Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ <br />
KÈM THÔNG LIÊN THẤT ĐƯỢC PHẪU THUẬT MỘT THÌ <br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 9‐2010 ĐẾN 5‐2013 <br />
Vũ Đình Phương Ân*, Vũ Minh Phúc ** <br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật, trong lúc <br />
phẫu thuật và trong thời gian hậu phẫu của các trẻ hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất được phẫu thuật <br />
một thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 9‐2010 đến 05‐2013. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Từ 09‐2010 đến 05‐2013, 20 trẻ hẹp eo động <br />
mạch chủ kèm thông liên thất được phẫu thuật một thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Chẩn đoán dựa vào 2 lần siêu <br />
âm tim. Các biến số thu thập trong các thời điểm trước, trong và ngay sau phẫu thuật. <br />
Kết quả: Có 20 trường hợp, 10 nam và 10 nữ. Tuổi trung bình 7,95 ± 2,36 tháng, cân nặng trung bình <br />
4,89 ± 0,39 kg, trẻ nhỏ nhất 3,2 kg. 85% trẻ suy dinh dưỡng, 25% trẻ cao huyết áp, 90% trẻ suy tim. Siêu <br />
âm tim cho thấy phần lớn là hẹp eo động mạch chủ trước ống động mạch và 70% trường hợp có thiểu sản <br />
cung động mạch chủ đi kèm, thông liên thất chủ yếu là buồng thoát (30%) với đường kính trung bình là <br />
6,94 ± 0,51mm, đa số các trường hợp có cao áp phổi nặng (65%). Thời gian trung bình tuần hoàn ngoài cơ <br />
thể là 165,8 ± 7,64 phút, của kẹp động mạch chủ là 83,65 ± 5,07 phút. 100% các trường hợp được phẫu <br />
thuật sửa chữa hẹp eo bằng phương pháp cắt nối tận‐tận hoặc tận‐bên, 75% các trường hợp được vá thông <br />
liên thất bằng màng ngoài tim. Thời gian lưu nội khí quản là 72,57 ± 1,31 giờ, lưu ống dẫn lưu ngực là <br />
127,3 ± 19,79 giờ. Thời gian nằm hồi sức trung bình là 6,9 ± 6,6 ngày. Biến chứng thường gặp là cao buyết <br />
áp 85%, viêm phổi 45%, giảm cung lượng tim 25%, chảy máu sau mổ 20%, rối loạn nhịp 20%, tràn dịch <br />
dưỡng chấp 20%, không có trường hợp nào tử vong sau phẫu thuật. <br />
Kết luận: Phẫu thuật một thì an toàn nhưng vẫn kèm theo các biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là cao <br />
huyết áp và viêm phổi cần theo dõi sát và điều trị kịp thời. <br />
Từ khóa: hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất <br />
ABSTRACT <br />
CHARACTERISTICS OF COARTATION OF AORTA WITH VENTRICULAR SEPTUM DEFECT <br />
REPAIRED ONE‐STAGE IN CHILDREN HOSPITAL NUMBER 1 <br />
FROM NOVEMBER 2010 TO MAY 2013 <br />
Vu Dinh Phuong An, Vu Minh Phuc <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 557 ‐ 564 <br />
Objectives: To determine pre‐ and post‐operative characteristics of Coarctation of aorta with Ventricular <br />
septum defect (CoA with VSD) patients who were repaired one‐stage totally in Nhi dong 1 hospital from <br />
November 2010 to May 2013. <br />
Method: case series study. 20 CoA with VSD cases were totally one‐stage repaired in Children hospital <br />
number 1. Diagnosis was done based on 2 times of echocardiography. Data pre‐ and post‐operation were collected <br />
before patients discharged. <br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Đại học Y Dược Tp. HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Đình Phương Ân ĐT: 0973565173 <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Email: rashojin@yahoo.com <br />
<br />
557<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Results: There were 20 CoA with VSD cases. Males : females ratio was 1 :1. The mean age was 7.95 ± 2.36 <br />
months. Mean body weight was 4.89 ± 0.39 kg; the lowest body weight was 3.2 kg. 85% of cases had <br />
malnutrition, 25% had hypertension, 90% had heart failure. Echocardiography demonstrated that is 45% <br />
preductal CoA with 70% hypoplasic aortic arch, 30% outlet VSD with mean diameter 6.94 ± 0.51mm and 65% <br />
severe pulmonary hypertension. The mean time of cardiopulmonary bypass was 165.8 ± 7.6 minutes, of aortic <br />
clamps was 83.65 ± 5.07 minutes. 100% of CoA cases were totally repaired by resection and end to end (or end to <br />
sides) anatomosis and 75% of cases were closed VSD by pericardiac patch. The mean time of intubation is 72.57 ± <br />
1.31 hours, of chest tube is 127.3 ± 19.7 hours, of staying in ICU is 6.9 ± 6.6 days. Common complications were <br />
hypertension (85%), pneumonia (45%), low cardiac output (25%), bleeding (20%), arrhythmia (20%), <br />
chylothorax (20%). <br />
Conlusions: One‐stage repair of CoA with VSD can be performed safely. However, it has rather <br />
complications, expectially, hypertension. <br />
Key words: Coarctation of aorta with VSD <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
<br />
Hẹp eo động mạch chủ (ĐMC) đứng vào <br />
hàng thứ 7‐8 và chiếm khoảng 8‐10% trong tất cả <br />
các tật tim bẩm sinh(30, 32). Hiện nay, có 2 cách <br />
phẫu thuật: (1) phẫu thuật một thì vừa sửa chữa <br />
hẹp eo ĐMC vừa đóng lỗ thông liên thất và (2) <br />
phương pháp phẫu thuật 2 thì gồm sửa chữa <br />
hẹp eo ĐMC có hoặc không kèm theo thắt động <br />
mạch phổi trước, sau đó mới đóng lỗ thông liên <br />
thất. Việc lựa chọn phương pháp nào vẫn còn là <br />
vấn đề đang tranh cãi, tùy thuộc vào kinh <br />
nghiệm của các trung tâm. Tuy nhiên, nếu <br />
không được phẫu thuật đúng lúc, suy tim sẽ xảy <br />
ra rất sớm và đưa đến bệnh cảnh phù phổi cấp <br />
trong trường hợp hẹp eo ĐMC nặng(32). <br />
<br />
Tất cả những bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn đã <br />
nêu trong phần đối tượng nghiên cứu và tiêu chí <br />
đưa vào lô nghiên cứu. <br />
<br />
Hiện nay, tại bệnh viện Nhi đồng 1 Thành <br />
phố Hồ Chí Minh, với sự phát triển và tiến bộ <br />
của phẫu thuật tim hở, đã triển khai phương <br />
pháp phẫu thuật một thì ở trẻ hẹp eo động mạch <br />
chủ kèm thông liên thất. Vì vậy cần phải có một <br />
cái nhìn đánh giá việc điều trị bằng phẫu thuật <br />
một thì cho các trẻ hẹp eo động mạch chủ kèm <br />
thông liên thất. <br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu <br />
Bệnh nhi nhập viện vào khoa Tim mạch <br />
bệnh viện Nhi đồng 1 với chẩn đoán xác định <br />
thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ (có <br />
hay không có kèm theo còn ống động mạch) <br />
dựa trên 2 lần siêu âm tim Doppler màu. <br />
Được thực hiện phẫu thuật một thì tại bệnh <br />
viện Nhi đồng 1. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm tiền phẫu <br />
Giới tính: nam 10 ca (50%), nữ 10 ca (50%) <br />
Tuổi trung bình: 7,95 ± 2,36 tháng (21 ngày – <br />
44 tháng) <br />
Cân nặng trung bình: 4,89 ± 0,39kg (3,2‐<br />
10,8kg) <br />
<br />
Đặc điểm bệnh lý <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Cao áp phổi <br />
<br />
19 trường hợp <br />
<br />
95% <br />
<br />
Thiết kế <br />
<br />
Suy tim <br />
<br />
18 trường hợp <br />
<br />
90% <br />
<br />
Mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
Viêm phổi trước PT 10 trường hợp 50% <br />
<br />
Đối tượng <br />
Bệnh nhi thông liên thất kèm hẹp eo động <br />
mạch chủ được phẫu thuật một thì tại bệnh viện <br />
Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 09‐2010 đến <br />
tháng 05‐2013. <br />
<br />
558<br />
<br />
(Trong đó, có 3 trường hợp (15%) đã được <br />
điều trị hết viêm phổi và được ngưng kháng <br />
sinh trước phẫu thuật) <br />
Không cao huyết áp 10 trường hợp 50% <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Cao huyết áp <br />
<br />
05 trường hợp 25% <br />
<br />
Không đo huyết áp 05 trường hợp 25% <br />
Bệnh lý răng hàm mặt trước PT 02 trường <br />
hợp (10%). <br />
Không có trường hợp nào có bệnh lý tai mũi <br />
họng trước phẫu thuật và dị tật khác ngoài tim. <br />
<br />
Suy dinh dưỡng <br />
Bảng 1: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của 20 trẻ hẹp eo động <br />
mạch chủ kèm thông liên <br />
Biến chứng<br />
Theo phân loại của Gomez<br />
Có suy dinh dưỡng<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nặng<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
(%)<br />
<br />
17<br />
2<br />
9<br />
6<br />
<br />
85<br />
10<br />
45<br />
30<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng <br />
<br />
Điện tâm đồ <br />
Bảng 2: Đặc điểm điện tâm đồ <br />
<br />
Đường kính lỗ TLT <br />
<br />
Số ca<br />
19<br />
2<br />
4<br />
13<br />
<br />
%)<br />
95<br />
10<br />
20<br />
65<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
5<br />
<br />
75<br />
50<br />
25<br />
25<br />
<br />
8<br />
2<br />
<br />
40<br />
10<br />
<br />
6,94 ± 0,51mm <br />
<br />
Chênh áp qua lỗ TLT 9,81 ± 7,35mmHg <br />
Chênh áp qua eo ĐMC 43,5 ± 3,9mmHg. <br />
5,37mmHg <br />
Áp lực ĐMP trong kỳ tâm trương 52,50 ± <br />
3,44mmHg <br />
Phân suất co rút (SF) 41,4 ± 1,28% <br />
<br />
Số ca<br />
3<br />
11<br />
14<br />
9<br />
2<br />
1<br />
<br />
Thiểu sản cung ĐMC 14 trường hợp (70%) <br />
<br />
(%)<br />
15<br />
55<br />
70<br />
45<br />
10<br />
5<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật <br />
Bảng 4: Đặc điểm phẫu thuật <br />
<br />
Đặc điểm siêu âm tiền phẫu <br />
Bảng 3: Đặc điểm siêu âm tiền phẫu <br />
Đặc điểm<br />
Vị trí thông liên thất<br />
TLT buồng thoát<br />
TLT doubly- commited<br />
TLT phần tiếp nhận<br />
TLT phần màng<br />
TLT phần cơ bè<br />
TLT phần màng lan cơ bè<br />
TLT 2 lỗ (phần tiếp nhận và cơ bè)<br />
Vị trí hẹp eo ĐMC<br />
Trước OĐM<br />
Cận OĐM<br />
Sau OĐM<br />
Không xác định<br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Cao áp phổi<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nặng<br />
Kích thước buồng tim<br />
Lớn thất trái<br />
Lớn nhĩ trái<br />
Lớn thất phải<br />
Lớn nhĩ phải<br />
Các tật khác kèm theo<br />
Còn ống động mạch<br />
Tồn tại lỗ bầu dục<br />
<br />
Áp lực ĐMP trong kỳ tâm thu 71,87 ± <br />
<br />
X quang ngực <br />
100% các trường hợp có bóng tim to và tăng <br />
tuần hoàn phổi. <br />
<br />
Đặc điểm<br />
Điện tâm đồ bình thường<br />
Nhịp nhanh xoang<br />
Lớn thất trái<br />
Lớn thất phải<br />
Lớn nhĩ trái<br />
Lớn nhĩ phải<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
%)<br />
<br />
6<br />
5<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
30<br />
25<br />
15<br />
10<br />
10<br />
5<br />
5<br />
<br />
9<br />
3<br />
2<br />
6<br />
<br />
45<br />
15<br />
10<br />
30<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Sửa chữa hẹp eo<br />
Cắt nối tận tận (hoặc tận bên)<br />
Tạo hình ĐMC<br />
Vá thông liên thất<br />
Vá bằng màng ngoài tim<br />
Vá bằng miếng patch Dacron<br />
Khâu trực tiếp<br />
Cột cắt PDA<br />
Các đặc điểm khác<br />
Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể<br />
Thời gian kẹp động mạch chủ<br />
Thời gian gây mê<br />
Tai biến trong phẫu thuật<br />
Rung thất<br />
Tràn dịch dưỡng chấp<br />
Hở xương ức<br />
Tử vong trong khi phẫu thuật<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
(%)<br />
<br />
20<br />
4<br />
<br />
100<br />
20<br />
<br />
15<br />
4<br />
1<br />
12<br />
<br />
75<br />
20<br />
5<br />
60<br />
<br />
165,8 ± 7,64 phút<br />
(97-256)<br />
83,65 ± 5,07 phút<br />
(27 -127)<br />
382 ± 1,51 phút<br />
(300-600 phút)<br />
3 ca (15%)<br />
3 ca (15%)<br />
1 ca (5%)<br />
4 ca (20%)<br />
Không có<br />
<br />
559<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 5: Đặc điểm cấu trúc giải phẫu tim trong lúc <br />
phẫu thuật so với kết quả siêu tim <br />
Siêu âm trước<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Nhận định<br />
của phẫu<br />
thuật viên<br />
<br />
Vị trí thông liên thất<br />
TLT phần màng<br />
4 ca (20%)<br />
6 ca (30%)<br />
TLT phần tiếp nhận<br />
3 ca (15%)<br />
1 ca (0%)<br />
TLT buồng thoát<br />
6 ca (30%)<br />
9 ca (45%)<br />
TLT cơ bè<br />
2 ca (10%)<br />
2 ca (10%)<br />
TLT doubly-commited<br />
3 ca (15%)<br />
1 ca (5%)<br />
TLT phần màng lan cơ bè<br />
1ca (5%)<br />
1 ca (5%)<br />
TLT 2 lỗ<br />
1 ca (5%)<br />
1 (5%)<br />
(phần tiếp nhận và cơ bè)<br />
Đường kính trung bình TLT 6,94 ± 0,51mm 8,5 ± 0,61mm<br />
Vị trí hẹp eo ĐMC<br />
Trước OĐM<br />
9 ca ( 45%)<br />
11 ca (55%)<br />
Cận OĐM<br />
3 ca (15%)<br />
1 ca (5%)<br />
Sau OĐM<br />
2 ca (10%)<br />
1 ca (5%)<br />
Không xác định<br />
6 ca (30% )<br />
7 ca (35%)<br />
Khác<br />
Tồn tại ống động mạch<br />
8 ca (40%)<br />
12 ca (60%)<br />
Tồn tại lỗ bầu dục<br />
2 ca (10%)<br />
3 ca (15%)<br />
Van ĐMC 2 mảnh<br />
0 ca (0%)<br />
1 ca (5%)<br />
<br />
Đặc điểm hậu phẫu <br />
Thời gian trung bình<br />
Kết quả<br />
Thời gian hở xương ức<br />
46,5 ± 17,68 giờ (21–96)<br />
Thời gian lưu nội khí quản<br />
72,57 ± 1,31 giờ (6–192)<br />
Thời gian lưu ống dẫn lưu<br />
127,3 ± 19,79 giờ (36–336)<br />
ngực<br />
Thời gian nằm hồi sức ngoại<br />
8,7 ± 0,93 ngày (3–16)<br />
Thời gian hậu phẫu<br />
15,2 ± 1,42 ngày (6–31)<br />
Tổng thời gian nằm viện<br />
32,1 ± 3,36 ngày (11–59)<br />
<br />
Bảng 7: Các biến chứng hậu phẫu <br />
Biến chứng quan trọng<br />
Cao huyết áp<br />
Giảm cung lượng tim<br />
Chảy máu sau mổ<br />
Rối loạn nhịp tim<br />
Biến chứng khác<br />
Sốt sau mổ<br />
Viêm phổi<br />
Tràn dịch dưỡng chấp<br />
Tràn khí màng phổi<br />
Nhiễm khuẩn vết mổ<br />
<br />
560<br />
<br />
Thông liên thất tồn lưu <br />
<br />
3 ca (15%) <br />
<br />
Đường kính trung bình <br />
<br />
1mm <br />
<br />
Hẹp eo ĐMC tồn lưu 2 ca (10%) <br />
Chênh áp qua eo trung bình 28 ± 8 mmHg <br />
Áp lực ĐMP trong kỳ tâm thu trung bình <br />
37,15 ± 3,23 mmHg <br />
Phân suất co rút trung bình 35,65±1,82% <br />
Tỷ lệ tử vong <br />
<br />
<br />
<br />
0 ca (0%) <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm tiền phẫu <br />
Tuổi lúc phẫu thuật <br />
Tuổi trung bình lúc phẫu thuật là 7,95 tháng, <br />
tuổi nhỏ nhất được phẫu thuật là 21 ngày tuổi, <br />
tuổi lớn nhất được phẫu thuật là 44 tháng,nhóm <br />
tuổi được tập trung mổ nhiều nhất là 1‐ 12 tháng <br />
(80%). Trên thế giới, độ tuổi được phẫu thuật <br />
sửa chữa hẹp eo ĐMC kèm thông liên thất rất <br />
khác nhau, còn tùy thuộc vào mức độ suy tim và <br />
<br />
Bảng 6: Đặc điểm thời gian hậu phẫu <br />
<br />
Các loại biến chứng<br />
<br />
Kết quả sau phẫu thuật <br />
<br />
Số ca Thời điểm từ lúc ra hồi<br />
(%)<br />
sức (giờ)<br />
17(85)<br />
5(25)<br />
4(20)<br />
2(10)<br />
<br />
Ngay sau phẫu thuật<br />
10,5±4,79<br />
1±0,57<br />
Từ trong phòng mổ<br />
<br />
9(45)<br />
9(45)<br />
4(20)<br />
2(10)<br />
1(5)<br />
<br />
41,77±1,94<br />
67±2,35<br />
63±2,99<br />
86±5,4<br />
90<br />
<br />
cao áp phổi của bệnh nhân cũng như trình độ và <br />
khả năng phẫu thuật tại nơi đó(5, 11, 39) <br />
<br />
Giới tính <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 20 trẻ, <br />
nam chiếm 50%.Kết quả này có sự khác biệt so <br />
với các nghiên cứu khác ở trong nước và ngoài <br />
nước, đa số là nam(6, 15, 29). Kết quả của chúng tôi <br />
có sự khác biệt như trên có thể là do mẫu của <br />
chúng tôi nhỏ và nghiên cứu của chúng tôi chỉ <br />
xét những trường hợp hẹp eo ĐMC kèm thông <br />
liên thất và không có các tổn thương phức tạp <br />
khác trong tim. <br />
Cân nặng <br />
Trung bình của các trẻ được phẫu thuật là <br />
4,89kg. Cân nặng là một yếu tố quan trọng trong <br />
quyết định điều trị phẫu thuật, phụ thuộc vào <br />
trình độ, kỹ thuật, phương tiện của trung tâm <br />
tiến hành mổ tim, và sự hợp tác của tất cả các <br />
chuyên khoa như tuần hoàn ngoài cơ thể, gây <br />
mê, phẫu thuật và hồi sức (35) <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Đặc điểm bệnh lý <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm trẻ <br />
khám lâm sàng có tình trạng cao huyết áp là 5 <br />
trường hợp (25%), thấp hơn so với nghiên cứu <br />
của Đỗ Thị Cẩm Giang và Ing(8, 15). Lý do có sự <br />
khác biệt trên vì trong mẫu nghiên cứu của <br />
chúng tôi chỉ mô tả các trường hợp hẹp eo ĐMC <br />
kèm thông liên thất mà không bao gồm các <br />
trường hợp hẹp eo ĐMC đơn thuần. Điều này <br />
cho thấy cao huyết áp không phải là dấu hiệu <br />
luôn tìm thấy trong tật hẹp eo ĐMC kèm TLT vì <br />
huyết áp động mạch còn phụ thuộc vào mức độ <br />
suy tim và tuần hoàn bàng hệ của bệnh nhân. <br />
Trong hẹp eo ĐMC kèm TLT tỉ lệ bị suy tim cao, <br />
ngoài ra trong thì tâm thu có một lượng máu đi <br />
từ thất trái sang thất phải nên cung lượng tim <br />
cũng giảm phần nào và ảnh hưởng đến triệu <br />
chứng cao huyết áp. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ khám lâm <br />
sàng có tình trạng suy tim là 90%, chỉ có 2 ca <br />
(10%) là chưa có tình trạng suy tim. Cho đến <br />
hiện nay trong tất cả các y văn cũng như nghiên <br />
cứu đều đề cập đến hẹp eo ĐMC đặc biệt là khi <br />
có kèm theo TLT là một trong những nguyên <br />
nhân gây suy tim sớm cho trẻ em(19,16,17), điều này <br />
là phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. <br />
Các đặc điểm trên siêu âm tim <br />
Siêu âm tim cho thấy phần lớn là hẹp eo <br />
động mạch chủ trước ống động mạch và 70% <br />
trường hợp có thiểu sản cung động mạch chủ đi <br />
kèm, thông liên thất chủ yếu là buồng thoát <br />
(30%) với đường kính trung bình là 6,94 ± <br />
0,51mm, khác với y văn cũng như một số nghiên <br />
cứu trên thế giới, hẹp eo động mạch chủ đa số là <br />
cận ống động mạch, và thông liên thất đa số ở <br />
phần màng(8,39,31,33), có thể là do cở mẫu của <br />
chúng tôi còn ít nên chưa thể có con số chính <br />
xác. Đa số các trường hợp có cao áp phổi nặng <br />
(65%). <br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật <br />
Tất cả các trường hợp đều được phẫu thuật <br />
sửa chữa hẹp eo trước rồi đến vá lỗ thông liên <br />
thất sau. <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp vá lỗ TLT đa số vá bằng màng <br />
ngoài tim (75%) hoặc miếng patch Dacron (20%), <br />
chỉ có 1 trường hợp (5%) là được khâu trực tiếp <br />
bằng 2 mũi Prolen là do thông liên thất phần <br />
màng, lỗ nhỏ 2mm. <br />
Tất cả các trường hợp sửa chữa hẹp eo đều <br />
áp dụng phương pháp cắt nối tận‐tận hoặc tận‐<br />
bên. Toàn bộ quai động mạch chủ, các động <br />
mạch thân tay đầu, động mạch cảnh gốc và <br />
động mạch dưới đòn được giải phóng rộng rãi. <br />
Động mạch chủ xuống cũng được tiến hành bóc <br />
tách rộng rãi tới mức tối đa nhằm đưa hai đầu <br />
miệng nối lại gần nhau, tránh tình trạng căng <br />
miệng nối sau phẫu thuật.Toàn bộ nội mạc của <br />
ống động mạch trên thành động mạch chủ được <br />
loại bỏ. Miệng nối được tiến hành giữa mặt dưới <br />
của quai động mạch chủ với động mạch chủ <br />
xuống, trong những trường hợp cần thiết có thể <br />
mở rộng miệng nối theo kiểu tận‐bên. Áp dụng <br />
kỹ thuật tạo hình eo động mạch chủ cắt nối tận ‐ <br />
tận mở rộng cho phép giải quyết được hầu hết <br />
các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tái <br />
hẹp sau phẫu thuật: loại bỏ toàn bộ nội mạc ống <br />
động mạch, giải quyết được vấn đề thiểu sản <br />
quai động mạch chủ và sử dụng vật liệu tự thân <br />
cho vị trí miệng nối có khả năng phát triển cùng <br />
bệnh nhân(40). <br />
Trong quá trình phẫu thuật, phát hiện có 1 <br />
trường hợp van động mạch chủ 2 mảnh thấp <br />
hơn một số nghiên cứu khác trên thế giới (10, 15, 28) <br />
Sự khác biệt giữa siêu âm tim trước phẫu <br />
thuật và kết quả nhận định của phẫu thuật viên <br />
chủ yếu là vị trí TLT và hẹp eo ĐMC. Tuy nhiên, <br />
khác biệt này không đáng kể và không nghiêm <br />
trọng cũng không ảnh hưởng đến chỉ định và <br />
phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Siêu <br />
âm tim bỏ sót 4 trường hợp có OĐM và 1 trường <br />
hợp van ĐMC 2 mảnh. Những thiếu sót này cần <br />
được bác sĩ tim mạch lưu ý khi làm siêu âm tim. <br />
Thời gian kẹp động mạch chủ và tuần hoàn <br />
ngoài cơ thể là hai yếu tố quan trọng của phẫu <br />
thuật tim. Đối với phương pháp phẫu thuật <br />
một thì trong tật hẹp eo ĐMC kèm TLT, trong <br />
quá trình chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, bệnh <br />
<br />
561<br />
<br />