TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC VÀ NHỊP ĐIỆU<br />
CỦA HÒ SÔNG MÃ<br />
Cao Xuân Hải1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
ài viết tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp đi u của Hò sông Mã. Theo<br />
tác giả, Hò sông Mã là một thể loại hò độc đáo của người dân Thanh Hoá, với nhiều làn<br />
đi u, có hình thức phong phú, nhịp đi u linh hoạt. Hình thức (theo nhiều kết hợp các câu<br />
thơ) và nhịp đi u (đa số là nhịp chẵn) của Hò sông Mã vừa là đặc trưng của thể loại vừa<br />
phản ánh được đặc trưng dòng chảy của con sông và tính chất lao động sông nước của cư<br />
dân v ng hạ lưu sông Mã.<br />
<br />
Từ khóa: Cấu trúc, nhịp, Hò sông Mã.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hò sông Mã là điệu hò độc đáo của người dân Thanh Hoá, bắt nguồn từ lao động<br />
trên sông nước. Hò sông Mã có đặc trưng riêng, hoàn chỉnh từ lời ca đến các làn điệu, gắn<br />
với sự diễn xướng của những người lao động trên những chuyến đò ngược xuôi dòng sông<br />
Mã. Lời ca của các làn điệu Hò sông Mã phản ánh đầy đủ cuộc hành trình của những<br />
người tham gia lưu thông trên dòng sông Mã từ khi con đò khởi hành cho đến khi kết thúc<br />
cuộc hành trình. Thể thức, trình tự Hò sông Mã được chia làm 5 làn điệu chính: hò rời bến,<br />
hò đò ngược, hò đò xuôi, hò m c cạn và hò cập bến. Thể thức, trình tự này phản ánh chu<br />
trình và đặc điểm lao động của những người làm công việc chèo đò trên dòng sông Mã.<br />
Lời ca trong các làn điệu Hò sông Mã ở các chặng có sự pha trộn nhau nhưng cấu trúc nhịp<br />
điệu thì hoàn toàn khác. Bài viết này tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu<br />
của Hò sông Mã.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Đặc điểm về cấu trúc hình thức của Hò sông Mã<br />
Như đã nói ở trên, Hò sông Mã bao gồm 5 làn điệu chính, mỗi làn điệu khi được<br />
hò lên bao gồm cả phần xướng, phần xô và phần lời ca. Phần xướng và phần xô chính là<br />
phần nhạc hoá hiệu lệnh chèo đò, nó có các dạng như: dô ta, dô tà, í ta dô ta hay dô<br />
khoan dô huầy, í dô khoan dô hu ầy;... Phần lời ca vừa chính là nhạc hoá động tác chèo<br />
đò được người chèo đò hát theo lịch trình c ủa chuyến đi. Lời ca của Hò sông Mã chủ yếu<br />
thơ, đa dạng về mặt hình thức cấu trúc, bao gồm thơ 4 chữ, thơ 7 chữ, song thất lục bát<br />
và thể thơ lục bát. Tuy nhiên, các làn điệu hò sông Mã ch ủ yếu là những bài thơ, đoạn<br />
thơ lục bát.<br />
1<br />
<br />
Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức<br />
<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018<br />
<br />
Khảo sát 239 lời của các bài hò trong các làn điệu Hò sông Mã được in trong Dân<br />
ca Thanh Hóa [8], chúng tôi nhận thấy về hình thức thể loại, Hò sông Mã có các dạng<br />
cấu trúc như sau:<br />
Hò sông Mã có cấu trúc xen kẽ hai câu thơ 4 chữ + một câu thơ 8 chữ:<br />
(1) Trống đánh đò đưa<br />
Trống dục đò đưa<br />
Đôi nàng đã có chồng chưa đôi nàng?<br />
Trống đánh đò Giàng,<br />
Trống dục đò Giàng,<br />
Có đi anh đợi, có sang anh chờ? [8; tr.84]<br />
Hò sông Mã có cấu trúc 1 cặp thơ lục bát + n câu thơ 4 chữ + 1 câu thơ 8 chữ:<br />
(2) Đầu làng có một cây trôi<br />
Mượn thợ đánh xuống, đóng đôi chiếc đò.<br />
Này đôi chiếc đò,<br />
Rước o nhân ngãi,<br />
Đứng lại mà xem,<br />
Đôi đò, đôi chữ,<br />
Ớ o lịch sự,<br />
Anh không lấy tiền,<br />
Rồi sau nhân ngãi kết duyên Tấn Tần. [8; tr.85]<br />
Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ lục bát biến thể:<br />
Hò sông Mã là những bài thơ lục bát biến thể ở câu 8 (8 →10)<br />
(3) Thuyền tôi ván Táu, sạp lim<br />
Đôi mạn sang lẻ lại có con chim phượng hoàng.<br />
Tiện đây mời cả bạn hàng,<br />
Rửa chân cho sạch vào khoang ta ngồi. [8; tr.82]<br />
Hò sông Mã là những bài thơ lục bát biến thể ở câu 6 (7 → 7 hoặc 8)<br />
(4) Em thương ai nấp bụi nấp bờ,<br />
Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi.<br />
Thuyền anh đậu bến lâu rồi,<br />
Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? [8; tr.83].<br />
(5) Cô kia ăn nói ỡm ờ,<br />
Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao?<br />
Miệng nói nhưng tay anh bẻ lái vào,<br />
Rửa chân cho sạch bước vào trong khoang! [8; tr.84].<br />
Hò sông Mã có cấu trúc: n câu thơ 4 chữ + 1 cặp thơ lục bát:<br />
(6) Sông sâu nước chảy<br />
Nước chảy sông sâu.<br />
Thuyền anh thuyền câu,<br />
Ngược sông ngược suối,<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018<br />
<br />
Ngược rừng, ngược núi,<br />
Sông nước gặp mình.<br />
Chẳng thà ngoảnh mặt làm thinh,<br />
Cười như huê nở, sao tình như vôi? [8; tr.95]<br />
Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ 7 chữ có n câu:<br />
(7) Ê dô khoan, dô khoan, dô huầy<br />
Ếch lột da, băm xương nấu xáo<br />
Em lộn chồng như áo vá vai<br />
Áo vá vai còn có người chuộng,<br />
Em lộn chồng như ruộng bỏ khô.<br />
Ruộng bỏ khô còn có người cuốc,<br />
Em lộn chồng như guốc đứt quai.<br />
Guốc đứt quai còn có người xách,<br />
Em lộn chồng đừng trách chi ai!<br />
Dô khoan, dô khoan, dô huầy. [8; tr.140].<br />
Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ có: 2 câu thơ 4 chữ + n câu lục bát biến thể:<br />
(8) Thiếp sắm cho chàng ,<br />
Tiểu đại hoa chanh,<br />
Đôi đầu chữ thọ, chung quanh hoa hồi,<br />
Anh chàng đã về kiếp ấy thời thôi,<br />
Mời anh chàng ngồi dậy ăn xôi, nghe kèn.<br />
Anh chàng đã về kiếp ấy xin đừng ghen,<br />
Để em lấy chồng khác cầm quyền thay anh!<br />
Giàu thời thịt cá cơm canh,<br />
Khó, em lưng rau đĩa muối cùng anh thiên thường. [8; tr.140].<br />
Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ lục bát chữ có n câu (đây là kiểu cấu trúc<br />
chiếm đại đa số các bài hò trong thể loại Hò sông Mã):<br />
(9) Một bên chữ nghĩa văn chương,<br />
Một bên chèo đẩy, em thương bên nào?<br />
Chữ nghĩa em để bờ rào,<br />
Quần nâu áo vá, chân sào em thương. [8; tr.63].<br />
Nhìn chung, hình thức cấu trúc của các điệu hò trong Hò sông Mã vừa bị chi phối<br />
bởi hình thức đặc trưng của các thể thơ truyền thống, vừa bị chi phối bởi nhịp chảy của<br />
dòng nước sông Mã, đồng thời vừa bị chi phối bởi tâm trạng của những người chèo đò.<br />
2.2. Đặc điểm cấu trúc nhịp của Hò sông Mã<br />
Như đã nói ở trên, cấu trúc nhịp của các làn điệu hò trong Hò sông Mã chủ yếu là<br />
nhịp chẵn. Cách ngắt nhịp của các câu hò trong diễn xướng cũng rất linh hoạt. Sự linh hoạt<br />
của việc ngắt nhịp trong Hò sông Mã nhằm tạo ra không khí thoải mái giữa chủ đò và hành<br />
khách đi đò.<br />
<br />
43<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018<br />
<br />
(10) Kể từ/ bến Tử/ ra đi<br />
Sắm sanh thuyền lạt,/ thiếu gì những đâu?<br />
Kể từ /trên bế/ ra khơi,<br />
Anh tài/ đạp lái,/ bốn anh em tôi/ cầm chèo.<br />
Thuyền tôi/ ván táu/, sạp lim,<br />
Đôi mạn sang lẻ/ lại có/ con chim phượng hoàng<br />
Hỡi cô/ yếm thắm/ răng đen!<br />
Muốn lên/ mạn ngược,/ ngồi thuyền/ cùng anh<br />
Tiện đây/ mời cả/ bạn hàng,<br />
Rửa chân/ cho sạch/ vào khoang/ ta ngồi. [8; tr.82-83]<br />
Một số bài hò có cấu trúc nhịp lẻ, tuy nhiên số lượng không nhiều.<br />
Tuy nhiên, khi được xướng lên trong các làn điệu hò theo các chặng đường sông<br />
nước, nhịp của các làn điệu hò sông Mã được thay đổi rất linh hoạt theo tính chất của dòng<br />
chảy và động tác chèo đò của những người chèo đò và tài ứng biến của người lĩnh xướng.<br />
2.2.1. Nhịp trong Hò rời bến<br />
Dòng sông Mã, nước chảy xiết, khi rời bến để đi lên mạn ngược đòi hỏi phải có một<br />
lực lớn để di chuyển con thuyền vượt dòng chảy. Nhịp của làn điệu hò lúc này là mỗi nhịp<br />
gồm 2 tiếng hoặc 4 tiếng, tương ứng với mỗi nhịp của một động tác chèo thuyền. “Nhịp<br />
này tạo ra sự khỏe khoắn, thoải mái, nhộn nhịp và phù hợp với không khí vui vẻ lúc con đò<br />
ra đi” [8, tr.80]. Đồng thời nó cũng là hiệu lệnh để người chèo đò thực hiện động tác chèo<br />
đò cho đều nhằm di chuyển con đò vượt dòng nước. Ban đầu, “người bắt cái xướng , các trai hò lặp lại , người bắt cái xướng thêm , các trai đò xô theo<br />
, và tiếp theo là người bắt cái xướng câu hò lên” [8, tr.80]. Những câu hò khi hò lên<br />
bị cắt làm nhiều đoạn, “cứ hai tiếng xướng thì có một phần xô vào. Có khi người bắt cái<br />
ngừng xướng câu hò, chỉ xướng để nghỉ hơi trai dò vẫn xô theo để<br />
chờ đợi” [8, tr.80] . Một câu lục bát được ngắt thành 7 nhịp (2 từ một) và đệm theo (tùy<br />
thích ) “í ta dô ta”; lời xô là hai tiếng “dô ta” ” . Một câu thơ lục bát (kể cả lục bát biến thể)<br />
khi được hò lên theo làn điệu hò rời bến được ngắt nhịp và đệm thêm thành 24 lượt xướng<br />
và xô. Phần xướng là “phần mở”, rất linh hoạt do đó có thể bớt đi. Chẳng hạn<br />
thơ lục bát sau:<br />
(11) Hỡi cô yếm thắm răng đen!<br />
Muốn lên mạn ngược, ngồi thuyền cùng anh [8; tr.82]<br />
Được hò là:<br />
Xướng : Dô tà<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Í ta dô ta<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Hỡi cô<br />
Xô: Dô tà<br />
<br />
44<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018<br />
<br />
Xướng: Yếm thắm<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Răng đen<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Í ta dô tà<br />
Xô: Dô ta<br />
Xướng: Muốn lên<br />
Xô: Dô ta<br />
Xướng: Mạn ngược<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Í ta dô ta<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Ngồi thuyền<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Cùng anh<br />
Xô: Dô tà<br />
Xướng: Í ta dô ta<br />
Xô: Dô tà<br />
<br />
2.2.2. Nhịp trong Hò đò ngược<br />
Hò đò ngược là làn điệu hò được cất lên khi con đò đi ngược dòng nước hoặc ngược<br />
gió không thể căng buồm. Lúc này, công việc chèo đò không được thoải mái như lúc thuận<br />
buồm xuôi gió. Nhịp điệu của hò đò ngược vẫn được người nói ngắt nhịp theo đặc trưng<br />
của thể loại thơ. Tuy nhiên, sự đan xen giữa người xướng và người xô “không bị ngắt ra<br />
thành từng đoạn hai hoặc bốn tiếng như ở các làn điệu khác. Người bắt cái hò trọn cả câu<br />
thơ lục bát, sau đó hoặc là tốp trước mũi, hoặc tốp sau mũi (theo thứ tự trước sau) nhắc lại<br />
cả câu; khi dứt câu thì tốp đó hò tiếp: (có nghĩa là thêm sức vào việc<br />
chống thuyền); tốp khác sẽ hưởng ứng ngay bằng câu: . Sau đó, người bắt cái<br />
lại tiếp sang câu khác...” [8; tr.86]. Người bắt cái có thể thêm các từ đệm: ơ, à, ế, dô, ố... để<br />
tạo ra những nhịp điệu linh hoạt cho câu hò. Chẳng hạn, câu thơ:<br />
(12) Thuyền ngược anh bổ sào xuôi<br />
Em đừng lo lắng cho người kém xinh [8; tr.86]<br />
Được hò là:<br />
Tất cả cùng xô: Ê ê ế/ ... dô ô ố ô....<br />
Lời xướng: Thuyền anh/ ngược bỏ/ ... ơ/ ... sào/ ... ơ/ ... xuôi/<br />
Em đừng lo lắng/ ... ơ/... cho người/ ... ơ/ ... kém xinh này/!<br />
Lời xô (Tốp trước lặp lại): Thuyền anh/ ngược bỏ/ ... ơ/ ... sào/ ... ơ/ ... xuôi/<br />
Em đừng lo lắng/ ... ơ/... cho người/ ... ơ/ ... kém xinh này/!<br />
Lời xô (Tốp sau): Ê/.... ế/... có dây/<br />
Tất cả xô: Ê ê ế/ ...dô ô ố ô/<br />
<br />
45<br />
<br />