Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
▪ Công tác tham vấn/ tư vấn tâm lý cho trẻ:<br />
Nhân viên công tác xã hội cần được tập huấn sâu về kiến thức và kỹ năng với tuổi<br />
vị thành niên. Nhân viên công tác xã hội cũng cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên nhằm phát<br />
hiện sớm và hỗ trợ tâm lý kịp thời cho trẻ trong nhà trường. Điều quan trọng là nhân viên<br />
công tác xã hội cần can thiệp sớm giải quyết các xung đột gia đình, nhà trường, những rắc<br />
rối trong quan hệ của bố mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh với trẻ. Giải tỏa xung<br />
đột sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại cho sức khoẻ tinh thần trẻ em trong<br />
tương lai. Đồng thời hỗ trợ giúp các em trang bị đủ kỹ năng sống, sự chuẩn bị cần thiết để<br />
đối phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Điều này đã được tổ chức CEPHAD<br />
thực hiện rất tốt khi tập huấn kĩ năng sống cho trẻ em lang thang đường phố. Đây có thể<br />
được coi là một mô hình phù hợp để học tập.<br />
▪ Các dự án chăm sóc, bảo vệ trẻ em: hơn ai hết, các nhân viên công tác xã hội chính<br />
là người đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, triển khai các dự án. Nhân viên công tác xã<br />
hội cần làm rõ vai trò biện hộ, môi giới, kết nối nguồn lực, tạo điều kiện,… của mình, giúp<br />
cho trẻ em được thụ hưởng lợi ích của dự án và dự án đạt được mục tiêu của mình.<br />
▪ Hoạt động thực hành công tác xã hội cá nhân, nhóm: trong các cơ quan, dịch<br />
vụ, nhân viên công tác xã hội cần tăng cường học hỏi, thực hành, rút kinh nghiệm khi<br />
ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm. Sự ứng dụng những phương<br />
pháp này đang mở rộng hơn ỏ Việt Nam. Những phương pháp chuyên ngành này sẽ<br />
giúp giải quyết triệt để những vấn đề của trẻ em hiện nay. Do đó, cần có sự ứng dụng<br />
rộng rãi chúng thông qua các mô hình dịch vụ tại nước ta.<br />
Nói tóm lại, hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em hiện<br />
nay đã được thực hiện khá đa dạng và đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, so với nhu cầu<br />
thực tế, cần có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn nữa những hoạt động này. Với tình<br />
hình thực tế xã hội luôn thay đổi như hiện nay, công tác xã hội cũng cần có sự biến đổi,<br />
phát triển phù hợp để góp phần đẩy mạnh hiệu quả hỗ trợ trẻ em. Vai trò của công tác xã<br />
hội trong công cuộc bảo vệ trẻ em ngàng càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Chú trọng vào<br />
phát triển công tác xã hội là điều thiết yếu, một nhu cầu thời đại.<br />
<br />
Đại học Đồng Tháp 43<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
CÔNG TÁC XÃ HỘI: MỘT KHOA HỌC – MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN<br />
<br />
ThS. Trần Kim Ngọc<br />
Giảng viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐT<br />
Ngày nay khi bàn về ngành CTXH, nhiều nhà khoa học cho rằng: CTXH vừa là<br />
một khoa học, lại vừa là một nghề chuyên môn. Vậy nhận định này đưa ra được dựa<br />
trên cơ sở nào và điều đó có ý nghĩa như thế nào khi thực hiện các chức năng phòng<br />
ngừa của CTXH? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.<br />
1. CTXH là một khoa học<br />
* Quá trình hình thành CTXH như một khoa học<br />
Lịch sử ngành CTXH khởi đầu từ những hoạt động từ thiện ở các nước Anh,<br />
Mỹ,… Tuy nhiên, công việc từ thiện này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như<br />
lòng nhân ái, sự thương hại, tôn giáo hay sự vận động bầu cử. Có lúc mục tiêu của sự<br />
giúp đỡ không phải là phúc lợi của đối tượng gặp khó khăn mà nhằm phục vụ ý đồ<br />
riêng của người giúp đỡ. Và điều này đã tạo ra sự phản tác dụng ở các đối tượng được<br />
giúp đỡ.<br />
Rút từ những bài học của sự thất bại ban đầu ngành CTXH thế giới đã hình<br />
thành. Các vấn đề xã hội theo nghĩa hiện đại xuất hiện ở Luân Đôn vào thời cách mạng<br />
công nghiệp với nạn thất nghiệp, mại dâm, bốc lột lao động trẻ em… Những tình<br />
nguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác viếng thăm, ủy lạo từng trường hợp từ đó rút<br />
ra những bài học hữu ích.<br />
Ví dụ: Thất nghiệp không có nghĩa là không làm việc, túng thiếu mà còn kèm<br />
theo tâm lý chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình… Điều này<br />
có nghĩa cứu đói không đủ mà còn phải hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm…<br />
Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng các kiến thức tâm lý xã hội rất cần thiết.<br />
Mỗi trường hợp cá biệt cần phải có biện pháp giúp đỡ riêng. Cần lập những hồ sơ xã<br />
hội và ghi chép kỹ các diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan thường không đủ<br />
Đại học Đồng Tháp 44<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
chức năng để giúp đỡ các trường hợp có nhiều vấn đề khác nhau (như nghèo đói kèm<br />
theo bệnh tật) nên các cơ quan y tế phải phối hợp giúp đỡ nhau thông qua một động tác<br />
gọi là chuyển tuyến.<br />
Các tình nguyện viên cũng khám phá ra rằng người được giúp đỡ có xu hướng ỷ<br />
lại, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Từ đó họ chuyển khai các phương pháp mà<br />
không tạo sự ỷ lại và hình thành các nguyên tắc cốt lõi của CTXH là sự “tự giúp” của<br />
thân chủ.<br />
Muốn thế phải vận dụng kiến thức khoa học và rèn luyện kỹ năng hỗ trợ sao cho<br />
không tạo sự lệ thuộc. Các tình nguyện viên đã tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh<br />
nghiệm và từ từ tiến tới tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn. Cuối cùng trường<br />
CTXH chính quy đầu tiên ra đời vào năm 1901 ở Mỹ.<br />
Ngày nay, CTXH có một nền tảng triết lý, kiến thức khoa học và phương pháp<br />
riêng bên cạnh các khoa học khác.<br />
Vậy ta có thể hiểu: “CTXH là một khoa học, nó nghiên cứu và vận dụng tri thức<br />
khoa học để giải quyết những vấn đề xã hội đang tác động vào cá nhân, nhóm, cộng<br />
đồng bằng cách thông qua hoạt động để tập trung vào những mối quan hệ giữa con<br />
người và môi trường để tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, cộng<br />
đồng dẫn đến sự phát triển”.<br />
* Nền tảng khoa học của CTXH<br />
+ Nền tảng triết lý<br />
Một hành động chỉ đúng và mang lại hiệu quả khi xuất phát từ một quan điểm<br />
đúng đắn. Muốn thật sự giúp đỡ người phải có cái nhìn đúng về con người.<br />
1. Phải xem cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.<br />
Bởi nói đến “hạnh phúc con người” thì không thể có hạnh phúc chung chung mà<br />
là hạnh phúc của từng người. Chỉ khi nào cá nhân hạnh phúc, gia đình hạnh phúc thì xã<br />
<br />
Đại học Đồng Tháp 45<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
hội mới hài hòa và điều đó sẽ giảm bớt đi cá nhân lang thang, tội phạm và nhiều tệ nạn<br />
xã hội nếu người người, nhà nhà hạnh phúc.<br />
2. Giữa cá nhân và xã hội có một sự phụ thuộc tương hỗ.<br />
Bởi hạnh phúc cá nhân chỉ thật sự có khi xuất phát từ một cộng đồng hòa hợp<br />
công bằng.<br />
3. Mỗi bên phải có trách nhiệm đối với nhau.<br />
Từng người không chỉ lo cho mình mà còn đóng góp, có trách nhiệm đối với xã<br />
hội. có một sự thật hay bị lãng quên là “ người ta hạnh phúc không chỉ nhận được mà<br />
nhất là lúc được cho” biết bao người hạnh phúc nhờ tham gia CTXH, khi hy sinh cuộc<br />
đời mình cho lý tưởng xã hội, cho công trình khoa học…<br />
4. Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi cá nhân là cái gì độc<br />
đáo, không giống nhau.<br />
Mỗi con người có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai dù cho nhu cầu của họ<br />
có giống nhau. Nên tùy từng hoàn cảnh của từng cá nhân một mà có phương pháp giúp<br />
đỡ cụ thể.<br />
5. Mỗi con người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể<br />
hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội.<br />
6. Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự<br />
phát huy (sự thể hiện) của cá nhân. Những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng giữa<br />
cá nhân và xã hội.<br />
Chính những điều trên, ta thấy rằng CTXH không phải là từ thiện, xoa dịu nhất<br />
thời, mà nó còn góp phần điều hòa hạnh phúc của con người và từng con người. Nó làm<br />
điều này dựa trên nền tảng kiến thức khoa học và phương pháp hoạt động đặc thù.<br />
+ Nền tảng kiến thức khoa học liên ngành<br />
Để giải quyết các vấn đề xã hội, nhân viên CTXH phải dựa vào kiến thức khoa<br />
học của nhiều ngành khoa học khác nhau như: sinh học (sinh lý, sinh thái, thần kinh,…)<br />
Đại học Đồng Tháp 46<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
tâm lý học, y học, … tạo thành một hệ thống tri thức liên ngành, vì các vấn đề xã hội nó<br />
đan xen nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghèo đói kèm theo bệnh tật, thất nghiệp với<br />
mặc cảm, … Nếu không có kiến thức liên ngành thì sẽ không giải quyết được vấn đề<br />
của thân chủ.<br />
* Hệ thống các khái niệm, quy luật, nguyên tắc, nguyên tắc trong CTXH<br />
CTXH có một hệ thống các khái niệm (nhân viên CTXH, thân chủ, …) quy luật,<br />
nguyên tắc và mô hình giải quyết vấn đề.<br />
+ Các nguyên tắc hành động của nhân viên CTXH<br />
Các nhân viên xã hội khi hành động đều phải dựa trên một hệ thống các nguyên<br />
tắc như: chấp nhận thân chủ, thân chủ tham gia giải quyết vấn đề vì chỉ anh ta mới có<br />
thể thay đổi bản thân mình và cuộc sống của mình, quyền tự quyết của mỗi thân chủ, cá<br />
biệt hóa, kín đáo (giữ bí mật), nhân viên xã hội hết sức ý thức về chính mình, tính chất<br />
nghề nghiệp của mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ.<br />
+ Mô hình giải quyết<br />
Để giải quyết vấn đề nhân viên xã hội phải tiến hành theo các bước như: nhận diện<br />
vấn đề, chuẩn đoán vấn đề, kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch trị liệu, lượng giá.<br />
* Hệ thống các phương pháp trong CTXH<br />
Để giải quyết từng vấn đề cụ thể, nhân viên CTXH phải biết lựa chọn và áp dụng<br />
những phương pháp cụ thể. Dưới đây là các phương pháp, biện pháp được thực thi để<br />
giải quyết vấn đề xã hội.<br />
+ Phương pháp CTXH với cá nhân<br />
Là sử dụng tương giao giữa nhân viên xã hội và một thân chủ để giúp đỡ thân<br />
chủ tự bộc lộ tâm tư, xúc cảm. Từ đó hiểu mình và vấn đề của mình hơn với sự hỗ trợ<br />
về tâm lý và tài nguyên vận dụng để khắc phục được vấn đề gặp phải.<br />
+ Phương pháp CTXH với nhóm<br />
<br />
Đại học Đồng Tháp 47<br />
<br />