Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH NHẬP VIỆN KHOA CẤP CỨU<br />
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Hà Mạnh Tuấn*, Nguyễn Duy Quang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, và tình hình phát hiện và xử trí trước nhập viện<br />
của bệnh nhân tim bẩm sinh nhập viện trong tình trạng cấp cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/6/2014 – 31/5/2015. Biến số<br />
chính: chẩn đoán TBS, dịch tễ, tiền căn khám thai, lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí trước nhập<br />
viện. Thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0<br />
Kết quả: Có 135 trường hợp đủ tiêu chuẩn nghiên cứu; Nam chiếm 54%, nữ chiếm 46%; Tuổi trung bình là<br />
5,7 ± 1,18 tháng. Lý do nhập viện theo thứ tự là sốt, ho (43%); thở mệt (37,8); tím tái (7,4%); sốc (3,7%). Bệnh<br />
cảnh lâm sàng chủ yếu là viêm phổi (40,7%); kế đến là suy tim (17,8%); suy hô hấp không do viêm phổi (14,8%);<br />
cơn cao áp phổi (8,1%); cơn tím đơn thuần (7,4%); phù phổi (7,4%). Các loại tim bẩm sinh là thông liên thất<br />
20,7%, kế đến là không lỗ van động mạch phổi 17,4%; chuyển vị đại động mạch 10,4%; kênh nhĩ thất 8,9%; thất<br />
phải hai đường ra 7,4%; tứ chứng Fallot 6,7%; còn ống động mạch 5,9%; thông liên nhĩ 3,0%. Thời điểm phát<br />
hiện trung bình là 1,5 ± 0,2 tháng; tỷ lệ phát hiện TBS ở tuyến trước là 41,6% trường hợp; tỷ lệ phát hiện qua<br />
chẩn đoán tiền sản là 19,6%; tỷ lệ chẩn đoán xác định trước nhập cấp cứu là 36,3%; can thiệp đặc hiệu bệnh tim<br />
trước nhập viện là 23,4%.<br />
Kết luận: Thời điểm phát hiện trung bình là 1,5 ± 0,2 tháng; tỷ lệ phát hiện TBS ở tuyến trước là 41,6%; tỷ<br />
lệ phát hiện qua chẩn đoán tiền sản là 19,6%; tỷ lệ chẩn đoán xác định trước nhập cấp cứu là 36,3%; can thiệp đặc<br />
hiệu trước nhập viện là 23,4%. Bệnh nhân bị TBS được phát hiện muộn và xử trí chưa phù hợp dẫn đến nhập<br />
viện trong tình trạng nặng, điều này có thể do khả năng phát hiện, xử trí của các tuyến và phối hợp giữa sản và<br />
nhi chưa tốt. Cần có nghiên cứu thêm để có giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tiên lượng của bệnh TBS trẻ em.<br />
Từ khóa: tim bẩm sinh; cấp cứu nhi; chẩn đoán tiền sản<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH CONGENITAL HEART DISEASES ADMITTED IN THE<br />
EMERGENCY DEPARTMENT OF CHILDREN’S HOSPITAL 2<br />
Ha Manh Tuan, Nguyen Duy Quang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 307 - 312<br />
<br />
Objective: To describe demographic, clinical, and laboratory characteristics of the patients with congenital<br />
heart diseases (CHD) admitted in the emergency department and the state of detection and management of them<br />
before admission.<br />
Methods: A descriptive study of case series was carried out in Children’s Hospital 2 from 01/6/2014 –<br />
31/5/2015. Main variables were diagnosis, demographic, prenatal examination, clinical and laboratory findings,<br />
diagnosis and management before admission. A descriptive statistics was done with software SPSS 16.0.<br />
Results: There were 135 cases enrolled in the study; male accounted for 54%, female 46%; mean age were<br />
5,7 ± 1,18 months. Chief complaints were fever, cough (43%); dyspnea (37,8%); cyanosis (7,4%); shock (3,7%).<br />
<br />
<br />
* Đại Học Y Dược TP.HCM ** BV Sản Nhi Cà Mau<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS Hà Mạnh Tuấn , ĐT: 0903311709, Email: hamanhtuan@ump.edu.vn<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 307<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
Clinical presentation was pneumonia (40,7%); heart failure (17,8%); respiratory failure without pneumonia<br />
(14,8%); pulmonary arterial hypertension (8,1%); hypoxia spell (7,4%); pulmonary edema (7,4%). The types of<br />
congenital heart diseases were ventricular septum defect 20,7%, pulmonary atresia 17,4%; transposition of great<br />
arteries 10,4%; atrioventricular canal 8,9%; double outlet right ventricle 7,4%; tetralogy of Falot 6,7%; patent<br />
ductus arteriosus 5,9%; atrial septum defect 3,0%. Mean time of detection for CHD were 1,5 ± 0,2 months; the<br />
rate of detection in secondary health care centers were 41,6%; the rate of prenatal diagnosis was 19,6%; the rate of<br />
definitive diagnosis before admission in emergency department were 36,3%; the rate of specific intervention for<br />
CHD were 23,4%.<br />
Conclusion: Mean time of detection for CHD were 1,5 ± 0,2 months; the rate of detection in secondary<br />
health care centers were 41,6%; the rate of prenatal diagnosis was 19,6%; the rate of definitive diagnosis before<br />
admission in emergency department were 36,3%; the rate of specific intervention for CHD were 23,4%. The late<br />
detection and inappropriate management of patients with CHD have caused them to be admitted in severe<br />
condition. The reasons for this might be the low competency of detection, management of CHD in health care<br />
centers and the poor cooperation between the maternity department and pediatric department. Further study is<br />
needed to find out the good solution to improve the prognosis of CHD in children.<br />
Key words: congenital heart disease; pediatric emergency; prenatal diagnosis.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu<br />
Tim bẩm sinh (TBS) là một trong những dị Nhằm: (1) mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm<br />
tật bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ em với xuất độ sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bị TBS nhập<br />
6 -13 / 1000 trẻ sinh sống. TBS là một trong viện trong tình trạng cấp cứu, và (2) mô tả đặc<br />
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở điểm về tình hình phát hiện và xử trí bệnh TBS<br />
trẻ em đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh có thể lên trước nhập viện cấp cứu.<br />
đến 40% (1,2,5,7). Ngoài tử vong cao, TBS còn ảnh PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
sinh hoạt hàng ngày của trẻ nếu không được<br />
Nghiên cứu mô tả tiền cứu.<br />
xử trí kịp thời. Với sự tiến bộ của y học nhiều<br />
bệnh nhi mắc bệnh TBS được can thiệp sớm và Đối tượng nghiên cứu<br />
hiệu quả đã làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh Dân số chọn mẫu: Bệnh nhi bệnh TBS nhập<br />
TBS so với nhiều năm trước đây (6). Tiên lượng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 từ<br />
của bệnh TBS phụ thuộc nhiều vào khả năng 01/6/2014 – 31/5/2015.<br />
phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Hiện nay Tiêu chí chọn mẫu: BN bị bệnh TBS được xác<br />
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh định chẩn đoán siêu âm tim Doppler màu do bác<br />
nhân bị TBS đã được mô tả trong nhiều nghiên sĩ chuyên khoa tim mạch thực hiện.<br />
cứu (2,5,10,13), nhưng còn ít nghiên cứu về đặc Tiêu chí loại trừ: 1. Tồn tại ống động mạch ở<br />
điểm của bệnh nhân và lý do bệnh nhân TBS trẻ sanh non; 2. Thân nhân không đồng ý tham<br />
được xử trí không phù hợp phải nhập viện gia nghiên cứu.<br />
trong tình trạng cấp cứu. Nghiên cứu này<br />
Cỡ mẫu<br />
được tiến hành nhằm mô tả bệnh cảnh lâm<br />
sàng, xử trí trước nhập viện và các lý do của Lấy trọn mẫu từ 01/6/2014 – 31/5/2015.<br />
bệnh nhân bị TBS đến bệnh viện trong tình Thu thập số liệu<br />
trạng cấp cứu để đề xuất các biện pháp góp Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ<br />
phần cải thiện tiên lượng bệnh nhân bị TBS. được thu thập dữ liệu bằng cách hỏi kỹ bệnh sử,<br />
lý do nhập viện, ghi nhận tình trạng bệnh, khám<br />
<br />
<br />
308 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lâm sàng và các kết quả xét nghiệm theo phiếu ca). Bệnh cảnh lâm sàng khi nhập viện chủ yếu<br />
thu thập. Các bệnh nhân sẽ được xử trí theo là viêm phổi (40,7%); kế đến là suy tim (17,8%);<br />
đúng phác đồ của bệnh viện Nhi Đồng 2, được suy hô hấp không do viêm phổi (14,8%); cơn cao<br />
theo dõi đến khi ra khỏi khoa cấp cứu và được áp phổi (8,1%); cơn tím đơn thuần (7,4%); phù<br />
hoàn tất phiếu thu thập. Các biến số chính là phổi (7,4%) (bảng 2). Có khoảng 30% trường hợp<br />
chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, dịch tễ, tình trạng bệnh nhân nhập cấp cứu với nhiều hơn một<br />
bệnh nhân lúc nhập viện, dấu hiệu lâm sàng, và bệnh cảnh lâm sàng, thường gặp nhất là viêm<br />
cận lâm sàng, chẩn đoán trước sanh, thời gian phổi phối hợp với suy tim chiếm tỷ lệ 14%. Tuổi<br />
phát hiện bệnh, nơi phát hiện bệnh, chẩn đoán trung vị nhập viện với bệnh cảnh viêm phổi là<br />
và xử trí trước nhập viện. 4,2 tháng, cơn tím là 3 tháng, suy tim là 3,5 tháng,<br />
Xử lý số liệu suy hô hấp là 0,4 tháng.<br />
Các biến định tính, định danh sẽ trình bày Có 131 trường hợp được chụp X-quang tim<br />
theo tỷ lệ %; các biến định lượng được trình bày phổi thẳng tại giường, có 86,3% trường hợp có<br />
dưới dạng trung bình ± SD nếu là phân phối ghi nhận bất thường, gồm có: bóng tim to là bất<br />
chuẩn, đối với biến phân phối không chuẩn sẽ thường thường gặp nhất chiếm 53,4%, kế đến là<br />
mô tả trung vị và khoảng tứ phân vị. Số liệu tổn thương nhu mô phổi 40,5%, tăng tuần hoàn<br />
được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. phổi 37,4%, và giảm tuần hoàn phổi 28,2% (Bảng<br />
2). Khí trong máu được thực hiện 124 ca, 47,6%<br />
KẾT QUẢ<br />
trường hợp có PaO2< 60 mmHg; 51,2% có<br />
Đặc điểm dịch tễ bệnh nhân nghiên cứu PaCO2< 35 mmHg và 14% có PaCO2> 45 mmHg.<br />
Có 135 ca đủ tiêu chuẩn được đưa vào Loại tim bẩm sinh<br />
nghiên cứu (Bảng 1). Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam Bảng 2. Bệnh cảnh lâm sàng và cận lâm sàng<br />
và nữ là gần tương đương nhau; tuổi trung bình Số ca Tỷ lệ<br />
là 5,7 ± 1,18 tháng (trung vị là 4 tháng). Bệnh (n = 135) (%)<br />
nhân phần lớn đến từ các tỉnh (82,2%), và được Lý do nhập viện<br />
chuyển viện (69,0%). Sốt, ho 58 43,0<br />
Thở mệt 51 37,8<br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân Tím tái 10 7,4<br />
Đặc điểm Số ca Tỷ lệ Sốc 5 3,7<br />
(n = 135) (%) Khác 11 8,1<br />
Giới Bệnh cảnh lâm sàng<br />
Nam 73 54,0 Viêm phổi 55 40,7<br />
Nữ 62 46,0 Suy tim 24 17,8<br />
Tuổi 5,74 ± 1,18 (tháng) Suy hô hấp 20 14,8<br />
Sơ sinh 58 42,9 Cao áp phổi 11 8,1<br />
1– 12 tháng 60 44,5 Cơn tím 10 7,4<br />
1 tuổi – 5 tuổi 14 10,4 Phù phổi 10 7,4<br />
>5 tuổi 3 2,2 Khác 5 3,7<br />
Địa chỉ X quang tim phổi (n=131)<br />
TP. Hồ Chí Minh 24 17,8 Bóng tim to 70 53,4<br />
Tỉnh 111 82,2 Tổn thương nhu mô 53 40,5<br />
Chuyển viện 93 69,0 Tăng tuần hoàn phổi 49 37,4<br />
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Giảm tuần hoàn phổi 37 28,2<br />
<br />
Lý do nhập viện theo thứ tự là sốt, ho (43%); Các loại tim bẩm sinh là nguyên nhân gây<br />
thở mệt (37,8); tím tái (7,4%); sốc (3,7%); các lý do bệnh trong nghiên cứu này thường gặp nhất là<br />
khác là: tiêu chảy (5 ca), bệnh lý ngoại khoa (6 thông liên thất 20,7%, kế đến là không lỗ van<br />
động mạch phổi 17,4%; chuyển vị đại động<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 309<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
mạch 10,4%; kênh nhĩ thất 8,9%; thất phải hai thực hiện chủ yếu tại các bệnh viện chuyên khoa<br />
đường ra 7,4%; tứ chứng Fallot 6,7%; còn ống là 36,3%. Can thiệp đặc hiệu bệnh tim trước<br />
động mạch 5,9%; thông liên nhĩ 3,0%; và các nhập viện là 23,4% (Bảng 4).<br />
nguyên nhân ít gặp khác (Bảng 3). Về phân BÀN LUẬN<br />
nhóm nguyên nhân TBS, trong nghiên cứu này<br />
nhóm TBS tăng tuần hoàn phổi chiếm tỷ lệ cao Xét về đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân TBS<br />
nhất là 42,2%, %, kế đến nhóm TBS phụ thuộc nhập viện cấp cứu trong nghiên cứu này chúng<br />
ống động mạch 31,8%, TBS giảm tuần hoàn phổi tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là<br />
là 22,2, và thấp nhất là nhóm TBS tắc nghẽn gần tương đương nhau. Điều này cũng phù hợp<br />
không shunt 3,7%. với nhiều khảo sát trước đây (1,2,5,11,10,13). Tuy nhiên<br />
lứa tuổi trong nghiên cứu này có thấp hơn so với<br />
Tình hình phát hiện bệnh tim bẩm sinh<br />
các nghiên cứu trước đây của các tác giả Việt<br />
Bảng 3. Loại bệnh tim bẩm sinh Nam (10,13,8) do nghiên cứu này khảo sát trên bệnh<br />
Số ca Tỷ lệ<br />
nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu nên các<br />
(n = 135) (%)<br />
bệnh nhân bị tim bẩm sinh thường đến bệnh<br />
Thông liên thất 28 20,7<br />
Không van ĐMP 23 17,0 viện sớm do các biến chứng của tim bẩm sinh,<br />
Chuyển vị đại động mạch 14 10,4 còn các khảo sát trước đây tiến hành trên bệnh<br />
Kênh nhĩ thất 12 8,9 nhân nhập viện thông thường nên lứa tuổi nhập<br />
Thất phải 2 đường ra 10 7,4 viện có thể cao hơn. Ngoài ra do hiện nay việc<br />
Từ chứng Fallot 9 6,7<br />
can thiệp sớm tim bẩm sinh ở lứa tuổi nhủ nhi<br />
Còn ống động mạch 8 5,9<br />
Thông liên nhĩ 4 3,0<br />
đã được thực hiện tốt tại Việt Nam nên lứa tuổi<br />
Hẹp eo ĐMC 4 3,0 bệnh nhân nhập viện sẽ thấp hơn.<br />
Hẹp van động mạch phổi 4 3,0 Lý do nhập viện cấp cứu thường gặp trong<br />
Bất thường Ebstein 4 3,0<br />
nghiên cứu này là sốt, ho; thở mệt và tím tái. Đây<br />
Thiểu sản tim trái 3 2,2<br />
Thân chung động mạch 3 2,2<br />
là các dấu hiệu nặng thường gặp của trẻ bị tim<br />
Thiểu sản cung ĐMC 2 1,5 bẩm sinh: đó là sốt ho nhiễm trùng phổi ở bệnh<br />
Gián đoạn cung ĐMC 2 1,5 nhân bệnh TBS có tăng tuần hoàn phổi, khó thở<br />
Khác 5 3,7 do suy tim, tím tái do cơn cao áp phổi hay cơn<br />
ĐMP: động mạch phổi; ĐMC: động mạch chủ tím gây ra(1,4). Điều này cũng phù hợp với các<br />
Bảng 4. Tình hình phát hiện bệnh tim bẩm sinh nghiên cứu của các tác giả khác về lý do nhập<br />
Đặc điểm Số ca Tỷ lệ viện trong tình trạng cấp cứu của trẻ bị bệnh tim<br />
(n = 135) (%) bẩm sinh(9,12,15,8).<br />
Tuổi phát hiện trung bình 1,5 ± 0,2 Về bệnh cảnh lâm sàng khi bệnh nhân nhập<br />
tháng<br />
Nơi phát hiện bệnh viện trong tình trạng cấp cứu, nghiên cứu này<br />
BV huyện, tỉnh 56 41,5 ghi nhận bệnh nhân nhập viện chủ yếu với một<br />
BV chuyên khoa 79 58,5 bệnh cảnh lâm sàng (70,0%) hơn là nhiều bệnh<br />
Chẩn đoán tiền sản 26 19,3 cảnh lâm sàng phối hợp (30%). Ghi nhận này có<br />
Chẩn đoán xác định trước nhập 49 36,3<br />
viện<br />
khác so với nghiên cứu của tác giả E. Savitsky<br />
Can thiệp đặc hiệu trước nhập viện 33 23,4 bệnh nhân nhập viện cấp cứu với nhiều bệnh<br />
Thời điểm phát hiện trung bình là 1,5 ± 0,2 cảnh lâm sàng (64%) hơn là một bệnh cảnh lâm<br />
tháng. Các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh phát sàng (36%) (12). Điều này có thể giải thích là do<br />
hiện tim bẩm sinh là 41,6% trường hợp. Chỉ có loại tim bẩm sinh trong nhóm nghiên cứu của<br />
19,6% trường hợp phát hiện qua chẩn đoán tiền chúng tôi phần lớn là thuộc một nhóm TBS nên<br />
sản. Chẩn đoán xác định trước nhập viện được bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng tùy theo nhóm<br />
<br />
<br />
310 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TBS gây ra như là viêm phổi, hay suy tim, cơn phát triển do có khả năng phát hiện tiền sản các<br />
tím. Trong bệnh cảnh phối hợp thường gặp là dị tật bẩm sinh tim nên có thể chẩn đoán và xử<br />
viêm phổi kèm theo suy tim (16%). trí tốt các loại tim bẩm sinh ngay sau khi sanh,<br />
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu với bệnh cảnh ngoài ra sản và nhi thường ở cùng chung một<br />
lâm sàng theo thứ tự thường gặp là viêm phổi bệnh viện sản nhi nên khả năng phát hiện và can<br />
nặng, suy tim, suy hô hấp, cơn tím và sốc. Bệnh thiệp gần như là ngay sau sinh (7,9,4,15). Trong<br />
cảnh lâm sàng này cũng phù hợp với nghiên cứu nghiên cứu này khả năng phát hiện tim bẩm<br />
của các tác giả khác đối với bệnh nhân TBS nhập sinh trong giai đoạn tiền sản còn thấp chỉ<br />
viện trong tình trạng cấp cứu(9,12,15). Tuy nhiên khoảng 19,3% các trường hợp. Các tuyến tỉnh,<br />
bệnh cảnh viêm phổi trong khảo sát của chúng huyện chỉ có thể phát hiện TBS trong 41,5%,<br />
tôi chiếm tỷ lệ 40% cao hơn rất nhiều so với các nhưng chưa có thể phát hiện chính xác loại TBS<br />
khảo sát trên. Điều này có thể giải thích là do tỷ mà phải cần đến các bệnh viện chuyên nhi có<br />
lệ loại bệnh TBS tăng tuần hoàn phổi trong chuyên khoa về tim. Tỷ lệ chẩn đoán xác định<br />
nghiên cứu này cao nên dễ gây tình trạng ứ bệnh TBS trước khi nhập cấp cứu chỉ có 36,3%,<br />
đọng trong phổi là điều kiện thuận lợi của viêm và tỷ lệ can thiệp phù hợp với bệnh TBS trước<br />
phổi phát triển, ngoài ra do xuất độ viêm phổi ở khi nhập cấp cứu chỉ có khoảng 1/4 trường hợp.<br />
trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam vẫn còn rất cao Những số liệu này cho thấy khả năng phát hiện<br />
và là một trong những nguyên nhân gây bệnh sớm TBS ở trẻ em, nhất là các loại TBS nặng và<br />
hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. phức tạp, cũng như khả năng xử trí phù hợp và<br />
kịp thời các bệnh TBS cần can thiệp sớm để cứu<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhi<br />
sống bệnh nhân của nước ta chưa cao. Các lý do<br />
mắc bệnh TBS nhập khoa cấp cứu chiếm tỷ lệ<br />
này đã góp phần cho bệnh nhân TBS thường<br />
cao nhất là thông liên thất (20,7%), kế đến là<br />
được phát hiện muộn, nhập viện trong tình<br />
không lỗ van dộng mạch phổi (17,0), chuyển vị<br />
trạng nặng, và chưa được can thiệp phù hợp. Để<br />
đại động mạch (10,4%), kênh nhĩ thất (8,9%), thất<br />
cải thiện tiên lượng cho bệnh nhi TBS cần phải có<br />
phải hai đường ra (7,4%) tứ chứng Fallot (6,7%),<br />
sự phối hợp sản nhi tốt, tăng cường khả năng<br />
còn ống động mạch (5,9%), thông liên nhĩ (3,7%).<br />
phát hiện tiền sản các dị tật bẩm sinh tim, tăng<br />
Khi so sánh với tổng kết của tác giả David R.<br />
cường tư vấn tiền sản, tăng cường khả năng phát<br />
Fulton 3 loại TBS thường gặp là thông liên thất,<br />
hiện sớm và năng lực xử trí thích hợp bệnh TBS<br />
tứ chứng Fallot, còn ống động mạch có tỷ lệ<br />
cho các tuyến.<br />
tương đương với trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi. Tuy nhiên tỷ lệ hẹp van động mạch chủ, KẾT LUẬN<br />
thông liên nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi là Thời điểm phát hiện trung bình là 1,5 ± 0,2<br />
thấp hơn khá nhiều. Trong khi đó tỷ lệ chuyển vị tháng; tỷ lệ phát hiện TBS ở tuyến trước là 41,6%;<br />
đại động mạch, kênh nhĩ thất, thất phải hai tỷ lệ phát hiện qua chẩn đoán tiền sản là 19,6%;<br />
đường ra lại cao hơn so với tổng kết của David tỷ lệ chẩn đoán xác định trước nhập cấp cứu là<br />
R. Fulton (3). Do đây là các dạng bệnh TBS có 36,3%; can thiệp đặc hiệu trước nhập viện là<br />
nhiều biến chứng nặng và xuất hiện sớm như 23,4%. Từ kết quả này cho thấy hiện tại bệnh nhi<br />
tím tái, suy tim, cao áp phổi cần được nhập viện TBS vẫn còn phát hiện muộn, chưa được can<br />
cấp cứu để can thiệp nên chiếm tỷ lệ cao trong thiệp và xử trí kịp thời nên thường nhập viện<br />
nghiên cứu này. trong tình trạng nặng cấp cứu. Điều này có thể<br />
Tuổi phát hiện bệnh TBS nhập viện trong do khả năng phát hiện, xử trí của các cơ sở y tế<br />
tình trạng cấp cứu trong nghiên cứu này trung và sự phối hợp giữa sản và nhi chưa được tốt.<br />
bình là 1,5 tháng. Lứa tuổi này là muộn khi so Cần nghiên cứu thêm về vấn đề này để tìm ra<br />
sánh với các nước phát triển (2,7,14). Ở các nước<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 311<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tiên lượng Bệnh viện Trung ương Huế". Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y<br />
dược Huế.<br />
bệnh nhân bị tim bẩm sinh. 9. Lee YS, Baek JS, Kwon BS, et al. (2010). "Pediatric emergency<br />
room presentation of congenital heart disease". Korean Circ J,<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40(1):pp.36-41.<br />
1. Bernstein D (2011). "Epidemiology and Genetic Basis of 10. Nguyễn Huy Luân (1999). "Khả năng chẩn đoán và điều trị<br />
Congenital Heart bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ". Luận văn tốt<br />
Disease". In: Kliegman RM (ed), Nelson Textbook of Pediatrics, nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.<br />
19th ed, pp.2182-2186. Elsevier Saunders, Philadelphia. 11. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009). "Đặc điểm tim bẩm sinh sơ<br />
2. Dolk H, Loane M, Garne E, et al. (2011). "Congenital heart sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1". Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học<br />
defects in Europe: Y dược Tp. Hồ Chí Minh.<br />
prevalence and perinatal mortality, 2000 to 2005". Circulation, 12. Savitsky E, Alejos J, Votey S (2003). "Emergency department<br />
123(8):pp.841-9. presentations of pediatric congenital heart disease". J Emerg<br />
3. Fulton DR, Brown DW (2008). "Congenital heart disease in Med, 24(3):pp.239-45.<br />
children and adolescents". In: Fuster V (ed.), Hurst's The Heart, 13. Trương Thị Thúy Mai (2002). "Khảo sát đặc điểm tim bẩm sinh<br />
12th ed, pp.2012-2059. McGraw-Hill, New York. tím ở trẻ em khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1". Luận văn<br />
4. Gewitz MH, Woolf PK (2010). "Cardiac emergencies". In: Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.<br />
Fleisher GR (ed.), Textbook of pediatric emergency medicine, 14. Wu MH, Chen HC, Lu CW, et al. (2010). "Prevalence of<br />
6th ed, pp.719-732. Elsevier Saunders, Philadelphia. congenital heart disease at live birth in Taiwan". J Pediatr,<br />
5. Hoffman JI, Kaplan S (2002). "The incidence of congenital heart 156(5):pp.782-5.<br />
disease". J Am Coll Cardiol, 39 (12):pp.1890-900. 15. Yee L. (2007). "Cardiac emergencies in the first year of life".<br />
6. Khairy P, Ionescu-Ittu R, Mackie AS, et al. (2010). "Changing Emerg Med Clin North Am, 25(4):pp.981-1008.<br />
mortality incongenital heart disease". J Am Coll Cardiol,<br />
56(14):pp.1149-57.<br />
7. Khoshnood B, Lelong N, Houyel L, et al. (2012). "Prevalence,<br />
Ngày nhận bài báo: 17/07/2017<br />
timing of diagnosis and mortality of newborns with congenital Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/12/2017<br />
heart defects: a population-based study". Heart, 98(22):pp.1667- Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018<br />
73.<br />
8. Lê Thị Hải Yến (2008). "Nghiên cứu những biến chứng thường<br />
gặp trong bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em điều trị tại khoa Nhi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
312 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />