Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 115 - 120<br />
<br />
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI, THÀNH PHẦN DẠNG SỐNG<br />
VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT Ở XÃ ĐIỀM MẶC,<br />
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Yến*, Nguyễn Thị Diễm Hằng<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú, chúng có giá trị về nhiều mặt như: kinh tế,<br />
xã hội và cuộc sống con người. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật<br />
nói chung và cây có ích nói riêng hiện nay đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong<br />
đó có Việt Nam.<br />
Tiến hành điều tra và đánh giá đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng<br />
của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; bước đầu chúng tôi thu được<br />
184 loài, 152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất<br />
(Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành<br />
Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta); được chia thành 6 nhóm tài nguyên khác<br />
nhau, đó là: Nhóm cây thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây làm cảnh, nhóm cây<br />
cho tinh dầu, nhóm cây cho màu nhuộm. Các loài thực vật thu được có các dạng sống khác nhau:<br />
Dạng thân thảo với 63 loài, dạng thân bụi với 52 loài, dạng thân gỗ với 37 loài, dạng thân leo với<br />
32 loài. Trong đó, đã phát hiện được 9 loài thực vật quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn.<br />
Từ khóa: Bảo tồn, dạng sống, đa dạng, Điềm Mặc, giá trị sử dụng, thành phần loài, thực vật quý.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Điềm Mặc là một xã miền núi nằm phía Tây<br />
của huyện Định Hóa với tổng diện tích địa<br />
giới hành chính là 17,27 km2, trong đó có<br />
1.748 ha đất tự nhiên. Xã Điềm Mặc nằm<br />
trong vùng núi đất thấp, có độ cao trung bình<br />
trên 50m, độ thoải lớn, hướng địa hình thấp<br />
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xen giữa<br />
các dãy đồi, núi đất thấp là rừng già và những<br />
cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Chịu tác<br />
động của khí hậu nhiệt đới, với hai mùa khô<br />
và mưa rõ rệt, độ ẩm cao, trung bình từ 80%<br />
trở lên; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng<br />
22,80C; vì vậy mà xã Điềm Mặc có hệ thực<br />
vật vô cùng phong phú và đa dạng.<br />
Sinh sống trên địa bàn xã hiện nay có 1.172<br />
hộ với 4 dân tộc anh em: Tày, Dao, Sán Chí,<br />
Kinh. Trong đó, người Tày là dân tộc đông<br />
nhất và có mặt sớm nhất, trở thành cư dân bản<br />
địa. Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư<br />
ở đây là sản xuất nông lâm nghiệp như nghề<br />
trồng lúa nước, nuôi trồng và chế biến chè.<br />
Đặc biệt chú trọng phát triển cây công nghiệp<br />
và khai thác nguồn tài nguyên rừng.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 868 546; Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com<br />
<br />
Để góp phần đánh giá về giá trị sử dụng<br />
nguồn tài nguyên cây có ích ở xã Điềm Mặc<br />
làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn,<br />
chúng tôi đã tiến hành điều tra và phân loại<br />
các nhóm thực vật ở nơi đây.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có<br />
ích được bà con dân tộc sinh sống ở xã Điềm<br />
Mặc, huyện Định Hóa sử dụng.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Phỏng vấn người dân nơi đây về những<br />
kinh nghiệm và cách sử dụng các loài thực vật<br />
có ích tại địa phương.<br />
+ Thu mẫu và xử lý mẫu theo phương pháp<br />
của Nguyễn Nghĩa Thìn [5].<br />
+ Phân loại và xác định tên khoa học theo tài<br />
liệu: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ<br />
(1999-2000) [3], Từ điển cây thuốc Việt Nam<br />
của Võ Văn Chi (1996) [1], Danh lục các loài<br />
thực vật Việt Nam (2001-2005) [8].<br />
+ Phân loại nguồn tài nguyên cây có ích theo<br />
tài liệu: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam của<br />
Trần Đình Lý (1993) [4].<br />
115<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Phân loại dạng sống theo phương pháp của<br />
Hoàng Chung [2].<br />
+ Xác định các loài thực vật quý hiếm theo tài<br />
liệu: Nghị định 32/2006/CP – NĐ về nghiêm<br />
cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài<br />
động thực vật hoang dã [7], Sách đỏ Việt<br />
Nam (phần II. Thực vật) [6].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đa dạng các taxon thực vật ở xã Điềm Mặc<br />
Kết quả bước đầu đã thống kê được 184 loài,<br />
152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao<br />
có<br />
mạch:<br />
Ngành<br />
Thông<br />
đất<br />
(Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút<br />
(Equisetophyta),<br />
ngành<br />
Dương<br />
xỉ<br />
(Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta)<br />
và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) được<br />
trình bày ở bảng 1.<br />
Qua kết quả bước đầu nghiên cứu, trong 5<br />
ngành thực vật bậc cao thì ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta) là ngành phong phú nhất với<br />
178 loài (chiếm 96,74%), 146 chi (chiếm<br />
95,05%), 69 họ (chiếm 92,00%). Ngành<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài (chiếm<br />
1,63%), 3 chi (chiếm 1,97%), 3 họ (chiếm<br />
4,00%). Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta),<br />
ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành<br />
Thông (Pinophyta), mỗi ngành có 1 loài<br />
(chiếm 0,54%), 1 chi (chiếm 0,66%), 1 họ<br />
(chiếm 1,33%).<br />
<br />
107(07): 115 - 120<br />
<br />
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) gồm 2<br />
lớp: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 142<br />
loài (chiếm 77,17%), 114 chi (chiếm<br />
75,00%), 52 họ (chiếm 69,33%) và lớp Hành<br />
(Liliopsida) có 36 loài (chiếm 19,57%), 32<br />
chi (chiếm 21,05%), 17 họ (chiếm 22,67%).<br />
So sánh lớp Mộc lan và lớp Hành trong ngành<br />
Mộc lan, chúng ta nhận thấy số lượng taxon<br />
của lớp Mộc lan chiếm ưu thế so với lớp<br />
Hành. Tỉ lệ số loài trong 2 lớp xấp xỉ 4/1<br />
(142/36), tức là có 4 loài thuộc lớp Mộc lan<br />
thì mới có 1 loài thuộc lớp Hành.<br />
Sự đa dạng loài ở bậc họ<br />
Trong tổng số 75 họ thực vật thì số họ có 1<br />
loài là 44 họ, từ 2 loài là 11 họ, từ 3 – 4 loài là<br />
9 họ. Có 11 họ có từ 6 – 13 loài được trình<br />
bày trong bảng 2.<br />
Số liệu bảng 2 cho thấy chỉ có 11 họ (chiếm<br />
14,67%) tổng số họ, nhưng có đến 86 loài<br />
(chiếm 46,74%) tổng số loài của cả hệ thực<br />
vật. Họ có nhiều loài nhất là họ Cúc<br />
(Asteraceae) với 13 loài; tiếp đến là họ Thầu<br />
dầu (Euphorbiaceae) với 11 loài, họ Cà phê<br />
(Rubiaceae) với 10 loài; họ Hòa thảo<br />
(Poaceae) và họ Đậu (Fabaceae) cùng có 8<br />
loài; họ Bông (Malvaceae), họ Ô rô<br />
(Acanthaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ<br />
Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Cam (Rutaceae),<br />
họ Gừng (Zingiberaceae ) đều có 6 loài.<br />
<br />
Bảng 1. Sự phân bố của các taxon thực vật ở xã Điềm Mặc<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Ngành Thực vật<br />
Thông đất<br />
(Lycopodiophyta)<br />
Cỏ tháp bút<br />
(Equisetophyta)<br />
Dương xỉ<br />
(Polypodiophyta)<br />
Thông<br />
(Pinophyta)<br />
Mộc lan<br />
(Magnoliophyta)<br />
1. Lớp Mộc lan<br />
(Magnoliopsida)<br />
2. Lớp Hành<br />
(Liliopsida)<br />
Tổng<br />
<br />
Số họ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số chi<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
0,33<br />
<br />
1<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
0,54<br />
<br />
1<br />
<br />
0,33<br />
<br />
1<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
0,54<br />
<br />
3<br />
<br />
4,00<br />
<br />
3<br />
<br />
1,97<br />
<br />
3<br />
<br />
1,63<br />
<br />
1<br />
<br />
1,33<br />
<br />
1<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
0,54<br />
<br />
69<br />
<br />
92,00<br />
<br />
146<br />
<br />
96,05<br />
<br />
178<br />
<br />
96,74<br />
<br />
52<br />
<br />
69,33<br />
<br />
114<br />
<br />
75,00<br />
<br />
142<br />
<br />
77,17<br />
<br />
17<br />
<br />
22,67<br />
<br />
32<br />
<br />
21,05<br />
<br />
36<br />
<br />
19,57<br />
<br />
75<br />
<br />
152<br />
<br />
184<br />
<br />
116<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 115 - 120<br />
<br />
Bảng 2. Những họ thực vật đa dạng nhất (từ 6 loài trở lên)<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tên họ<br />
Họ Cúc (Asteraceae)<br />
Họ Thầu dầu (Euphoribiaceae)<br />
Họ Cà phê (Rubiaceae)<br />
Họ Hòa thảo (Poaceae)<br />
Họ Đậu (Fabaceae)<br />
<br />
Số loài<br />
13<br />
11<br />
10<br />
8<br />
8<br />
<br />
TT<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Tên họ<br />
Họ Bông (Malvaceae)<br />
Họ Ô rô (Acanthaceae)<br />
Họ Đơn nem (Myrsinaceae)<br />
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae)<br />
Họ Cam (Rutaceae)<br />
Họ Gừng (Zingiberaceae )<br />
<br />
Số loài<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
<br />
Bảng 3. Những chi thực vật đa dạng nhất<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Tên chi<br />
Chi Justicia<br />
Chi Astemisia<br />
Chi Ardisia<br />
Chi Piper<br />
<br />
Số loài<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
Sự đa dạng ở bậc chi<br />
Sự đa dạng của thực vật có ích được người<br />
dân xã Điềm Mặc sử dụng còn được thể hiện<br />
ở bậc chi.<br />
Theo thống kê số lượng loài theo các chi,<br />
nhận thấy có đến 130 chi có 1 loài (chiếm<br />
85,53%) tổng số chi. Có 14 chi có 2 loài tập<br />
trung ở ngành Mộc lan (chiếm 9,21%) tổng số<br />
chi của hệ. Số chi có 3 loài có 6 chi thuộc lớp<br />
Mộc lan của ngành Mộc lan (chiếm 3,95%)<br />
tổng số chi. Chỉ có 2 chi có 4 loài thuộc lớp<br />
Mộc lan của ngành Mộc lan (chiếm 1,32%)<br />
tổng số chi, (chiếm 4,35%) tổng số loài của<br />
toàn hệ. Bao gồm: chi Hibiscus thuộc họ<br />
Malvaceae (họ Bông) và chi Hedyotis thuộc<br />
họ Rubiaceae (họ Cà phê).<br />
Bảng 3 trình bày 8 chi có số lượng loài đa<br />
dạng nhất.<br />
Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy,<br />
hệ thực vật có ích được người dân xã Điềm<br />
Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sử<br />
dụng khá đa dạng và phong phú về số lượng<br />
các taxon bậc ngành, họ và chi. Tuy nhiên lại<br />
có phần hạn chế về số lượng loài trong các<br />
chi cũng như trong các họ.<br />
Tài nguyên cây có ích ở xã Điềm Mặc<br />
Chúng tôi đã tiến hành điều tra và phân loại<br />
được 184 loài thực vật thuộc 6 nhóm tài<br />
nguyên cây có ích được trình bày trong<br />
bảng 4.<br />
<br />
TT<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Tên chi<br />
Số loài<br />
Chi Citrus<br />
3<br />
Chi Clerodendrum<br />
3<br />
Chi Hibiscus<br />
4<br />
Chi Hedyotis<br />
4<br />
Bảng 4. Các nhóm tài nguyên cây có ích<br />
ở xã Điềm Mặc<br />
TT<br />
Nhóm tài nguyên<br />
Số loài<br />
1<br />
Cây làm thuốc<br />
177<br />
2<br />
Cây ăn được<br />
52<br />
3<br />
Cây làm cảnh<br />
18<br />
4<br />
Cây lấy gỗ<br />
18<br />
5<br />
Cây cho tinh dầu<br />
12<br />
6<br />
Cây cho màu nhuộm<br />
2<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi trình bày 4<br />
nhóm tài nguyên có số lượng loài lớn nhất.<br />
Nhóm cây làm thuốc<br />
Thực vật làm thuốc được bà con ở xã Điềm<br />
Mặc, huyện Định Hóa sử dụng và biết đến<br />
nhiều nhất. Chúng chủ yếu là các loài mọc<br />
phổ biến, dễ tìm kiếm và sử dụng, phục vụ<br />
cho việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày của<br />
người dân nơi đây. Kết quả thống kê được<br />
177 loài thực vật sử dụng làm thuốc, thuộc<br />
146 chi, 74 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao.<br />
Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có<br />
số lượng lớn nhất với 171 loài, 140 chi, 68 họ.<br />
Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ. Cuối cùng là<br />
ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành<br />
Thông đất (Lycopodiophyta), và ngành Thông<br />
(Pinophyta), mỗi ngành có 1 loài, 1 chi và 1<br />
họ. Họ có số loài lớn nhất là họ Cúc<br />
(Asteraceae) với 13 loài (chiếm 7,07%), họ<br />
Cà phê (Rubiaceae) và họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae) mỗi họ có 10 loài (chiếm<br />
117<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
5,43%). Chi có số lượng loài làm thuốc lớn<br />
nhất là chi Hibiscus thuộc họ Malvaceae (họ<br />
Bông) và chi Hedyotis thuộc họ Rubiaceae<br />
(họ Cà phê) với số lượng 4 loài.<br />
Nhóm cây ăn được<br />
Nhóm cây này bao gồm các loại rau ăn, các<br />
bộ phận ăn được như quả, thân, rễ… Con số<br />
điều tra được là 52 loài. Trong đó cây ăn quả<br />
là 23 loài, chủ yếu được người dân trồng xung<br />
quanh nhà. Nhiều loài có lợi ích kinh tế cao<br />
như Chanh (Citrus limonia), Bưởi (Citrus<br />
grandis)… Số lượng thực vật được bà con nơi<br />
đây sử dụng làm rau theo thống kê ban đầu là<br />
8 loài và được trồng tập trung quanh nhà, trên<br />
nương rẫy. Một số loài có giá trị cao khi vừa<br />
làm rau ăn vừa làm thuốc chữa bệnh như: Rau<br />
sắng<br />
(Melientha<br />
suavis),<br />
Bò<br />
khai<br />
(Erythropalum scandens)….<br />
Nhóm cây làm cảnh<br />
Nhóm này có 18 loài thuộc 16 chi, 15 họ.<br />
Trong đó, ngành Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
có 1 loài, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)<br />
có 1 loài, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có<br />
16 loài. Đa số các loài cây làm cảnh còn có<br />
tác dụng khác như làm thuốc, lấy gỗ….nên<br />
cho lợi nhuận kinh tế cao. Có thể kể đến:<br />
Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia),<br />
Trạng nguyên (Euphorbia pulcherrima) vừa<br />
được sử dụng làm cây cảnh, vừa được sử<br />
dụng làm thuốc….<br />
Nhóm cây cho gỗ<br />
Theo điều tra ban đầu, chúng tôi thu được 18<br />
loài cây cho gỗ, thuộc 16 chi, 14 họ. Trong<br />
đó, có 14 họ có 1 loài, 4 họ có 2 loài: Họ Đậu<br />
(Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cau<br />
(Arecaceae), họ Hòa thảo (Poaceae). Nhóm<br />
cây cho gỗ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh<br />
tế mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc<br />
bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, điều<br />
hòa khí hậu, góp phần lớn vào việc nâng cao<br />
độ che phủ của rừng… Vì vậy, cần phải chú<br />
trọng bảo vệ và phát triển nhóm cây này.<br />
Đa dạng về dạng sống của tài nguyên cây<br />
có ích<br />
Vấn đề sử dụng các loài cây có ích của đồng<br />
bào dân tộc thuộc KVNC là rất đa dạng và<br />
<br />
107(07): 115 - 120<br />
<br />
phong phú, với nhiều dạng sống khác nhau.<br />
Thực vật được sử dụng trong tất cả các dạng<br />
sống, tuy nhiên tỉ lệ giữa các dạng sống là<br />
khác nhau. Chiếm tỉ lệ cao nhất là dạng cây<br />
thảo: 34,24%; thứ 2 là dạng cây bụi: 28,26%;<br />
thứ ba là dạng thân gỗ: 20,11%; thứ tư là<br />
dạng thân leo: 17,39%.<br />
Bảng 5. Đa dạng dạng sống của thực vật ở xã<br />
Điềm Mặc.<br />
TT<br />
Dạng sống<br />
Số loài<br />
Tỷ lệ %<br />
1<br />
Thân gỗ<br />
37<br />
20,11<br />
2<br />
Thân thảo<br />
63<br />
34,24<br />
3<br />
Thân bụi<br />
52<br />
28,26<br />
4<br />
Thân leo<br />
32<br />
17,39<br />
<br />
Số liệu bảng 5 cho thấy dạng cây được đồng<br />
bào dân tộc nơi đây sử dụng nhiều nhất là<br />
dạng cây thảo với 63 loài (chiếm 34,24%)<br />
tổng số loài. Nhóm cây này chủ yếu tập trung<br />
trong các họ: Asteraceae, Lamiaceae,<br />
Solanaceae, Araceae…<br />
Thứ hai là dạng cây thân bụi với 52 loài<br />
(chiếm 28,26%) tổng số loài, trong đó ngành<br />
Mộc lan có 50 loài (chiếm 27,17%) tổng số<br />
loài, còn lại 2 loài thuộc ngành Dương xỉ<br />
(chiếm 1,09%) tổng số loài. Thực vật thuộc<br />
nhóm này tập trung chủ yếu trong một số họ<br />
như:<br />
Euphorbiaceae,<br />
Verbenaceae,<br />
Myrsinaceae, Moraceae… thuộc lớp Mộc lan<br />
của ngành Mộc lan.<br />
Dạng cây tiếp theo là dạng cây gỗ với 37 loài<br />
(chiếm 20,11%) và tập trung toàn bộ trong<br />
lớp Mộc lan của ngành Mộc lan. Nhóm này<br />
tập trung chủ yếu trong các họ như:<br />
Euphorbiaceae, Myrtaceae, Rutaceae…<br />
Kết quả điều tra cho thấy nhóm cây có ích<br />
thuộc dạng thân gỗ chiếm tỷ lệ thấp. Tuy<br />
nhiên, không phải do các cây thuộc dạng thân<br />
gỗ ít được sử dụng trong cuộc sống hàng<br />
ngày, mà nguyên nhân chủ yếu là do khi khai<br />
thác các cây ở dạng sống này thời gian tái sử<br />
dụng là lâu hơn, đồng thời do chặt phá rừng<br />
nhiều mà giờ đây các loài cây có dạng sống<br />
này còn rất ít. Điều này chứng tỏ diện tích đất<br />
rừng đang ngày càng bị thu hẹp. Ít nhất là<br />
dạng thân leo với tổng số 32 loài (chiếm<br />
17,39%) tổng số loài và phân bố trong ngành<br />
Mộc lan; tập trung ở các họ như: Vitaceae,<br />
Menispermaceae, Rubiaceae…<br />
<br />
118<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 115 - 120<br />
<br />
Bảng 6. Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở xã Điềm Mặc<br />
TT<br />
<br />
Tên Việt Nam - Tên khoa học<br />
<br />
SĐVN<br />
VU<br />
K<br />
K<br />
VU<br />
VU<br />
VU<br />
VU<br />
<br />
Cấp quy định<br />
NĐ 32/NĐ-CP<br />
<br />
1<br />
Lá khôi - Ardisia gigantifolia Stapf.<br />
2<br />
Cốt khí củ - Reynoutria aponica Houtt<br />
3<br />
Dây kí ninh - Tinospora crispa (L.) Miers<br />
4<br />
Hoàng tinh cách - Disporopsis longifolia Craib<br />
IIA<br />
5<br />
Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thumb.) Haraldson<br />
6<br />
Rau sắng - Melientha suavis Pierre<br />
7<br />
Tắc kè đá - Drynaria bonii H. Christ<br />
8<br />
Hoàng đằng – Fibraurea tinctoria Lour.<br />
IIA<br />
9<br />
Thiên niên kiện lá lớn – Homalomena gingantea Engl.<br />
VU<br />
Ghi chú: - Sách đỏ Việt Nam (2007): Cấp EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp.<br />
- Danh lục đỏ IUCN (2001): Cấp EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp.<br />
- Nghị định số 32/2006/NĐ/CP: IA: Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác; IIA: Thực vật rừng hạn chế khai<br />
thác, sử dụng.<br />
<br />
Bộ phận sử dụng chủ yếu trong dạng thân leo<br />
chủ yếu là rễ và củ, do đó việc tìm kiếm gặp<br />
nhiều khó khăn hơn, vì vậy mà số lượng sử<br />
dụng cũng giảm.<br />
Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng<br />
Dựa theo Sách đỏ Việt Nam – Phần II – Thực<br />
vật; theo Nghị định 32/2006/NĐ – CP của<br />
Chính phủ, trong danh sách các loài thực vật<br />
đã thống kê, 9 loài có nguy cơ tuyệt chủng đã<br />
được xác định (chiếm 4,89% tổng số loài).<br />
Kết quả được trình bày trong bảng 6.<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả điều tra tại KVNC, chúng tôi đã thu<br />
được 184 loài thực vật thuộc 152 chi, 75 họ<br />
của 5 ngành thực vật có mạch bậc cao có<br />
mạch là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta),<br />
ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) ngành<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông<br />
(Pinophyta)<br />
và<br />
ngành<br />
Mộc<br />
lan<br />
(Magnoliophyta). Xác định được 9 loài có<br />
nguy cơ tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau<br />
theo Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/NĐCP. Từ kết quả thu được, chúng tôi phân loại<br />
các loài thuộc 6 nhóm tài nguyên thực vật có<br />
ích: Nhóm cây làm thuốc, nhóm cây ăn được,<br />
nhóm cây làm cảnh, nhóm cây lấy gỗ, nhóm<br />
cây cho tinh dầu và nhóm cây cho màu<br />
nhuộm. Thành phần dạng sống của các loài<br />
thực vật có tỷ lệ không đồng đều, cụ thể:<br />
Thân thảo (20,11%), thân gỗ (34,24%), thân<br />
bụi (28,26%), thân leo (17,39%).<br />
<br />
Qua những số liệu đã thống kê trên, thấy rằng<br />
đa số các loài thực vật thu được đều có giá trị<br />
nhất định. Chính vì điều đó địa phương cần<br />
có các biện pháp bảo vệ, kế hoạch khai thác<br />
hợp lý nguồn tài nguyên này, tránh nguy cơ<br />
mai một.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb<br />
Y học, Hà Nội (1996).<br />
[2]. Hoàng Chung, Các phương pháp nghiên cứu<br />
quần xã Thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội (2006).<br />
[3]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3,<br />
Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh (1999 – 2000).<br />
[4]. Trần Đình Lý (chủ biên) và cộng sự, 1900 loài<br />
cây có ích ở Việt Nam. Trung tâm khoa học tự<br />
nhiên và công nghệ Quốc gia, Viện Sinh thái và<br />
Tài nguyên sinh vật, Nxb thế giới, Hà Nội (1993).<br />
[5]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên<br />
cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
(2007).<br />
[6]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Sách đỏ Việt<br />
Nam (phần II. Thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên<br />
và công nghệ, Hà Nội (2007).<br />
[7]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/CP – NĐ về<br />
nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các<br />
loài động thực vật hoang dã, 13 trang.<br />
[8]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi<br />
trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái<br />
và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự<br />
nhiên và Công nghệ Quốc gia, Danh lục các loài<br />
thực vật Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Nông nghiệp,<br />
Hà Nội (2001 – 2005).<br />
<br />
119<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />