Lương Thị Hương Loan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 141 - 147<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐỘ DÀY NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH ĐÙI Ở PHỤ NỮ MÃN<br />
KINH CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA QUA SIÊU ÂM DOPPLERc TẠI BỆNH<br />
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2014<br />
Lương Thị Hương Loan*, Đoàn Văn Thương<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát độ dày nội trung mạc động mạch đùi ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển<br />
hóa bằng siêu âm Doppler. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát đô dày lớp IMT ở 82 phụ nữ từ<br />
45 đến 64 tuổi mãn kinh tự nhiên 12 tháng có hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của IDF 2006<br />
đang điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Trung<br />
ương Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014. Kết quả: Tuổi trung bình của đối<br />
tượng nghiên cứu: 58,98 ± 3,8, Độ dày lớp IMT trung bình động mạch đùi chung phải 1,12 ± 0,53,<br />
đùi chung trái 1,13 ± 0,67, đùi nông phải 0,78 ± 0,19, đùi nông trái: 0,88 ± 0,69, đùi sâu phải 0,77<br />
± 0,21, đùi sâu trái 0,81 ± 0,23. Ở đùi chung trái tỷ lệ dày IMT là 41,5%, có MVX là 2,4%. Ở<br />
động mạch đùi chung phải tỷ lệ dày IMT là 31,7%, có MVX là 11%. Ở động mạch đùi nông và đùi<br />
sâu của đối tượng nghiên cứu chỉ dày lớp IMT, không có MVX. Kết luận: Trung bình IMT động<br />
mạch đùi chung bên phải 1,12 ± 0,53, bên trái 1,13 ± 0,67. IMT của đối tượng nghiên cứu dày hơn<br />
bình thường (bình thường IMT < 0,9). Bệnh nhân mãn kinh bị mắc hội chứng chuyển hóa có nguy<br />
cơ bị vữa xơ động mạch và vị trí của mảng vữa xơ chủ yếu ở động mạch đùi chung. Mảng vữa xơ<br />
chủ yếu là mảng vữa xơ mới.<br />
Từ khóa: mãn kinh, hội chứng chuyển hóa, nội trung mạc<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tuổi thọ trung bình của phụ nữ ở các nước<br />
trên thế giới ngày càng tăng [12]. Tuổi thọ<br />
trung bình của phụ nữ Việt Nam cũng tăng<br />
nhanh trong ba thập kỷ qua, từ 61 tuổi nay đã<br />
tăng lên 77 tuổi [12], điều này đồng nghĩa với<br />
việc tuổi thọ sau mãn kinh cũng kéo dài ra.<br />
Mãn kinh thường bắt đầu ở tuổi 54 đối với<br />
phụ nữ Châu Âu [14] và khoảng 51 tuổi đối<br />
với phụ nữ Châu Á [11]. Như vậy, trung bình<br />
phụ nữ sống thêm 27-23 năm sau mãn kinh<br />
(TLTK). Sau mãn kinh, người phụ nữ thường<br />
có nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng trầm trọng<br />
đến chất lượng cuộc sống như các biểu hiện<br />
rối loạn vận mạch, teo cơ quan sinh dục,<br />
loãng xương, và tăng cân [7]. Đặc biệt, sự<br />
thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh có<br />
thể liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa lipid,<br />
rối loạn sự phân bố mỡ của cơ thể, tăng huyết<br />
áp, đái tháo đường [13]. Các rối loạn chuyển<br />
hóa này có thể góp phần gây vữa xơ động<br />
mạch. Đây là vấn đề đang được y học quan<br />
*<br />
<br />
Tel: 0919 353128, Email: luongloanvn@yahoo.com<br />
<br />
tâm [8]. Bởi vỉ các biện pháp can thiệp nhằm<br />
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy<br />
cơ gây vữa xơ động mạch ở phụ nữ mãn kinh<br />
có hội chứng chuyển hóa có thể sẽ mang lại<br />
lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.<br />
Trước đây, việc chẩn đoán vữa xơ động mạch<br />
thường dựa vào các xét nghiệm sinh học<br />
(REF). Nhưng thông số này không khẳng<br />
định được tình trạng tổn thương động mạch.<br />
Theo một số tác giả, quá trình xơ vữa động<br />
mạch (VXĐM) xảy ra sớm ở một số động<br />
mạch lớn (động mạch chủ, động mạch vành,<br />
động mạch cảnh và động mạch đùi). Siêu âm<br />
với đầu dò nông ( ≥ 7.5 MHz) có thể phát<br />
hiện sớm và đánh giá tổn thương thành mạch<br />
[4]. Đã có một vài nghiên cứu đề cập đến độ<br />
dày nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh<br />
nhân đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp<br />
nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tổn<br />
thương nội trung mạc động mạch đùi ở phụ<br />
nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa, để từ<br />
đó có thái độ dự phòng và xử trí thích hợp đề<br />
phòng các tai biến tim mạch và thần kinh.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực<br />
141<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Lương Thị Hương Loan và Đtg<br />
<br />
hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:“Đánh<br />
giá độ dày nội trung mạc động mạch đùi ở<br />
phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa<br />
bằng siêu âm Doppler”<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Nghiên cứu này được Hội đồng về Đạo đực<br />
nghiên cứu và Hội đồng Khoa học trường Đại<br />
học Y- Dược Thái Nguyên thông qua. Toàn<br />
bộ thông tin được giữ bí mật và chỉ phục vụ<br />
cho mục đích nghiên cứu.<br />
Đây là nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu<br />
thuận tiện có chủ đích với đối tượng nghiên<br />
cứu là các phụ nữ từ 45 đến 64 tuổi với các<br />
tiêu chuẩn sau: Mãn kinh tự nhiên sau 12<br />
tháng; có hội chứng chuyển hóa theo tiêu<br />
chuẩn của IDF 2006; Đang điều trị tăng huyết<br />
áp, đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú<br />
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên<br />
từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2014.<br />
<br />
134(04): 141 - 147<br />
<br />
Các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính,<br />
bị gù, vẹo hay cong cột sống hoặc không<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được loại ra<br />
khỏi nhóm nghiên cứu.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: độ tuổi của<br />
bệnh nhân, tuổi mãn kinh; độ dày nội trung<br />
mạc động mạch đùi qua siêu âm doppler, (dày<br />
nội trung mạc động mạch đùi khi 1mm < IMT<br />
≤ 2mm). Mảng vữa xơ (xác định khi IMT > 2<br />
mm); đường kính động mạch đùi (hẹp động<br />
mạch đùi khi giảm trên 50% đường kính động<br />
mạch, xác định theo cả 2 bình diện cắt dọc và<br />
cắt ngang); chỉ số huyết áp; số đo vòng bụng;<br />
chỉ số BMI; các chỉ số sinh hóa máu: nồng<br />
đô, glucose máu, triglycerid, cholesterol,<br />
HDL-C, LDL-C.<br />
KẾT QUẢ<br />
(*) Nguồn số liệu do nhóm nghiên cứu thu<br />
thập và công bố<br />
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi, tuổi nãm kinh (*)<br />
Tuổi<br />
45 – 54<br />
55 – 64<br />
Nhóm tuổi<br />
Trung bình<br />
45 - 49<br />
50 - 54<br />
Tuổi mãn kinh<br />
≥ 55<br />
Trung bình<br />
<br />
n<br />
%<br />
14<br />
17,1<br />
68<br />
82,9<br />
min = 47; max = 63; Mean ± SD = 58,98 ± 3,84<br />
29<br />
35,4<br />
42<br />
51,2<br />
11<br />
13,4<br />
min = 45; max = 59; Mean ± SD = 50,45 ± 3,23<br />
<br />
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,98 ± 3,84. Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh có tuổi từ 55 –<br />
64 tuổi 82,9%. Tuổi mãn kinh trung bình của đối tượng nghiên cứu 50,45 ± 3,23, trong đó tuổi<br />
mãn kinh từ 50-54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50,2%. Tuổi mãn kinh ≥ 55 chiếm tỷ lệ thấp nhất<br />
13,4%.<br />
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (*)<br />
<br />
BMI<br />
<br />
Vòng bụng<br />
<br />
Biến số<br />
< 18,5<br />
18,5 - 22,9<br />
23,0 – 29,9<br />
≥ 30,0<br />
Trung bình<br />
80 – 89 (cm)<br />
90 – 99 (cm)<br />
≥ 100 (cm)<br />
Trung bình<br />
<br />
HATT<br />
HATTr<br />
Vòng mông<br />
Tỷ số bụng/mông<br />
<br />
142<br />
<br />
n<br />
%<br />
3<br />
3,7<br />
22<br />
26,8<br />
55<br />
67,1<br />
2<br />
2,4<br />
min = 17,3; max = 30,4; Mean ± SD = 24,13 ± 2,72<br />
57<br />
69,5<br />
22<br />
26,8<br />
3<br />
3,7<br />
min = 80; max = 101; Mean ± SD = 87,5 ± 4,46<br />
min = 100; max = 180; Mean ± SD = 136,71 ± 16,61<br />
min = 60; max = 110; Mean ± SD = 83,05 ± 11,51<br />
min = 83; max = 120; Mean ± SD = 95,99 ± 6,66<br />
min = 0,78; max = 1,04; Mean ± SD = 0,91 ± 0,05<br />
<br />
Lương Thị Hương Loan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 141 - 147<br />
<br />
Chỉ số BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu 24,13 ± 2,72. Tỷ lệ có BMI từ 23 – 29,9 là cao<br />
nhất 67,1%. Vòng bụng trung bình của đối tượng nghiên cứu 87,5 ± 4,46, tỷ lệ có vòng bụng từ<br />
80-89 là 69,5%. Chỉ số HATT trung bình 136,71 ± 16,61 và HATTr trung bình 83,05 ± 11,51. Tỷ<br />
số bụng/mông trung bình 0,91 ± 0,05.<br />
Bảng 3. Đặc điểm sinh hóa đối tượng nghiên cứu (*)<br />
Biến số<br />
<br />
Lớn nhất<br />
4,5<br />
1,9<br />
0,5<br />
2,63<br />
0,15<br />
1,31<br />
<br />
Glucose<br />
Insulin<br />
Triglycerid<br />
Cholesterol<br />
HDL-C<br />
LDL-C<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
29,8<br />
82,6<br />
8,15<br />
7,46<br />
1,92<br />
5,12<br />
<br />
( ± SD)<br />
7,57 ± 3,62<br />
15,45 ± 17,48<br />
2,39 ± 1,55<br />
5,96 ± 1,0<br />
1,17 ± 0,28<br />
3,11 ± 0,76<br />
<br />
Nồng độ Glucose trung bình 7,57 ± 3,62, nồng độ Isulin trung bình 15,45 ± 17,48, nồng độ<br />
Triglycerid trung bình 2,39 ± 1,55, nồng độ Cholesterol trung bình 4,96 ± 1,0, nồng độ HDL-C<br />
trung bình 1,17 ± 0,28, nồng độ LDL-C trung bình 3,11 ± 0,76.<br />
Đặc điểm hình thái động mạch đùi<br />
Bảng 4. Hình thái động mạch đùi của đối tượng nghiên cứu (*)<br />
Hình thái<br />
Vị trí ĐM<br />
Đùi chung<br />
Đùi nông<br />
Đùi sâu<br />
<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
<br />
Đường kính ngoài<br />
( ± SD)<br />
9,08 ± 0,97<br />
10,16 ± 9,11<br />
6,81 ± 0,77<br />
6,77 ± 0,75<br />
6,49 ± 0,94<br />
6,46 ± 0,98<br />
<br />
Đường kính trong<br />
( ± SD)<br />
7,45 ± 0.89<br />
7,53 ± 1,01<br />
5,39 ± 0,72<br />
5,27 ± 0,73<br />
4,97 ± 0,93<br />
4,96 ± 0.87<br />
<br />
IMT<br />
( ± SD)<br />
1,12 ± 0,53<br />
1,13 ± 0,67<br />
0,78 ± 0,19<br />
0,88 ± 0,69<br />
0,77 ± 0,21<br />
0,81 ± 0,23<br />
<br />
Đường kính ngoài trung bình động mạch đùi chung phải 9,08 ± 0,97, đùi chung trái 10,16 ± 9,11,<br />
đùi nông phải 6,81 ± 0,77, đùi nông trái 6,77 ± 0,75, đùi sâu phải 6,49 ± 0,94, đùi sâu trái 6,46 ±<br />
0,98. Đường kính trong trung bình động mạch đùi chung phải 7,45 ± 0,89, đùi chung trái 7,53 ±<br />
1,01, đùi nông phải 5,39 ± 0,72, đùi nông trái 5,27 ± 0,73, đùi sâu phải 4,97 ± 0,93, đùi sâu trái<br />
4,96 ± 0,87. Độ dày lớp IMT trung bình động mạch đùi chung phải 1,12 ± 0,53, đùi chung trái<br />
1,13 ± 0,67, đùi nông phải 0,78 ± 0,19, đùi nông trái 0,88 ± 0,69, đùi sâu phải 0,77 ± 0,21, đùi<br />
sâu trái 0,81 ± 0,23.<br />
Bảng 5. Đặc điểm độ dày nội trung mạc động mạch đùi theo vị trí (*)<br />
Hình thái<br />
Vị trí động mạch<br />
Phải<br />
Đùi chung<br />
Trái<br />
Phải<br />
Đùi nông<br />
Trái<br />
Phải<br />
Đùi sâu<br />
Trái<br />
<br />
ĐM bình thường<br />
n<br />
%<br />
47<br />
57,3<br />
46<br />
56,1<br />
72<br />
87,8<br />
74<br />
90,2<br />
70<br />
85,4<br />
68<br />
82,9<br />
<br />
Dày IMT<br />
n<br />
26<br />
34<br />
10<br />
8<br />
12<br />
14<br />
<br />
%<br />
31,7<br />
41,5<br />
12,2<br />
9,8<br />
14,6<br />
17,1<br />
<br />
Mảng vữa xơ ĐM<br />
n<br />
%<br />
9<br />
11,0<br />
2<br />
2,4<br />
0<br />
0,0<br />
0<br />
0,0<br />
0<br />
0,0<br />
0<br />
0,0<br />
<br />
Ở động mạch đùi chung phải tỷ lệ dày IMT 31,7%, có MVX 11%. Ở đùi chung trái tỷ lệ dày IMT<br />
41,5%, có MVX 2,4%. Ở động mạch đùi nông và đùi sâu của đối tượng nghiên cứu chỉ dày lớp<br />
IMT, không có MVX.<br />
143<br />
<br />
Lương Thị Hương Loan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 141 - 147<br />
<br />
Bảng 6. Đặc điểm mẳng vữa xơ động mạch đùi của đối tượng nghiên cứu (*)<br />
Vị trí động mạch<br />
Đặc điểm MVX<br />
Mưc độ hẹp<br />
Tính chất MVX<br />
<br />
n<br />
9<br />
6<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
MVX gây hẹp < 50% đường kính<br />
MVX mới<br />
MVX xơ hóa<br />
MVX canxi hóa<br />
MVX biến chứng (loét, huyết khối)<br />
<br />
Động mạch đùi chung<br />
Phải<br />
Trái<br />
%<br />
n<br />
%<br />
100,0<br />
2<br />
100,0<br />
66,7<br />
0<br />
0,0<br />
11,1<br />
2<br />
100,0<br />
11,1<br />
0<br />
0,0<br />
11,1<br />
0<br />
0,0<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân có MXV chỉ hẹp < 50% đường kính động mạch, 66,7 % MXV là mới xuất hiện.<br />
Bảng 7. Biến đổi hình thái động mạch đùi theo tuổi của đối tượng nghiên cứu (*)<br />
Tuổi nãm kinh<br />
<br />
45-49<br />
<br />
50-54<br />
<br />
0,97 ± 0,30<br />
1,06 ± 0,39<br />
7,27 ± 0,95<br />
7,45 ± 1,37<br />
8,80 ± 0,95<br />
9,08 ± 1,35<br />
0,78 ± 0,19<br />
0,84 ± 0,17<br />
5,17 ± 0,61<br />
5,28 ± 0,86<br />
6,59 ± 0,66<br />
6,77 ± 0,81<br />
0,72 ± 0,16<br />
0,78 ± 0,22<br />
4,86 ± 1,02<br />
5,01 ± 1,03<br />
6,40 ± 1,04<br />
6,44 ± 1,15<br />
<br />
1,09 ± 0,51<br />
1,01 ± 0,28<br />
7,45 ± 0,81<br />
7,50 ± 0,75<br />
9,14 ± 0,96<br />
9,07 ± 0,90<br />
0,79 ± 0,20<br />
0,77 ± 0,14<br />
5,45 ± 0,69<br />
5,21 ± 0,65<br />
6,87 ± 0,69<br />
6,64 ± 0,63<br />
0,79 ± 0,19<br />
0,82 ± 0,24<br />
4,95 ± 0,8<br />
4,92 ± 0,75<br />
6,45 ± 0,85<br />
6,47 ± 0,85<br />
<br />
≥ 55<br />
<br />
Thông số<br />
IMT (mm) ( ± SD)<br />
Động mạch đùi<br />
chung<br />
<br />
d (mm) ( ± SD)<br />
D (mm) ( ± SD)<br />
IMT (mm) ( ± SD)<br />
<br />
Động mạch đùi<br />
nông<br />
<br />
d (mm) ( ± SD)<br />
D (mm) ( ± SD)<br />
IMT (mm) ( ± SD)<br />
<br />
Động mạch đùi<br />
sâu<br />
<br />
d (mm) ( ± SD)<br />
D (mm) ( ± SD)<br />
<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
Phải<br />
Trái<br />
<br />
1,63 ± 0,77<br />
1,28 ± 0,56<br />
7,92 ± 0,92<br />
7,86 ± 0,70<br />
9,56 ± 0,87<br />
9,73 ± 0,91<br />
0,75 ± 0,15<br />
0,84 ± 0,24<br />
5,68 ± 1,0<br />
5,50 ± 0,63<br />
7,21 ± 1,13<br />
7,22 ± 0,91<br />
0,81 ± 0,33<br />
0,86 ± 0,25<br />
5,34 ± 1,14<br />
4,97 ± 0,92<br />
6,91 ± 0,95<br />
6,51 ± 1,09<br />
<br />
Độ dày IMT trung bình ở động mạch đùi chung, đùi nông và đùi sâu tăng theo tuổi mãn kinh.<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tuổi trung bình của phụ nữ mãn kinh mắc hội<br />
chứng chuyển hóa 58,98 ± 3,84. Độ tuổi trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên<br />
cứu của Trần Đình Đạt và Lê Văn Chi (năm)<br />
(57,51 ±4,64 và 57,0 ± 4,3) [1], [3]. Tuổi mãn<br />
kinh trung bình 50,45 ± 3,23 phù hợp với<br />
nghiên cứu của Trần Hữu Dàng 49,98 ± 3,17<br />
[2]. Trung bình BMI: 24,13 ± 2,72, vòng<br />
bụng: 87,5 ± 4,46 cm, tỷ lệ vòng bụng/vòng<br />
mông: 0,91 ± 0,05. So sánh kết quả nghiên<br />
cứu của Trần Hữu Dàng [2] (trung bình BMI:<br />
24,52 ± 3,42; vòng bụng: 87,07 ± 8,96; tỷ lệ<br />
vòng bụng/ vòng mông: 0,95 ± 0.07) và của<br />
144<br />
<br />
Lê Văn Chi (năm) [1] (trung bình BMI 23,6 ±<br />
2,8; vòng bụng: 86,1 ± 5,8; tỷ vòng bụng /<br />
vòng mông: 0,92 ± 0,04). Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi phù hợp với cả hai nghiên cứu<br />
trên. Dù mãn kinh diễn ra kín đáo hay có xáo<br />
trộn thì hậu quả của sự thiếu hụt estradiol<br />
trong thời kỳ mãn kinh đều không thể tránh<br />
được ở mọi phụ nữ. Hậu quả là sự thay đổi về<br />
mặt hình thái: ứ đọng mỡ nhiều nơi, tập trung<br />
mỡ ở vùng thân đặc biệt là tăng lượng mỡ ở<br />
bụng [5]. Vì vậy, phụ nữ mãn kinh có nguy<br />
cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa [10].<br />
Trong nghiên cứu của Toth MJ và Poehman<br />
ET (năm) [15] cho rằng mãn kinh là một quá<br />
trình chuyển đổi làm tăng tích tụ mỡ ở bụng,<br />
làm tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng mông, độc lập<br />
<br />
Lương Thị Hương Loan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
với ảnh hưởng của tuổi tác và khối lượng mỡ<br />
của cơ thể. Bụng tích tụ chất béo trong quá<br />
trình chuyển đổi mãn kinh đóng vai trò quan<br />
trọng trong việc kết nối các thành phần của<br />
hội chứng chuyển hóa. Hiện chưa rõ thời kỳ<br />
mãn kinh là một yếu tố nguy cơ tim mạch cho<br />
tất cả phụ nữ hay chỉ ở những người béo phì<br />
trung tâm. Trung bình huyết áp tâm thu:<br />
136,71 ± 16,61 mmHg, huyết áp tâm trương<br />
83,05 ± 11,51. Tăng huyết áp trong hội chứng<br />
chuyển hóa liên quan tới béo phì và kháng<br />
insulin. Bình thường insulin có tác dụng giãn,<br />
khi có đề kháng insulin sẽ dẫn đến mất khả<br />
năng giãn mạch của insulin. Mặt khác insulin<br />
máu làm gia tăng hoạt tính giao cảm kích<br />
thích sự tái hấp thu muối tại thận, làm gia<br />
tăng thể tích. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến<br />
tăng huyết áp. Tỷ lệ kháng insulin trong nhóm<br />
của chúng tôi là 62,78% tương tư kết qua<br />
nghiên cứu của Trần Đình Đạt (NĂM)<br />
63,08% [3].<br />
Đặc điểm các chỉ số sinh hóa<br />
Về bilan lipid máu, đối tượng nghiên cứu có<br />
tăng nồng độ triglyceride (2,39 ± 1,55),<br />
cholesterol toàn phần tăng nhẹ (5,96 ± 1,0),<br />
và giảm HDL-C (1,17 ± 0,28), nồng độ LDLC (3,11 ± 0,76). Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn<br />
Chi và Trần Đình Đạt: Tăng nồng độ<br />
triglyceride, cholesterol toàn phần và giảm<br />
HDL –C. Theo nghiên cứu của Ginsberg [9],<br />
rối loạn LDL-C ở những người mắc hội<br />
chứng chuyển hóa chủ yếu là sự thay đổi về<br />
nồng độ, LDL-C trở nên nhỏ và đậm đặc hơn,<br />
còn nồng độ thì có thể bình thường hoặc tăng<br />
nhẹ. Ngoài ra thì nghiên cứu của Ginsberg<br />
cũng khẳng định có tăng nồng độ triglyceride,<br />
cholesterol toàn phần và giảm nồng độ HDLC ở người mắc hội chứng chuyển hóa.<br />
Nồng độ insulin của các đối tượng trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi (15,45 μUI/ml)<br />
tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thừa<br />
Nguyên (15,75 μUI/ml). Và điều này cũng<br />
phù hợp với nghiên cứu của Denio và cộng<br />
sự. Trị số trung bình Glucose máu lúc đói ở<br />
nhóm phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng<br />
<br />
134(04): 141 - 147<br />
<br />
chuyển hóa rong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cao hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Chi [1]<br />
(7,57 ± 3,62 và 5,28 ± 1,24 mmol/l), có thể do<br />
đối tượng nghiên cứu của Trần Đình Đạt [3]<br />
có số đội tượng bị đái tháo đường ít hơn so<br />
với nghiên cứu của chúng tôi (10 trường hợp<br />
đái tháo đường, nghiên cứu của chúng tôi là<br />
55 người).<br />
Hình thái động mạch đùi<br />
Đo độ dày lớp nội trung mạc (IMT), các động<br />
mạch đùi (đùi chung, đùi nông, đùi sâu được<br />
tiến hành ở 1-1,5cm cách chỗ phân chia, nơi<br />
không có mảng vữa xơ nên một động mạch có<br />
thể vừa có mảng vữa xơ vừa có dày IMT. Độ<br />
dày IMT động mạch là khoảng cách giữa rìa<br />
trên đường ranh giới lòng mạch – lớp nội mạc<br />
thành xa ĐM cho đến rìa trên đường ranh giới<br />
trung mạc – ngoại mạc. Đánh giá có tăng IMT<br />
khi IMT ≥ 0,9 mm theo quy định của hội tim<br />
mạch Châu Âu. So với động mạch cảnh, động<br />
mạch đùi khó thăm khám hơn chủ yếu do<br />
hình dạng cong. Vì vây, đường ranh giới nội<br />
mạc và lòng mạch của thành gần không thể<br />
luôn luôn nhìn rõ, kéo theo khó khăn cho việc<br />
đo kích thước ĐM thể hiện bằng đường kính<br />
động mạch. Tuy nhiên, những khó khăn này<br />
không làm thay đổi dữ liệu chung của nhóm<br />
nghiên cứu do chúng tôi đã loại những trường<br />
hợp khó đánh giá siêu âm. Tăng IMT động<br />
mạch đùi chung bên phải (1,12± 0,53) chiếm<br />
bao nhiêu 42,7%, trái (1,13 ± 0,67) chiếm bao<br />
nhiêu phần trăm 43,9% . Tỷ lệ tăng IMT<br />
chung cho cả phải và trái 9,7%. Tỷ lệ tăng<br />
IMT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn<br />
so với nghiên cứu của Trần Hữu Nghị (NĂM)<br />
(1,01 ± 0,31), sự khác biệt này có lẽ vì nghiên<br />
cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là<br />
phụ nữ mạn kinh có hội chứng chuyển hóa<br />
còn đối tượng nghiên cứu của Trần Hữu Nghị<br />
(NĂM) chỉ tập trung ở bệnh nhân tăng huyết<br />
áp. Độ dày nội trung mạc ĐM đùi là một chỉ<br />
điểm của VXĐM giai đoạn sớm, có liên quan<br />
đến nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp,<br />
tăng cholesterol máu, tuổi và một yếu tố chỉ<br />
điểm của bệnh động mạch chi dưới [10].<br />
Nhiều nghiên cứu đều khẳng định vai trò của<br />
145<br />
<br />