Cúm H1N1/09 - thông tin cần biết
lượt xem 10
download
Dịch cúm heo 2009 (hay "cúm lợn") là dịch cúm do một loại virus thuộc chủng H1N1 (mang protein hemagglutinin H1 và neuraminidase N1) lần đầu tiên được các cơ quan y tế phát hiện vào tháng 03/2009. Một bệnh giống như bệnh cúm đã bùng phát và được phát hiện lần đầu trên 3 khu vực khác nhau của nước Mexico. Tuy nhiên, chủng virus mới này chỉ được xác định lâm sàng một tháng sau đó trên các ca bệnh tại bang Texas và California thuộc Hoa Kỳ. Căn bệnh này sau đó đã được nhanh chóng xác nhận ở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cúm H1N1/09 - thông tin cần biết
- Cúm H1N1/09 - thông tin cần biết Hồ Xuân Thiện Mai Hải Nam Nguyễn Thị Thu Trang Truy cập địa chỉ sau để luôn có bản in mới nhất: http://dichbenh.com http://dichbenh.com/index.php/cum-h1n109-thong-tin-can-biet Bản in 03/08/2009
- Mục lục Cúm H1N1/09 là gì? ................................................................................................................. 3 Đường dây nóng cúm H1N1/09 ................................................................................................ 5 Tên mới: virus đại dịch H1N1/09 ............................................................................................. 6 Làm sao tránh cúm? .................................................................................................................. 7 Làm sao trị cúm? ....................................................................................................................... 9 Cách dùng Tamiflu.................................................................................................................. 12 Không biết mình bị cúm thường hay bị H1N1/09? ................................................................. 14 Hướng dẫn sử dụng khẩu trang ............................................................................................... 15 Chăm sóc người bệnh cúm H1N1/09 tại gia đình ................................................................... 16 Tổng quát về cúm.................................................................................................................... 21 10 điều cần biết về cúm đại dịch ............................................................................................. 40 Dùng búa tạ để diệt muỗi? ...................................................................................................... 43 Liên lạc và Quan điểm Nhóm Điều Hành trang web dịchbệnh.com gồm 3 thành viên: Hồ Xuân Thiện (Anh), Mai Hải Nam (Nhật Bản), và Nguyễn Thị Thu Trang (Việt Nam). Các bài viết đăng trên dịchbệnh.com chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả bài viết, không phải là phát ngôn của nơi tác giả đang học tập hoặc làm việc và không nhất thiết là quan điểm chung của cả nhóm. Hãy email cho chúng tôi nếu bạn nhận thấy rằng mình có thể cùng xây dựng một trang web chứa thông tin đầy đủ và cập nhật về cúm và các loại bệnh quan trọng khác. Xin lưu ý là dịchbệnh.com không chịu trách nhiệm về các thông tin điều trị bệnh. Thông tin trong tài liệu này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Bạn có trách nhiệm tư vấn các bác sĩ để được hướng dẫn y tế trực tiếp cho bản thân mình. Chúng tôi xin cảm ơn các tác giả có bài viết được sử dụng trong tài liệu này. http://dichbenh.com Trang | 2
- Cúm H1N1/09 là gì? Hình: Ảnh chụp hiển vi điện tử xuyên thấu (transmission electron microscopy - TEM) của các thể virus cúm được nhuộm âm bản, độ phóng đại khoảng 100.000 lần. Dịch cúm heo 2009 (hay "cúm lợn") là dịch cúm do một loại virus thuộc chủng H1N1 (mang protein hemagglutinin H1 và neuraminidase N1) lần đầu tiên được các cơ quan y tế phát hiện vào tháng 03/2009. Một bệnh giống như bệnh cúm đã bùng phát và được phát hiện lần đầu trên 3 khu vực khác nhau của nước Mexico. Tuy nhiên, chủng virus mới này chỉ được xác định lâm sàng một tháng sau đó trên các ca bệnh tại bang Texas và California thuộc Hoa Kỳ. Căn bệnh này sau đó đã được nhanh chóng xác nhận ở nhiều bang của Mexico và thành phố Mexico city, vài ngày sau nữa là các ca riêng rẽ ở các địa điểm khác nhau tại Mexico, Hoa Kỳ và Bắc Bán Cầu. Đến tháng 04/2009, chủng virus mới đã được phát hiện thêm tại Canada, Tây Ban Nha và Anh. Người ta nghi ngờ virus H1N1/09 cũng đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả New Zealand với 2.400 ca có thể bị nhiễm virus này. Điều này khiến Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) nâng cấp báo động dịch lên pha 4. Đặc tính của bệnh gây ra do virus H1N1/09 này rất khó dự báo. Cộng thêm những ca lây nhiễm từ người sang người vừa được ghi nhận, chủng virus mới này được cho là rất có khả năng gây nên đại dịch. Các quan chức Mỹ đã cho biết họ dự định thay đổi cụm từ "cúm heo" để tránh tình trạng người dân hiểu lầm là căn bệnh lây qua thịt heo. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Tom Vilsack nói rằng "Đây không phải là nạn dịch liên quan tới thực phẩm. Cần phát đi thông điệp rằng ăn thịt heo là không bị bệnh." Nhiếu quốc gia đã cấm nhập khẩu thịt heo từ Bắc Mỹ. Nhưng sau đấy giới khoa học chứng minh rằng heo thật ra không liên quan gì đến sự lây truyền của virus cúm H1N1/09, nên hiện nay các rào cản về thịt heo đã bị dỡ bỏ. Trang | 3
- Cho đến ngày 04/05/2009, đã có nạn nhân chết đầu tiên ngoài Mexico. Có 20 quốc gia với 985 người nhiễm cúm H1N1/09, trong đó 20 người chết. WHO cuối tháng 04/2009 nâng cấp báo động dịch lên pha 5, pha cao thứ nhì của một đại dịch cúm. Sau đấy, ngày 11/06/2009, bà Margaret Chan, tổng giám đốc của tổ chức này đã nâng cấp dịch cúm H1N1/09 lên pha 6, pha đại dịch cúm toàn cầu [1]. Hiện nay, WHO không còn đếm số ca nhiễm virus H1N1/09 nữa. Tổ chức này khuyến cáo các quốc gia trên thế giới tập trung vào điều trị bệnh nhân biến chứng nặng, và theo dõi các diễn biến của đại dịch. Vào những ngày cuối tháng 07/2009, Việt Nam công bố đã có hơn 700 ca xác nhận đã nhiễm virus H1N1/09, đồng thời đóng cửa nhiều trường học và công ty khi những nơi này có người bị nhiễm cúm [2]. -------------------- [1] http://www.reuters.com/article/mergersNews/idUSLB17075820090611 [2] http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1456&ID=759 8 Hồ Xuân Thiện, phát triển từ bài sơ khởi trên Wikipedia tiếng Việt. Đã được cập nhật lúc 30/07/2009 15:47 Trang | 4
- Đường dây nóng cúm H1N1/09 Hà Nội Sở Y tế 0438437022 (24/24) Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Nội Bài 0438865570, 0912061668, 0904224767 (24/24) Cục Y tế dự phòng và Môi trường 0989671115, fax 0437366241, email baocaodich@gmail.com TP HCM Sở Y tế 0839309981 Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe 1089 (7h30 sáng đến 5h chiều) Bà Rịa, Vũng Tàu Trung tâm Y tế Dự phòng 0903916479 (Bs Nguyễn Xuân Hoan, giám đốc) Trung tâm Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe 0913671372 (Bs Nguyễn Phạm Hà, giám đốc) Sở Y tế 0643540739 (văn phòng), 0913948065 (Bs Võ Văn Hùng, phó giám đốc) Cần Thơ Trung tâm Y tế Dự phòng 07103822352, 0913894234 Đà Nẵng Sở Y tế 0913407809 (Bs Nguyễn Út, phó giám đốc) Thanh Hoá UBND Tỉnh 0373800115, 0373853240 Hồ Xuân Thiện tổng hợp, ai biết thêm, xin liên lạc để chúng tôi cập nhật danh sách này. Đã được cập nhật lúc 30/07/2009 14:14 Trang | 5
- Tên mới: virus đại dịch H1N1/09 Kể từ khi virus cúm mới xuất hiện, đã có nhiều vấn đề nảy sinh với việc gọi tên virus này thế nào cho đúng. Ban đầu, người ta gọi nó là virus cúm heo (tên tiếng Anh: swine flu) vì đây là chủng H1N1, mà H1N1 từ trước đến nay chuyên nhiễm lên heo. Nhưng một vấn đề lại xảy ra: virus H1N1 này lại lây rất mạnh từ người sang người, và lại không phát hiện được nó xuất hiện tự nhiên trên heo. Vì vậy, tên gọi "cúm heo" hoàn toàn không phù hợp, gây nhầm lẫn cho người dân, và làm cho ngộ nhận là ăn thịt heo bị cúm. Thậm chí, Ai Cập còn ra lệnh giết toàn bộ đàn heo, làm cho nông dân chăn nuôi biểu tình đánh nhau với cảnh sát nhiều nơi trên cả nước [1]. Vì vậy, Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) trong tháng 5 đã chuyển sang gọi tên virus mới là A/H1N1 hoặc A (H1N1). Nhưng cách gọi này cũng không ổn. Các virus cúm theo mùa thông thường cũng có chủng có tên H1N1, và chủng H1N1 thông thường rất khác với chủng H1N1 mới xuất hiện. Vì vậy, cách gọi này đã và đang gây nhầm lẫn cho giới chuyên môn. Vừa qua, WHO đã thỏa thuận cùng với Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và Tổ chức Thế giới về Sức khỏe Động vật (OIE), cùng nhau gọi tên virus cúm mới là virus đại dịch H1N1/09 [2]. H1N1 là tên chủng virus, và 09 là năm virus vừa xuất hiện 2009. Đây có lẽ là cách gọi tên tốt nhất cho virus cúm H1N1 đang gây đại dịch hiện nay. -------------------- [1]: http://news.bbc.co.uk/2/hi/middle_east/8031490.stm [2]: http://www.who.int/mediacentre/pandemic_h1n1_presstranscript_2009_07_07.pdf Hồ Xuân Thiện Bài này nguyên là một đoạn của bài Tùy bút cúm 10/07/09: WHO: Cần giảm áp lực lên công tác xét nghiệm cúm [3], nay được trích ra đăng lại để tiện cho bạn đọc tham khảo. [3] http://dichbenh.com/index.php/cung-nhau-ngam-nghi/12-tuy-but-cum-100709-who- can-giam-ap-luc-len-cong-tac-xet-nghiem-cum Đã được cập nhật lúc 01/08/2009 17:18 Trang | 6
- Làm sao tránh cúm? Tại sao nhiều người trong số chúng ta bị đau ốm, nhất là trong mùa đông? Đó là vì thời tiết của mùa này lạnh khiến cho virus cúm dễ dàng truyền bệnh. Ông Philip Tierno, giám đốc Viện Vi trùng học của New York University Medical Center ở New York, Hoa Kỳ, giải thích: "80% bệnh truyền nhiễm được lây lan do việc tiếp xúc trực tiếp, thí dụ như hôn hít hay bắt tay với người bị bệnh; hoặc cũng có thể lây lan do những tiếp xúc gián tiếp chẳng hạn như đụng vào nắm cửa hay cầm máy điện thoại mà một người bệnh sử dụng trước đó." Có những loại virus, kể cả virus cúm, ẩn nấp trong không khí và chờ đợi một người nào đó bất ngờ hít vào khí quản của họ. Tuy vậy, bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh cúm và những loại vi trùng khác bằng những phương pháp giản dị được những bác sĩ và chuyên viên y tế hướng dẫn sau đây: 1. Ðừng sờ vào mặt của bạn Virus cúm thường xâm nhập vào cơ thể bạn qua mắt, mũi và miệng. Những bộ phận này có chứa những chất nhớt lỏng, là những cánh cửa mở đón chào virus. Bác sĩ Philip T. Haagen, chủ tịch của cơ quan y khoa chuyên môn về phòng bệnh tại Mayo Clinic ở Rocchester, Minnesota nói: bạn sẽ khó tránh được việc sờ vào những tay vịn cầu thang hay nắm cửa ở những nơi công cộng như văn phòng hay lớp học. Vào thời gian cao điểm của bệnh cúm (tháng mười năm nay cho đến tháng ba năm sau), bề mặt của các đồ vật này chứa đầy virus. Dùng tay dụi mắt một cách bất cẩn, bạn có thể truyền virus từ tay vào mắt làm bạn bị cúm hồi nào không hay. 2. Rửa tay thường xuyên Tiến sĩ Jack Brown, tác giả của cuốn sách "Don't touch that doorknob" ("Ðừng sờ vào cái nắm cửa ấy"), và là giáo sư dạy môn sinh vật học của trường University of Kansas ở Lawrence, khuyên chúng ta dùng nhiều xà phòng và xoa hai bàn tay với nhau rồi rửa tay với nước ấm ít nhất 15 giây đồng hồ. Sự chà xát khi rửa tay làm loại bỏ được virus khỏi dính vào lòng bàn tay, giữa kẻ tay và dính dưới móng tay. 3. Thận trọng khi dùng phòng vệ sinh công cộng Khu vực này là nơi phát sinh và nuôi dưỡng virus. Ðể tránh sờ vào bề mặt của các đồ vật ở những nơi này, bạn có thể áp dụng phương cách sau đây của nữ y tá Deanie Lancaster ở bệnh viện Saint Thomas Hospital ở Nasville: khi bạn rửa tay, hãy vặn vòi nước lên, rửa tay với xà phòng và nước ấm. Trước khi tắt nước hãy lấy giấy lau tay và dùng giấy này để tắt vòi nước. 4. Uống thật nhiều nước Khi niêm mạc (chất nhầy) đóng màng trong miệng và mũi, cổ họng sẽ bị khô và làm cho vi trùng dễ dính ở trong những nơi này. Mỗi ngày, bạn cần phải uống nhiều nước Trang | 7
- lọc hay những thức giải khát khác, thí dụ như nước trái cây (giới hạn dùng cà phê vì thức uống này làm cho bạn mất nước). Nên chạy máy phun ẩm độ (cool mist humidifier) trong phòng - nhưng chỉ nên chạy khi đang ngủ mà thôi - để làm cho niêm mạc giữ ẩm. Tuy nhiên, một không gian quá ẩm ướt có thể giúp nấm sinh sản có thể gây ra dị ứng. 5. Chích ngừa cúm Bác sĩ Carolyn Bridges, làm việc ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ (CDC) ở Atlanta cho biết rằng chích ngừa không những chống bệnh cúm mà còn có thể phòng ngừa bệnh sưng phổi, nhiễm trùng tai và viêm xoang mũi. Theo những chuyên gia của CDC thì những người có chích ngừa cúm giảm đến 42% lần việc phải đến bác sĩ khám vì những chứng bệnh liên quan đến cảm lạnh trong mùa cúm. CDC cũng đề nghị những người từ 50 tuổi trở lên, nhân viên y tế, các người có hệ miễn dịch yếu, các phụ nữ đang có thai đều nên chích ngừa cúm. Nên hỏi bác sĩ xem mình có thể được chích ngừa cúm hay không. 6. Giảm bớt căng thẳng Bằng chứng về việc căng thẳng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch là có thực. Những nhà nghiên cứu thuộc trường Carnegie Mellon University ở Pittsburg theo dõi mức độ căng thẳng ở 400 trung tâm thể dục thẩm mỹ và thấy rằng những người nào càng mệt mỏi thì càng dễ bị lây bệnh cảm. Cũng như việc chích ngừa sưng phổi sẽ không có hiệu quả nếu chích cho những người lớn tuổi này khi họ đang bị căng thẳng. Mặc dù ai cũng có lúc bị căng thẳng nhưng chúng ta cần làm sao cởi bỏ chúng. Phương pháp ngồi thiền phù hợp với một số người nhưng đôi khi bạn chỉ cần đi coi một phim xi nê giữa ban ngày cũng có thể làm bạn bớt căng thẳng và chống được cảm cúm. 7. Tập thể dục đều đặn Bác sĩ Haagen ở Mayo Clinic cho biết thêm là tập thể dục sẽ làm cho cơ thể tự chống trả bệnh tật. Cơ quan American College of Sport Medicine đề nghị là mỗi ngày bạn phải tập thể dục khoảng 30 phút để tránh bị nhiễm trùng bộ máy hô hấp. Nếu bạn là người năng tập thể dục thì khi bị cảm cúm, bạn cũng sẽ mau lành bệnh hơn. Những nhà nghiên cứu cũng cho biết nếu chúng ta đi bộ 45 phút một ngày thì sẽ giảm bớt đi một nửa thời gian bị cảm. Nguồn: Oanh Thơ, thanhda.com, Hồ Xuân Thiện biên tập lại một ít để phù hợp hơn với cúm H1N1/09. Đã được cập nhật lúc 01/08/2009 17:00 Trang | 8
- Làm sao trị cúm? Cúm và các biến chứng đi liền với nó đã giết hàng trăm người tại Anh mỗi năm. Nhưng mặc dù đã có nhiều đầu tư cho nghiên cứu về virus này, đến nay chưa có cách trị. Tuy nhiên, có một số vắc xin có hiệu quả phòng ngừa. Các vắc xin này thường được tiêm mỗi năm cho người già và người có nguy cơ bị cúm. Nhưng cứ mỗi vài năm thì một dòng mới của virus cúm lại xuất hiện và lan truyền nhanh chóng, làm cho các phương pháp phòng ngừa không chạy theo kịp. Điều này làm cho đại dịch cúm có thể xảy ra gây nguy hiểm cho hàng triệu người. Đại dịch cúm kinh hoàng nhất của thế kỷ vừa qua là trận Cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nó đã giết khoảng 40 triệu người, còn hơn cả Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Cúm là gì? Nhiều người lẫn lộn giữa cúm và cảm thông thường. Có sự giống nhau của 2 loại bệnh. Cả hai đều do virus gây ra. Theo Trung tâm Cảm Thông thường Cardiff, các triệu chứng của một trận cảm thông thường bao gồm: Đau và viêm họng; Nghẹt hay chảy mũi; Ho. Các triệu chứng của cúm thông thường bao gồm: Các cơn sốt cao (hơn 38,3oC hoặc 101oF) và ớn lạnh; Đau nhức cơ dữ dội; Và tiếp theo là các triệu chứng của cảm thông thường; Cúm thường xuất hiện nhanh hơn là cảm. Cả cảm và cúm thường hết sau khoảng 5-6 ngày đối với người khỏe mạnh bình thường, và lây truyền bằng các cách giống nhau – ho, hắt xì hơi, và ngón tay bị dính virus khi dụi vào mũi và mắt. Làm sao trị cúm? Có một vắc xin tạm thời phòng cúm, và những người hưởng lợi từ vắc xin này nhất bao gồm người già, người với hệ miễn dịch bị suy giảm, và trẻ em. Những người này có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Còn lại hầu hết những người khác khi bị cúm thì triệu chứng có thể được biến mất khi nghĩ ngơi và mua các loại thuốc bán sẵn trên quầy (HXT: ở VN thì bệnh nhân kêu thuốc gì thì nhà thuốc bán thuốc ấy, tự do hơn Tây nhiều). Trang | 9
- Các triệu chứng khó trị nhất là đau nhức, sốt cao và ho kéo dài. Một người bị cúm thì nên: Uống paracetamol để giảm sốt cao và đau nhức; Uống xi rô trị ho hoặc uống thật nhiều nước ấm có pha đường và trái cây, như nước chanh nóng pha với mật ong; Bởi vì sốt sẽ gây nên đổ mồ hôi và cơ thể mất nước, bệnh nhân nên tăng cường uống nước ép trái cây, nước thường hoặc ấm; Hút thuốc làm nặng cúm thêm, nên bệnh nhân cần tránh xa môi trường khói thuốc; Bệnh nhân bị sốt cao và đau nhức cơ thì nên nghĩ ngơi trên giường. Cách này sẽ làm giảm đau nhức và ngăn cảm virus phát tán lây lan. Các loại kháng sinh không có tác dụng với virus cúm, nhưng aspirin có thể được uống, mặc dù không được dùng cho trẻ em bị cúm. Aspirin có thể gây hội chứng Reye cho trẻ em, một bệnh thần kinh liên quan đến việc dùng aspirin ở người trẻ. Các thuốc diệt virus có thể được sử dụng đối với bệnh nhân có nguy cơ cao mà bị cúm thông thường, và thuốc chỉ có tác dụng nếu được uống trước 48 giờ kể từ khi có triệu chứng. Thuốc diệt virus không trị được cúm, nhưng có thể giúp làm giảm triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm. Các hướng dẫn từ Viện Quốc gia Y tế và Sức khỏe tốt nói rằng thuốc diệt virus chỉ nên được kê khi số người bị cúm đạt đến mức độ cao và có bằng chứng rõ ràng cho thấy cúm đang “lan truyền trong cộng đồng.” Các nhiễm trùng thứ cấp Đối với hầu hết người khỏe, nhiễm cúm không nguy hiểm gì cả mà chỉ là một lần trải nghiệm không vui mà thôi. Tuy nhiên với người già hoặc người bị các vấn đề sức khỏe mãn tính, như bệnh tim, cúm có thể gây ra các bệnh nặng hơn. Theo Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe, các biến chứng thường gặp nhất của cúm là viêm phế quản và viêm phổi vi khuẩn thứ cấp. Các bệnh này có thể làm cho bệnh nhân phải đi bệnh viện và gây nguy hiểm chết người cho người mẫn cảm. Virus cúm không phải luôn có khả năng gây tử vong cao, nhưng với người già và bệnh nó có thể làm cho họ chết sớm hơn. Trang | 10
- Các trận dịch Giới khoa học không hiểu được tại sao các virus lại trở thành các tên giết người hàng loạt, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy là một cơ chế phân tử có thể làm cho virus gây càn quét và tử vong cho người. Thường thì virus cúm chỉ tồn tại giới hạn trong các tế bào thuộc hệ hô hấp, nhưng một số virus lại có chìa khóa có thể mở cửa để tấn công các tế bào trên khắp cơ thể. Phát hiện mới này có thể giúp bác sĩ theo dõi virus cúm để nhận ra các thay đổi có thể làm cho virus có khả năng gây ra đại dịch. Các protein trên vỏ virus cúm thay đổi thường xuyên, làm cho vắc xin mới phải được phát triển để bảo vệ người phòng ngừa virus. Trong một năm, virus cúm không bao giờ là cố định, mà thường là các protein trên vỏ sẽ thay đổi nho nhỏ. Nguy hiểm nhất là sự “gãy kháng nguyên”, hiện tượng mà 2 virus khác nhau trộn lẫn vào nhau để tạo ra một dòng mới rất khác với trước đó. Bài này chỉ cung cấp thông tin cơ bản về các vấn đề sức khỏe. Nếu bạn lo lắng về bản thân, xin liên lạc với bác sĩ. Hồ Xuân Thiện, dịch từ BBC [1]. [1] http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/281873.stm Đã được cập nhật lúc 30/07/2009 15:18 Trang | 11
- Cách dùng Tamiflu Tamiflu là một loại dược phẩm cần được kê toa dùng để phòng tránh cúm và điều trị cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Tamiflu có ở dạng viên. Tamiflu đồng thời có dạng dung dịch hương trái cây với dụng cụ phân chia liều lượng cho trẻ 1 tuổi hoặc lớn hơn và cho người lớn gặp khó khăn khi nuốt viên nang. Tamiflu có thể được uống cùng hoặc không cùng với các thực phẩm khác. Như nhiều loại dược phẩm khác, nếu bạn dùng Tamiflu với bánh, sữa hay đồ ăn, khả năng rối loạn tiêu hóa có thể giảm đi. 1. Liều dùng Tamiflu Dùng trong điều trị cúm: dùng 1 liều, ngày hai lần, trong 5 ngày. Xem bảng liều lượng Tamiflu để biết chính xác. Dùng trong phòng ngừa cúm: dùng 1 liều, ngày một lần, trong 10 ngày. Xem bảng liều lượng Tamiflu để biết chính xác. Bảng: Liều lượng Tamiflu theo độ tuổi và cân nặng. *Liều 75 mg có thể lường bằng cách kết hợp 30 mg và 45 mg. Trong trường hợp dụng cụ phân chia liều lượng bị mất hoặc hư hỏng, có thể dùng xy- lanh hoặc dụng cụ khác để đo lường thể tích như sau: Cho trẻ nhẹ hơn 15 kg: 2,5 mL (½ muỗng canh). Cho trẻ từ 16 kg - 23 kg: 3,8 mL (¾ muỗng canh). Cho trẻ từ 23 kg - 40 kg: 5,0 mL (1 muỗng canh). Cho trẻ từ 41 kg trở lên: 6,2 mL (1 ¼ muỗng canh). 2. Bạn nên làm gì khi quên uống thuốc? Nếu bạn quên uống thuốc vào lúc nào đó, hãy uống ngay liều bỏ lỡ khi bạn nhớ ra, trừ khi đó là thời điểm nằm trong khoảng 2 giờ nữa là đến lần uống thuốc kế tiếp. Đừng Trang | 12
- uống 2 liều cùng lúc để bù cho liều đã bị quên. Sau đó bạn có thể tiếp tục uống thuốc như bình thường. 3. Dùng Tamiflu với các loại dược phẩm khác Tamiflu được chỉ ra là có rất ít tương tác tiêu cực với các loại dược phẩm khác. Bác sĩ hay các chuyên gia về sức khỏe có thể giới thiệu vài loại dược phẩm không cần kê toa để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong khi Tamiflu tấn công các virus cúm. Như với bất cứ loại dược phẩm nào, phải chắc chắn là bạn đã nói với bác sĩ về bất cứ loại thuốc kê toa hay không kê toa mà bạn đang dùng trước khi bắt đầu điều trị bằng Tamiflu. Một số loại vắc xin cúm qua đường mũi như FluMist®* không nên dùng trong vòng 2 tuần trước hoặc 48 giờ sau khi uống Tamiflu, trừ khi đã được bác sĩ cho phép. 4. Dùng Tamiflu trong trường hợp bạn có bệnh về thận Nếu bạn bị bệnh nào đó về thận, hãy nói với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị bằng Tamiflu. Có quy định về liều lượng đặc biệt đối với nhóm bệnh này như sau: Liều điều trị: 1 liều 75 mg, mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày. Liều phòng ngừa: 1 liều 75 mg, cách ngày hoặc liều 30mg, mỗi ngày 1 lần. 5. Bảo quản Tamiflu thế nào? Viên nang Tamiflu nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng thấp hơn 25oC và giữ ở nơi khô ráo. Trữ lạnh dung dịch Tamiflu ở 2ºC đến 8ºC. Đừng làm đông lạnh. Như tất cả các loại thuốc, giữa Tamiflu cách xa tầm với của trẻ em. Nguyễn Thị Thu Trang, dịch từ Tamiflu.com Đã được cập nhật lúc 30/07/2009 15:02 Trang | 13
- Không biết mình bị cúm thường hay bị H1N1/09? Hỏi: Em là 1 độc giả của trang web dichcum.com. Hôm nay em có câu hỏi, muốn nhờ anh tư vấn xem em có bị nhiễm cúm H1N1 không. Em có tiếp xúc với người đi trên chuyến bay từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh. Mấy ngày nay em bị sốt, ban đầu là sốt, bị đau họng, đờm nhiều. Qua ngày hôm nay thì bị thêm hắt hơi, sổ mũi nhiều. Cảm giác cũng hay bị nhức đầu, chóng mặt... Thời gian phát bệnh là bao lâu vậy anh? Qua bao lâu thì bệnh tự khỏi? Em có thể chữa trị tại nhà không? Em tìm hiểu thông tin trên mạng thì chi phí xét nghiệm hết 125USD, vượt khả năng của em, nên em chỉ ở nhà uống thuốc thôi. Em cũng đang phân vân không biết mình bị cúm thông thường hay bị H1N1. Đáp: Mình cần thêm thông tin về triệu chứng của bạn, ví dụ như: Trên chuyến bay của bạn có có ai được chẩn đoán xác định là nhiễm cúm H1N1 không, sau chuyến bay bao lâu thì bạn bắt đầu sốt, sốt bao nhiêu độ, đờm nhiều mức độ thế nào và có màu gì không... Tuy nhiên theo mình, việc chẩn đoán xác định bạn có bị nhiễm cúm H1N1 không cũng không cần thiết, bởi cúm thường hay H1N1 đa số cũng chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là khỏi. Các thuốc điều trị triệu chứng cũng có thể dùng nếu quá khó chịu (chảy mũi nhiều hoặc đau đầu quá chẳng hạn). Bạn nên hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang, vệ sinh bàn tay và miệng họng để giảm lây nhiễm cho gia đình và tránh các biến chứng nhiễm trùng khác. Rất khó có thể chẩn đoán bệnh mà không qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm nên tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám nếu thấy triệu chứng kéo dài hoặc nặng thêm. Chúc bạn sớm khỏe và đừng ngại gửi thư cho chúng tôi nếu như bạn còn chưa an tâm. Mai Hải Nam Đã được cập nhật lúc 01/08/2009 17:16 Trang | 14
- Hướng dẫn sử dụng khẩu trang 1. Vì sao cần mang khẩu trang để phòng tránh bệnh cúm A/H1N1? Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều chứng cứ cho thấy sự lây lan từ người sang người của vi-rút cùm A/H1N1 chủ yếu là qua những giọt dịch tiết đường hô hấp của người bệnh được bắn vào không khí khi người bệnh nói, ho, hắt hơi. Mang khẩu trang che kín mũi, miệng là một trong những biện pháp giúp giảm và phòng tránh được sự lây lan này. 2. Những người nào nên mang khẩu trang? Người thân trong gia đình, bạn bè, những người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với người bị cúm A/H1N1 hoặc người có biểu hiện sốt, ho, đau họng, hắt hơi, nhất là khi không gian tiếp xúc chật hẹp, không thông thoáng. Nhân viên y tế. Người bị bệnh cúm A/H1N1 hoặc có các biểu hiện của bệnh cúm. Người sống trong vùng đang có dịch xảy ra. 3. Nên sử dụng những loại khẩu trang nào? Có thể sử dụng những loại khẩu trang bày bán trên thị trường (bằng giấy hay bằng vải), nếu không có khẩu trang có thể dùng khăn tay, mảnh vải sạch để che mũi miệng nhưng phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây: Khẩu trang phải được buộc chặt, che kín mũi miệng, không có khoảng hở nào giữa khẩu trang và vùng mũi miệng của người sử dụng. Nếu là khẩu trang bằng vải thì phải khô, không được ẩm ướt. Tránh mọi sự chạm tay vào khẩu trang trong suốt thời gian mang khẩu trang. Nếu lỡ chạm tay vào thì phải rửa tay bằng xà phòng ngay. Không sử dụng chung khẩu trang với người khác. Khẩu trang của người bệnh phải được thay mới hàng ngày, khẩu trang đã sử dụng phải được vứt bỏ vào thùng rác. Người tiếp xúc với người bệnh phải thay mới khẩu trang thường xuyên sau mỗi lần tiếp xúc, nếu là khẩu trang vải thì phải giặt thường xuyên với xà phòng và đem phơi nắng. Sau mỗi lần giặt khẩu trang phải rửa tay ngay bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi muốn cởi bỏ khẩu trang phải dùng tay tháo dây đeo khẩu trang ra, chỉ cầm phần dây đeo của khẩu trang, tuyệt đối không chạm tay vào bề mặt của khẩu trang. Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần cởi bỏ khẩu trang. Nguồn: Thu Trang, Medinet – SYTTPHCM [1]. [1] http://www.htdhcmc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=54:hng- dn-s-dng-khu-trang&catid=7:tt-bnh-nhan&Itemid=18 Đã được cập nhật lúc 02/08/2009 01:58 Trang | 15
- Chăm sóc người bệnh cúm H1N1/09 tại gia đình Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn an toàn hơn khi phải chăm sóc người bệnh tại nhà trong thời kỳ dịch cúm. 1. Bệnh cúm lây truyền ra sao? Cách lây lan chủ yếu của virus cúm từ người sang người là qua đường hô hấp do ho hay hắt hơi. Điều này xảy ra khi những giọt lỏng ti ti của nước bọt/nước mũi từ một cơn ho hay hắt hơi của người bị nhiễm cúm được truyền đi trong không khí và có thể rơi xuống miệng hoặc mũi của những người đứng gần đó. Virus cúm cũng có thể lây lan khi một người chạm phải những giọt lỏng li ti này trên một người khác hay trên vật thể nào đó và sau đó lại chạm vào chính mũi hoặc miệng của họ (hay mũi hoặc miệng của người khác) trước khi rửa tay. 2. Người nhiễm cúm H1N1/09 được chăm sóc tại nhà nên Liên lạc với cơ sở y tế để được biết về các yêu cầu chăm sóc đặc biệt nào cần thiết đối với trường hợp họ là phụ nữ đang mang thai hoặc có các bệnh nguy cơ như tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, khí thũng phổi. Báo với cơ sở y tế để biết họ có nên dùng thuốc chống virus hay không. Ở tại nhà trong vòng 7 ngày kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên cho đến sau khi hết bệnh 24 tiếng, tùy theo trường hợp nào lâu hơn. Nghỉ ngơi thật nhiều. Uống các loại nước sạch (nước trắng, nước thịt, nước uống thể thao, nước cân bằng điện giải cho trẻ em) để tránh mất nước. Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi. Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi sử dụng khăn giấy và sau khi ho hoặc hắt hơi vào tay. Tránh tiếp xúc gần với người khác - không đi làm hoặc đi học khi bị bệnh. Để ý thật cẩn thận với các triệu chứng khẩn cấp (xem dưới đây) có thể cho thấy bạn cần có sự chăm sóc chuyên khoa. 3. Dược phẩm giúp giảm triệu chứng cúm Kiểm tra với cơ sở cung cấp dịch vụ y tế hoặc dược sĩ để biết cách sử dụng thuốc chính xác và an toàn. Thuốc chống virus đôi khi có thể giúp giảm triệu chứng cúm, nhưng cần phải được kê toa. Hầu hết mọi người đều không cần đến thuốc chống virus để có thể khỏi bệnh cúm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao đối với biến chứng của cúm, hoặc những ai bị nặng cần phải đưa vào bệnh viện, dùng thuốc chống virus có thể có lợi. Thuốc chống virus có thể được dùng cho người từ 1 tuổi trở lên. Hãy yêu cầu cơ sở y tế khi bạn cần thuốc chống virus. Nhiễm cúm có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn. Vì thế, một số người có thể cần đến thuốc kháng sinh. Nếu bệnh cúm nghiêm trọng hoặc kéo dài, hoặc bệnh có vẻ đỡ hơn rồi lại nặng trở lại thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy người đó đã bị nhiễm vi khuẩn. Hãy kiểm tra với cơ sở y tế nếu bạn cảm thấy lo lắng. Trang | 16
- Chú ý! Không cho trẻ nhỏ hoặc thiếu niên dưới 20 tuổi dùng aspirin khi bị cúm, vì điều này có thể gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có tên là Hội chứng Reye. Kiểm tra thành phần của thuốc cảm và cúm (các loại thuốc bán không cần kê toa) để xem chúng có chứa aspirin hay không. Trẻ em hoặc thiếu niên dưới 20 tuổi bị cúm có thể dùng thuốc không chứa aspirin như acetaminophen (Tylenol®) và ibuprofen (Advil®, Motrin®, Nuprin®) để giảm triệu chứng bệnh. Trẻ em nhỏ hơn 4 tuổi không được dùng thuốc cảm bán không kê toa mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Biện pháp chăm sóc an toàn nhất cho trẻ dưới hai tuổi bị cúm là dùng dụng cụ làm ẩm phun sương và ống bơm để hút sạch chất nhầy trong mũi khi mũi bị nghẹt. Sốt và đau nhức có thể được điều trị bằng acetaminophen (Tylenol®) hoặc ibuprofen (Advil®, Motrin®, Nuprin®) hoặc các loại thuốc kháng viêm không có steroid (NSAIDS). Ví dụ như các loại thuốc sau: Acetaminophen (Tylenol®), Ibuprofen (Advil®, Motrin®, Nuprin®), Naproxen (Aleve). Các loại dược phẩm cho cảm, cúm bán không cần kê toa được dùng theo hướng dẫn kèm theo thuốc có thể giúp giảm một số triệu chứng như ho và nghẹt thở. Điều quan trọng là những loại thuốc này không thể làm giảm mức độ lây nhiễm của người bệnh. Kiểm tra thành phần trên nhãn hiệu để xem nếu thuốc có acetaminophen hay ibuprofen trước khi uống thêm các loại thuốc này - đừng uống liều gấp đôi! Các bệnh nhân bị bệnh thận hoặc có vấn đề về dạ dày nên kiểm tra với các cơ sở y tế trước khi dùng bất cứ loại thuốc NSAIDS nào. Kiểm tra với cơ sở y tế hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng một loại thuốc khác không kê toa hoặc có kê toa mà không liên quan đến bệnh cúm. 4. Khi cần cấp cứu Hãy điện thoại cho bệnh viện yêu cầu chăm sóc chuyên khoa nếu người bệnh tại nhà bị: Khó thở hay đau ngực. Môi tím hoặc xanh tái. Ói mửa hoặc ói cả dịch lỏng. Có dấu hiệu mất nước như hoa mắt, chóng mặt khi đứng, bí tiểu, hoặc ở trẻ nhỏ khóc thiếu nước mắt. Lên cơn động kinh (ví dụ: co giật không kiểm soát được). Phản ứng chậm hơn bình thường hoặc trở nên lú lẫn. 5. Các bước để giảm sự lây nhiễm cúm trong gia đình Khi chăm sóc một thành viên trong gia đình bị bệnh cúm, điều quan trọng nhất là bảo vệ bản thân bạn và những người chưa bị bệnh bằng cách: Giữ người bệnh cách xa những người khác càng nhiều càng tốt (xem “Nơi ở cho người bị bệnh” ở bên dưới). Nhắc nhở người bị bệnh che mũi miệng khi họ ho, rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Mỗi người trong gia đình phải thường xuyên rửa tay sạch với xà bông và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn. Trang | 17
- Hỏi cơ sở y tế xem mọi người trong gia đình đã có tiếp xúc với người bệnh - đặc biệt là nếu những người này có bệnh mãn tính - có nên dùng thuốc chống virus như oseltamivir (Tamiflu®) hay zanamivir (Relenza®) để ngăn ngừa cúm. 6. Nơi ở cho người bị bệnh Giữ người bệnh ở trong một phòng riêng biệt tách khỏi khu vực chung của gia đình (ví dụ: một phòng có giường trống với nhà tắm riêng, nếu có thể). Đóng cửa phòng bệnh. Ngoại trừ trường hợp cần chăm sóc chuyên khoa, người bệnh không nên rời khỏi nhà khi họ bị sốt hoặc trong suốt thời gian họ có thể lây nhiễm bệnh cho người khác (tại thời điểm hiện tại, giới khoa học tin rằng virus cúm H1N1/09 có tính chất lây lan giống như cúm thông thường. Với cúm thông thường, các nghiên cứu cho thấy rằng người ta có thể lây nhiễm bệnh từ một ngày trước khi họ có triệu chứng cho đến 7 ngày sau khi họ bị bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể có khả năng lây nhiễm tiềm tàng trong thời gian lâu hơn). Nếu người bệnh cần rời khỏi nhà (ví dụ phải đi chăm sóc chuyên khoa), họ nên che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi và mang khẩu trang y khoa nếu có. Cho người bị bệnh đeo khẩu trang y khoa nếu họ cần ra vào khu vực chung trong nhà gần những người khác . Nếu có thể, người bệnh nên dùng một phòng tắm riêng, phòng tắm này nên được làm sạch hàng ngày với chất tẩy rửa trong gia đình (xem dưới đây). 7. Bảo vệ những người khác trong gia đình Người bệnh không nên tiếp khách đến thăm, trừ tiếp xúc với người chăm sóc. Một cuộc điện thoại sẽ an toàn hơn là một cuộc thăm viếng mặt đối mặt. Nếu có thể, chỉ nên để một người lớn trong nhà chăm sóc người bệnh. Tránh để phụ nữ có thai chăm sóc người bệnh, vì phụ nữ có thai thuộc đối tượng nguy cơ cao với biến chứng của bệnh cúm vì hệ miễn dịch kém trong thời gian mang thai). Tất cả mọi người trong gia đình nên rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh hoặc phòng người bệnh hoặc phòng tắm. Dùng giấy vệ sinh lau khô tay sau khi rửa hoặc dùng khăn tắm riêng cho mỗi người trong nhà. Ví dụ, mỗi người dùng một màu khăn riêng. Nếu có thể, xem xét việc duy trì sự thông thoáng khí trong những khu vực dùng chung (chẳng hạn như mở cửa sổ trong phòng tắm, bếp…). Thuốc chống virus có thể dùng để ngăn ngừa cúm, vì thế kiểm tra với cơ sở y tế để xem những người trong gia đình có nên dùng thuốc chống virus hay không. 8. Nếu bạn là người chăm sóc Tránh mặt đối mặt với người bệnh. Khi bế trẻ nhỏ bị bệnh, để cằm của bé lên vai bạn. Như thế bé sẽ không ho vào mặt bạn. Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn sau khi bạn tiếp xúc với người bệnh, hoặc chạm vào khăn giấy đã sử dụng, hoặc mang quần áo đi giặt. Nói với cơ sở y tế để dùng thuốc kháng virus để ngăn ngừa cúm cho người chăm sóc. Tự theo dõi bản thân và các thành viên trong gia đình trước các triệu chứng cúm và liên hệ với đường dây nóng hoặc cơ sở y tế khi có triệu chứng xuất hiện. 9. Sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ Tránh tiếp xúc gần (gần hơn 2 mét) với người bệnh càng nhiều càng tốt. Trang | 18
- Nếu bạn phải tiếp xúc gần vời người bệnh (ví dụ: bế trẻ bị bệnh) cố gắng hạn chế thời gian tiếp xúc ở mức thấp nhất và cố gắng mang khẩu trang (ví dụ như khẩu trang y tế) hoặc khẩu trang dùng một lần loại N95. Một khẩu trang N95 vừa khít với khuôn mặt bạn có thể lọc những phần tử nhỏ có thể hít phải ở khu vực ngay khẩu trang, nhưng thở qua mặt nạ thì sẽ dễ hơn so với thở qua một khẩu trang N95 trong một thời gian dài. Mặt nạ và khẩu trang có thể mua ở tiệm thuốc. Mang khẩu trang N95 nếu bạn giúp đỡ người bệnh xử lý đường hô hấp bằng bình xịt hoặc ống hít, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Xử lý đường hô hấp nên thực hiện ở trong một phòng cách biệt với khu vực chung trong nhà khi có thể. Mặt nạ hoặc khẩu trang N95 đã sử dụng nên lấy ra và ngay lập tức bỏ vào thùng rác để nó không chạm vào bất cứ thứ gì khác. Tránh sử dụng lại các mặt nạ và khẩu trang sử dụng một lần khi có thể. Nếu sử dụng loại bằng vải có thể dùng nhiều lần, nó phải được giặt sạch bằng bột giặt và sấy khô bằng hơi nóng. Sau khi bạn gỡ bỏ mặt nạ hoặc khẩu trang N95, rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn. 10. Làm sạch nhà cửa, giặt giũ và xử lý chất thải Bỏ các khăn giấy và các đồ dùng một lần đã sử dụng của người bệnh vào thùng rác. Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với khăn giấy đã sử dụng và các vật thải tương tự. Giữ sạch các bề mặt (đặc biệt là bàn cạnh giường, các bề mặt trong phòng tắm, đồ chơi trẻ em), bằng cách lau chùi bằng chất tẩy rửa gia dụng theo hướng dẫn trên sản phẩm. Các đồ vải, đồ dùng ăn uống, và bát đĩa của người bệnh không cần giặt riêng nhưng quan trọng là những đồ này không được dùng chung khi chưa qua rửa sạch. Giặt các đồ vải (như ra trải giường và khăn tắm) bằng xà phòng giặt gia dụng và sấy khô ở chế độ nóng. Tránh ôm đồ giặt trước khi giặt để tránh lây nhiễm cho bạn. Rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc các dung dịch rửa tay có chứa cồn sau khi tiếp xúc với đồ giặt dơ. Đồ dùng ăn uống nên rửa sạch trong bồn rửa chén bằng tay với nước và xà phòng. 11. Lưu ý: Rửa tay sạch đúng cách: Thao tác theo hướng dẫn trong hình vẽ dưới đây (theo khuyến cáo của WHO). Trang | 19
- Nguyễn Thị Thu Trang, dịch từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ [1]. Hồ Xuân Thiện bổ sung hình ảnh, biên tập một ít để phù hợp với tình hình Việt Nam. [1] http://www.cdc.gov/h1n1flu/guidance_homecare.htm Đã được cập nhật lúc Thứ Năm, 30/07/2009 14:54 Trang | 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn