TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 123 - 128<br />
<br />
ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI<br />
TẠI XÃ É TÒNG, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh Hà1, Vũ Thị Liên1, Phạm Thị Mai1, Lò Thị Bưởi1, Nguyễn Thị Quyên1,<br />
Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, YAMAKAWA Rei2, Phạm Ngọc Khánh3<br />
(1) Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc<br />
(2) Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản<br />
(3) Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sapa<br />
<br />
Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ phân bố tự nhiên tại xã<br />
É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Thân và lá là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc chữa bệnh với 27<br />
loài chiếm 26,47%. Có 13 nhóm bệnh được điều trị bằng cây thuốc theo kiến thức bản địa của cộng đồng địa<br />
phương. Các loài cây thuốc chủ yếu phân bố ở độ cao từ 500 - 1000 m với tỷ lệ 88,24%. Trong tổng số 102 loài cây<br />
thuốc, có 2 loài cây thuốc được xếp ở mức nguy cấp, 7 loài cây thuốc được xếp ở mức sẽ nguy cấp cần được bảo vệ.<br />
Từ khóa: Đa dạng, cây thuốc, É Tòng, Sơn La.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Xã É Tòng là xã vùng 3 nằm phía Bắc huyện Thuận Châu, có tổng diện tích tự nhiên<br />
4.247 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 254 ha, diện tích đất lâm nghiệp là<br />
2.785 ha, diện tích đất rừng khoanh nuôi bảo vệ là 709 ha, diện tích đất khác là 469 ha. Toàn xã<br />
có 567 hộ, gồm 02 dân tộc chủ yếu. Trong đó, dân tộc Thái có 16 bản, 477 hộ với 2.320 khẩu,<br />
chiếm 80,9%. Dân tộc Mông có 03 bản, 90 hộ với 547 khẩu chiếm 19,1%. [7]<br />
Địa hình xã É Tòng khá phức tạp xen kẽ giữa các dãy núi cao là các dải thung lũng uốn<br />
lượn. Với áp lực gia tăng dân số và cuộc sống người dân phụ thuộc vào rừng nên người dân đã<br />
không ngừng tác động vào những cánh rừng nguyên sinh và rừng tái sinh để khai thác gỗ. Bên<br />
cạnh đó các thương lái ráo riết đặt hàng thu mua những loài cây thuốc quý, phân bố tự nhiên<br />
dưới các cánh rừng già. Chính vì vậy, trữ lượng các loài cây thuốc giảm sút đáng kể. Đặc biệt với<br />
những loài có khả năng tái sinh chậm thì nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng là rất cao. Bảo tồn và<br />
phát triển tài nguyên cây thuốc nơi đây là nhiệm vụ cấp bách đặt ra. Cho đến nay chưa có một<br />
thống kê cụ thể về thành phần các loài thực vật được sử dụng làm thuốc nơi đây. Vì vậy, kết quả<br />
nghiên cứu là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các loài cây<br />
thuốc của xã.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 30/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016<br />
Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Hà, e - mail: hoanghatbu@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
123<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
- Thời gian: Tháng 3/2016 - 6/2016.<br />
- Địa điểm: xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.<br />
- Nội dung:<br />
+ Xác định thành phần các loài thực vật phân bố tự nhiên, được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng<br />
làm thuốc.<br />
+ Xác định thành phần các loài cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Phương pháp điều tra thực địa: Đánh giá thành phần các loài cây thuốc theo tuyến. Trên mỗi<br />
tuyến thu thập, thống kê các loài cây thuốc, chụp ảnh mẫu, sử dụng GPS để xác định tọa độ địa<br />
lý, độ cao phân bố cây thuốc. Hai tuyến điều tra gồm: Tuyến I, từ bản Cang qua núi Huôi Mảnh<br />
đến bản Na Mảnh. Tuyến II từ bản Cang đến bản Tở. Mẫu nghiên cứu được thu thập theo các<br />
tuyến điều tra thực địa. Các tuyến điều tra có chiều rộng 10 m, độ dài hầu hết trên 10 km qua<br />
nhiều kiểu địa hình và kiểu trạng thái thảm thực vật rừng khác nhau (quanh bản, ven suối, rừng<br />
tái sinh, rừng ẩm thường xanh trên núi đất, núi đá vôi, thảm cỏ…. ).<br />
+ Phương pháp nghiên cứu thực vật: Phương pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc theo Gary<br />
J. Martin [9]. Đánh giá tính đa dạng các loài cây thuốc theo phương pháp nghiên cứu thực vật<br />
của Nguyễn Nghĩa Thìn [6].<br />
+ Phương pháp xác định tên khoa học: Căn cứ vào các đặc điểm hình thái so sánh của mẫu, đối<br />
chiếu với các tài liệu cẩm nang, các sách chuyên ngành có hình, từ điển cây thuốc Việt Nam [1];<br />
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [4], Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam [5] để<br />
đưa ra tên khoa học của các loài cây thuốc và xác định các loài cây thuốc cần bảo vệ theo sách<br />
đỏ Việt Nam [2].<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại xã É Tòng<br />
Qua nghiên cứu trên thực địa, phân tích, giám định tên loài dựa vào tài liệu, mẫu vật,<br />
chúng tôi đã lập bảng danh lục các loài cây có tiềm năng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu<br />
(KVNC). Kết quả xác định được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ thuộc 2 ngành: Dương xỉ<br />
(Polypodiophyta), Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó họ nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với<br />
8 loài, tiếp đến là họ Gừng (Zingiberaceae) với 6 loài, họ Thiên lý (Asclepiadaceae) với 4 loài,<br />
họ Mạch môn (Convallariaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với 3 loài. Các họ còn lại có<br />
từ 1-2 loài. Sự phân bố các bậc phân loại trong ngành được thể hiện ở Bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
124<br />
Bảng 1. Đa dạng thành phần các loài cây thuốc tại xã É Tòng<br />
Ngành thực vật Họ Chi Loài<br />
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Ngành Dương xỉ 8 11,94 9 10,34 10 9,80<br />
(Polypodiophyta)<br />
Ngành Ngọc lan 59 88,06 78 89,66 92 90,2<br />
(Magnoliophyta)<br />
- Magnoliopsida 57 96,61 76 97,44 90 97,83<br />
- Liliopsida 2 3,39 2 2,56 2 2,17<br />
Tổng 67 100 87 100 102 100<br />
Qua bảng số liệu cũng cho thấy lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm vai trò chủ đạo với số<br />
lượng lớn là 90 loài, chiếm 88,24%; 76 chi, chiếm 87,37%; 57 họ, chiếm 85,08%; lớp Hành<br />
(Liliopsida) có số lượng loài ít.<br />
<br />
3.2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc của các loài cây thuốc tại xã É Tòng<br />
Bảng 2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc<br />
Stt Bộ phận Số lượng Tỷ lệ<br />
sử dụng loài (%)<br />
1 Cả cây 13 12,75<br />
2 Củ 20 19,61<br />
3 Rễ 7 6,86<br />
4 Thân 27 26,47<br />
5 Lá 27 26,47<br />
6 Hoa 1 0,98<br />
7 Quả 6 5,88<br />
1 0,98<br />
8 Hạt<br />
<br />
Tổng 102 100 Hình 1. Các bộ phận sử dụng làm thuốc<br />
Thân, lá là các bộ phận sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất với 27 loài, chiếm<br />
26,47%. Tiếp theo là bộ phận củ với 20 loài, chiếm 19,61%. Các bộ phận khác như rễ, hoa, quả<br />
hạt cũng được người dân sử dụng làm thuốc.<br />
3.3. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài cây thuốc tại xã É Tòng<br />
Bảng 3. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài cây thuốc<br />
<br />
Stt Nhóm bệnh Số lượng loài Tỷ lệ (%)<br />
1 Bệnh thần kinh (Đau đầu, an thần...) 6 5,88<br />
2 Bệnh hệ tiêu hóa (Lỵ, tiêu chảy, giun...) 15 14,71<br />
3 Bệnh ngoài da (Ghẻ, mụn nhọt, bầm tím...) 4 3,92<br />
4 Bệnh xương khớp 16 15,69<br />
5 Bồi bổ sức khỏe (bổ máu, bồi bổ sức khỏe sau ốm...) 7 6,86<br />
<br />
<br />
125<br />
6 Bệnh hệ bài tiết (Gan, thận...) 12 11,76<br />
8 Bệnh cảm (Cảm cúm, cảm sốt, cảm mạo...) 13 12,75<br />
9 Thanh nhiệt, giải độc (Rắn cắn, cây độc) 3 2,94<br />
10 Hệ hô hấp (Ho, viêm họng, viêm amidan...) 7 6,86<br />
11 Bệnh phụ nữ (Sinh đẻ, điều kinh, an thai, u xơ...) 9 8,82<br />
12 Bệnh dạ dày 7 6,86<br />
13 Cây có độc sử dụng làm thuốc (mụn nhọt, ngoài da...) 3 2,94<br />
Tổng 102 100<br />
Cộng đồng người Thái xã É Tòng sử dụng cây thuốc trong việc điều trị các nhóm bệnh<br />
nhiều nhất là bệnh xương khớp với 16 loài, bệnh tiêu hóa là 15 loài, bệnh cảm là 13 loài, bệnh hệ<br />
bài tiết là 12 loài, các nhóm bệnh còn lại bao gồm từ 3 - 9 loài khác nhau. Ngoài ra, qua điều tra<br />
chúng tôi cũng phát hiện ra 3 loài cây có độc được người dân sử dụng làm thuốc với hàm lượng<br />
nhỏ, tần số sử dụng thấp và chủ yếu dùng để đắp bên ngoài. Bao gồm Lá ngón (Gelsemium elegans<br />
Benth.), Cơm nếp (Strobilanthes acrocephalus T. Anders) và Dây mật (Derris elliptica Benth.).<br />
3.4. Đa dạng về nơi sống và độ cao phân bố các loài cây thuốc tại xã É Tòng.<br />
Bảng 4. Nơi sống và độ cao phân bố của các loài cây thuốc<br />
<br />
Stt Nơi sống Số lượng Tỷ lệ (%) Độ cao (m) Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
loài loài<br />
1 Ven suối 11 10,78 < 500 2 1,96<br />
2 Rừng thứ sinh 44 43,14 500 - 1000 90 88,24<br />
3 Ven đường 15 14,71 > 1000 10 9,80<br />
4 Đồi nương 32 31,37 - - -<br />
Tổng 102 100 102 100<br />
Sự phân bố các loài cây thuốc ở các đai cao khác nhau cho thấy sự đa dạng về các dạng<br />
sinh cảnh sống khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy: Đa số cây thuốc phân bố ở độ cao 500 -<br />
1000m, với 90 loài chiếm 88,24%. Ở độ cao này, chủ yếu là các loài như Hà thủ ô trắng<br />
(Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Sốt rét lá nhỏ (Reineckea carnea), Đại bi (Blumea<br />
balsamifera (L.) DC.), Thu hải đường lá rìa (Begonia laciniata Roxb.), Hoàng tinh cách<br />
(Disporopsis longifolia Craib, 1912), Mía dò (Costus speciosus Smith.)....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
126<br />
Bên cạnh đó là các vùng đồi<br />
nương, ven đường, ven suối cũng là<br />
nơi bắt gặp sự phân bố của các loài<br />
cây thuốc như Thành ngạnh lá đỏ<br />
(Cratoxylon pruniflorum Dyer.), Thùn<br />
mũn (Embelia ribes Burm.), Mã đề<br />
(Plantago asiatica L.), Hồi nước<br />
(Limnophila rugosa (Roth) Merr.,<br />
1917), Ngải rợm (Tacca integrifolia<br />
Ker-Gawl, 1832), Rau đắng<br />
(Elatostema sp.).... Chính vì vậy, tán<br />
rừng là điều kiện thuận lợi cho các Hình 2. Số lượng các loài cây thuốc phân bố theo độ<br />
loài cây thuốc phát triển. Ở độ cao trên cao.<br />
1000 m và dưới 500 m đều bắt gặp ít<br />
các loài cây thuốc.<br />
3.5. Một số loài cây thuốc bị đe dọa cần được bảo vệ<br />
Bảng 5. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt cần được bảo vệ<br />
Stt Tên khoa học Tên phổ thông Mức độ đe dọa<br />
1 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Đảng sâm VU A1a,c,d+2c,d<br />
2 Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách VU A1c,d<br />
3 Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith Cốt toái bổ EN A1,c,d<br />
4 Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Hà thủ ô đỏ VU A1a,c,d<br />
5 Stephania brachyandra Diels, 1910 Bình vôi núi cao EN.A2c,d<br />
6 Limnophila rugosa (Roth) Merr., 1917 Hồi nước VU.A3c<br />
7 Curculigo orchioides Gaertn., 1988 Sâm cau VU.A1a,c,d<br />
8 Tacca integrifolia Ker-Gawl, 1832 Ngải rợm VU.B2a,b(ii,iii,v)<br />
9 Stemona pierrei Gagnep., 1943 Bách bộ lá nhỏ VU.B2a,b(ii,iii,iv,v)<br />
EN: Endangered - Nguy cấp, VU: Vulnerable - Sẽ nguy cấp<br />
Kết quả điều tra đã ghi nhận 9 loài cây thuốc tại xã É Tòng có mức độ đe dọa cao, nằm<br />
trong danh lục sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó 2 loài đang ở mức nguy cấp cần được bảo<br />
vệ là Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith) và Bình vôi núi cao (Stephania<br />
brachyandra Diels, 1910). 7 loài ở mức độ sẽ nguy cấp, xếp ở thứ hạng VU.<br />
4. Kết luận<br />
Qua điều tra các loài cây thuốc tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã ghi<br />
nhận được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ. Trong đó các họ có nhiều loài nhất bao gồm<br />
họ Cúc (Asteraceae) với 8 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) với 6 loài, họ Thiên lý<br />
(Asclepiadaceae) với 4 loài.<br />
Có 13 nhóm bệnh được điều trị theo kinh nghiệm dân gian từ các loài cây thuốc, trong đó<br />
chữa bệnh xương khớp có 16 loài, bệnh tiêu hóa có 15 loài, bệnh cảm có 13 loài, bệnh hệ bài tiết<br />
có 12 loài, các nhóm bệnh còn lại có từ 3 - 9 loài khác nhau. Có 3 loài cây thuốc có độc cần được<br />
lưu ý và tránh nhầm lẫn khi sử dụng.<br />
<br />
127<br />
Trong tổng số 102 loài cây thuốc được ghi nhận, có 9 loài cây thuốc có tên trong danh lục<br />
sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó 2 loài đang ở mức nguy cấp cần được bảo vệ, 7 loài ở<br />
mức độ sẽ nguy cấp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.<br />
[2] Bộ khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007, Sách đỏ Việt<br />
Nam, Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.<br />
[3] Lê Trần Đức, 1995, Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[4] Đỗ Tất Lợi, 2005, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học.<br />
[5] Nguyễn Tập, 2007, Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản<br />
ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội.<br />
[6] Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội.<br />
[7] Ủy ban nhân dân xã É Tòng. Báo cáo Kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát<br />
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014; nhiệm vụ trọng tâm và các giải<br />
pháp chủ yếu năm 2015. Số: 12 /BC-UBND, ngày 04 tháng 6 năm 2014. Tr-1.<br />
[8] Anita Mehra, Omesh Bajpai, Hema Joshi, 2014. Diversity, utilization and sacred values<br />
of Ethno-medicinal plants of Kumaun Himalaya. An international journal.<br />
[9] Gary J. Martin, 2002, Thực vật dân tộc học, Sách bảo tồn, Nxb Nông nghiệp (bản dịch).<br />
<br />
<br />
DIVERSITY OF THAI ETHNIC MINORITIES’ MEDICINAL PLANTS IN E<br />
TONG COMMUNE, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE<br />
<br />
Hoang Thi Thanh Ha1, Vu Thi Lien1, Pham Thi Mai1, Lo Thi Buoi1 , Nguyen Thi Quyen1,<br />
Le Thi Thao1, Bui Thi Suu1, YAMAKAWA Rei2, Pham Ngoc Khanh3<br />
(1) Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Bac university<br />
(2) Senior Volunteers Japan<br />
(3) Research Station Cultivating Medicinal Plants of Sa Pa<br />
<br />
Abstract: A survey was carried out in E Tong commune, Thuan Chau district, Son La province and it has<br />
recorded 102 species of medicinal plants belonging to 87 genera, 67 families natural distribution in E Tong commune,<br />
Thuan Chau district, Son La province. Stems and leaves are the mainly used as medicines with 27 species making up to<br />
26.47 percent. There are 13 groups of diseases which can be treated by the local medicinal plants. The medicinal<br />
plants are mainly distributed at elevations between 500 - 1000 meters with rate 88.24 percent. Among 102 species of<br />
medicinal plants, 2 species are endangered and seven species are rated as vulnerable and should be protected.<br />
Keywords: Diversity, medicinal plant, E Tong, Son La.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
128<br />