t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
40 TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT DO CẮT TÚI MẬT<br />
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC<br />
Đào Thành Chương1; Trần Bảo Long2; Trần Bình Giang2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm bệnh lý của tổn thương đường mật và đánh giá kết quả sớm của<br />
phẫu thuật sửa chữa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả 40<br />
bệnh nhân bị tổn thương đường mật được phẫu thuật sửa chữa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt<br />
Đức từ 1 - 2005 đến 10 - 2015. Kết quả: tuổi trung bình 55,05 ± 14,93; phát hiện tổn thương<br />
đường mật trong cắt túi mật 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 1 bệnh nhân tại<br />
bệnh viện địa phương và sau cắt túi mật 29 bệnh nhân với đau dưới sườn phải 27 bệnh nhân;<br />
sốt 14 bệnh nhân; vàng da vàng mắt 13 bệnh nhân... Triệu chứng thực thể: sau cắt túi mật, 25<br />
bệnh nhân có dịch ổ bụng; phản ứng thành bụng 15 bệnh nhân; 13 bệnh nhân vàng da, vàng<br />
mắt; 9 bệnh nhân rò mật qua dẫn lưu; viêm phúc mạc 11 bệnh nhân. Hình thái tổn thương<br />
đường mật gồm vết thương đường mật 15 bệnh nhân; mất đoạn đường mật 9 bệnh nhân, cắt<br />
ngang đường mật 4 bệnh nhân; còn 1 phần túi mật 4 bệnh nhân... Phẫu thuật sửa chữa nối<br />
mật ruột 18 bệnh nhân. Khâu nối đường mật trên Kehr hay dẫn lưu thẳng 15 bệnh nhân; cắt<br />
phần túi mật còn lại 4 bệnh nhân và khâu kín nơi rò 2 bệnh nhân... Biến chứng sớm sau mổ (12<br />
bệnh nhân) điều trị nội khoa, không có bệnh nhân mổ lại. Kết quả tốt 36 bệnh nhân (90,0%),<br />
trung bình 4 bệnh nhân (10,0%). Kết luận: tổn thương đường mật trong cắt túi mật thường chẩn<br />
đoán muộn sau mổ với biểu hiện đau bụng dưới sườn phải, sốt, vàng mắt, vàng da, có dịch ổ<br />
bụng sau cắt túi mật, phản ứng thành bụng, rò mật qua dẫn lưu ổ bụng và viêm phúc mạc mật.<br />
Vết thương bên, cắt ngang đường mật và mất đoạn... hay gặp nhất. Phát hiện sớm, sửa chữa<br />
tổn thương đường mật áp dụng nhiều là nối mật-ruột.<br />
* Từ khóa: Tổn thương đường mật; Đặc điểm bệnh lý; Phẫu thuật sửa chữa; Kết quả sớm.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ tỷ lệ gặp từ 0,3 - 0,6% [3, 8]. Phát hiện,<br />
chẩn đoán TTĐM và xử trí còn gặp nhiều<br />
Bệnh lý sỏi, polýp túi mật thường được khó khăn. Chúng tôi nghiên cứu 40 bệnh<br />
chỉ định cắt túi mật (CTM). Hiện nay, nhân (BN) TTĐM do CTM tại Bệnh viện<br />
phẫu thuật nội soi CTM được áp dụng ở Hữu nghị Việt Đức nhằm: Tìm hiểu đặc<br />
nhiều bệnh viện và đem lại kết quả tốt [1]. điểm bệnh lý TTĐM, chẩn đoán, xử trí<br />
Tuy nhiên, trong CTM nội soi còn nhiều TTĐM trong CTM, đánh giá kết quả sớm<br />
tai biến như tổn thương đường mật (TTĐM), phẫu thuật sửa chữa cho TTĐM.<br />
<br />
1. Học viện Quân y<br />
2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đào Thành Chương (drdaothanhchuong@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/11/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/12/2019<br />
<br />
134<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BN được nghiên cứu về hoàn cảnh<br />
NGHIÊN CỨU chẩn đoán (trong mổ, sau mổ), đặc điểm<br />
1. Đối tượng nghiên cứu. TTĐM và các tổn thương khác..., phương<br />
40 BN bị TTĐM do CTM được phẫu pháp phẫu thuật sửa chữa cho TTĐM, kết<br />
thuật sửa chữa từ 1 - 2005 đến 10 - 2015<br />
quả sớm.<br />
tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu. * Thu thập và xử lý số liệu: bằng thuật<br />
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu và tiến cứu. toán thống kê trong y học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung BN.<br />
Nam: 23 BN (57,5%), nữ: 17 BN (42,5%), tuổi trung bình: 55,05 ± 14,93.<br />
39 BN bị TTĐM do cắt túi mật nội soi (bệnh viện địa phương 24 BN, Bệnh viện<br />
Hữu nghị Việt Đức 15 BN) và 1 BN TTĐM do CTM mở tại bệnh viện địa phương.<br />
2. Triệu chứng lâm sàng.<br />
* Triệu chứng cơ năng:<br />
<br />
100% 93,1% Trước cắt TM<br />
100<br />
Sau cắt TM<br />
48,28% 44,83%<br />
50<br />
9,09% 0%<br />
<br />
0<br />
Dau HSP Sốt Vàng da<br />
Biểu đồ 1: Các triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật sửa chữa.<br />
<br />
- Trước CTM: đau bụng dưới sườn - Sau CTM: 86,21% BN bụng chướng,<br />
phải 10 BN (100%), sốt nhẹ 1 BN (9,09%). có dịch ổ bụng, 51,72% BN có phản ứng<br />
- Sau CTM: đau bụng dưới sườn phải thành bụng. Xuất hiện nhiều triệu chứng<br />
(93,1%), 2 BN (6,9%) rò mật không cảm về bệnh lý đường mật sau CTM như vàng<br />
thấy đau dưới sườn phải; sốt 48,28%, da, vàng mắt (44,83%), rò mật (31,03%)<br />
vàng da vàng mắt 44,83%. qua dẫn lưu dưới gan, qua vết mổ bụng hay<br />
* Triệu chứng thực thể: rò vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (37,93%).<br />
<br />
- Trước CTM: bụng chướng, có dịch 3. Triệu chứng cận lâm sàng.<br />
ổ bụng (9,09%); 18,8% BN có phản ứng * Chẩn đoán hình ảnh đường mật trước<br />
thành bụng. phẫu thuật sửa chữa:<br />
<br />
135<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
- Siêu âm trước mổ 10 BN phát hiện 1 BN có ống phân thùy sau đổ vào ống cổ<br />
TTĐM trong mổ, trong đó 5 BN (12,5%) túi mật khi CTM đã cắt ngang đường mật<br />
viêm teo túi mật, 3 BN (7,5%) viêm túi này, 2 BN được CTM có sỏi và 2 BN sỏi<br />
mật cấp, 3 BN (7,5%) bị sỏi, polýp túi mật. kẹt cổ túi mật.<br />
Siêu âm đường mật sau CTM gồm: 27 BN * Hình thái TTĐM: hay gặp nhất là vết<br />
(93,10%) đã cắt túi mật, 2 BN (6,89%) thương đường mật (15 BN). Mất đoạn<br />
còn một phần túi mật, phát hiện vị trí đường mật 9 BN. Cắt ngang đường mật<br />
TTĐM: 1 BN (3,45%), 24 BN (82,76%) và còn một phần túi mật cùng có 4 BN.<br />
không có giãn đường mật, đường mật Cặp clip hay buộc vào đường mật 2 BN.<br />
trong và ngoài gan giãn 3 BN (10,34%) và 1 BN có lỗ rò ống mật chủ tự bịt trước khi<br />
hẹp đường mật 1 BN (3,45%). Siêu âm phẫu thuật sửa chữa 6 ngày do chụp<br />
phát hiện đa số có dịch tự do ổ bụng đường mật ngược dòng xác định rò ống<br />
(19 BN = 65,52%), dịch tồn đọng giường mật chủ. TTĐM nhỏ (loại Strasberg A, B,<br />
túi mật 4 BN (13,79%). 1 BN (3,45%) chảy C, D) 25 BN (62,50%). TTĐM lớn (Strasberg<br />
máu ổ bụng trước phẫu thuật sửa chữa. E1, E2, E3, E4, E5) 15 BN (37,50%).<br />
- Tỷ lệ phát hiện TTĐM bằng chụp<br />
* Phẫu thuật sửa chữa tổn thương<br />
đường mật trong mổ: 1/3 BN, chụp đường<br />
đường mật: phẫu thuật sửa chữa dựa<br />
mật ngược dòng: 7/8 BN, chụp cắt lớp<br />
theo mức độ tổn thương và thời điểm<br />
vi tính: 3/9 BN và MRI: 4/9 BN.<br />
phát hiện TTĐM và tình trạng nhiễm trùng<br />
- Chẩn đoán TTĐM trong mổ 11 BN của BN.<br />
(27,5%) nhờ phát hiện dịch mật trong<br />
Nối mật ruột: 18 BN (45%) (phương pháp<br />
phẫu trường hay nhìn thấy ống mật bị tổn<br />
Roux-en-Y 17 BN, 1 BN được nối trên<br />
thương hay nghi ngờ TTĐM tiến hành<br />
quai omega) cho TTĐM lớn. Khâu đường<br />
chụp đường mật túi mật hoặc chuyển mổ<br />
mật + dẫn lưu đường mật 15 BN, khâu<br />
mở phát hiện TTĐM.<br />
vết thương rò mật 6 BN, 1 BN rửa ổ bụng,<br />
- Chẩn đoán TTĐM sau mổ ở 29 BN,<br />
dẫn lưu ổ bụng cho đa số BN TTĐM nhỏ.<br />
chẩn đoán trong vòng 72 giờ đầu sau mổ<br />
1 BN TTĐM nhỏ (loại Strasberg D) được<br />
17 BN (42,5%), trong đó 3 BN (7,5%)<br />
nối mật-ruột (do ống mật chủ có đường<br />
được cắt chỉ vết mổ, luồn dẫn lưu nhỏ<br />
kính nhỏ khoảng 4 mm, vết thương bên<br />
vào ổ bụng, hút ra dịch mật, chẩn đoán<br />
dài khoảng 1 cm).<br />
xác định rò dịch mật.<br />
* Chỉ định mổ: chỉ định phẫu thuật sửa Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật sửa<br />
chữa do viêm phúc mạc mật 13 BN, rò chữa theo mức độ TTĐM trong CTM là<br />
mật 9 BN; tổn thương ống mật chủ 3 BN; hợp lý, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
tắc mật 3 BN, áp xe tồn dư 1 BN. 1 BN với p < 0,05 (test χ2 = 29,33).<br />
cắt lại túi mật vì phễu túi mật để lại quá * Biến chứng sau mổ (12 BN): 6 BN<br />
dài, trong chứa sỏi. Chỉ định phẫu thuật nhiễm trùng vết mổ, 3 BN rò mật, 1 BN áp<br />
sửa chữa cho 10 BN trong CTM gồm: xe tồn dư điều trị chọc hút dịch kèm<br />
5 BN bị TTĐM do CTM viêm cấp, trong đó kháng sinh; nội soi lấy sỏi ngược dòng ở<br />
<br />
136<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
1 BN sót sỏi ống mật chủ. 1 BN bị viêm đánh giá kết quả còn nhiều tranh luận. Đa<br />
phổi, tràn dịch màng phổi nặng, xin về số BN được phát hiện TTĐM sau mổ<br />
sau mổ 37 ngày. (29/40 BN). Phát hiện TTĐM trong mổ do<br />
Thời gian phẫu thuật sửa chữa TTĐM thấy dịch mật chảy, vết thương đường<br />
trung bình ở nhóm TTĐM nhỏ 139,12 ± mật ngoài gan trong mổ CTM nội soi hay<br />
67,89 phút (50 - 300 phút) và ở nhóm TTĐM khi chuyển mổ mở do nghi ngờ có TTĐM<br />
lớn 172,67 ± 38,07 phút (130 - 250 phút). hay do khó khăn không tiếp tục CTM nội<br />
Thời gian nằm viện trung bình tương ứng soi [6]. Theo chúng tôi, do không áp dụng<br />
giữa 2 nhóm 15,84 ± 7,96 ngày (7 - 36 chụp đường mật trong mổ một cách hệ<br />
ngày) và 17,33 ± 8,86 ngày (9 - 42 ngày). thống nên tỷ lệ chẩn đoán TTĐM trong<br />
Thời gian nằm viện của nhóm TTĐM lớn mổ thấp hơn, giống quan điểm của các<br />
dài hơn so với nhóm TTĐM nhỏ. Tuy nhiên, tác giả nước ngoài [6]. 29 BN phát hiện<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với sau CTM chủ yếu nhờ các dấu hiệu mới<br />
p > 0,05. xuất hiện sau mổ như sốt; vàng da, vàng<br />
mắt; bụng chướng, có dịch ổ bụng… và<br />
* Kết quả sớm sửa chữa TTĐM:<br />
khẳng định nhờ các phương tiện chẩn<br />
So với thời điểm phẫu thuật, tỷ lệ<br />
đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ<br />
tốt/trung bình tương ứng ngay trong mổ<br />
đường mật hay chụp đường mật ngược<br />
CTM 9/1; trong 72 giờ sau CTM 14/3;<br />
dòng tương tự y văn đã thông báo [7].<br />
> 72 giờ là 13/0. Kết quả tốt 36 BN (90,0%),<br />
Chụp đường mật ngược dòng ngoài chẩn<br />
trung bình 4 BN (10,0%). Thời điểm sửa<br />
đoán xác định hình thái TTĐM do CTM<br />
chữa sau CTM ≤ 3 ngày có số BN đạt<br />
còn có tác dụng điều trị như lấy sỏi, đặt<br />
mức trung bình nhiều gấp 3 lần so với<br />
dẫn lưu đường mật [4].<br />
sửa chữa ngay trong mổ CTM và sau mổ<br />
CTM > 3 ngày (3 BN = 75,0%). Nhóm phẫu Chẩn đoán thường muộn sau mổ 3 -<br />
thuật sửa chữa nối mật-ruột cho kết quả 5 ngày, do triệu chứng nghèo nàn, không<br />
sớm tốt ở 100% BN. Nhóm phẫu thuật đặc hiệu, có thể do tắc mật, viêm phúc mạc<br />
sửa chữa không nối mật-ruột, 4 BN có kết hay hội chứng nhiễm khuẩn, đau lan rộng,<br />
quả trung bình. có dịch ổ bụng [2].<br />
Hình thái tổn thương vết thương đường<br />
BÀN LUẬN mật gặp nhiều nhất (15 BN), có thể do<br />
Cắt túi mật có nguy cơ TTĐM, nhất là viêm dính không bộc lộ rõ hay do kéo túi<br />
CTM nội soi. Tỷ lệ TTĐM chiếm từ 0,3 - mật căng kéo theo cả đường mật ngoài<br />
0,6%, cao gấp 2 - 4 lần so với mổ mở, gan mà không nhận ra, nhất là khi có<br />
đây là mối quan tâm, trăn trở của phẫu viêm cấp, viêm teo túi mật. Tổn thương<br />
thuật viên [3, 4]. Nhiều nghiên cứu phát đứt đôi đường mật ngoài gan, tổn thương<br />
hiện các yếu tố nguy cơ gây TTĐM như: gây rò mật từ ống cổ túi mật có lẽ do<br />
viêm túi mật cấp, viêm teo túi mật, phẫu tích ranh giới không rõ ràng, do đốt<br />
hội chứng Mirizzi… Tuy nhiên, phát hiện điện gây hoại tử muộn và chẩn đoán<br />
tổn thương, mức độ tổn thương, xử trí, cũng muộn hơn. Kẹp, khâu buộc chỉ mò<br />
<br />
137<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
gây hẹp tắc ở 4 BN, rò mật do tổn thương phổi [9]… Theo AbdelRafee A [10], phục<br />
đường mật phụ ở giường túi mật 1 BN. hồi sớm TTĐM sẽ giảm tỷ lệ tai biến và<br />
Phương pháp điều trị áp dụng nhiều nhất biến chứng.<br />
là nối mật ruột (18 BN = 45%), phù hợp<br />
với tổn thương đứt đôi hay mất đoạn, chít KẾT LUẬN<br />
hẹp đường mật do kẹp, cắt buộc đường Tổn thương đường mật do CTM được<br />
mật chiếm tỷ lệ cao nhất. Phẫu thuật nối chẩn đoán muộn chiếm tỷ lệ cao (75%).<br />
đường mật với hỗng tràng trên quai Y sau Vết thương bên và cắt đôi, mất đoạn hay<br />
CTM thường khó vì đường mật nhỏ, kẹp, cắt buộc vào đường mật ngoài gan<br />
thành mỏng lại bị co rút lên cao, bị gan hay gặp nhất (mỗi hình thái chiếm 37,5%).<br />
che lấp. Trong trường hợp có tổn thương Phẫu thuật sửa chữa TTĐM hay áp<br />
động mạch gan, nguy cơ dinh dưỡng kém dụng nhất nối mật-ruột (45%), khâu đường<br />
dẫn tới nguy cơ bục miệng nối và xơ hóa mật + dẫn lưu đường mật (37,5%), khâu<br />
gây chít hẹp miệng nối cao hơn [8]… Do vậy, vết thương rò mật (15%), kết quả sớm,<br />
phục hồi lưu thông đòi hỏi phẫu thuật viên khỏi ra viện cao (97,5%), tỷ lệ biến chứng<br />
có kinh nghiệm trong phẫu thuật gan mật phải điều trị nội khoa hay làm thêm thủ<br />
và tiêu hóa. thuật 27,5% và 1 BN (2,5%) đòi hỏi điều<br />
Khâu đường mật + dẫn lưu đường mật trị nội khoa vì viêm phổi, tràn dịch khoang<br />
ở 15 BN, khâu vết thương rò mật (6 BN) màng phổi.<br />
được chỉ định cho vết thương bên nhỏ<br />
của đường mật ngoài gan. 1 trường hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
lỗ rò chẩn đoán nhờ chụp đường mật<br />
1. Trần Bình Giang, Tôn Thất Bách. Phẫu<br />
ngược dòng, khi mổ không thấy lỗ rò mật thuật cắt túi mật qua nội soi. Phẫu thuật nội<br />
do đã tự lành, chỉ thăm dò làm sạch ổ soi ổ bụng. Xuất bản lần thứ II. Nhà xuất bản<br />
bụng và đặt dẫn lưu dưới gan. Y học. Hà Nội. 2005, tr.309-327.<br />
Thời gian phẫu thuật sửa chữa trung 2. Nguyễn Tiến Quyết, Trần Đình Thơ,<br />
bình và thời gian nằm viện sau mổ trung Hoàng Ngọc Hà. Nghiên cứu đặc điểm tổn<br />
bình ở nhóm TTĐM nhỏ ngắn hơn so với thương và kết quả điều trị phẫu thuật viêm<br />
nhóm TTĐM lớn (139,12 ± 67,89 phút so phúc mạc mật sau mổ cắt túi mật nội soi tại<br />
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phẫu thuật Nội<br />
với 172,67 ± 38,07 phút và 15,84 ± 7,96<br />
soi và Nội soi Việt Nam. 2012, 3 (2), tr.7-12.<br />
ngày so với 17,33 ± 8,86 ngày).<br />
3. Worth J.P, Kaur T, Diggs B et al. Major<br />
Kết quả sớm, khỏi ra viện 39/40 BN bile duct injury requiring operative reconstruction<br />
(97,5%). Có biến chứng phải điều trị nội after laparoscopic cholecystectomy: A follow-on<br />
khoa hay thủ thuật 11 BN (27,5%) và 1 BN study. Surg Endose. 2015, 30, pp.1839-1846.<br />
(2,5%) diễn biến nặng do bị viêm phổi, 4. Fullum M.T, Downing R.S, Ortega G et<br />
tràn dịch màng phổi. Tỷ lệ này tương tự al. Is laparoscopy a risk factor for bile duct<br />
như y văn, tử vong chiếm 1,7%, nguyên injury during cholecystectomy?. JSLS. 2013, 17,<br />
nhân thường do viêm phổi, huyết khối pp.365-370.<br />
<br />
138<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
5. Frilling A, Li J, Weber F et al. Major bile laparoscopic cholecystectomy. J Am Coll Surg.<br />
duct injury after laparoscopic cholecystectomy: 1995, 180, pp.101-125.<br />
A tertiary center experience. Journal of 9. Huang M.S, Huang L.N, Huang D.S et al.<br />
Gastrointestinal Surgery. 2004, 8 (6),<br />
Morbidity, mortality and major bile duct injury<br />
pp.679-685.<br />
in 2,296 patients undergoing laparoscopic<br />
6. Giulea C, Enciu O, Bîrcă et al. Selective cholecystectomy - Review of literature. Juniper<br />
intraoperative cholangiography in laparoscopic Online Journal of Case Studies. 2017, 3 (4),<br />
cholecystectomy. Chirugia. 2016, 111, pp.26-32.<br />
pp.1-6.<br />
7. Ringe I.K, Hartung D, Falck V.C et al.<br />
10. AbdelRafee A, Shobari E.M, Askar W<br />
3D-MRCP for evaluation of intra and extra<br />
et al. Long-term follow-up of 120 patients after<br />
hepatic bile duct: Comparison of different acquition<br />
and reconstruction planes. BMC Medical Imaging. hepaticojejunostomy for treament of post-<br />
2014, 14 (16), pp.1-6. cholecystectomy bile duct injuries: A retrospective<br />
8. Strasberg S.M, Hertl M, Soper J.N. An cohort study. International Journal of Surgery.<br />
analysis of the problem of biliary injury during 2015, 18, pp.205-210.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
139<br />