Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 123 - 129<br />
<br />
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI CHUYỂN DỊCH<br />
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA<br />
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997 – 2016<br />
Nguyễn Thị Thúy Vân*, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thị Thùy Dung<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kể từ khi tái lập tỉnh Thái Nguyên (năm 1997) cho đến nay nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
(FDI) và khu vực có vốn nước ngoài ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển<br />
kinh tế – xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của tỉnh. Nhiều<br />
nghiên cứu cho thấy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những tiêu chí cơ bản đo lường quá<br />
trình CNH, HĐH và FDI có quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.<br />
Dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái<br />
Nguyên, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy nhằm phân<br />
tích thực trạng hoạt động FDI, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và ảnh<br />
hưởng của FDI và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai<br />
đoạn 1997 – 2016.<br />
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, công<br />
nghiệp hóa, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
*<br />
<br />
Chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò quan<br />
trọng đối với quá trình CNH, HĐH. Chuyển<br />
dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo thành<br />
phần kinh tế đúng hướng sẽ góp phần nâng<br />
cao năng suất lao động từ đó thúc đẩy tăng<br />
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kể từ khi<br />
tái lập tỉnh Thái Nguyên năm 1997 cho đến<br />
nay, lượng vốn FDI vào địa bàn tỉnh có xu<br />
hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong<br />
những năm gần đây đã có những đóng góp<br />
tích cực đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu<br />
lao động của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng lao<br />
động ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ<br />
trọng lao động ngành nông nghiệp. Bài viết<br />
này sẽ phân tích vài nét về thực trạng thu hút<br />
FDI, tính toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động và ảnh hưởng của FDI tới quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh<br />
tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai<br />
đoạn 1997 – 2016. Trên cơ sở kết quả nghiên<br />
cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị<br />
nhằm tăng cường thu hút FDI gắn với chuyển<br />
dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH trên<br />
địa bàn tỉnh trong thời gian tới.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 766598, Email: Thuyvantueba@gmail.com<br />
<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành<br />
được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng lao động của<br />
các ngành cấu thành nền kinh tế giữa hai thời<br />
kỳ khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động<br />
ngoài việc xem xét cả sự thay đổi tỷ trọng lao<br />
động giữa ngành trong nền kinh tế có đúng<br />
hướng hay không cũng cần xem xét tốc độ<br />
chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành<br />
là nhanh hay chậm.<br />
Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động giữa hai thời kỳ, có thể so sánh tỷ trọng<br />
lao động trong các ngành, thành phần trong<br />
nền kinh tế giữa hai thời kỳ với nhau. Chỉ tiêu<br />
này cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng lao<br />
động của từng ngành, từng thành phần trong<br />
nền kinh tế và đánh giá sự phù hợp với xu<br />
hướng phát triển và mức độ đạt được các chỉ<br />
tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không<br />
phản ánh chính xác mức độ chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động giữa hai thời kỳ là nhanh hay<br />
chậm, không phản ánh rõ sự thay đổi cơ cấu<br />
lao động của cả nền kinh tế. Vì vậy, có thể sử<br />
dụng kết hợp cả sự thay đổi tỷ trọng các<br />
ngành và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động<br />
123<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
để xem xét xu hướng và tốc độ chuyển dịch<br />
cơ cấu lao động như nhiều nghiên cứu đã thực<br />
hiện. Phương pháp thường được sử dụng để<br />
đo lường tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động<br />
là phương pháp véc-tơ [1] [2]<br />
Theo phương pháp này, mỗi cơ cấu lao động<br />
trong một giai đoạn (thường tính bằng năm)<br />
được thể hiện bằng một véc-tơ. Góc hợp bởi<br />
hai véc-tơ, góc φ, cho biết sự thay đổi cơ cấu<br />
lao động giữa hai thời kỳ nghiên cứu. Theo<br />
Trần Thọ Đạt và Lê Quang Cảnh (2015), sự<br />
thay đổi cơ cấu sẽ được tính toán dựa trên giá<br />
trị cosφ [1] theo công thức sau:<br />
<br />
Trong đó, ai là tỷ trọng lao động ngành i ở<br />
năm gốc; bi là tỷ trọng lao động ngành i ở<br />
năm nghiên cứu; i = 1÷ n, với n là số ngành<br />
trong nền kinh tế. 0 ≤ cosφ ≤ 1: cosφ càng<br />
nhỏ (gần về giá trị 0) thì sự chuyển dịch cơ<br />
cấu càng lớn và ngược lại, cosφ càng lớn (gần<br />
về giá trị 1) thì sự chuyển dịch cơ cấu càng<br />
nhỏ, cosφ = 1 có nghĩa rằng không có sự thay<br />
đổi cơ cấu lao động trong nền kinh tế, cosφ =<br />
0 thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động là lớn<br />
nhất, lúc này hai véc-tơ cơ cấu a và b là<br />
vuông góc với nhau.<br />
Như vậy, giá trị của góc φ luôn thỏa mãn 00 ≤<br />
φ ≤ 900. Góc φ càng nhỏ (gần về 00), tương<br />
ứng với cosφ càng lớn (gần về 1) thì sự<br />
chuyển dịch cơ cấu ít và ngược lại.<br />
Nếu gọi kapa<br />
cấu lao động thì:<br />
<br />
là tốc độ chuyển dịch cơ<br />
<br />
Phương pháp véc-tơ này chỉ ra cách xác định<br />
thay đổi cơ cấu có thể sử dụng cho nhiều mục<br />
tiêu khác nhau, trong các khoảng thời gian<br />
khác nhau. Có thể tính toán tốc độ chuyển<br />
dịch cơ cấu liên hoàn hoặc định gốc. Nghiên<br />
cứu này sử dụng phương pháp véc-tơ để tính<br />
toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo<br />
ngành kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên<br />
Nhiều nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động cho thấy rằng nguồn vốn đầu tư<br />
124<br />
<br />
191(15): 123 - 129<br />
<br />
nói chung, vốn FDI nói riêng có tác động tích<br />
cực đến quá trình này thông qua tác động trực<br />
tiếp làm tăng số lượng lao động trong các<br />
ngành công nghiệp, dịch vụ dẫn đến thay đổi<br />
tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế theo<br />
hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp,<br />
dịch vụ (lao động phi nông nghiệp) và giảm<br />
lao động ngành nông nghiệp.<br />
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho rằng<br />
vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI có<br />
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chuyển<br />
dịch cơ cấu lao động thông qua ảnh hưởng<br />
đến năng suất lao động theo ngành, theo<br />
thành phần kinh tế, theo vùng kinh tế (Lê<br />
Xuân Bá, 2006; Phạm Thị Chung Thủy, 2011;<br />
Phí Thị Hằng, 2014). [3] [4] [5]<br />
Có thể thấy rằng, nguồn vốn FDI có tác động<br />
tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động theo hướng CNH, theo đó tỷ trọng lao<br />
động công nghiệp và dịch vụ có xu hướng<br />
tăng lên, đồng thời tỷ trọng lao động nông<br />
nghiệp có xu hướng giảm xuống.<br />
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đó, bài viết<br />
này được thực hiện nhằm làm rõ ảnh hưởng<br />
của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu lao động<br />
theo ngành kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên thông<br />
qua việc sử dụng kết hợp các phương pháp<br />
thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi<br />
quy đơn biến với bốn mô hình hồi quy đơn,<br />
trong đó FDI (đo lường bằng vốn FDI thực<br />
hiện) là biến độc lập trong mỗi mô hình, các<br />
biến phụ thuộc lần lượt là tỷ trọng lao động<br />
các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ<br />
trong cơ cấu lao động và tốc độ chuyển dịch<br />
cơ cấu lao động theo ngành (đo lường bằng<br />
hệ số k)<br />
Nghiên cứu này sử dụng chuỗi số liệu thứ cấp<br />
được thu thập và tính toán chủ yếu từ Niên<br />
giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm,<br />
từ năm 1997 đến 2016.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Vài nét về hoạt động FDI và quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Thái<br />
Nguyên giai đoạn 1997 – 2016<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả thu hút FDI tỉnh Thái Nguyên<br />
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, số lượng dự<br />
án và quy mô vốn FDI có xu hướng gia tăng,<br />
đặc biệt là trong những năm gần đây. Các dự<br />
án FDI ở Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào<br />
ngành công nghiệp chế biến và chế tạo với số<br />
vốn đăng ký và thực hiện chiếm ưu thế so với<br />
các ngành kinh tế khác.<br />
<br />
191(15): 123 - 129<br />
<br />
28,4%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong<br />
Quy hoạch là đến năm 2020 tỷ trọng lao<br />
động công nghiệp đạt 26,3%.<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ trọng dự án và tỷ trọng vốn FDI theo<br />
ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên<br />
(Luỹ kế các DA còn hiệu lực đến hết 2016)<br />
ĐVT: %<br />
Ngành kinh tế<br />
<br />
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng<br />
DA<br />
vốn ĐK vốn TH<br />
<br />
Công nghiệp chế<br />
84,03<br />
98,80<br />
99,57<br />
biến, chế tạo<br />
Xây dựng<br />
5,04<br />
0,48<br />
0,05<br />
Thương mại, lưu<br />
4,20<br />
0,17<br />
0,18<br />
trú, ăn uống<br />
HĐ Kinh doanh<br />
2,52<br />
0,47<br />
0,16<br />
bất động sản<br />
HĐ hỗ trợ hành<br />
0,84<br />
0,03<br />
0,00<br />
chính<br />
Nông nghiệp<br />
2,52<br />
0,05<br />
0,04<br />
Nghệ thuật vui<br />
0,84<br />
0,01<br />
0,01<br />
chơi giải trí<br />
Tổng số<br />
100<br />
100<br />
100<br />
Nguồn: [6] và tính toán của tác giả<br />
<br />
Biểu đồ 1. Cơ cấu lao động trong<br />
các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên<br />
Nguồn: [6] và tính toán của tác giả<br />
<br />
FDI với chuyển dịch cơ cấu lao động theo<br />
hướng CNH, HĐH tại tỉnh Thái Nguyên<br />
Cơ sở lý luận ở trên đã chỉ ra rằng, lao động<br />
sẽ di chuyển từ ngành kinh tế có năng suất và<br />
hiệu quả thấp sang ngành kinh tế có năng suất<br />
và hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Có thể thấy, phát triển công nghiệp vừa là thế<br />
mạnh vừa là mục tiêu ưu tiên của tỉnh trong<br />
phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua cũng<br />
như những năm tới. Qua số liệu thống kê có<br />
thể thấy, trong số 119 dự án FDI còn hiệu lực<br />
thì có 100 dự án đầu tư vào ngành công<br />
nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 84,03% tổng<br />
số dự án.<br />
Cơ cấu lao động và quá trình chuyển dịch<br />
cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên<br />
Trong những năm qua, cơ cấu lao động theo<br />
ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch<br />
theo đúng hướng CNH, HĐH.<br />
Biểu đồ 1 cho thấy, cơ cấu lao động của tỉnh<br />
Thái Nguyên dịch chuyển theo hướng tăng tỷ<br />
trọng lao động phi nông nghiệp và giảm dần<br />
tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền<br />
kinh tế. Đến năm 2016 tỷ trọng lao động<br />
công nghiệp trong cơ cấu lao động đạt<br />
<br />
Biểu đồ 2. Năng suất lao động xã hội và năng<br />
suất lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên<br />
Nguồn: [6] và tính toán của tác giả<br />
<br />
Trong những năm qua, tăng trưởng ngành<br />
công nghiệp và năng suất lao động ngành<br />
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên<br />
thường cao hơn các ngành kinh tế khác. Với<br />
gần 100% quy mô vốn FDI thực hiện vào<br />
125<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ngành công nghiệp của tỉnh đã phần nào cho<br />
thấy những đóng góp quan trọng của nguồn<br />
vốn này vào quá trình phát triển ngành công<br />
nghiệp, qua đó thu hút lượng lớn lao động vào<br />
khu vực FDI cũng như ngành công nghiệp,<br />
góp phần tăng tỷ trọng lao động công nghiệp<br />
trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng<br />
lao động khu vực FDI thường cao hơn tăng<br />
trưởng lao động ngành công nghiệp cũng kéo<br />
theo tăng trưởng lao động trong ngành công<br />
nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động<br />
theo hướng CNH, HĐH.<br />
<br />
191(15): 123 - 129<br />
<br />
mạnh dẫn đến tăng trưởng lao động khu vực<br />
này tăng 145,89% so với năm 2012 và tiếp<br />
tục tăng lên 217,49% vào năm 2014. Đây<br />
cũng là 2 năm có quy mô vốn FDI đăng ký<br />
vào địa bàn tỉnh lớn nhất trong cả giai đoạn,<br />
đạt trên 3 tỷ USD mỗi năm.<br />
Để thấy rõ nét hơn ảnh hưởng của FDI tới quá<br />
trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành<br />
kinh tế, nghiên cứu này tiếp tục sử dụng<br />
phương pháp phân tích hồi quy đơn biến như<br />
đã giới thiệu ở phần trên. Kết quả hồi quy<br />
được thể hiện ở Bảng 2.<br />
Kết quả trên được nhóm tác giả hồi quy bằng<br />
phần mềm Stata với chuỗi số liệu thời gian về<br />
vốn FDI thực hiện, tỷ trọng lao động trong<br />
các ngành kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động theo ngành kinh tế thể hiện ở<br />
Phụ lục 1 và Phụ lục 2.<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tăng trưởng lao động khu vực FDI và<br />
ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên<br />
Nguồn: [6] và tính toán của tác giả<br />
<br />
Biểu đồ 3 cho thấy trong những năm gần đây,<br />
đặc biệt là từ năm 2013 khi lượng vốn FDI<br />
thu hút vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên tăng<br />
<br />
Kết quả hồi quy cho thấy, các mô hình hồi<br />
quy đều có ý nghĩa thống kê. Điều này một<br />
lần nữa minh chứng cho những phân tích<br />
thống kê mô tả ở phần trên về ảnh hưởng của<br />
FDI đến cơ cấu lao động và tốc độ chuyển<br />
dịch cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên trong<br />
giai đoạn 1997 – 2016. Cụ thể, FDI có ảnh<br />
hưởng ngược chiều với tỷ trọng lao động<br />
ngành nông nghiệp và ảnh hưởng thuận chiều<br />
lên tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch<br />
vụ và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động (hệ<br />
số k) ở mức ý nghĩa 1%.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của FDI tới cơ cấu<br />
và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
FDI<br />
Constant<br />
R – squared<br />
<br />
Tỷ trọng NN-LN-TS<br />
-0,0265***<br />
(0,000)<br />
0,7461***<br />
(0,000)<br />
0,6898<br />
<br />
Tỷ trọng CN-XD<br />
0,0193***<br />
(0,000)<br />
0,0951***<br />
(0,000)<br />
0,7364<br />
<br />
Tỷ trọng TM-DV<br />
0,0072***<br />
(0,002)<br />
0,1588***<br />
(0,000)<br />
0,4284<br />
<br />
Tốc độ CDCCLĐ<br />
2,4912***<br />
(0,000)<br />
3,5270**<br />
(0,050)<br />
0,6810<br />
<br />
Chú thích: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ** ở mức 5%. Số trong ngoặc đơn là giá trị p.<br />
Nguồn: Kết quả hồi quy của tác giả<br />
<br />
Kết quả hồi quy (trị số R-squared) cũng cho thấy, FDI có ảnh hưởng khá đáng kể đến các biến<br />
phụ thuộc là tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh<br />
Thái Nguyên. Cụ thể:<br />
<br />
126<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(i) Yếu tố FDI giải thích được 68,98% sự thay<br />
đổi của tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp<br />
và khi vốn FDI tăng lên 1% thì tỷ trọng lao<br />
động nông nghiệp giảm đi 0,0265% ở mức ý<br />
nghĩa 1%;<br />
(ii) 73,64% sự thay đổi tỷ trọng lao động<br />
ngành công nghiệp được giải thích bởi ảnh<br />
hưởng của vốn FDI và khi vốn FDI tăng lên<br />
1% thì tỷ trọng lao động ngành công nghiệp<br />
tăng lên 0,0193% ở mức ý nghĩa 1%;<br />
(iii) 42,84% sự thay đổi tỷ trọng lao động<br />
ngành dịch vụ được giải thích bởi ảnh hưởng<br />
của vốn FDI và khi vốn FDI tăng lên 1% thì<br />
tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng lên<br />
0,0072% ở mức ý nghĩa 1%;<br />
(iv) 68,10% sự thay đổi tốc độ chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động được giải thích bởi ảnh hưởng<br />
của vốn FDI và khi vốn FDI tăng lên 1% thì<br />
tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tăng<br />
2,4912% ở mức ý nghĩa 1%.<br />
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH<br />
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương<br />
pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy để<br />
xem xét ảnh hưởng của FDI và quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Thái<br />
Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2016. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy:<br />
(i) Vốn FDI có ảnh hưởng thuận chiều với tỷ<br />
trọng lao động ngành công nghiệp và ảnh<br />
hưởng nghịch chiều với tỷ trọng lao động<br />
ngành nông nghiệp. Nói cách khác, FDI có<br />
tác động tích cực làm tăng tỷ trọng lao động<br />
ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng lao động<br />
ngành nông nghiệp. Điều này hàm ý nếu FDI<br />
tăng lên sẽ có một bộ phận lao động ngành<br />
nông nghiệp dịch chuyển sang ngành công<br />
nghiệp. Tuy nhiên, lao động trong ngành<br />
nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, tay<br />
nghề thấp khi chuyển sang khu vực công<br />
nghiệp sẽ gặp những rào cản khi tham gia vào<br />
ngành này. Vì vậy, cần phải có những giải<br />
pháp chính sách thu hút hơn nữa nguồn vốn<br />
FDI vào phát triển ngành nông nghiệp theo<br />
hướng công nghệ cao để phát triển cân đối lực<br />
lượng lao động giữa các ngành kinh tế. Bên<br />
<br />
191(15): 123 - 129<br />
<br />
cạnh đó cũng cần có giải pháp đào tạo lao<br />
động, tăng hiệu quả của quá trình dịch chuyển<br />
lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế,<br />
đặc biệt là từ khu vực nông nghiệp sang khu<br />
vực công nghiệp.<br />
(ii) Vốn FDI có ảnh hưởng thuận chiều đối<br />
với tỷ trọng lao động ngành dịch vụ. Tuy<br />
nhiên, so với tỷ trọng lao động ngành nông<br />
nghiệp và công nghiệp thì vốn FDI có ảnh<br />
hưởng không đáng kể đến sự gia tăng tỷ trọng<br />
lao động ngành dịch vụ trong cơ cấu lao<br />
động. Kết quả thu hút FDI vào ngành dịch vụ<br />
của tỉnh rất hạn chế trong khi tỉnh Thái<br />
Nguyên có nhiều tiềm năng trong phát triển<br />
ngành dịch vụ. Điều này hàm ý rằng, nếu<br />
muốn thực hiện CNH theo hướng hiện đại thì<br />
cần có chính sách tích cực thu hút FDI vào<br />
ngành dịch vụ, làm gia tăng tỷ trọng ngành<br />
dịch vụ và lao động ngành dịch vụ trong cơ<br />
cấu kinh tế.<br />
(iii) Vốn FDI có ảnh hưởng tích cực, khá<br />
đáng kể đối với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động theo ngành kinh tế. Điều này hàm ý rằng<br />
FDI góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình<br />
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng<br />
CNH, HĐH.<br />
(iv) Cần có những chính sách khuyến khích<br />
thu hút FDI vào phát triển đồng bộ tất cả các<br />
ngành kinh tế, đặc biệt là những dự án FDI có<br />
quy mô vốn lớn, trình độ công nghệ cao để bổ<br />
sung nguồn vốn, phát triển các ngành kinh tế<br />
của tỉnh một cách bền vững, không chỉ riêng<br />
phát triển ngành công nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Thọ Đạt & Lê Quang Cảnh, (2015), Giáo<br />
trình ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu<br />
kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân,<br />
Hà Nội.<br />
2. Lê Huy Đức, Trần Đại và Lê Quang Cảnh,<br />
(2003), Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế xã<br />
hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.<br />
3. Lê Xuân Bá, (2006), “Các yếu tố tác động đến<br />
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn<br />
Việt Nam”, Đề tài trong khuôn khổ dự án IAEMISPA, Hà Nội.<br />
4. Phí Thị Hằng, (2014), Chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện<br />
nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.<br />
<br />
127<br />
<br />