ví dụ: UBND xã B ban hành Quyết định số 01/2006/QĐ-UBND về Chương<br />
trình phát triển kinh tế - xã hội của xã B đến năm 2010. Trong phần căn cứ ban hành<br />
văn bản, Quyết định số 01 viết như sau:<br />
…<br />
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ B<br />
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;<br />
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và<br />
Uỷ ban nhân dân;<br />
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện A tại Công văn số 01/CV ngày 14<br />
tháng 02 năm 2006 về việc xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm<br />
2010;<br />
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV xã H”.<br />
QUYẾT ĐỊNH:<br />
……………………….<br />
Khi tiến hành tự kiểm tra văn bản này, công chức Tư pháp – Hộ tịch lưu ý rằng,<br />
việc UBND xã đã bám sát tinh thần chỉ đạo của UBND huyện và Nghị quyết Đại hội<br />
Đảng bộ để cụ thể hóa thành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương<br />
là việc làm đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì căn cứ pháp<br />
lý để ban hành văn bản QPPL phải là văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp<br />
trên đang có hiệu lực. Tại Quyết định số 01, thì căn cứ thứ ba (Công văn của UBND<br />
huyện) và căn cứ thứ tư (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ) không phải là văn bản QPPL,<br />
do đó không thể sử dụng để làm căn cứ pháp lý ban hành văn bản QPPL.<br />
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền về hình<br />
thức và thẩm quyền về nội dung.<br />
Thẩm quyền về hình thức được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm<br />
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Luật Tổ chức Hội đồng nhân<br />
dân và Ủy ban nhân dân. Theo đó, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành Nghị<br />
quyết, Ủy ban nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức<br />
Quyết định và Chỉ thị.<br />
Thẩm quyền về nội dung là thẩm quyền quản lý nhà nước của Hội đồng nhân<br />
dân, Ủy ban nhân dân cấp xã. Thẩm quyền này được xác định rõ trong Luật Ban hành<br />
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (từ Điều 18 đến<br />
Điều 20) và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.<br />
Ví dụ: Trong những năm qua, để lưu thông ở nông thôn được thuận lợi, nhiều<br />
địa phương có chương trình “bê tông hóa” các tuyến đường liên thôn, trong đó, kinh<br />
phí thường do nhân dân đóng góp và một phần được nhà nước hỗ trợ. Xã X cũng<br />
hưởng ứng chủ trương này và nhiều tuyến đường liên thôn đó được xây dựng.<br />
Do xã X nằm gần trung tâm huyện, là cầu nối giữa huyện với một số xã trong<br />
vùng, lưu lượng phương tiện giao thông vận tải đi qua xã X là rất lớn. Để có kinh phí<br />
sửa chửa đường, UBND xã X đó cho lắp ở mỗi đường liên thôn một chắn Barie và<br />
đưa ra quy định “Thu 5.000 đồng/lượt đối với xe con; thu 10.000 đồng/lượt đối với<br />
các loại ôtô khác”.<br />
Hiện nay việc lắp đặt các Barie để thu tiền các xe trọng tải lớn khi đi qua các con<br />
đường ở nông thôn còn khá phổ biến, tuy nhiên, việc UBND xã X đặt ra quy định như<br />
trên có đúng với pháp luật không?<br />
Tại Điều 5 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 thỏng 6 năm 2002 của Chính<br />
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-<br />
CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của<br />
Nghị định số 57/2002/NĐ-CP nêu trên thì thẩm quyền quy định đối với phí như sau:<br />
“Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến<br />
nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong từng loại phí do Chính phủ quy<br />
định, Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định mức thu đối với<br />
từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế.<br />
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là<br />
cấp tỉnh) quy định đối với một số khoản phí về quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên;<br />
một số khoản phí gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền<br />
địa phương.<br />
Bộ Tài chính quy định đối với các khoản phí còn lại để áp dụng thống nhất trong<br />
cả nước”.<br />
Như vậy, với quy định trên thì thẩm quyền quy định đối với phí (quy định mức<br />
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí) thuộc về Chính phủ, Bộ Tài<br />
chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với từng trường hợp cụ thể.<br />
Do đó, việc UBDN xã X ban hành Quyết định quy định về mức phí đối với ôtô<br />
qua lại các đường liên thôn là trái thẩm quyền về nội dung. Do đó, khi tiến hành tự<br />
kiểm tra và phát hiện văn bản này, công chức Tư pháp – Hộ tịch có trách nhiệm báo<br />
cáo UBND để tiến hành hủy bỏ Quyết định theo quy định của pháp luật.<br />
Thứ ba, nội dung văn bản được kiểm tra phải phù hợp với quy định của pháp<br />
luật hiện hành.<br />
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ<br />
quan nhà nước ở trung ương, gồm: Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh,<br />
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị<br />
quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết<br />
định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và phù hợp với<br />
văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp trên.<br />
Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã ngoài việc phải phù hợp với văn<br />
bản của cơ quan nhà nước ở trung ương và văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban<br />
nhân dân cấp trên còn phải phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.<br />
Ngoài ra, văn bản được kiểm tra còn phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.<br />
Ví dụ: Trước nạn chặt phá rừng diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp trong khi<br />
lực lượng Kiểm lâm đóng trên địa bàn lại ít nên không thể kiểm soát nổi. Trước tình<br />
hình này, năm 2006 xã D đó tiến hành chia những khu đất trống cho các hộ dân tiến<br />
hành trồng mới và bảo vệ rừng, đồng thời, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác<br />
bảo vệ rừng trên địa bàn xã D, Chỉ thị nêu rõ: “ Nếu chủ rừng nào bắt được người<br />
khai thác gỗ trái phép với khối lượng dưới 1m3 thỡ được phạt đến 300.000 đồng, nếu<br />
bắt được người khai thác gỗ trái phép với khối lượng trên 1m3 thỡ dẫn giải về trụ sở<br />
Uỷ ban nhân dân xã để giải quyết”.<br />
Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện<br />
pháp xử lý hành chính khác được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành<br />
chính như sau: Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt,<br />
biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh<br />
vực quản lý nhà nước; quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị<br />
trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh,<br />
quản chế hành chính”. Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền quy định về hành<br />
vi vi phạm hành chính và hình thức xử lý thuộc về Chính phủ, UBND cấp xã không<br />
có thẩm quyền quy định, dó đó, Chỉ thị trên của UBND xã D là trái thẩm quyền.<br />
Mặt khác, theo quy định tại Chương III, Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30<br />
tháng 10 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ<br />
rừng và quản lý lâm sản thì chỉ có Kiểm lâm viên, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Hạt<br />
trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm<br />
và Chủ tịch UBND các cấp mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh<br />
vực quản lý, bảo vệ rừng theo các mức phạt tương ứng khác nhau. Nghị định số<br />
159/2007/NĐ-CP không giao cho chủ rừng thẩm quyền xử phạt khi phát hiện những<br />
vi phạm đối với khu rừng do mình quản lý. Do đó, xét về nội dung, Chỉ thị của UBND<br />
xã D về tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã cho phép chủ rừng được phạt<br />
đến 300.000 đồng là trái với quy định của pháp luật.<br />
Từ những phân tích nêu trên thì rõ ràng Chỉ thị của UBND xã D là vừa trái thẩm<br />
quyền về nội dung, vừa có nội dung trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, khi tự<br />
kiểm tra và phát hiện văn bản này thì công chức Tư pháp – Hộ tịch phải báo cáo với<br />
UBND để tiến hành hủy bỏ theo quy định của pháp luật.<br />
Thứ tư, văn bản được kiểm tra phải được trình bày đúng thể thức và kỹ thuật,<br />
bao gồm các nội dung: tiêu đề (tiêu ngữ, quốc hiệu); tên cơ quan, tổ chức ban hành; số<br />
và ký hiệu của văn bản (ghi năm ban hành ở giữa số và ký hiệu); địa danh, ngày,<br />
tháng, năm ban hành; tên loại văn bản và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung<br />
văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt và văn phong pháp luật; nơi nhận;<br />
chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; đóng dấu của cơ quan, tổ chức<br />
(kể cả các dấu chỉ mức độ mật, dấu chỉ mức độ khẩn, dấu chỉ “tài liệu họp”, “họp<br />
xong phải thu hồi”...) và đúng cách trình bày. Các yêu cầu về thể thức và kỹ thuật<br />
trình bày cho từng loại văn bản được quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày<br />
19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn<br />
bản hành chính.<br />
Thứ năm, văn bản được kiểm tra phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp<br />
luật về thủ tục xây dựng, ban hành và công bố văn bản: được quy định Luật Ban hành<br />
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân<br />
6. Thủ tục, trình tự thực hiện tự kiểm tra văn bản<br />
Sau khi nhận được văn bản để kiểm tra (hoặc thông báo của cơ quan có thẩm<br />
quyền, thông tin của các cơ quan, cá nhân) công chức Tư pháp – Hộ tịch xã có trách<br />
nhiệm tổ chức tự kiểm tra:<br />
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch vào sổ theo dõi văn bản kiểm tra;<br />
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch trực tiếp thực hiện tự kiểm tra văn bản có trách<br />
nhiệm đối chiếu tỉ mỉ, thận trọng nội dung của văn bản được kiểm tra với nội dung<br />
của văn bản làm căn cứ pháp lý để xem xét, kết luận về tính hợp pháp của văn bản<br />
được kiểm tra theo sau nội dung của tự kiểm tra.<br />
Nếu văn bản thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên (nghĩa là toàn bộ nội dung và hình<br />
thức văn bản đều đáp ứng được yêu cầu hợp pháp, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản<br />
lý nhà nước tại địa phương) thì kết luận văn bản này không trái pháp luật, người kiểm<br />
tra sẽ ký vào góc trên bên phải của văn bản mà mình đó kiểm tra để xác nhận việc<br />
kiểm tra, đồng thời lập danh mục các văn bản đó được kiểm tra (trường hợp kiểm tra<br />
nhiều văn bản).<br />
Trường hợp kết thúc quá trình tự kiểm tra phát hiện văn bản kiểm tra có dấu hiệu<br />
trái pháp luật, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải lập Phiếu tự kiểm tra văn bản. Phiếu<br />
tự kiểm tra văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên người kiểm tra văn bản; tên<br />
văn bản được kiểm tra và tên văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; nội dung trái<br />
pháp luật (hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội) và yêu cầu quản lý<br />
nhà nước của văn bản được kiểm tra; ý kiến của người kiểm tra về nội dung trái pháp<br />
luật (hoặc không phù hợp) của văn bản được kiểm tra; hướng xử lý nội dung trái pháp<br />
luật (hoặc không phù hợp) đó của văn bản.<br />
Nội dung quan trọng nhất của Phiếu tự kiểm tra là ý kiến của người kiểm tra về<br />
nội dung trái pháp luật của văn bản. Ở mục này, người kiểm tra không thể chỉ dừng ở<br />
việc nêu ý kiến chung chung mà phải thông qua việc phân tích nội dung sai (hoặc<br />
không phù hợp) so với văn bản làm căn cứ đối chiếu để thấy được nguyên nhân sai<br />
trái, xác lập được định hướng ban đầu cho việc xây dựng một văn bản thay thế hoặc<br />
hướng khắc phục nội dung sai trái… Với phần bình luận này, cơ quan ban hành văn<br />
bản sẽ có một cơ sở quan trọng hoặc một kinh nghiệm trong việc xây dựng văn bản.<br />
Trên cơ sở văn bản đó kiểm tra, phiếu kiểm tra công chức Tư pháp – Hộ tịch<br />
tham mưu lãnh đạo UBND xã tổ chức thảo luận giữa đại diện các phòng, ban liên<br />
quan của Ủy ban nhân dân cấp xã để khẳng định nội dung trái pháp luật của văn bản<br />
và dự kiến hướng xử lý nội dung sai trái này, đồng thời, xây dựng báo cáo Chủ tịch<br />
Ủy ban nhân dân cấp xã về nội dung trái pháp luật và hướng xử lý nội dung đó. Các<br />
biện pháp xử lý có thể là: đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bói bỏ, hủy bỏ một phần<br />
hoặc toàn bộ văn bản.<br />
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân về<br />
nội dung trái pháp luật của văn bản để Ủy ban nhân dân xử lý theo đúng quy định.<br />
Trường hợp văn bản trái pháp luật là nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ<br />
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Hội đồng nhân<br />
dân để Hội đồng nhân dân kịp thời xử lý trong kỳ họp gần nhất.<br />
7. Kết quả của hoạt động tự kiểm tra<br />
Kết quả của hoạt động tự kiểm tra là kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính<br />
khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp văn bản hợp hiến, hợp pháp,<br />
đáp ứng tình hình thực tế địa phương thì kết luận đó là văn bản tốt, tiếp tục thực hiện,<br />
ngược lại, khi phát hiện những nội dung trái pháp luật trong văn bản hoặc không có<br />
tính khả thi thì công chức Tư pháp – Hộ tịch cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Ủy<br />
ban nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cấp xã) thực hiện xử lý bằng một trong các<br />
hình thức: hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn<br />
bản nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn thiện.<br />
Trường hợp hoạt động tự kiểm tra do nhận được thông báo của cơ quan có thẩm<br />
quyền hoặc theo thông tin của các cơ quan, cá nhân, tổ chức thì kết thúc quá trình<br />
kiểm tra, công chức Tư pháp – Hộ tịch cần có Báo cáo kết luận tính hợp hiến, hợp<br />
pháp, tính khả thi của văn bản và kết quả xử lý gửi tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân<br />
này.<br />
Đồng thời, trên cơ sở kết quả tự kiểm tra văn bản theo từng lĩnh vực, công chức<br />
Tư pháp – Hộ tịch có thể kết luận về tình hình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm<br />
pháp luật của địa phương theo từng lĩnh vực đó và đưa ra kế hoạch để xây dựng, ban<br />
hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trong thời gian tiếp theo.<br />
8. Thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật của chính quyền cấp xã<br />
- Hội đồng nhân dân cấp xã xử lý các văn bản của Hội đồng nhân dân trên cơ sở<br />
kết quả tự kiểm tra và đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
- Uỷ ban nhân dân cấp xã xử lý các văn bản của Uỷ ban nhân dân trên cơ sở kết<br />
quả tự kiểm tra và đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
- Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra cấp huyện cũng có thẩm quyền<br />
xử lý văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
Lưu ý: Trong thời gian giữa hai kỳ họp nếu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân<br />
cấp xã trái pháp luật nhằm kịp thời đình chỉ việc thi hành tránh hậu quả xảy ra thì Chủ<br />
tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã có thể đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết<br />
định đình chỉ thi hành và báo cáo HĐND cấp xã tại kỳ họp gần nhất để xử lý theo<br />
thẩm quyền.<br />
9. Xử lý văn bản trái pháp luật của chính quyền cấp xă<br />
- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội<br />
dung sai trái đó nếu chưa được sửa đổi, bãi bỏ, hủy bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực<br />
hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước,<br />
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;<br />
- Sửa đổi trong trường hợp văn bản được ban hành đúng thẩm quyền nhưng<br />
có một phần nội dung không phù hợp với nội dung văn bản của cơ quan nhà nước<br />
cấp trên mới được ban hành hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội<br />
và cần phải có quy định khác thay thế nội dung đó;<br />
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản trong trường hợp nội dung<br />
đó trái với nội dung của văn bản mới được ban hành là cơ sở pháp lý của văn bản<br />
được kiểm tra mà không thuộc trường hợp cần đề xuất sửa đổi;<br />
- Huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản trong trường hợp toàn bộ<br />
hoặc một phần văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền<br />
về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật ngay từ thời điểm ban<br />
hành văn bản đó. Việc đề xuất hình thức hủy bỏ cũng được áp dụng đối với các văn<br />
bản được quy định tại Điều 24 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.<br />
- Khi đề xuất hướng xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban<br />
hành văn bản trái pháp luật, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất hình thức, mức độ<br />
xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách<br />
nhiệm hình sự. Căn cứ vào nội dung trái pháp luật và mức độ thiệt hại trên thực tế do<br />
văn bản trái pháp luật gây ra theo quy định tại Điều 7, Điều 33, Điều 34 và các quy<br />
định khác của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.<br />
II. RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN<br />
1. Khái niệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của chính<br />
quyền cấp xã<br />
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc soát, xét lại các văn bản quy phạm<br />
pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm phát hiện những<br />
văn bản, những quy phạm trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù<br />
hợp với tình hình phát triển của đất nước để xử lý bằng các hình thức thích hợp như<br />
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành, đồng thời kiến nghị các<br />
cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản mới đề kịp thời điều chỉnh các quan<br />
hệ xã hội.<br />
- Hệ thống hóa văn bản là việc rà soát, xử lý các khiếm khuyết của văn bản và<br />
tập hợp sắp xếp những văn bản quy phạm pháp luật đó thành hệ thống pháp luật thống<br />
nhất theo những tiêu chí nhất định như cơ quan ban hành, thời gian ban hành, lĩnh<br />
vực điều chỉnh phù hợp về nội dung và hình thức theo yêu cầu định sẵn<br />
Chú ý: Cần phân biệt rõ giữa tập hợp hóa và hệ thống hóa. Tập hợp hóa mới chỉ<br />
dừng lại ở việc tập hợp văn bản theo một chuyên đề, một lĩnh vực, một thời gian, một<br />
không gian nhất định mà chưa xem xét chỉnh sửa về mặt nội dung. Hệ thống hoá là tập<br />
hợp văn bản được sắp xếp theo một tiêu chí nhất định trong đó đó loại bỏ những yếu<br />
tố mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật khỏi văn bản.<br />
2. Đặc điểm của rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật<br />
Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau<br />
đây:<br />
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động thường xuyên của chính quyền<br />
cấp xã, trực tiếp phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của<br />
mình bằng cách xem xét để loại bỏ những văn bản, những quy định lỗi thời, không phù<br />
hợp; sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành nhưng có khiếm khuyết và giữ lại các quy<br />
định còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.<br />
- Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động định kỳ hoặc đột xuất<br />
của chính quyền cấp xã nhằm tập hợp và khắc phục những khiếm khuyết của văn bản<br />
và tập hợp chúng thành một hệ thống thống nhất theo những tiêu chí nhất định (như<br />
lĩnh vực, cơ quan ban hành, thời gian ban hành,....).<br />
* Phân biệt hoạt động tự̣ kiểm tra và hoạt động rà soát:<br />
- Giống nhau: Hoạt động kiểm tra văn bản và hoạt động rà soát văn bản giống<br />
nhau ở chỗ cùng là hoạt động được tiến hành sau khi văn bản đã được ban hành (hoạt<br />
động "hậu kiểm") và đều nhằm mục đích phát hiện những quy định mâu thuẫn, trái<br />
pháp luật để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản bảo<br />
đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.<br />
- Khác nhau:<br />
+ Thời điểm tiến hành: Nếu như tự kiểm tra được tiến hành sau 3 ngày kể từ<br />
ngày thông qua Văn bản QPPL thì rà soát được tiến hành khi có các sự kiện pháp lý:<br />
tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên<br />
ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng<br />
nhân dân, Ủy ban nhân dân không còn phù hợp;<br />
Nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn<br />
bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành chứa nội<br />
dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp".<br />
Ví dụ: Khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành một văn bản, khi đó công chức Tư<br />
pháp - hộ tịch nhận được văn bản để làm nhiệm vụ tự kiểm tra, khi tự kiểm tra không<br />
phát hiện được những vi phạm của văn bản đó nhưng sau đó một thời gian khi văn bản<br />
của cấp trên thay đổi dẫn đến văn bản đó sai thì lúc này phát sinh hoạt động rà soát<br />
+ Phạm vi : Nếu như tự kiểm tra kiểm tra văn bản của chính quyền cấp xã chỉ<br />
được tiến hành đối với những văn bản do HĐND, UBND cấp xã ban hành thì rà soát<br />
được tiến hành ở tất cả các văn bản có liên quan đến văn bản đang tiến hành rà soát<br />
Ví dụ: khi tiến hành rà soát văn bản QPPL trong lĩnh vực văn hóa, xã hội của xã<br />
thì Ban tư pháp không những xem xét văn bản của xã mình có trái pháp luật không, có<br />
mâu thuẫn chồng chéo không, có hợp lý không còn phải xem xét văn bản của cơ quan<br />
nhà nước cấp trên về lĩnh vực này nếu phát hiện có vấn đề thì kiến nghị cơ quan nhà<br />
nước có thẩm quyền xem xét xử lý.<br />
+ Nội dung tiến hành: khi tiến hành hoạt động rà soát, Công chức Tư pháp - hộ<br />
tịch có thể xem xét tính hợp lý của các quy định trong văn bản hay tính hợp lý của<br />
toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND cấp xã. Đây là mục đích quan<br />
trọng của hoạt động rà soát.<br />
3. Các nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật<br />
Các nguyên tắc trong hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp<br />
luật là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt nhằm tạo cho công tác<br />
này có cơ sở khoa học, có tính định hướng và đạt được các mục đích đề ra. Vì vậy,<br />
việc đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản<br />
quy phạm pháp luật có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực<br />
tiễn. Xuất phát từ bản chất của hệ thống pháp luật và các điều kiện cụ thể về kinh tế -<br />
xã hội của nước ta hiện nay, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật<br />
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:<br />
- Bảo đảm tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật;<br />
- Không bỏ lọt văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình rà soát, hệ thống hóa;<br />
- Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quá trình rà soát, văn<br />
bản quy phạm pháp luật.<br />
4. Các hình thức rà soát<br />
- Rà soát thường xuyên:<br />
Rà soát thường xuyên là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:<br />
Điều 12 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ<br />
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật<br />
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật<br />
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được thường xuyên rà soát để kịp thời<br />
xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa<br />
đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ khi:<br />
+ Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước<br />
cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội<br />
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không còn phù hợp;<br />
+ Nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn<br />
bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành chứa nội<br />
dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp".<br />
- Rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực hoặc theo yêu cầu:<br />
Phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu được đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống pháp<br />
luật trong một lĩnh vực, một chuyên đề, một không gian, một thời gian nhất định để<br />
phù hợp với tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng<br />
thời kỳ, từng giai đoạn phát triển đất nước. Tùy nhiệm vụ phải thực hiện hoặc theo sự<br />
chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết<br />
định tiến hành rà soát, hệ thống hóa theo chuyên đề, lĩnh vực, thời gian, không gian.<br />
- Rà soát phục vụ hệ thống hóa:<br />
Điều 12 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ<br />
quy định chi tiế́t thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật<br />
của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật<br />
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã được định kỳ hệ thống hóa phù hợp<br />
với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương".<br />
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát, hệ thống hóa<br />
văn bản<br />
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc rà soát: Chủ tịch<br />
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp<br />
luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.<br />
- Trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã:<br />
+ Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát văn<br />
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp.<br />
+ Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã khi tổ chức thực hiện việc rà soát văn bản<br />
quy phạm pháp luật, nếu phát hiện văn bản chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật,<br />
mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc văn bản có những quy định cần được<br />
sửa đổi, bổ sung phải kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để kiến<br />
nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung,<br />
thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản đó; định kỳ 6 (sáu) tháng một lần lập danh mục<br />
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã hết hiệu lực<br />
thi hành để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.<br />
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xử lý kết quả rà<br />
soát:<br />
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:<br />
- Kịp thời xem xét, có ý kiến chỉ đạo xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm<br />
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân khi nhận được báo cáo của cơ<br />
quan tư pháp cùng cấp;<br />
- Tổ chức niêm yết danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân<br />
dân, Ủy ban nhân dân cấp xã đã hết hiệu lực thi hành.<br />
6. Khái quát quy trình rà soát, hệ thống hóa văn bản của chính quyền cấp<br />
xã<br />
6.1. Rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp<br />
xã<br />
6.1.1. Thu thập, tập hợp văn bản quy phạm pháp luật<br />
- Nguồn thu thập và tập hợp văn bản quy phạm pháp luật:<br />
+ Văn bản chính (văn bản gốc tức là văn bản có dấu và chữ ký của người có<br />
thẩm quyền):<br />
+ Văn bản ở bộ phận văn thư-lưu trữ của chính quyền cấp xã<br />
+ Bản gốc (bản chính) ở bộ phận lưu trữ của các cơ quan, tổ chức có liên quan<br />
đến việc thực hiện các văn bản đó;<br />
+ Văn bản dùng để đối chiếu từ: Công báo, Phụ lục Công báo của Chính phủ,<br />
Công báo, Phụ lục Công báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã đăng văn bản quy phạm<br />
pháp luật; Các văn bản lưu giữ ở Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, các đĩa CD do<br />
Văn phòng Quốc hội phát hành và danh mục văn bản quy phạm pháp luật từ năm<br />
1945 đến thời điểm tiến hành rà soát. Các nguồn khác: Văn bản trong các ấn phẩm<br />
như Tập hệ thống hóa luật lệ của Bộ, ngành ở TW; văn bản dưới dạng ấn phẩm do các<br />
nhà xuất bản ấn hành; văn bản đăng trên các báo chí của Trung ương và địa phương…<br />
Chú ý : Khi thu thập văn bản cần tập hợp cả các văn bản mà xét về hình thức,<br />
không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng lại chứa đựng các quy phạm pháp<br />
luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực tiễn được áp dụng như là các văn<br />
bản quy phạm pháp luật như Công văn, Thông báo...<br />
6.1.2. Thực hiện các thao tác nghiệp vụ cụ thể trong rà soát, hệ thống hóa<br />
- Đọc, nghiên cứu văn bản:<br />
Cần đọc kỹ từng văn bản trong số các văn bản cần rà soát, hệ thống hóa theo thứ<br />
tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao tới văn bản có giá trị pháp lý thấp; ghi vào phiếu<br />
xử lý từng văn bản về các số liệu, nội dung cơ bản của văn bản, ý kiến nhận xét sơ bộ<br />
để chuẩn bị cho việc đối chiếu, so sánh. Trong quá trình đọc, nghiên cứu văn bản cần<br />
tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các ban ngành cùng cấp và đặc biệt là ý kiến của<br />
cơ quan chuyên môn cấp trên.<br />
- Đối chiếu, so sánh văn bản:<br />
Về hình thức văn bản, cần so sánh, đối chiếu văn bản đang xem xét với các điều<br />
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các luật về tổ chức bộ máy Nhà<br />
nước... để xem văn bản đó có phù hợp về tên gọi pháp lý, phù hợp với thẩm quyền ban<br />
hành hay không.<br />
Về nội dung văn bản, đây là điểm quan trọng nhất và cũng là khó nhất trong cả<br />
quá trình rà soát, hệ thống hóa văn bản. Bởi vì yêu cầu đặt ra là cần phát hiện được<br />
những khiếm khuyết như: văn bản có trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, sơ hở<br />
không. Muốn vậy phải tiến hành phân tích một cách tỉ mỉ, so sánh, đối chiếu từng quy<br />
phạm, từng văn bản với những quy định mới nhất, chuẩn mực nhất để xem xét hiệu lực<br />
của chúng. Cụ thể:<br />
+ Xem xét tính hợp hiến, hợp pháp: Nội dung xem xét theo Điều 3 Nghị định số<br />
40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật<br />
gồm: căn cứ pháp lý ban hành; thẩm quyền ban hành; sự phù hợp của nội dung văn<br />
bản với quy định của pháp luật; thể thức và kỹ thuật tŕnh bày; tŕnh tự, thủ tục xây<br />
dựng, ban hành, niêm yết, đưa tin văn bản.<br />
+ Xem xét tính thống nhất, đồng bộ của văn bản: Cần xem xét toàn diện văn bản<br />
đó theo mối quan hệ dọc và quan hệ ngang trong hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực<br />
đó; xem xét hiệu lực của văn bản để phát hiện những chỗ không thống nhất.<br />
+ Xem xét tính phù hợp với thực tiễn: Đó là xem xét sự phù hợp của các quy<br />
định trong văn bản với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nếu quy định<br />
cao hơn so với thực tiễn thì rất khó thực hiện. Ngược lại, nếu quy định thấp hơn thì sẽ<br />
là một lực cản cho sự phát triển lĩnh vực đó.<br />
Ngoài ra, qua quá trình rà soát, hệ thống hóa phải phát hiện được những mối<br />
quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, nhưng chưa có văn bản nào quy<br />
định, tức là phát hiện những "kẽ hở", "lỗ hổng" trong hệ thống pháp luật để đề nghị cơ<br />
quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản điều chỉnh.<br />
- Nhận biết các dạng khiếm khuyết của văn bản:<br />
+ Văn bản trái pháp luật là các văn bản vi phạm một trong những nội dung quy<br />
định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về<br />
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.<br />
+ Văn bản mâu thuẫn, chồng chéo tức là các văn bản của cùng chính quyền cấp<br />
xã ban hành quy định khác nhau về cùng một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề, hoặc một<br />
quy định được nhắc đi nhắc lại ở nhiều văn bản.<br />
+ Văn bản có quy định sơ hở là các văn bản ban hành đúng pháp luật nhưng giải<br />
quyết vấn đề không triệt để, nửa vời, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau hoặc lạc<br />
hậu dẫn đến hiểu và áp dụng không thống nhất, dễ bị lợi dụng để làm trái pháp luật.<br />
+ Các quy phạm pháp luật rải rác trong các văn bản được ban hành dưới hình<br />
thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật.<br />
+ Các vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải có pháp luật luật điều chỉnh nhưng chưa có<br />
văn bản nào điều chỉnh.<br />
+ Văn bản quy phạm pháp luật đó ban hành tuy không đúng thủ tục nhưng nội<br />
dung lại hợp hiến, hợp pháp.<br />
6.1.3. Thẩm quyền xử lý văn bản rà soát<br />
- Hội đồng nhân dân cấp xã xử lý các văn bản của Hội đồng nhân dân trên cơ sở<br />
kết quả rà soát và đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
- Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý các văn bản của Uỷ ban nhân dân trên cơ sở kết<br />
quả rà soát và đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
- Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra cấp huyện cũng có thẩm quyền<br />
xử lý văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.<br />
Lưu ý: Trong thời gian giữa hai kỳ họp nếu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân<br />
cấp xã trái pháp luật nhằm kịp thời đình chỉ việc thi hành tránh hậu quả xảy ra thì Chủ<br />
tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã có thể đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết<br />
định đình chỉ thi hành và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất để xử lý theo thẩm<br />
quyền.<br />
6.1.4. Xử lý kết quả rà soỏt văn bản quy phạm pháp luật<br />
- Văn bản trái pháp luật: Được xử lý tương tự như trong phần tự kiểm tra văn<br />
bản, bao gồm: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ; huỷ bỏ một<br />
phần hoặc toàn bộ.<br />
- Văn bản mâu thuẫn, chồng chéo: Giải pháp xử lý là sửa đổi, bổ sung.<br />
- Văn bản quy định sơ hở: Giải pháp xử lý là bãi bỏ; sửa đổi, bổ sung.<br />
- Các quy phạm pháp luật rải rác trong các văn bản được ban hành dưới hình<br />
thức không phải là văn bản quy phạm: Giải pháp xử lý là hợp nhất các quy phạm đó<br />
theo lĩnh vực điều chỉnh vào một văn bản.<br />
- Các vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh nhưng chưa có văn<br />
bản nào điều chỉnh: Giải pháp xử lý là ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới để<br />
kịp thời điều chỉnh.<br />
- Văn bản quy phạm pháp luật đó ban hành tuy không đúng thủ tục nhưng nội<br />
dung lại hợp hiến, hợp pháp, nếu có lý do để giữ lại thỡ bãi bỏ và nội dung được đưa<br />
vào văn bản quy phạm pháp luật mới, sau đó hoàn tất thủ tục.<br />
Lưu ý́ : Nếu phần lớn các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có sự khiếm<br />
khuyết thì hủy bỏ, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Nếu một bộ phận nhỏ<br />
trong văn bản quy phạm pháp luật bị khiếm khuyết thì sửa đổi, bổ sung.<br />
6.2. Rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, thời gian hoặc rà soát phục vụ hệ thống<br />
hóa<br />
6.2.1. Lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật<br />
Việc lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tùy thuộc<br />
vào tính chất công việc: rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực,<br />
thời gian nhất định hay rà soát phục vụ hệ thống hóa định kỳ. Riêng rà soát thường<br />
xuyên hoàn toàn không phải lập kế hoạch.<br />
Trách nhiệm lập kế hoạch: Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã chủ trì phối hợp<br />
với công chức văn phòng - thống kê và một số cán bộ liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban<br />
nhân dân cấp xã lập kế hoạch rà soát.<br />
Thông thường kế hoạch rà soát theo lĩnh vực hoặc rà soát phục vụ hệ thống hóa<br />
gồm các nội dung sau:<br />
- Mục đích và yêu cầu cụ thể của rà soát<br />
+ Đánh giá một cách toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.<br />
+ Lập và công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật.<br />
+ Phát hiện, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong việc soạn thảo, ban hành,<br />
công bố, niêm yết, lưu trữ… văn bản thuộc từng lĩnh vực<br />
- Nêu phạm vi và đối tượng rà soát, hệ thống hóa<br />
Cần xác định đối tượng rà soát, hệ thống hóa là tất cả các văn bản quy phạm<br />
pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân cấp xã ban hành hay về lĩnh vực, nào<br />
(kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng…); được ban hành trong thời gian<br />
nào (quý, năm, 5 năm, 10 năm…).<br />
- Nêu các biện pháp bảo đảm thực hiện<br />
+ Phổ biến chủ trương, nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật đến các cá<br />
nhân có liên quan, trách nhiệm phối hợp của các cá nhân đó trong quá trình rà sóa văn<br />
bản quy phạm pháp luật.<br />
+ Các biện pháp tổ chức thực hiện khác nếu thấy cần thiết.<br />
- Dự kiến lịch biểu và dự trù kinh phí thực hiện<br />
Sau khi xác định được mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng rà soát và các biện<br />
pháp tổ chức thực hiện, thì cần lên lịch biểu hoạt động và dự trù kinh phí sao cho phù<br />
hợp, tránh lãng phí nhưng phải đảm bảo đủ thời gian và kinh phí cần thiết để đạt được<br />
yêu cầu, mục đích đặt ra.<br />
6.2.2. Thu thập, tập hợp và phân loại văn bản quy phạm pháp luật<br />
- Yêu cầu của việc thu thập và tập hợp văn bản quy phạm pháp luật:<br />
+ Thu thập đúng những văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát, hệ thống hóa;<br />
+ Không để sót văn bản hoặc để sót quy phạm pháp luật trong từng văn bản;<br />
+ Tập hợp các văn bản, các quy phạm pháp luật theo từng tiêu chí đã xác định;<br />
+ Có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa người thu thập với người lưu trữ văn<br />
bản dưới sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền cấp xã.<br />
- Nguồn thu thập: Công tác này tương tự như việc tập hợp văn bản trong rà soát<br />
thường xuyên.<br />
- Phân loại văn bản: Việc phân loại văn bản trong rà soát, hệ thống hóa phải dựa<br />
vào các tiêu chí sau:<br />
+ Theo lĩnh vực (ngành) văn bản mà pháp luật điều chỉnh (còn gọi là phân loại<br />
theo chuyên đề);<br />
+ Theo thứ bậc hiệu lực của văn bản ;<br />
+ Theo trình tự thời gian ban hành;<br />
+ Theo thứ tự ALFABET (a, b, c,...) trong bảng chữ cái tiếng Việt.<br />
6.2.3. Thực hiện các thao tác nghiệp vụ cụ thể trong rà soát, hệ thống hóa<br />
Công tác này tương tự như các thao tác trong rà soát thường xuyên văn bản.<br />
6.2.4. Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật<br />
- Lập danh mục văn bản:<br />
Khi lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sắp xếp theo 4 tiêu chí đó nêu<br />
trên, trong đó cần chú ý đặc biệt đến việc phân loại văn bản quy phạm pháp luật theo<br />
lĩnh vực (chuyên đề).<br />
+ Lập danh mục chung: Danh mục này bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm<br />
pháp luật được rà soát và cần sắp xếp theo 4 tiêu chí đó nêu trên, trong đó tiêu chí<br />
phân loại theo chuyên đề là cơ bản nhất.<br />
+ Lập danh mục văn bản hết hiệu lực: Khi lập danh mục này cần kiểm tra kĩ kết<br />
quả đánh giá, xếp loại văn bản ở các bước trên đây.<br />
+ Lập danh mục văn bản còn hiệu lực: Trong số các văn bản còn hiệu lực cần<br />
được sắp xếp, phân loại văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực và theo thời gian. Cần phân<br />
biệt những văn bản còn hiệu lực toàn bộ và những văn bản còn hiệu lực từng phần.<br />
+ Văn bản còn hiệu lực toàn bộ: Cần tập hợp văn bản theo từng nhóm lĩnh vực,<br />
không chia nhỏ quá vỡ có những văn bản quy định về nhiều vấn đề liên quan đến<br />
nhau.<br />
+ Văn bản còn hiệu lực từng phần: Là những văn bản cần được sửa đổi, bổ sung.<br />
Những văn bản này cũng cần được sắp xếp theo chuyên đề.<br />
+ Lập danh mục các văn bản cần huỷ bỏ, bãi bỏ: Các văn bản quy phạm pháp<br />
luật cần huỷ bỏ và cần bãi bỏ được lập thành hai danh mục riêng.<br />
+ Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành trong thời gian<br />
tới để kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét.<br />
6.2.5. Công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật<br />
Việc công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật được<br />
thực hiện như sau:<br />
- Hội đồng nhân dân cấp xã công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do<br />
Hội đồng nhân dân ban hành đó hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành; Chủ tịch Uỷ ban<br />
nhân dân cấp xã công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân<br />
ban hành đó hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành.<br />
- Làm văn bản đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên xem xét, công bố huỷ bỏ, sửa<br />
đổi, bổ sung văn bản do cơ quan mình ban hành.<br />
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc huỷ bỏ, sửa<br />
đổi, bổ sung văn bản theo thẩm quyền.<br />
6.2.6. Xuất bản các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng<br />
nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực để áp dụng thống nhất trong địa<br />
phương. Cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật<br />
của chính quyền cấp xã.<br />