intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cúm (Influenza) và chăm sóc y tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra theo mùa. Trong lịch sử thế giới và Việt Nam, đã có rất nhiều đại dịch cúm làm chết hàng triệu người. Ngày nay một số đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai và một số người mắc các bệnh mạn tính vẫn có thể gặp nguy hiểm ngay cả khi bị nhiễm cúm thông thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cúm (Influenza) và chăm sóc y tế

  1. Tổng quan CÚM (INFLUENZA) VÀ CHĂM SÓC Y TẾ ThS.BS NGUYỄN NHƯ VINH Trung Tâm Đào Tạo Bác Sĩ Gia Đình, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Khoa Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp, Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh BS TRẦN QUỐC TÀI Khoa Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp, Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1. GIỚI THIỆU bào hô hấp của người bị nhiễm. Kháng nguyên N Bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do (neuraminidase) phá vỡ các liên kết giữa virus và virus cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. tế bào biểu mô hô hấp, đồng thời, neuraminidase Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy tương tác với quá trình bắt giữ tự tập trung qua ra theo mùa. Trong lịch sử thế giới và Việt Nam, trung gian hemagglutinin trong dịch tiết hô hấp. đã có rất nhiều đại dịch cúm làm chết hàng triệu Do đó, neuraminidase giúp phóng thích virus người. Ngày nay một số đối tượng như trẻ em, từ các tế bào bị nhiễm virus ra ngoài. Trong các người già, phụ nữ có thai và một số người mắc chủng gây bệnh ở người, 3 hemagglutinin dưới các bệnh mạn tính vẫn có thể gặp nguy hiểm ngay nhóm (H1, H2 và H3) và 2 neuraminidase dưới cả khi bị nhiễm cúm thông thường. nhóm (N1 và N2) đã được mô tả. Hiện tại, đã có 16 loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase 2. TỔNG QUAN VỀ CÚM của chủng cúm A được báo cáo. Virus cúm: - Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift) và Hiện có 3 type virus cúm là cúm A, B và C. Trong biến thể kháng nguyên (antigenic drift): Virus đó cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. cúm A có khả năng đặc biệt là thay đổi các kháng Cúm A thường gặp và là nguyên nhân của nhiều nguyên trên glycoprotein vỏ của chúng, thông đại dịch lớn trên thế giới. Cúm B gây bệnh nhẹ qua hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng hơn và có xu hướng lưu hành cùng với cúm A nguyên. Hoán vị kháng nguyên là các thay đổi lớn trong các đợt bùng phát hàng năm. Cúm C gây về kháng nguyên H và N, trong khi đó biến thể bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng giống như cảm kháng nguyên là các thay đổi nhỏ. Hoán vị kháng lạnh, gây viêm hô hấp cấp ở trẻ em và một số ca nguyên có tương quan tới các đợt dịch và đại dịch ở người lớn (1). cúm A, trong khi biến thể kháng nguyên chỉ gây ra các đợt bùng phát ở địa phương với nhiều mức - Đặc tính kháng nguyên: Cúm A được độ khác nhau. phân loại dựa vào kháng nguyên bề mặt của chúng. Kháng nguyên H (haemagglutinin) là Cụ thể, hoán vị kháng nguyên là kết quả của glycoprotein bề mặt gắn kết với các đầu sialic acid một phần bộ gen virus cúm có tỷ lệ cao bị hoán vị trên glycoprotein bề mặt tế bào biểu mô hô hấp. ở các virus khác nhau cùng nhiễm trên cùng một Đây là vị trí gắn kết cần thiết để gây lây nhiễm. tế bào. Hoán vị giữa virus động vật và người gây Nói cách khác, hemagglutinin giúp virus đi vào tế ra các dưới type đại dịch (bảng 1) (2,3). 31 Hô hấp số 17/2018
  2. Tổng quan Bảng 1. Dưới type virus cúm A và tương quan với các Cách thức gây bệnh và lan truyền của cúm: trận dịch hay đại dịch trên thế giới (4). Virus cúm A tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có Năm Dưới type Mức độ nặng đợt bùng phát thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, 1889 – 1890 H2N8 Đại dịch nặng ghế, tủ... hay có thể tồn tại trong quần áo từ 8 đến 1900 – 1903 H3N8 Dịch trung bình 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. 1918 – 1919 H1N1 Đại dịch nặng Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường 1933 – 1935 H1N1 Dịch nhẹ nước như có thể sống được đến 4 ngày trong môi 1946 – 1947 H1N1 Dịch nhẹ trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống 1957 – 1958 H2N2 Đại dịch nặng đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi 1968 – 1969 H3N2 Đại dịch trung bình trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường 1977 – 1978 H1N1 Đại dịch nhẹ cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, 2009 – 2010 H1N1 Đại dịch nhẹ tới trung bình thiếu ánh nắng để diệt virus. Giữa các năm xảy ra sự hoán vị kháng nguyên, Cúm thường lây nhiễm từ người sang người biến thể kháng nguyên xảy ra gần như mỗi năm, qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải virus gây ra các đợt bùng phát ở nhiều mức độ khác nhau. có trong các luồng khí từ đường hô hấp của người bị cúm khi người đó ho hay hắt hơi. Bệnh cũng có Tuy vậy, các đợt bùng phát này thường ít lan rộng thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay và nặng nề như các đợt dịch và đại dịch do hoán dính virus qua bắt tay, sử dụng chung điện thoại, vị kháng nguyên. Biến thể kháng nguyên được các remote tivi… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của nhà khoa học cho rằng là kết quả của các đột biến mình. Người mang virus cúm A(H1N1) có khả điểm trong đoạn gen RNA quy định hemagglutinin năng truyền virus cho những người xung quanh hay neuraminidase, hay xảy ra sau khi lây nhiễm ở trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ dân số nhạy cảm (5). Nhờ hai hiện tượng này, virus khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng cúm khi chuyển đổi một trong 2 loại kháng nguyên mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với H và N này thì nó sẽ trở thành một virus dưới type người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người khác. Ví dụ như loại cúm H1N2 khi thay đổi kháng như trường học, nhà trẻ, bệnh viện. nguyên N2 thành N1 thì sẽ tạo thành loại mới là H1N1 hoặc khi kháng nguyên H1 chuyển thành Lịch sử các đại dịch ở Việt Nam và thế giới: H5 thì sẽ tạo ra loại mới là H5N2. Như vậy, với Các đợt bùng phát dịch do cúm A thường khởi khả năng chuyển đổi rất lớn các kháng nguyên H phát điển hình một cách đột ngột, đặt đỉnh trong và N, có rất nhiều virus cúm A dưới type với tổ hợp vòng 2 tới 3 tuần và kéo dài từ 2 tới 3 tháng (6,7). H và N khác nhau. So với virus cúm A, virus cúm Trong phần lớn các đợt bùng phát, chỉ điểm sớm B ít có xu hướng thay đổi kháng nguyên hơn, chỉ nhất của hoạt động cúm là tăng bệnh lý hô hấp có có biến thể kháng nguyên về hemagglutinin được sốt ở trẻ em, theo sau là tăng các bệnh lý do cúm báo cáo. Vì có quá nhiều loại cúm A chỉ khác nhau ở người lớn. Phần lớn các đợt bùng phát có tỷ lệ kháng nguyên H và/hoặc N nên thuốc chích ngừa tấn công 10-20% dân số chung, nhưng tỷ lệ này cúm phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với có thể vượt quá 50% trong các đợt đại dịch (8). loại cúm A đang hiện diện nhiều nhất. Đây cũng Tại Việt Nam, đại dịch cúm gần đây nhất là lý do các thuốc chích ngừa cúm thay đổi hàng là vào năm 2009 do cúm gia cầm A dưới type năm và các thuốc ở năm trước nếu dùng không hết H1N1. Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, từ không thể dùng trong năm kế tiếp. Một số loại cúm 31/05/2009 tới 30/09/2009, Việt Nam có 9.868 nổi tiếng vì khả năng gây bệnh nguy hiểm như cúm trường hợp nhiễm cúm H1N1, trong đó có 22 ca gia cầm H5N1. Cúm H1N1 cũng đã từng gây nguy tử vong. Hình 1 thể hiện rõ đỉnh điểm của trận đại hiểm với tên gọi là cúm heo. dịch, so sánh với các năm còn lại. 32 Hô hấp số 17/2018
  3. Tổng quan Hình 1. Số mẫu cúm dương tính theo phân loại dưới nhóm tại Việt Nam trong 10 năm 2007-2017 (Nguồn: FluNet, www.who.int/flunet, GISRS) Trong một nghiên cứu ở 33 nước từ năm nhỏ hơn 5 tuổi và lớn hơn 64 tuổi. 1999 tới 2015, công bố trên tờ Lancet vào năm Mặc dù tỷ lệ tử vong thường không đồng đều 2018, cho thấy tỷ lệ bệnh tật về hô hấp do cúm trong các trận đại dịch cúm, tập trung ở các đối mỗi năm thay đổi từ 0,1 tới 6,4/100 ngàn dân < tượng lớn tuổi và trẻ sơ sinh, một sự dịch chuyển 65 tuổi, 2,9 - 44,0/100 ngàn dân 65-74 tuổi và 17,9 - 223,5/100 ngàn dân ở các đối tượng ≥ 75 về tuổi đã được báo cáo trong các trận đại dịch (10,11). tuổi (9). Tỷ lệ tử vong cao nhất ước tính ở Châu Phi Trong trận đại dịch cúm năm 1918, tỷ lệ tử vong Hạ Sahara (2,8 - 16,5/100 ngàn dân), Đông Nam cao nhất xảy ra không chỉ hai độ tuổi biên mà còn ở Á (3,5 - 9,2/100 ngàn dân) và ở các đối tượng người trẻ từ 20 tới 40 tuổi. Trong trận đại dịch năm ≥75 tuổi (51,3 - 99,4/100 ngàn dân). Bệnh nhân 2009, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao được ghi nhận ở có bệnh mạn tính phải nhập viện nhiều vì cúm nhóm trẻ em và thanh thiếu niên. Trong năm 2018, dao động từ khoảng 20 tới hơn 1000/100 ngàn chỉ có một số ca nhiễm cúm được báo cáo tại Việt dân, với tỷ lệ cao nhất xảy ra ở nhóm đối tượng Nam. Số liệu này được thể hiện ở hình 2. Hình 2. Số mẫu cúm dương tính theo phân loại dưới nhóm tại Việt Nam trong năm 2018 (Nguồn: FluNet, www.who.int/flunet, GISRS) 33 Hô hấp số 17/2018
  4. Tổng quan 3. CHẨN ĐOÁN MỘT NGƯỜI BỊ NHIỄM CÚM A (H1N1). Người lành mang virus là người không Cúm mùa (seasonal influenza) là bệnh hô hấp có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm cấp tính gây ra do virus cúm A và B. Mặc dù A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được xấu đi nhanh, nhiễm cúm thường tự giới hạn. báo cáo (12). Tuy nhiên, bệnh tật và tử vong tăng lên ở một số Bệnh nhân nên được xét nghiệm tìm cúm nếu dân số nguy cơ cao. Trong thời gian diễn ra một kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng tới quyết định đợt bùng phát cúm, bệnh nhân tới với bệnh hô lâm sàng như bắt đầu điều trị kháng virus hay hấp cấp tính kèm sốt có thể được chẩn đoán là kháng sinh, tiến hành các xét nghiệm khác. Các nhiễm cúm với khả năng chính xác cao. Ngược bệnh nhân nên được xét nghiệm gồm bệnh nhân lại, những trường hợp riêng lẻ nhiễm cúm không nội trú có bệnh hô hấp cấp tính kèm sốt, tất cả các thể phân biệt với nhiễm các virus khác nếu chỉ bệnh nhân suy giảm miễn dịch có bệnh hô hấp cấp dựa vào dữ kiện lâm sàng. tính kèm sốt. Đồng thời, bác sĩ điều trị cũng cần Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, hiểu được giới hạn của các xét nghiệm tìm cúm điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1), tiêu và ảnh hưởng của kết quả tới quyết định lâm sàng chuẩn chẩn đoán nhiễm cúm như sau: nghi ngờ (bảng 2). Vì xét nghiệm kháng nguyên nhanh có khi bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng độ nhạy kém, kết quả âm tính nên cần được phân viêm long đường hô hấp; chẩn đoán xác định khi tích cẩn thận, xem xét có phải âm giả hay không. bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng cúm và có xét Trong một số tình huống, có thể tiếp tục làm RT- nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm PCR và/hoặc cấy virus để có chẩn đoán xác định. Bảng 2. Đặc điểm của các xét nghiệm tìm virus cúm (13). Xét nghiệm Thời gian có kết quả Mẫu chấp nhận được Nhận xét RT-PCR thông thường và xét Dao động (thông Phết mũi hầu, rửa mũi hầu hay Độ nhạy cao, độ chuyên rất cao; nghiệm phân tử khác (xác định thường 1 tới 8 giờ) phế quản, dịch hút mũi hay nội được khuyến cáo mạnh, có thể phân RNA hay nucleic acid virus cúm) khí quản, đàm, phết họng* biệt giữa cúm A và B và dưới type Xét nghiệm phân tử nhanh
  5. Tổng quan Xét nghiệm Thời gian có kết quả Mẫu chấp nhận được Nhận xét Xét nghiệm xác định < 15 phút - Xác định nhưng không phân biệt neuraminidase cúm A và B Cấy virus Phết mũi hầu, rửa mũi hầu hay Độ nhạy trung bình cao và độ chuyên phế quản, dịch hút mũi hay nội cao nhất, dùng để xác nhận lại kết khí quản, phết họng* quả của xét nghiệm tầm soát, nhưng không có vai trò trong can thiệp sớm Cấy virus trong vỏ 24 tới 72 giờ - - Phân lập trong cấy tế bào 3 tới 10 ngày - - Xét nghiệm huyết thanh (ức Huyết thanh Chỉ có ở một số phòng thí nghiệm, chế hemagglutinin, ELISA, không có vai trò trong can thiệp gắn kết bổ thể hay trung hòa) sớm, chỉ khuyến cáo để chẩn đoán hồi cứu, theo dõi hay nghiên cứu Viết tắt: RT-PCR: reverse-transcriptase polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi polymerase sao mã ngược); CLIA: Clinical Laboratory Improvement Amendments (Sử đổi cải thiện phòng thí nghiệm lâm sàng); EIA: enzyme immunoassay (xét nghiệm miễn dịch enzyme); ELISA: enzyme-linked immunosorbent assay (xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme) * Phết họng kém hơn lấy mẫu mũi hầu để xác định virus cúm, nhưng có thể được sử dụng nếu không thể lấy mẫu mũi hầu. 4. CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ NHIỄM giúp bệnh cúm hết nhanh hơn. Bệnh nhân cũng CÚM được khuyến khích uống nhiều nước, nghỉ ngơi cho đến khi bình phục hoàn toàn, cùng với hoạt Chăm sóc ở tuyến ban đầu: động trong giới hạn dung nạp. Kháng sinh chỉ Hầu hết bệnh nhân bị cúm tự hết sau 1-2 tuần mà được chỉ định khi có biến chứng nhiễm vi khuẩn không cần điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng đi kèm với cúm, như trong trường hợp viêm phổi, nghiêm trọng có thể xảy ra, với biểu hiện khó thở, viêm tai giữa hay viêm xoang do vi khuẩn. đau hay đè ép lồng ngực hay dạ dày, có dấu hiệu Chăm sóc ở bệnh viện: mất nước như chóng mặt khi đứng hay không đi tiểu, lơ mơ hay nôn liên tục hay không thể uống Thuốc kháng virus có thể được dùng để điều trị đủ nước. Trẻ em có thể biểu hiện bằng da xanh tái, hay phòng ngừa cúm, tuy nhiên thuốc này không bứt rứt nhiều, khóc không có nước mắt (sơ sinh), phổ biến ở nước ta và thường chỉ được dùng trong sốt kèm nổi ban hay khó đánh thức. Bộ Y tế quy mùa dịch. Phần lớn người mắc cúm không cần định bệnh nhân nhiễm cúm phải được cách ly và phải sử dụng đến thuốc này mà chỉ những người thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng (12). có triệu chứng nặng hay có nguy cơ bị biến chứng cao mới được bác sĩ chỉ định dùng thuốc này. Điều trị triệu chứng như sốt, đau đầu, mỏi cơ Hiện có hai nhóm thuốc kháng virus được dùng do cúm với acetaminophen hay các thuốc kháng để điều trị và dự phòng cúm là (14,15): viêm không steroid. Nên tránh salicylate, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì mối - Thuốc ức chế neuraminidase (zanamivir - tương quan giữa sử dụng salicylate và hội chứng Relenza®, oseltamivir - Tamiflu® và peramivir) Reye ở các đối tượng nhiễm cúm. Thuốc ho có điều trị được cả cúm A và B. Thuốc ức chế thể được dùng để giảm bớt ho, tuy nhiên, ho đi neuraminidase có hiệu quả trung bình, làm giảm kèm với nhiễm cúm thường tự giới hạn ở phần thời gian và mức độ nặng triệu chứng, đặc biệt khi lớn các trường hợp. Điều trị triệu chứng cúm giúp được điều trị sớm. Thuốc ức chế neuraminidase bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn nhưng không thể cũng làm giảm thời gian giảm hiệu giá virus (16). 35 Hô hấp số 17/2018
  6. Tổng quan Nhóm này có tác dụng phụ thường nhẹ, thỉnh kháng virus với oseltamivir nếu đến khám sớm thoảng gây một số biến chứng nặng (17). Zanamivir ( 48 giờ sau khi khởi phát triệu Rối loạn gan chứng, đặc biệt ở các bệnh nhân cần nhập viện. Rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa di truyền, rối loạn ty thể) Hơn nữa, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm kháng Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý (HIV, AIDS, ung thư) nguyên cúm nhanh âm tính nhưng trên lâm sàng hay thuốc (glucocorticoid mạn) vẫn nghi ngờ nhiều cúm thì nên được điều trị vì Trẻ em < 19 tuổi điều trị aspirin dài hạn các xét nghiệm này có độ nhạy thấp. Béo phì nhiều (chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 40) Theo UpToDate 2018 (25), tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán xác định nhiễm cúm hoặc Các yếu tố khiến nhiễm cúm dễ nặng ở bệnh đang nghi ngờ nhiễm cúm có bệnh cảnh nặng, nhân lớn tuổi bao gồm giảm độ đàn hồi của phổi, như nhiễm trùng hô hấp dưới (khó thở, thở nhanh, giảm sức cơ hô hấp, giảm miễn dịch tế bào và giảm giảm bão hòa oxy không rõ nguyên nhân) hay có đáp ứng tế bào B với các kháng nguyên mới (27). các dấu hiệu lâm sàng xấu nhanh, được điều trị Điều trị kháng virus cũng nên được xem xét ở 36 Hô hấp số 17/2018
  7. Tổng quan bệnh nhân cắt lách nhiễm cúm. Mặc dù không có Theo phác đồ của Bộ Y Tế Việt Nam (12), liều dữ liệu nào về nguy cơ cúm nặng hay biến chứng lượng thuốc kháng virus để điều trị cúm A H1N1 ở các bệnh nhân cắt lách, cúm là một yếu tố nguy như sau: cơ nhiễm trùng thứ phát có thể gây bệnh nặng ở - Oseltamivir (Tamiflu): các đối tượng này (28). Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 Cũng theo UpToDate 2018 (25), các bệnh lần/ngày x 5 ngày. nhân ngoại trú đến khám trong vòng >48 giờ sau khi triệu chứng khởi phát có chẩn đoán xác định Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ nhiễm cúm hoặc đang nghi ngờ nhiễm cúm và có theo trọng lượng cơ thể nguy cơ cao bị biến chứng, chưa có dấu hiệu hồi 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. được điều trị kháng virus (Mức khuyến cáo 2C). Trẻ em dưới 12 tháng: Các bệnh nhân nhiễm cúm không biến chứng có triệu chứng hơn 48 giờ không được điều trị kháng < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. virus (Mức khuyến cáo 1B). Tất cả phụ nữ mang 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. thai có chẩn đoán xác định nhiễm cúm hoặc đang nghi ngờ nhiễm cúm, ngay cả khi đến khám sau 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. 48 giờ khởi phát triệu chứng, chưa có dấu hiệu - Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong hồi phục, được điều trị kháng virus (Mức khuyến các trường hợp: Không có oseltamivir, trường cáo 2C). hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Bác sĩ điều trị nên xem xét dữ liệu theo dõi Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg cúm mỗi mùa để xác định type cúm nào (A hay x 2 lần/ngày. B) và dưới type nào của cúm A (H1N1 hay H3N2) Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ đang lưu hành, cũng như kiểu hình đề kháng ngày. thuốc kháng virus. Thuốc ức chế neuraminidase (oseltamivir và zanamivir) được khuyến cáo để Do đề kháng ngày càng nhiều, Ủy ban tư điều trị bệnh nhân nhiễm cúm. Zanamivir đường vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo hít không được khuyến cáo để điều trị các bệnh adamantine không được sử dụng ở Hoa Kỳ để nhân nhập viện do ít dữ liệu ở nhóm đối tượng này. điều trị cúm, trừ một số trường hợp cụ thể (14). Các bệnh nhân bệnh cảnh nặng không thể điều Cân bằng với nguy cơ tạo ra sự đề kháng thuốc trị với oseltamivir do không thể dung nạp đường kháng virus, việc chọn lựa bệnh nhân để điều trị dạ dày, nên được điều trị peramivir đường tĩnh là rất quan trọng. Các bệnh nhân có bệnh nặng mạch. Mặc dù Cục quản lý thực phẩm và dược (cần nhập viện hay có bằng chứng nhiễm trùng hô phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ chấp nhận peramivir hấp dưới) hay có nguy cơ cao có biến chứng nên tĩnh mạch cho bệnh nhân nhiễm cúm không biến được điều trị. chứng, nhóm tác giả nghĩ rằng các bệnh nhân Mặc dù đã có một số nghiên cứu về việc kết có bệnh cảnh nặng không thể uống oseltamivir, hợp các thuốc kháng virus, cách điều trị này chưa do đó cần dùng oseltamivir đường nuôi ăn hay được khuyến cáo vì chưa đủ bằng chứng về lợi peramivir đường tĩnh mạch. ích. Trong một nghiên cứu thử nghiệm đa trung 37 Hô hấp số 17/2018
  8. Tổng quan tâm mù đôi, bệnh nhân nhiễm cúm có nguy cơ vậy, những người này nếu đã được chích ngừa cao bị biến chứng được phân ngẫu nhiên điều trong mùa có vaccine khá tương đồng với virus trị 5 ngày với bộ ba oseltamivir, amantadine và cúm hiện lưu hành thì không cần dự phòng bằng ribavirin hay một mình oseltamivir (29). Tỷ lệ bệnh thuốc kháng virus. Ở các đối tượng chưa chích nhân với kết quả PCR phết mũi hầu xác định ngừa có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, đã virus vào ngày 3 thấp hơn ở nhóm điều trị bộ ba tiếp xúc với người mắc cúm trong vòng 48 giờ, (40% so với 50%), nhưng không có sự khác biệt điều trị dự phòng được khuyến cáo (Mức khuyến về các kết cục cuối (thời gian có triệu chứng). cáo 1A). Những đối tượng có nguy cơ bị biến Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp chứng, tiếp xúc với người mắc cúm trong vòng nhiễm cúm nặng có thể phối hợp oseltamivir và 48 giờ, đã chích ngừa trước đây nhưng vaccine zanamivir (12). không tương đồng nên được điều trị dự phòng Bệnh nhân nhiễm cúm có thể phát triển Hội (Mức khuyến cáo 1A) (31). chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS). Lúc này, - Lối sống: Người dân cần thường xuyên rửa bệnh nhân cần được chăm sóc chuẩn cùng với các tay với xà phòng và nước để có thể hạn chế lây biện pháp thông khí bảo vệ phổi (thể tích thông truyền cúm. Có thể dùng các loại nước sát trùng khí thấp và có áp lực dương cuối thì thở ra) (30). Ở thay thế. Mang khẩu trang hoặc dùng khăn giấy các bệnh nhân tiếp tục bị giảm oxi máu nặng mặc (che cả miệng lẫn mũi) khi ho hay hắt hơi và bỏ dù đã áp dụng các biện pháp trên, một số biện giấy này ngay sau khi sử dụng. Có thể ho và hắt pháp khác như ECMO (oxy hóa máu bằng màng hơi vào tay áo để không làm nhiễm bẩn tay cũng ngoài cơ thể) hay tư thế nằm sấp. là cách hạn chế lây lan. Đồng thời, tránh để mắt, Phòng ngừa cúm: mũi và miệng tiếp xúc với mầm bệnh và tránh tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh. - Chích ngừa: Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa. Người đã chích ngừa Đối với nhân viên y tế, việc áp dụng thật tốt nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn là rất quan ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa chích trọng. ngừa. Hiện tại thuốc chích ngừa cúm đang lưu KẾT LUẬN hành là thuốc được WHO khuyến cáo cho mùa cúm 2018 ở Nam bán cầu bao gồm các 3 chủng Cúm là bệnh do virus rất phổ biến và dễ mắc đối như sau: cúm A (H1N1), cúm A (H3N2) và cúm với mọi người. Tuy phần lớn người mắc cúm là B (Phuket/3073/2013). nhẹ và tự khỏi nhưng cũng có nhiều đối tượng sẽ gặp nguy hiểm khi mắc cúm. Việc chẩn đoán - Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus bệnh cúm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng không nên dùng để thay thế cho chích ngừa (sốt, ho, mệt mỏi) nhưng trong một số trường hợp cúm. Hiệu quả của thuốc kháng virus chỉ có ở có thể cần dùng đến xét nghiệm để chẩn đoán. một số đối tượng nhất định, như nguy cơ bị biến Điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng và chứng do cúm, nguy cơ mắc cúm do phơi nhiễm, nghỉ ngơi, thuốc chống virus chỉ dùng trong một cân nhắc với nguy cơ đề kháng với thuốc kháng số trường hợp đặc biệt. Vì cúm rất dễ lây nên biện virus. pháp phòng ngừa là tránh tiếp xúc với người bệnh Theo UpToDate 2018, phòng ngừa cúm cho và giữ vệ sinh bản thân cho tốt. Chích ngừa cúm tất cả các người sinh sống ở các cơ sở chăm sóc cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho dài hạn trong đợt bùng phát dù có chích ngừa cúm tất cả mọi người vì thuốc chích ngừa cúm an toàn trước đó hay không (Mức khuyến cáo 1A). Tuy và hiệu quả. 38 Hô hấp số 17/2018
  9. Tổng quan Tài liệu tham khảo 1. Nesmith N, Williams JV, Johnson M, Zhu Y, Griffin M, Talbot 15. Ghebrehewet S, MacPherson P, Ho A. Influenza. BMJ HK. Sensitive diagnostics confirm that influenza C is an 355: i6258. In:2016. uncommon cause of medically attended respiratory illness in 16.. Aoki FY, Boivin G. Influenza virus shedding—excretion adults. Clinical Infectious Diseases. 2017;65(6):1037-1039. patterns and effects of antiviral treatment. Journal of 2. R D. Harrison’s Principles of Internal Medicine. McGraw Clinical Virology. 2009;44(4):255-261. Hill; 2017. 17.. Abramowicz M, Rizack M. Drugs for non-HIV viral 3. Webster RG, Wright SM, Castrucci MR, Bean WJ, infections. Treat Guidel Med Lett. 2007;5(59):59-70. Kawaoka Y. Influenza–a model of an emerging virus 18. Relenza dear doctor letter in EU follow U.S. advisory. disease. Intervirology. 1993;35(1-4):16-25. In: “The Pink Sheet” F-D-C Reports, Chevy Chase, MD, 4. Armstrong GL, Brammer L, Finelli L. Timely assessment January 31, 2000, p. 20. of the severity of the 2009 H1N1 influenza pandemic. 19. Tamiflu (oseltamivir phosphate) prescribing information, Clinical Infectious Diseases. 2011;52(suppl_1):S83-S89. Roche Pharmaceuticals, revised November 2006. 5. Webster R, Kendal A, Gerhard W. Analysis of antigenic 20. Japan May Lift Warning on Use of Roche’s Tamiflu by drift in recently isolated influenza A (H1N1) viruses Teenagers http://www.bloomberg.com/apps/news? using monoclonal antibody preparations. Virology. pid=20601101&sid=aaXFBeFgaXVE&refer=japan 1979;96(1):258-264. (Accessed on October 18, 2011). 6. Bresee J, Hayden FG. Epidemic influenza—responding 21. Dobson J, Whitley RJ, Pocock S, Monto AS. to the expected but unpredictable. New England Journal Oseltamivir treatment for influenza in adults: a meta- of Medicine. 2013;368(7):589-592. analysis of randomised controlled trials. The Lancet. 7. Glezen WP, Couch RB, MacLean RA, et al. Interpandemic 2015;385(9979):1729-1737. influenza in the Houston area, 1974–76. New England 22. Weinstock DM, Zuccotti G. Adamantane resistance in Journal of Medicine. 1978;298(11):587-592. influenza A. Jama. 2006;295(8):934-936. 8. Monto As, Kioumehr F. The Tecumseh study of 23. Dolin R, Reichman RC, Madore HP, Maynard R, Linton respiratory illness: IX. Occurrence of influenza in PN, Webber-Jones J. A controlled trial of amantadine and the community, 1966–1971. American Journal of rimantadine in the prophylaxis of influenza A infection. New Epidemiology. 1975;102(6):553-563. England Journal of Medicine. 1982;307(10):580-584. 9.. Iuliano AD, Roguski KM, Chang HH, et al. 24. Monto AS, Ohmit SE, Hornbuckle K, Pearce CL. Safety and Estimates of global seasonal influenza-associated efficacy of long-term use of rimantadine for prophylaxis of respiratory mortality: a modelling study. The Lancet. type A influenza in nursing homes. Antimicrobial agents 2018;391(10127):1285-1300. and chemotherapy. 1995;39(10):2224-2228. 10. Simonsen L, Clarke MJ, Schonberger LB, Arden NH, 25. Zachary KC. Treatment of seasonal influenza in adults. Cox NJ, Fukuda K. Pandemic versus epidemic influenza 2018, October 10th, 2018. mortality: a pattern of changing age distribution. Journal of infectious diseases. 1998;178(1):53-60. 26. CDC. Centers for Disease Control and Prevention. People at high risk of developing flu-related 11. Taubenberger JK, Morens DM. 1918 Influenza: the complications. www.cdc.gov/flu/about/disease/high_ mother of all pandemics. Emerging infectious diseases. risk.htm Accessed August 27, 2018. 2006;12(1):15. 27. Falsey AR, Walsh EE. Viral pneumonia in older adults. 12. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây Clinical infectious diseases. 2006;42(4):518-524. nhiễm cúm A (H1N1). https://thuvienphapluat.vn/ 28. CDC. Centers for Disease Control and Prevention. van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2762-QD-BYT- Recommended adult immunization schedules--United huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phong-lay-nhiem-cum-A- States, 2008. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2007; 56:Q1. H1N1-92439.aspx, October 10th, 2019. 29. Beigel JH, Bao Y, Beeler J, et al. Oseltamivir, amantadine, 13. Harper SA, Bradley JS, Englund JA, et al. Seasonal and ribavirin combination antiviral therapy versus influenza in adults and children—diagnosis, treatment, oseltamivir monotherapy for the treatment of influenza: a chemoprophylaxis, and institutional outbreak multicentre, double-blind, randomised phase 2 trial. The management: clinical practice guidelines of the Lancet Infectious Diseases. 2017;17(12):1255-1265. Infectious Diseases Society of America. Clinical infectious diseases. 2009:1003-1032. 30. Napolitano LM, Angus DC, Uyeki TM. Critically ill patients with influenza A (H1N1) pdm09 virus infection 14. Fiore AE, Fry A, Shay D, et al. Antiviral agents for the treatment in 2014. Jama. 2014;311(13):1289-1290. and chemoprophylaxis of influenza—recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). 31. Zachary KC. Prevention of seasonal influenza with antiviral MMWR Recomm Rep. 2011;60(1):1-24. drugs in adults. 2018. Accessed October 10th, 2018. 39 Hô hấp số 17/2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2