Cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung: Diễn biến, ảnh hưởng và khuyến nghị cho Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết tổng hợp và phân tích các diễn biến, nguyên nhân của cuộc chiến tiền tệ này, đánh giá các ảnh hưởng hai chiều của nó đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị biện pháp ứng xử của Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung: Diễn biến, ảnh hưởng và khuyến nghị cho Việt Nam
- CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ MỸ - TRUNG: DIỄN BIẾN, ẢNH HƯỞNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM THE US-CHINA MONETARY WAR: DEVELOPMENTS, EFFECTS AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM TS. Vũ Xuân Dũng ThS. Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung năm 2019 đã có những diễn biến phức tạp, khó lường và đã có những ảnh hưởng nhiều chiều đến nền kinh tế của hai nước đối thủ cũng như các quốc gia có liên quan, trong đó, Việt Nam được xem là một trong quốc gia hứng chịu các ảnh hưởng của cuộc chiến này. Bài viết tổng hợp và phân tích các diễn biến, nguyên nhân của cuộc chiến tiền tệ này, đánh giá các ảnh hưởng hai chiều của nó đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị biện pháp ứng xử của Việt Nam trong thời gian tới Từ khóa: cuộc chiến tiền tệ, thao túng tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, thuế quan. Abstract The US-China monetary war in 2019 has had complicated and unpredictable developments and has had many dimensional effects on the economies of the two rival countries as well as related countries. Vietnam is considered one of the countries affected by the war. The article summarizes and analyzes the events and causes of this currency war, assesses its two-way effects on the Vietnam’s economy. Additionally, the research group also suggests some recommendations for Vietnam in the future. Keywords: currency war, currency manipulation, exchange rate, interest rate, tariffs 1. Đặt vấn đề Trước những biện pháp thuế quan mạnh mẽ mà Chính quyền Mỹ áp dụng, Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp đáp trả tiền tệ thông qua những động thái để cho đồng nhân dân tệ (CNY) suy yếu chạm và vượt ngưỡng 07 CNY đổi 01 USD vào đầu tháng 8/2019, ngay sau đó, Chính quyền Mỹ cũng đã đáp trả bằng động thái tuyên bố dán nhãn Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Đây được coi là sự kiện khơi mào cho một cuộc chiến tiền tệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Kể từ đó đến nay, cuộc chiến tiền tệ này đã có những diễn biến khó lường, đồng thời đã có những ảnh hưởng nhất định không chỉ đối với nền kinh tế của hai nước mà còn có những tác động đến các nền kinh tế của các quốc gia khác có liên quan, trong đó có Việt Nam. Làm thế nào có thể nhìn nhận được một cách đầy đủ và có hệ thống những diễn biến, nguyên nhân của cuộc chiến tiền tệ này và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam để từ đó có thể đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp cho Việt Nam đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp. 116
- 2. Cơ sở lý thuyết về cuộc chiến tiền tệ và tổng quan nghiên cứu Cuộc chiến tiền tệ không phải là một hiện tượng mới trong nền kinh tế toàn cầu. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các cuộc tranh luận học thuật (Angeloni và cộng sự, 2011; Bergsten, 2013; Włodarczyk, 2014). Các tài liệu cho thấy các cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa của hiện tượng này trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Theo đó, đa số quan điểm nhận định cuộc chiến tiền tệ là một tình huống khi một quốc gia cố ý làm mất giá đồng tiền của mình và do đó khiến nó trở nên cạnh tranh hơn, trong khi các đối tác thương mại của họ, trở nên ít cạnh tranh hơn. Một số nhà nghiên cứu mô tả cuộc chiến tiền tệ là các chính sách của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ của một quốc gia nhằm mục đích phá giá đồng tiền quốc gia để đáp lại hành động tương tự của một quốc gia khác, hoặc một đối tác thương mại quan trọng. Sau khi đồng nội tệ giảm giá, việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt hơn trước đồng thời, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu sẽ rẻ hơn trước đó một cách tương đối. Trên thực tế, một số quốc gia xây dụng chiến lược phát triển kinh tế của họ dựa trên việc cố ý giữ tiền tệ của họ bị định giá thấp so với các loại tiền tệ khác trong một thời gian dài. Điều này đặc biệt liên quan đến các quốc gia hy vọng sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu cao. Phần lớn các nền kinh tế Đông Á, bao gồm cả những nền kinh tế lớn nhất, như Trung Quốc hay Nhật Bản đang thực hiện chính sách kinh tế như vậy. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã bị Mỹ hoặc thậm chí các nước đang phát triển khác (ví dụ như Brazil) buộc tội cố tình duy trì tỷ giá nhân dân tệ dưới mức cân bằng - là mức tỷ giá đạt được hình thành theo quy luật thị trường. Trong lịch sử kinh tế thế giới, có những giai đoạn mà sự can thiệp với tỷ giá hối đoái của các quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn. Các nhà kinh tế đã xác định có hai thời kỳ như vậy trong thế kỷ 20 khi nhiều quốc gia trên toàn thế giới cố tình giữ tiền tệ của họ bị định giá thấp đến mức những giai đoạn đó được gọi là chiến tranh tiền tệ. Vào tháng 9 năm 2010, Guido Mantega, sau đó là Bộ trưởng Tài chính Brazil, lần đầu tiên sử dụng công khai khái niệm chiến tranh tiền tệ sau cuộc khủng hoảng 2007-2008. Nó phản ứng với chính sách nới lỏng định lượng ở Hoa Kỳ (Menkes & Znojek, 2011). Mantega chỉ trích chính sách tiền tệ do Cục Dự trữ Liên bang áp dụng để chống lại giảm phát và kích thích nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (Eichengreen, 2013). Sau đó khái niệm này thường được sử dụng phổ biến và vấn đề này đã được thảo luận rộng rãi trong Hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức tại Moscow vào tháng 2 năm 2013. Trong nhiều trường hợp, chiến tranh tiền tệ không chỉ đơn thuần là sự mất giá của đồng tiền quốc gia, mà còn là động thái triệt tiêu sự định giá của tiền tệ. Trung Quốc là một ví dụ điển hình về một quốc gia đã triệt tiêu sự đánh giá hợp lý về mặt kinh tế đối với đồng tiền của chính họ bởi lẽ ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã duy trì tỷ giá hối đoái CNY/USD cố định trong nhiều năm, đánh giá thấp đồng tiền riêng của mình tới 50%. (Darvas & Pisani, 2010; Portes, 2012; Gagnon, 2013). Gần đây, khái niệm về cuộc chiến tiền tệ được hiểu rộng hơn, bao gồm mọi sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái của chính phủ các nước nhằm mục đích chủ ý làm suy yếu đồng tiền quốc gia (Dunin-Wąsowicz, 2012) Như vậy có thể thấy cuộc chiến tiền tệ được hiểu là tình trạng xung đột kinh tế, trong đó các nền kinh tế dùng các công cụ khác nhau tìm cách giảm giá đồng tiền của mình để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế từ đó gây thiệt hại cho các nền kinh tế khác. 117
- Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến tiền tệ. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đều có những nét riêng xét trên các giác độ tiếp cận khác nhau. Về lịch sử chiến tranh tiền tệ thế giới và quan điểm về cuộc chiến tiền tệ lần thứ 3 tác giả Jacek Pera (2018) trong bài nghiên cứu của mình đã tóm lược 3 cuộc chiến tranh tiền tệ thế giới lần 1, 2, 3 trong đó có cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc và phân tích các tác động của chiến tranh tiền tệ đến thị trường tài chính và nền kinh tế các nước giai đoạn 2012-2017; Nghiên cứu của Guillermo Valencia Arana (2014) xây dựng mô hình định lượng dự báo cho các kịch bản cho cuộc chiến tiền tệ lần thứ 3. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu tập trung nghiên cứu các công cụ được sử dụng trong cuộc chiến tiền tệ của các nước đặc biệt là Trung Quốc như nghiên cứu của nhà nghiên cứu Surjit S. Bhalla (1998) nghiên cứu về Chính sách tiền tệ của trung quốc trong giai đoạn 1990-1998, đặc biệt trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích nguyên nhân Trung Quốc giảm giá đồng CNY; Tác giả Stefan Collignon (2010) phân tích chính sách tỷ giá của Trung Quốc và chính sách tiền tệ của Mỹ đồng thời đưa gia giải pháp để tránh bùng nổ chiến tranh tiền tệ trong tương lai; Nhà nghiên cứu Zoryana Lutsyshyn và Natalia Reznikova (2013) nghiên cứu về cách sử dụng tỷ giá như một công cụ bảo hộ về tài chính và những tác động của chính sách này đến nền kinh tế; Nhóm nghiên cứu Uri Dadush và Vera Eidelmen (2014) mô tả hệ thống tiền tệ trên thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời phân tích chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong cuộc chiến tiền tệ; Báo cáo thường niên tháng 8/2019 của quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) tiến hành phân tích các chính sách vĩ mô của Trung Quốc sử dụng để đối phó với căng thẳng và bất ổn trong thương mại trong năm 2018 và dự báo đến 2024. Về tác động của chiến tranh tiền tệ đến kinh tế, nhóm nghiên cứu Wayne M. Morrison và cộng sự (2013) nghiên cứu chính sách tiền tệ của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tỷ giá và những ảnh hưởng của chính sách này đến kinh tế Mỹ và kinh tế TQ; Trong báo cáo thường kỳ tháng 6/2019 của ngân hàng trung ương Thái Lan cũng phân tích tác động của căng thẳng thương mại và tiền tệ Mỹ - Trung đến kinh tế của Thái Lan; Tác giả Katarzyna Twarowska (2018) nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ Trung Quốc đến sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế; Theo báo cáo nghiên cứu của tổ chức AD&B (2011) tác động của chiến tranh tiền tệ đến các khía cạnh của nền kinh tế đã được phân tích dưới góc độ lý luận và một số ví dụ minh họa thực tiễn; Ben Mohr (2019) đã nghiên cứu tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ đến hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc; Tác giả Aditya Rai (2019) nghiên cứu tác động của hạ giá đồng Nhân dân tệ đến Ấn Độ và thị trường thế giới; Nhà nghiên cứu Usama Ehsan Khan (2019) nghiên cứu tác động hạ giá đồng Nhân dân tệ đến một số quốc gia lân cận như Malaysia, Pakistan. Như vậy cho đến nay, chiến tranh tiền tệ đã được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như diễn biến, nguyên nhân, tác động của cuộc chiến này đến nền kinh tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ những diễn biến mới nhất và nguyên nhân liên quan đến đến cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung trong năm 2019 cũng như tác động của cuộc chiến này đến kinh tế Việt Nam. 118
- 3. Diễn biến và nguyên nhân của cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung 3.1. Diễn biến * Diễn biến sử dụng công cụ tỷ giá và dán nhãn quốc gia thao túng tiền tệ Cho đến đầu tháng 8/2019, trước những biện pháp áp đặt thuế quan của Chính quyền Mỹ đối với dòng nhập khẩu từ Trung Quốc với qui mô lớn, Chính quyền Trung Quốc đã tính đến việc sử dụng các công cụ tiền tệ để đáp trả. Với các biện pháp can thiệp, điều chỉnh có chủ ý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vào thị trường ngoại hối nhằm hạ giá đồng CNY, ngày 5/8/2019, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, giá CNY phá ngưỡng 07 CNY đổi 01 USD, đây là mức giá thấp nhất của CNY so với USD kể từ cuối năm 2018 (Hình 8.1). PBOC giải thích động thái này chủ yếu để thể hiện sự lo ngại của thị trường trước “các biện pháp bảo hộ và thuế nhập khẩu mới nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc mà Mỹ áp dụng” (Việt Hoàng, 2019). Tuy nhiên, với các diễn biến leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ và việc để đồng nội tệ hạ giá thấp kỷ lục, thực chất Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng sử dụng tiền tệ làm “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hình 1: Diễn biến tỷ giá USD/CNY (Nguồn:https://vn.tradingview.com/symbols/USDCNY/) Trước động thái kể trên của Trung Quốc, ngày 5/8/2019, Đại diện cho Chính quyền Mỹ - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin - đã chính thức tuyên bố Trung Quốc là quốc gia "thao túng tiền tệ" và sẽ phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để thực hiện các biệp pháp trấn áp các hình thức cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc. Bước đi này của Chính quyền Mỹ thể hiện việc hiện thực hóa lời cảnh báo trước đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Trung Quốc vào diện các nước thao túng tiền tệ và điều này càng làm gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung. Giá của CNY tiếp tục được hạ thấp trong các tháng 9, 10 của năm 2019 và có thời điểm chạm ngưỡng 7.15 CNY đổi 01 USD. Tuy nhiên, trong các tháng tiếp theo của năm 2019, tỷ giá USD/CNY lại có chiều hướng giảm. Đến đầu năm 2020, khi thỏa 119
- thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 được ký kết, cũng là lúc tỷ giá USD/CNY lùi về dưới ngưỡng 07 CNY đổi 01 USD, và cũng là thời điểm chính quyền Mỹ đã tuyên bố gỡ bỏ dán nhãn Trung Quốc là quốc gia “thao túng tiền tệ”. * Diễn biến sử dụng công cụ lãi suất và hỗ trợ tín dụng Về phía Trung Quốc, bên cạnh các biện pháp can thiệp ngoại hối để hạ giá nội tệ, để góp phần giảm bớt những tác động bất lợi của chiến tranh thương mại, Trung Quốc còn sử dụng công cụ lãi suất và hỗ trợ tín dụng. Ngày 17/08/2019, PBOC đã công bố một biện pháp cải cách về lãi suất để giảm chi phí đi vay của các công ty và hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, Lãi suất LPR (lãi suất được xác định dựa trên các mức lãi suất mà các định chế tài chính áp dụng với những khách hàng tốt nhất, ít rủi ro nhất. Từ khi ra đời tháng 10/2013, lãi suất này đã trở thành mức lãi suất cho vay tối thiểu không chính thống ở Trung Quốc) sẽ được điều chỉnh cách tính, được tính bằng bình quân số học lãi suất đóng góp của các ngân hàng thương mại (loại bỏ giá trị cao nhất và thấp nhất) và lãi suất đóng góp này sẽ được xác định dựa trên lãi suất cho vay trung hạn trên thị trường mở hay lãi suất MLF (Medium Lending Facility). Cụ thể, LPR đóng góp của từng ngân hàng = Lãi suất MLF + điểm điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện từng ngân hàng (chi phí vốn, cung cầu, rủi ro...). LPR được ấn định vào ngày 20 hàng tháng thay vì hàng ngày như trước đây. Số định chế tài chính được phép tham gia quá trình ấn định lãi suất LPR cũng được tăng từ 10 lên 18. Với cơ chế mới, PBOC đang buộc các ngân hàng tính toán lãi suất cho vay dựa trên một lãi suất mà họ kiểm soát để hướng tới mục tiêu là hạ lãi suất và cải thiện cơ chế lan tỏa của chính sách tiền tệ. Việc cải cách cơ chế LPR và gắn kết LPR với lãi suất MLF sẽ tăng cường khả năng định giá độc lập, cũng như tính cạnh tranh toàn diện của các thể chế tài chính, giúp nền kinh tế và lĩnh vực tài chính của Trung Quốc có thể hỗ trợ cho nhau tốt hơn (Le Xia và cộng sự, 2019) Hình 2: Hệ thống hành lang trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc (Nguồn: Nghiên cứu của CEIC và BBVA) Chính sách tiền tệ mà Trung Quốc áp dụng là sự kết hợp của hai chính sách lãi suất cùng một thời điểm. Một mặt, các nhà chức trách đã thiết lập một hệ thống lãi suất hành 120
- lang, trong đó tỷ lệ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 7 ngày (DR007) cam kết là lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương, mà có thể dao động trong một hành lang hẹp theo thiết kế. Mặt khác, PBOC tiếp tục thiết lập và công bố lãi suất cho vay chuẩn, điều này khiến ngân hàng thương mại có thể ấn định lãi suất cho vay cho khách hàng của họ với sự linh hoạt nhất định (Xiaoyu Zhang và Fanghui Pan, 2019). Bên cạnh việc cải cách và điểu chỉnh chính sách lãi suất, để kích thích nền kinh tế hơn nữa, ngày 20/8/2019, Trung Quốc quyết định bơm ra 400 tỷ CNY (tương đương 56,9 tỷ USD) kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3,3%/năm theo cơ chế MLF nhằm hỗ trợ vốn để các NHTM đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đồng thời bơm qua thị trường mở khoảng 130 tỷ CNY (tương đương 18 tỷ USD). PBOC tái khẳng định sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của thương chiến và góp phần giảm thiểu những cú sốc trong xu hướng đồng CNY yếu đi. (Wayne M. Morrison, 2013) Về phía Mỹ, trước những ảnh hưởng xấu đến TTCK Mỹ do sự phá giá của đồng CNY và những ảnh hưởng xấu của thương chiến đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu sử dụng các biện pháp điều chỉnh lãi suất. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019, FED đã 3 lần liên tiếp hạ lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế vào ngày 31/7, 18/9 và 31/10 năm 2019, trong cả 3 lần này, FED đều đưa ra mức cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản. Bảng 1: Thay đổi trong chính sách lãi suất của Mỹ trong năm 2019 Thời gian Tăng Giảm Tỷ lệ (%) 31/10/2019 0 25 1.50-1.75 19/9/2019 0 25 1.75-2.00 1/8/2019 0 25 2.00-2.25 (Nguồn: www.federalreserve.gov) 3.2. Nguyên nhân Việc thực hiện những động thái khơi mào cho một cuộc chiến tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được bắt nguồn từ những động cơ, tình thế và mục tiêu của mỗi nước trong giải quyết xung đột lợi ích kinh tế thương mại với nhau. Về phía Trung Quốc, có hai nguyên nhân chính: - Thứ nhất, với mô hình phát triển kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu được hỗ trợ bởi nền tảng duy trì đồng nội tệ yếu để kích thích xuất khẩu mà họ đã thực hiện thành công nhiều năm, thì việc thực hiện các biện pháp can thiệp để hạ giá đồng CNY trong cuộc chiến thương mại với Mỹ chỉ là vấn đề thời gian. Trong xung đột thương mại Mỹ - Trung, ban đầu các biện pháp đáp trả thuế quan từ phía Trung Quốc thể hiện sự cân bằng về qui mô áp thuế qua đó đảm bảo bù đắp cân bằng lợi ích kinh tế thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, với tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ khoảng 500 tỷ USD và nhập khẩu từ 121
- Mỹ trên 130 tỷ USD mỗi năm thì thuế quan không phải là “vũ khí” có lợi thế giúp cho Trung Quốc có thể đáp trả tương xứng với những đòn thuế quan từ Mỹ. Do đó, khi Chính quyền Mỹ tung ra các đòn thuế quan mạnh mẽ (tuyên bố từ ngày 1/9/2019 sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với phần hàng hóa còn lại trị giá 300 tỷ USD nhập khẩu của Trung Quốc) đe dọa nghiêm trọng để khả năng xuất hàng hóa của Trung Quốc, trong khi đó, việc phản đòn của Trung Quốc bằng thuế quan đã không còn “dư địa” để đảm bảo cân bằng lợi ích, cho nên Trung Quốc đã sử dụng đến công cụ tiền tệ để làm cho đồng CNY mất giá mạnh vào đầu tháng 8/2019. - Thứ hai, việc thực hiện các biện pháp can thiệp để cắt giảm lãi suất, nới lỏng hay hỗ trợ tín dụng nhằm kích thích kinh tế khi kinh tế bị suy thoái hay gặp khó khăn luôn là một biện pháp được các quốc gia ưu tiên lựa chọn. Với diễn biến kéo dài của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung từ đầu năm 2018 đã chặn đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và làm cho đà tăng trưởng nền kinh tế nước này chững lại. Những đòn thuế quan mạnh mẽ với quy mô lớn mà Mỹ tuyên bố vào đầu tháng 8/2019 là dấu hiệu đe dọa lớn đối với tăng trưởng kinh tế thiên vào xuất khẩu vốn dĩ đang gặp khó khăn trong thời gian xảy ra thương chiến vừa qua của Trung Quốc. Cho nên, bên cạnh việc sử dụng biện pháp hạ giá nội tệ, Trung Quốc đã đồng thời sử dụng biện pháp can thiệp lãi suất và hỗ trợ tín dụng để góp phấn khắc phục khó khăn kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn. Về phía Mỹ, cũng có hai nguyên nhân chính: - Một là, việc phản đòn bằng tuyên bố Trung quốc là quốc gia thao túng tiền tệ được xem như là sự lựa chọn tất yếu của Mỹ khi mà khó có thể sử dụng biện pháp tương tự như đối thủ trong cuộc chiến tiền tệ. Một mặt, với cơ chế hoạt động độc lập của FED, Chính quyền Mỹ không thể chỉ thị hay ép buộc FED phải thực hiện can thiệp để hạ giá đồng USD trước sức ép giảm giá của đồng CNY. Mặt khác, việc hạ giá hay phá giá đồng USD sẽ đưa lại rủi ro lớn là sẽ lôi kéo hai nước lún sâu vào cuộc chiến tiền tệ từ đó lan rộng ra các nước thành chiến tranh tiền tệ trên thế giới và sẽ đưa lại hậu quả không lường cho kinh tế toàn cầu. Do đó, biện pháp dán nhãn quốc gia thao túng tiền tệ được xem là lựa chọn phù hợp tất yếu lúc này với Chính quyền Mỹ cho dù biện pháp này chủ yếu có ý nghĩa biểu trưng. - Hai là, việc can thiệp cắt giảm lãi suất của FED để điều chỉnh kinh tế vốn dĩ là một biện pháp thường thấy của tổ chức này khi xuất hiện những tình hình mới đe dọa đến mục tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ. Trước và sau khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng nhiều lần bày tỏ quan điểm lo ngại về trạng thái đồng USD mạnh và đã từng nhiều lần hối thúc FED thực hiện nới lỏng tiền tệ để hạ giá đồng USD. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2019, khi mà chiến tranh thương mại kéo dài và cuộc chiến tiền tệ được khơi mào đe dọa khả năng tăng trưởng kinh tế của Mỹ, FED mới thực sự can thiệp cắt giảm lãi suất của đồng USD. 4. Ảnh hưởng và khuyến nghị đối với Việt Nam 4.1. Ảnh hưởng Việt Nam thực hiện nền kinh tế mở, có quan hệ kinh tế thương mại với nhiều nước, trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có qui mô giao dịch thương mại hàng đầu đối 122
- với Việt Nam. Do đó, cuộc chiến giữa hai đồng tiền của hai quốc gia này sẽ tất yếu có những ảnh hưởng đến Việt Nam. Có thể xem xét các ảnh hưởng của cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung trên hai mặt như sau: Ảnh hưởng tiêu cực - Gây ra những biến động bất thường của tỷ giá USD/VND. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sự giảm giá sâu của CNY đã có tác động ngay lập tức đến giá trị đồng VND. Với can thiệp của PBOC, ngày 05/08/2019, giá đồng CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD. Động thái của PBOC và biến động bất thường của giá trị đồng CNY đã gây sức ép lên tỷ giá USD/VND, bởi lẽ USD là tiền tệ thanh toán hàng đầu của phần lớn các quốc gia trong đó có Việt Nam và CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Kết quả là giá của USD trên thị trường liên ngân hàng và thị trường chợ đen đã gia tăng vượt ngưỡng 23,500 đồng. Những động thái của PBOC cùng với biến động của giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã buộc NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019 (Ban Dự báo Kinh tế vĩ mô, 2019). Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn T1/2015-T10/2019 (Nguồn: IMF) - Góp phần tạo ra những biến động mạnh trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối tháng 7/2019, chỉ số VnIndex đạt 991.66 điểm, ngày 5/8/2019, động thái hạ giá đồng CNY chạm và vượt ngưỡng 7CNY/1USD đã gây ra những lo ngại cho giới đầu tư trên TTCK Việt Nam. Kết quả là chỉ số VnIndex sụt giảm ngay lập tức còn 973.15 điểm và tiếp tục giảm còn 965.93 điểm và 964.61 điểm trong các phiên giao dịch hai ngày kế tiếp. Đây cũng chính là một trong những tác động nhanh chóng của diễn biến chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung đến TTCK Việt Nam. 123
- Hình 4: Diễn biến chỉ số Vnindex tháng 7 và tháng 8 năm 2019 (Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước) - Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trong khi xuất khẩu sang nước này chậm lại. So thị trường ngoại hối và TTCK, xung đột tiền tệ Mỹ - Trung đã có những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng với độ trễ lâu hơn. Sự suy yếu của CNY so với USD đã góp phần làm cho hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa của Trung Quốc bị giảm sức cạnh tranh về giá do việc quy đổi theo tỷ giá mới sẽ trở lên đắt đỏ hơn, từ đó khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các nước vào Trung quốc trong đó có Việt Nam bị sụt giảm. Động thái can thiệp của PBOC làm CNY giảm giá khá mạnh so với USD (mức giảm gần 3%), trong khi đó VND được xem là chỉ giảm giá đôi chút so với USD (mức giảm chưa tới 0,5%). Diễn biến này đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước này khi mà nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam như rau quả, cao su, thủy sản, gỗ,... vốn đã có giá cao hơn tương đối so với trước đây và kém tính cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại tại thị trường Trung Quốc (Nguyễn Lê Đình Quý, 2018). Theo báo cáo của Tổng cục hải quan, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 41,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 15,7% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng trưởng 0,1% so với năm 2018, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt tới 75,45 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng trưởng tới 29,8% so với năm 2019 và đây là mức tăng trưởng cao nhất so với các nước và khu vực khác mà Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (Bảng 2). So với năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2019 tăng thêm tới 10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên tới hơn 34 tỷ USD mà một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng thâm hụt thương mại này là do tác động của cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung. 124
- Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2019 Xuất khẩu Nhập khẩu Kim So với Kim Thị trường Tỷ So với Tỷ ngạch năm ngạch trọng năm trọng (Tỷ 2018 (Tỷ (%) 2018 (%) (%) USD) (%) USD) Châu Á 135,45 2,9 51,3 202,90 6,6 80,2 - ASEAN 24,96 1,3 9,4 32,09 0,9 12,7 - Trung Quốc 41,41 0,1 15,7 75,45 15,2 29,8 - Nhật Bản 20,41 8,4 7,7 19,53 2,5 7,7 - Hàn Quốc 19,72 8,1 7,5 46,93 -1,4 18,5 Châu Âu 47,27 2,0 17,9 18,63 4,9 7,4 - EU(28) 41,48 -1,0 15,7 14,91 7,4 5,9 Châu Đại Dương 4,46 -7,4 1,7 5,14 16,4 2,0 Châu Mỹ 73,89 27,3 28,0 22,46 10,6 8,9 - Hoa Kỳ 61,35 29,1 23,2 14,37 12,7 5,7 Châu Phi 3,12 8,1 1,2 3,95 -3,7 1,6 Tổng 264,19 8,4 100,0 253,07 6,8 100,0 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Trong danh mục những hàng hóa xuất khẩu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc, ba nhóm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm mạnh so với năm 2018 là gạo giảm tới 64,82%, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 45,76% và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 45,24%. Bảng 3: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019 (Theo số liệu của TCHQ công bố ngày 13/1/2020) ĐVT: USD Mặt hàng Năm 2019 (USD) So với năm 2018 (%) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch XK 41.414.093.484 0,35 100 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 1.533.925.720 -45,24 3,7 Gạo 240.391.971 -64,82 0,58 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 20.526.391 -45,76 0,05 (Nguồn: Tổng cục hải quan) 125
- Ảnh hưởng tích cực - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các động thái của PBOC nhằm hạ giá CNY so với USD đã đưa đến tác động làm tăng giá của đồng USD so với nhiều đồng tiền khác trong đó có đồng VND của Việt Nam. Cùng với xu hướng mua hàng thay thế cho hàng hóa Trung Quốc từ các nước khác của người tiêu dùng Mỹ trước sự tăng giá do các biện pháp thuế quan của Chính quyền Mỹ, sự tăng giá của USD so với VND cũng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trần Thị Thanh Hương, 2019). Theo báo cáo của Tổng cục hải quan, trong năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 14,37 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng trưởng 12,7% so với năm 2018, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt tới 61,35 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng tới 29,1% so với năm 2019 và đây là mức tăng trưởng cao nhất so với các quốc gia và khu vực khác mà Việt Nam có quan hệ thương mại (Bảng 2). - Góp phần giảm bớt nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam đối với các khoản nợ tính bằng đồng CNY Trên lý thuyết, việc hạ giá đồng CNY của Trung Quốc đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam đối với các khoản nợ tính bằng đồng CNY. Trên thực tế, do các khoản cho vay, viện trợ ODA của chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Trung Quốc tính bằng đồng CNY chiếm tỷ trọng nhỏ, cho nên những tác động tích này được cho là không nhiều nhưng vẫn là một khía cạnh ảnh hưởng tích cực đối với Việt Nam. 4.2. Khuyến nghị cho Việt Nam Cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung đã được nhen nhóm từ đầu tháng 8/2019, có diễn biến khó lường và đã có những ảnh hưởng đến các quốc gia thực hiện nền kinh tế mở, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian tới, để chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến khó lường và những ảnh hưởng có thể của cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung, Việt Nam cần triển khai các biện pháp chủ yếu sau đây: Một là, cần xây dựng các định hướng chính sách tỷ giá, lãi suất và hỗ trợ tín dụng theo các kịch bản khác nhau của cuộc chiến tiền tệ. Diễn biến của cuộc chiến tiền tệ phụ thuộc vào diễn biến của chiến tranh thương mại, những kết quả đàm phán thương mại đạt được cũng như trạng thái phát triển hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong thời gian tới, cuộc chiến tiền tệ được cho là có thể đi theo một trong ba kịch bản sau: - Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chấm dứt: Trên cơ sở đạt được sự nhất trí trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và định hướng đàm phán trong dài hạn về các bất đồng mang tính cốt lõi. Khi đó, cuộc chiến tiền tệ giữa hai quốc gia sẽ kết thúc, giá đồng CNY sẽ có xu hướng gia tăng trở lại nhưng với biên độ hạn chế nhằm không gây ra những cú sốc. Kịch bản này sẽ giúp thúc đẩy các triển vọng kinh tế toàn cầu, qua việc củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thế giới. 126
- - Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp diễn nhưng chỉ trong một giới hạn nhất định: Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng nếu không nhất trí về định hướng đàm phán dài hạn thì đây chỉ là một “hiệp định đình chiến” và được xem là phần mở đầu của cuộc chiến thương mại dài hơi. Như vậy bế tắc giữa hai nền kinh tế Mỹ-Trung sẽ kéo dài. Khi đó, sẽ dẫn tới các triển vọng u ám tại cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu. - Cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bùng phát thành chiến tranh tiền tệ thế giới: Nếu Mỹ và Trung Quốc thất bại trong đàm phán, thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" sẽ bị suy yếu, trong khi hai bên không đạt được định hướng đàm phán dài hạn. Khi đó rất có thể Mỹ sẽ đẩy mạnh áp dụng các đòn thuế quan và dẫn đến Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá CNY sâu hơn. Khi đó, Mỹ sẽ có những hành động đáp trả tương ứng. Để hạ giá USD, Bộ Tài chính Mỹ có thể bán USD để mua ngoại tệ, và có thể yêu cầu hỗ trợ từ FED đang nắm giữ các tài sản trị giá hàng ngàn tỷ USD để can thiệp thị trường. Lúc này, sự phá giá của 2 đồng tiền của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ lôi kéo các nước khác vào vòng xoáy phá giá tiền tệ, châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ lan rộng trên toàn thế giới Nếu kịch bản này xảy ra, thế giới sẽ phải hứng chịu các hậu quả tồi tệ nhất khi các đồng tiền giảm giá, kinh tế các nước và toàn cầu đối mặt với suy thoái nghiêm trọng. Với kịch bản thứ nhất, Việt Nam không cần phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh tỷ giá bám sát với biến động của CNY hay tiếp tục cắt giảm lãi suất và đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng, bởi lẽ diễn biến tăng giá CNY sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đồng thời sẽ góp phần hạn chế hoạt động nhập khẩu từ thị trường này, qua đó cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với kịch bản thứ hai, Việt Nam cần chủ động theo dõi diễn biến cặp tỷ giá USD/CNY và dự báo tác động của chúng đến kinh tế Việt Nam để có định hướng điều chỉnh giá đồng VND phù hợp. Một mặt, Việt Nam sẽ điều chỉnh giảm giá đồng VND so với USD một cách thận trọng với biên độ vừa phải để vừa hạn chế tác động tiêu cực từ tăng giá của đồng CNY, vừa không làm tăng gánh nặng công nợ quốc gia, không tạo ra áp lực rút vốn đầu tư, chuyển đổi tài sản của nhà đầu tư, đồng thời không bị Mỹ áp dụng biện pháp dán nhãn quốc gia thao túng tiền tệ. Mặt khác, cần chủ động điều chỉnh lãi suất và hỗ trợ tín dụng hợp lý để hỗ trợ kinh tế trong nước trước những tác động bất lợi của cuộc chiến tiền tệ. Trong kịch bản này, Việt Nam sẽ có được những ảnh hưởng bù trừ như đã từng xẩy ra trong những tháng cuối năm 2019 khi mà thâm hụt thương mại với Trung Quốc bị suy giảm, đổi lại thặng dư thương mại với Mỹ lại gia tăng. Với kịch bản thứ 3, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác sẽ bị cuốn vào chiến tranh tiền tệ, nên tất yếu phải thực hiện phá giá nội tệ và thực hiện các biện pháp cắt giảm lãi suất và hỗ trợ tín dụng mạnh mẽ để thích ứng với tình hình của thế giới. Tuy nhiên, trong tình huống này, Việt Nam cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ càng nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của chiến tranh tiền tệ đến nền kinh tế trong nước. Hai là, tiếp tục chú trọng việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Trong tình hình hiện nay, dịch bệnh COVID19 đã và đang có những ảnh hưởng xấu và rất xấu đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh như cách ly, giãn cách xã hội, dừng xuất nhập cảnh...đã và đang được hầu hết các nước áp dụng. Điều này góp phần hạn chế và ngăn 127
- chặn sự lây lan của dịch bệnh nhưng lại làm đông cứng các hoạt động kinh tế, từ đó đưa đến sự suy giảm kinh tế hay suy thoái của các quốc gia. Trong giai đoạn này, các quốc gia đều tập trung nguồn lực, sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ để khắc phục hậu quả dịch bệnh và nỗ lực phục hồi kinh tế. Các gói hỗ trợ tài chính từ các chính phủ, các biện pháp nới lỏng cung ứng tiền tệ với quy mô lớn bất thường từ các ngân hàng trung ương đang được đưa ra áp dụng. Các biện tài chính và tiền tệ lúc này không phải tập trung hướng tới mục tiêu cạnh tranh thương mại quốc tế mà là góp phần khắc phục hậu quả xã hội, duy trì sự sống cho hoạt động kinh tế và đầu tư trong nước, ngăn chặn sự suy thoái hay đổ vỡ của nền kinh tế. Trong bối đó, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai một loạt các biện pháp tháo gỡ khó khăng như các gói hỗ trợ tài chính 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, giãn hoãn thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp,... Trong ngắn hạn và trung hạn, các biện pháp này được xem là sẽ có tác dụng khắc phục hậu quả xã hội, ngăn chặn đà suy giảm và phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, trong dài hạn, sẽ gây ra lạm phát cao và gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế. Do đó, Chính phủ cũng cần có những tính toán cân nhắc thận trọng trong quá trình triển khai để đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời dự báo được tác động vĩ mô của các biện pháp này đến các vấn đề lạm phát, lãi suất, tỷ giá,... để chủ động điều chỉnh cho thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam hiện nay, những yếu tố biến động bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, xung đột thương mại, chiến tranh tiền tệ,... xảy ra hoàn toàn có thể tác động xấu đến kinh tế trong nước. Nếu cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung tiếp diễn hoặc bùng phát thành thành chiến tranh tiền tệ thì tất yếu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phải chủ động điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, chọn lựa hình thức, biện pháp can thiệp tỷ giá hợp lý, điều chỉnh lãi suất, hỗ trợ tín dụng hợp lý thận trọng để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của cuộc chiến tiền tệ. Ba là, tăng cường năng lực can thiệp thị trường ngoại hối Nếu cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung tiếp diễn, đặc biệt là nếu bùng phát thành chiến tranh tiền tệ, sẽ đưa đến biến động tỷ giá giữa các đồng tiền liên quan. Khi đó, tỷ giá giữa đồng VND với USD, CNY và các đồng tiền mạnh khác cũng sẽ bị biến động bất thường, từ đó gây tổn thương đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế của Việt Nam. Trong tình hình đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần chủ động can thiệp, điều chỉnh tỷ giá trên thị trường trong nước nhằm hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi đến nền kinh tế. Để có thể can thiệp, điều chỉnh tỷ giá một cách có hiệu quả, một mặt, NHNN Việt Nam cần chủ dộng theo dõi và dự báo chính xác xu hướng biến động của các cặp tỷ giá chủ chốt liên quan đến chặt chẽ đến các hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư của Việt Nam. Mặt khác, cần tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối để đảm bảo thực sự có đủ năng lực can thiệp thị trường khi cần thiết. 5. Kết luận Cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung năm 2019 xuất hiện như là một quá trình tất yếu của sự leo thang chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cuộc chiến tiền tề này đã có những tác động nhiều chiều và có thể đưa đến những bất ổn kinh tế vĩ mô cho các quốc gia thực hiện nền kinh tế mở như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để có thể chủ 128
- động ứng phó hiệu quả với những diễn biến của cuộc chiến, Việt Nam cần phải liên tục theo dõi, cập nhật tình hình, chủ động dự báo các kịch bản diễn biến của cuộc chiến để có thể định hướng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, tín dụng,... phù hợp. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực can thiệp thị trường ngoại hối, đồng thời tiếp tục chú trọng các biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến tiền tệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh 1. Angeloni, I., Bénassy-Quéré, A., Carton, B., Darvas, Z., Destais, Ch., Pisani-Ferry, J., Sapir, A., & Vallée, S. (2011). Global currencies for tomorrow: A European perspective (Research reports, Vol. XIII). Paris: Bruegel Blueprint Series/CEPII. 2. Aditya Rai (2019), Chinese Currency Devaluation: Impact on Indian and Global Markets Chinese Currency Devaluation: Impact on Indian and Global Markets, Journal of Economy 3. Ben Mohr (2019), The Impact of China’s Currency Devaluation, journal of Perspectives, August 2019 4. Bergsten, C. F. (2013). Currency wars, the economy of the United States and reform of the International Monetary System (Stavros Niarchos Foundation Lecture, No. 123). Washington, DC: Peterson Institute for International Economics. 5. Darvas, Z., & Pisani-Ferry, J. (2010). The threat of currency wars: A European perspective (Working Paper). Budapest: BCE Matematikai Közgazdaságtan és Gazdaságelemzéstanszék 6. Eichengreen, B., & Irwin, D. A. (2009). The slide to protectionism in the Great Depression: Who succumbed and why? The Journal of Economic History, 70(4), 871-897. 7. Gagnon, J. E. (2013). Currency wars. The Milken Institute Review, 15(1), 47-55 8. Guillermo Valencia Arana (2014), Currency Wars: The Lack of a Global Monetary System, A thesis Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Master in Management, Technology, and Economics 9. IMF (2019), People’s republic of China 2019 article IV consultation - Press release; staff report; staff statement and statement by the executive director for China, IMF Country Report No. 19/266 10. Jacek Pera (2018), the third currency war as an effect of post-crisis changes in the international currency system. The risk aspect - the case analyses of Brazil, Journal of Economics and Management, Vol. 31 (1), 2018 11. Katarzyna Twarowska (2018) The impact of the renminbi internationalization on stability of the international monetary system, 5th international multidisciplinary scientific conference on social sciences and arts SGEM2018 12. Le Xia, Jinyue Dong, Betty Huang, Ying Zhang (2019), China Economic Outlook Third Quarter 2019, BBVA research July 2019 129
- 13. Menkes, M., & Znojek, B. (2011). Brazylia a wojna walutowa (Brazil and currency war). Biuletyn Polskiego Instytutu Spraw Miedzynarodowych, 7, 2356-2357. 14. Portes, R. (2012). Monetary policies and exchange rates at the zero lower bound, Journal of Money, Credit and Banking, 44(1), 157-163 15. Stefan Collignon (2010), How to avoid currency war? European Parliament's Committee on Economic and Monetary Affairs. 16. Surjit S. Bhalia (1998), Chinese mercantilism: currency wars and how the east was lost, Indian council for research on international economic relations 17. Uri Dadush and Vera Eidelman (2011), Currency war, Carnegie Endowment for International Peace 18. Usama Ehsan Khan (2019), Impact of Devaluation on Balance of Trade: A Context of Neighboring Countries, Journal of Finance & Economics Research 19. Wayne M. Morrison (2013), China's Currency Policy: An Analysis of the Economic Issues, CRS Report for Congress. 20. Włodarczyk, R. (2014). Wojny walutowe we współczesnej gospodarce światowej (Currency wars in the modern world economy). Studia i Materiały. Miscellanea Oeconomicae, 18(1), 299-309 21. Xiaoyu Zhang 1 and Fanghui Pan, The Dependence of China’sMonetary Policy Rules on Interest Rate Regimes: Empirical Analysis Based on a Pseudo Output Gap, Sustainability 2019, 11, 2557 22. Zoryana Lutsyshyn and Nataliia Reznikova (2019), Competitive devaluations in currency wars: financial projections of neo-protectionism, International economic policy 2013.No 2 (19) Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Dự báo Kinh tế vĩ mô (2019) Diễn biến của tỷ giá USA/VND thời gian qua dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đăng trên website của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia 2. Nguyễn Lê Đình Quý (2018), Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam, tạp chí Tài chính 3. Tổng cục hải quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2019 4. Trần Thị Thanh Hương (2019), Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số tác động đến Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 5/2019; 5. VITIC (2020), Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc năm 2019 đạt gần 117 tỷ USD 6. Việt Hoàng (2019), Hậu quả của chiến tranh tiền tệ đối với thế giới và Việt Nam ra sao?, Tạp chí điện tử Tài chính. Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 10/2019 130
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích các đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
12 p | 4553 | 621
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung phân tích nguyên nhân và dự báo tình hình
9 p | 87 | 12
-
Chiến tranh tiền tệ (Tập 2): Phần 1
249 p | 33 | 10
-
Chu kỳ của khủng hoảng tài chính thế giới & giải pháp giảm nhẹ tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam
10 p | 67 | 5
-
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách cho Việt Nam
12 p | 76 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành logistics cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế
9 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn