Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP THIẾU NIÊN<br />
Ở BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP. HỒ CHÍ MINH.<br />
Lương Nguyên Ân∗, Nguyễn Thị Thanh Lan∗∗<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học,lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh viêm cột sống dính<br />
khớp thiếu niên tại bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp với tiền cứu, mô tả hàng loạt ca<br />
Kết quả: trong 30 trường hợp được chẩn đoán xác định VCSDKTN tại bệnh viện nhi đồng 2 từ<br />
01/2000 – 06/2007 theo tiêu chuẩn Amor, kết quả cho thấy: tỉ lệ nam/nữ 3,28/1, tuổi khởi bệnh 10,1 ± 5 tuổi,<br />
tuổi được chẩn đoán 11,7 ± 4,9 tuổi, thời gian mắc bệnh trung bình 12 tháng, biểu hiện sớm ở các khớp<br />
ngoại biên chiếm 83,3% đặc biệt là các khớp lớn chi dưới, viêm gân bám gặp trong tất cả các trường hợp, tổn<br />
thương khớp cùng chậu ở tất cả các trường hợp trên X quang, trong đó giai đoạn 2 chiếm 64,3%, tổn<br />
thương cột sống 26,7%. Điều trị NSAIDs đơn thuần 13,3%, đa số phối hợp với Sulfasalazin, Corticoides sử<br />
dụng trong 36,7%, Methotrexate 16,7%.<br />
Kết luận: VCSDKTN gặp nhiều ở trẻ trai với thời gian mắc bệnh trung bình ngắn. Biểu hiện sớm ở các<br />
khớp ngoại biên chiếm đa số, đặc biệt là các khớp lớn ở chi dưới, viêm gâm bám gặp trong tất cả các trường<br />
hợp, tổn thương khớp cùng chậu đa số ở giai đoạn 2, các tổn thương cột sống chiếm khoảng 1/4 trường hợp<br />
và thường xuất hiện muộn. Đáp ứng điều trị với NSAIDs và Sulfasalazin.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CHARACTERISTICS OF JUVENILE ANKYLOSING SPONDYLITIS AT THE CHILDREN’S<br />
HOSPITAL No 2, HCM CITY<br />
Luong Nguyen An, Nguyen Thi Thanh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 61 - 64<br />
Objective: to determine the epidemiological, clinical, laboratory and therapeutic characteristis of JAS at<br />
the children’s hospital No 2, HCM city from 1/2000 to 6/2007.<br />
Method: restrospective and prospective, descriptive study.<br />
Results: there were 30 cases diagnosed as JAS by Amor’s criteria at the children’s hospital No 2 from<br />
1/2000 to 6/2007, our data showed that: male to female ratio 3.28/1, age at onset 10.1 ± 5 years old, age at<br />
diagnosed 11.7 ± 4.9 years old, median duration of disease at presentation 12 months, 83.3% of the cases<br />
first manifested by peripheral arthritis, especially in large joints of lower limbs, most of the patients suffer<br />
from enthesitis. All cases had sacroiliac involvement up in X- rays, 64.3% of them are in grade II and 26.7%<br />
with spinal involvement, 13.3% of the cases were treated merely with NSAIDs, most were combined with<br />
sulfasalazine. Corticoides and methotrexate were designated in 36.7% and 16.7%, respectively.<br />
Conclusion: JAS has been found mainly in males, median duration of disease is short, the onset of JAS<br />
with peripheral arthritis is in most cases, especially in large joints of lower limbs, enthesitis occurs in all<br />
cases, sacroiliac involvement is often in grade II, spinal involvement is about 1/4 cases and late in onset.<br />
Good response to NSAIDs alone or combine with sulfasalazine.<br />
* Beänh vieän ña khoa Haøm Thuaän Baéc Bình Thuaän<br />
** Boä moân Nhi ÑHYD TP. HCM<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
VCSDKTN là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý<br />
khớp cột sống huyết thanh âm tính, thường gặp<br />
ở bé trai, có tính chất gia đình và liên quan chặt<br />
chẽ đến hệ kháng nguyên HLA B27. Biểu hiện<br />
đặc trưng bởi viêm mạn tính các khớp thân trục,<br />
khớp ngoại biên và viêm gân bám, các biểu hiện<br />
ở cột sống thường xuất hiện ở giai đoạn trễ.<br />
Chẩn đoán ban đầu thường nhầm lẫn với viêm<br />
khớp mạn thiếu niên do đó dễ bỏ sót hoặc điều<br />
trị không đúng dẫn đến tàn phế(6,7,9,10)<br />
<br />
Qua khảo sát 30 trường hợp được chẩn đoán<br />
xác định viêm cột sống dính khớp thiếu niên<br />
theo tiêu chuẩn Amor tại bệnh viện nhi đồng 2<br />
TP. HCM từ 1/2000-6/2007, kết quả như sau:<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,<br />
cận lâm sàng và điều trị của bệnh viêm cột sống<br />
dính khớp thiếu niên tại BV Nhi Đồng 2 TP.HCM.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Bệnh nhi ≤ 16 tuổi được điều trị tại khoa<br />
tim mạch và phòng quản lý khớp mạn của<br />
bệnh viện nhi đồng 2 TP.HCM trong thời gian<br />
từ 1/2000 – 6/2007.<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Tiêu chí đưa vào<br />
Theo tiêu chuẩn Amor với chẩn đoán<br />
VCSDKTN xác định khi có tổng số điểm ≥ 6 (độ<br />
nhạy 91,3% độ chuyên biệt 97,6%).<br />
Tiêu chí loại ra<br />
Loại trừ các bệnh trong nhóm bệnh lý khớp<br />
cột sống, có chẩn đoán khác với viêm cột sống<br />
dính khớp thiếu niên; viêm khớp nhiễm trùng;<br />
chấn thương; bệnh ác tính; bệnh lý khớp không<br />
do viêm; viêm khớp phản ứng.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu kết hợp với tiền cứu, mô tả hàng<br />
loạt ca.<br />
<br />
Cở mẫu<br />
Lấy trọn mẫu.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Xử lý thống kê với phần mềm Stata 8.0.<br />
<br />
Nhi<br />
Khoa<br />
2<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học<br />
Nam /nữ: 3.28/1, phù hợp với y văn (4 -10/1)<br />
và tác giả khác (1)<br />
Tuổi trung<br />
bình<br />
Bắt đầu có biểu<br />
hiên bệnh<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Burgos<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
12,9 ± 2,6<br />
tuổi<br />
<br />
10,1 ± 3 tuổi 10,1 ± 5 tuổi<br />
11,68 ± 0,93<br />
Tuổi được chẩn 16,07 ± 2,99<br />
11,7 ± 4,9<br />
đoán<br />
<br />
Thời gian mắc bệnh của các trẻ VCSDKTN<br />
trong nghiên cứu ≥ 12 tháng chiếm đa số, nhưng<br />
ngắn hơn so với các tác giả(2,3,5). Điều này có thể<br />
do chúng tôi quan tâm đến các biểu hiện sớm từ<br />
lúc khởi bệnh đến lúc được chẩn đoán xác định.<br />
Lý do vào viện thường gặp nhất là đau khớp<br />
gối (33,3%), khớp háng (20%) và thường một bên.<br />
Tiền căn bản thân được chẩn đoán trước đó<br />
là viêm khớp mạn thiếu niên (VKMTN) 20%, gia<br />
đình có bệnh khớp cột sống 20%. Điều này nói<br />
lên trong giai đoạn khởi phát bệnh VCSDKTN<br />
thường dễ chẩn đoán nhầm lẫn với VKMTN và<br />
bệnh có tính chất gia đình phù hợp với các nhận<br />
định của các tác giả(1,3,10). Các biểu hiện sớm và<br />
cũng là lý do vào viện thường gặp nhất của trẻ<br />
thường là đau khớp gối (33,3%), háng (20%), cổ<br />
chân (10%). Chủ yếu tập trung ở các khớp lớn<br />
của chi dưới và thường một bên, phù hợp với<br />
nhận định của các tác giả(5,6,8).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Biểu hiện toàn thân<br />
Mệt mõi (100%), chán ăn (50%), sụt cân<br />
(13,3%), sốt nhẹ (30%). Đó là những biểu hiện<br />
thường gặp, nhưng không đặc hiệu của tiến<br />
trình viêm mạn tính của bệnh.<br />
Biểu hiện tại khớp<br />
* Tổn thương khớp ngoại biên thường gặp:<br />
- Chi trên: cổ tay 20%, đối xứng.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
- Chi dưới: khớp háng (56,7%), gối (64%), cổ<br />
chân (68%) và không đối xứng<br />
* Tổn thương khớp thân trục thường biểu<br />
hiện bằng đau và hạn chế vận động vùng thắt<br />
lưng, đau ụ ngồi từng lúc hay khởi phát khi cử<br />
động vùng chậu lần lượt là 78.2% và 76.7%,<br />
tương đối cao hơn so với các tác giả khác(1,5,9).<br />
Điều này có lẽ do chúng tôi quan tâm tầm soát<br />
các triệu chứng này trên lâm sàng.<br />
* Số lượng khớp viêm ít (1 - 2 khớp) và tính<br />
chất khớp viêm: đau khớp (100%), nhưng viêm<br />
rõ chỉ chiếm 60%, viêm gân bám (100%) và giới<br />
hạn vận động khớp (60%). Viêm ít khớp không<br />
đối xứng, đặc biệt là viêm gân bán là tính chất<br />
đặc hiệu của bệnh VCSDKTN, phù hợp với nhận<br />
định của các tác giả(10).<br />
<br />
Biểu hiện ngoài khớp<br />
Viêm màng bồ đào mạn (10%), tương đối<br />
phù hợp với các tác giả (1,8,9), cần khám mắt bằng<br />
đèn khe để tầm soát viêm màng bồ đào ở các trẻ<br />
VCSDKTN.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
VS tăng từ mức độ nhẹ đến vừa 70%, biểu<br />
hiện của tiến trình viêm mạn, hiếm khi tăng cao<br />
như các trường hợp VKMTN khác, phù hợp với<br />
nhận định của các tác giả (2, 7, 10).<br />
<br />
X Quang<br />
Khớp cùng chậu<br />
Giai đoạn và vị trí tổn thương<br />
Giai đoạn<br />
II hai bên<br />
II, III một bên<br />
III một bên<br />
III hai bên<br />
<br />
Số bệnh nhân, n = 28<br />
13<br />
05<br />
08<br />
01<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
46.4<br />
17.86<br />
28.6<br />
7.1<br />
<br />
Tổn thương khớp cùng chậu đa số ở giai<br />
đoạn II hai bên (46.4%), phù hợp với tác giả ĐVT<br />
(50%). Mặc dù theo y văn tổn thương khớp cùng<br />
chậu thường xuất hiện muộn, nhưng tỷ lệ trên<br />
cho thấy tổn thương này vẫn có thể xuất hiện<br />
sớm kín đáo ở trẻ em trước khi có các triệu<br />
chứng cơ năng. Do đó tầm soát tổn thương khớp<br />
cùng chậu trên phim X quang xương khớp quy<br />
ước ở bệnh nhân VKMTN nghi ngờ VCSDKTN<br />
là việc làm cần thiết(6,9).<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tổn thương cột sống trên X Quang<br />
8/30 trường hợp (26,7%) gồm viêm dính,<br />
hẹp khe khớp, đặc biệt có hai trường hợp tổn<br />
thương cột sống ở giai đoạn sớm (tổn thương<br />
Romanus). Các tổn thương trên thường không<br />
nặng nề như ở người lớn, phù hợp với đa số<br />
nhận định của các tác giả(1,6,10).<br />
Tổn thương khớp háng<br />
19/30 trường hợp (63,3%), đa số ở giai đoạn<br />
II (89,47%) và đối xứng. Trong khi đó biểu hiện<br />
lâm sàng ở khớp háng chỉ chiếm 56,7% và<br />
không đối xứng. Tương tự như đối với khớp<br />
cùng chậu tổn thương khớp háng có thể đã<br />
diễn tiến trước đó âm thầm, khó phát hiện khi<br />
chưa có biểu hiện lâm sàng nên cần phải tầm<br />
soát tổn thương khớp háng trên X quang vì<br />
đây là một khớp sâu, triệu chứng lâm sàng kín<br />
đáo, một khi tổn thương mà không phát hiện<br />
và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến chức<br />
năng vận động khớp của trẻ(1,6).<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
* Điểm số trung bình theo tiêu chẩn Amor<br />
của các trường hợp VCSDKTN trong nghiên cứu<br />
là 9.25 điểm. Áp dụng tiêu chuẩn Nữu ước 1984<br />
cho các đối tượng nghiên cứu đã có chẩn đoán<br />
xác định VCSDKTN theo tiêu chuẩn Amor,<br />
chúng tôi ghi nhận chỉ có 19/30 (63.3%) được<br />
chẩn đoán VCSDKTN. Điều này cho thấy tiêu<br />
chuẩn Amor tỏ ra phù hợp để chẩn đoán<br />
VCSDKTN ở trẻ em hơn tiêu chuẩn Nữu Ước.<br />
* Thể lâm sàng: ngoại biên (70%); gốc chi<br />
(13,3%); cột sống (16,7%).<br />
* Chức năng vận động khớp: đa số ở giai<br />
đoạn II (63,3%).<br />
* Hoạt tính bệnh: nhẹ và trung bình (70%).<br />
* Tiến triển: từ ngoại biên lên cột sống<br />
(86,7%), từ cột sống ra ngoại biên (13,3%).<br />
Tóm lại, tiến trình viêm mạn ở trẻ<br />
VCSDKTN trong lô nghiên cứu chưa kéo dài,<br />
tổn thương ở cột sống và các khớp thân trục<br />
không nặng nề như ở người lớn. Thể lâm sàng<br />
chủ yếu là ngoại biên với cách tiến triển từ<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
ngoại biên lên cột sống, phù hợp với nhận<br />
định của các tác giả(1,10).<br />
<br />
Đặc điểm về điều trị<br />
Các biện pháp điều trị<br />
NSAIDs đơn thuần: 13.3%; NSAIDs + SZP:<br />
43.3%; SZP + Corticoides: 26.7%; NSAIDs + MTX:<br />
6.7%; MTX + Corticoides: 10%.<br />
Các chỉ định điều trị<br />
Naproxen được chọn để điều trị giảm đau<br />
kháng viêm, đối với các trường hợp có hoạt tính<br />
bệnh trung bình. Corticoides được chỉ định khi<br />
triệu chứng lâm sàng và phản ứng viêm không<br />
khống chế được bằng NSAIDs. Điều trị cơ bản<br />
với SZP được chỉ định khi có tổn thương xương<br />
từ giai đoạn II trở lên, MTX chỉ dùng khi có rối<br />
loạn miễn dịch và tổn thương xương tiến<br />
triển(1,2,4,7,8).<br />
Đáp ứng điều trị<br />
Rất tốt (26.7%), tốt (50%), trung bình (23.3%),<br />
không đáp ứng (0%)<br />
Tóm lại, tất cả các bệnh nhi VCSDKTN trong<br />
lô nghiên cứu đều có các đáp ứng ban đầu với<br />
điều trị ở nhiều mức độ như hết đau các khớp,<br />
cải thiện rỏ rệt giới hạn vận động khớp. Tuy<br />
nhiên, để đánh giá một cách toàn diện, hệ thống<br />
và có kiểm chứng thì cần một nghiên cứu có cở<br />
mẫu lớn hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn và<br />
phải được thực hiện ở nhiều trung tâm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
VCSDKTN gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái<br />
với tỷ lệ 3.28/1. Tuổi khởi phát bệnh và thời gian<br />
mắc bệnh ngắn. Lý do vào viện thường gặp nhất<br />
là đau các khớp lớn ở chi dưới. Biểu hiện lâm<br />
sàng sớm thường tập trung chủ yếu ở các khớp<br />
ngoại biên (83.3%) với tổn thương ít khớp và<br />
không đối xứng, đặc biệt là các khớp lớn ở chi<br />
dưới như khớp háng (56.7%), gối (64%), cổ chân<br />
(68%). Triệu chứng viêm gân bám gặp trong tất<br />
cả các trường hợp. Các biểu hiện lâm sàng<br />
không đặc hiệu của cột sống và khớp thân trục<br />
thường kín đáo ở giai đoạn khởi phát. Biểu hiện<br />
ngoài khớp thường là viêm màng bồ đào (10%).<br />
<br />
Nhi<br />
Khoa<br />
4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tổn thương khớp cùng chậu đa số ở giai đoạn II<br />
(64.3%) và ở cả hai bên (46,4%) phát hiện chủ<br />
yếu dựa trên phim X quang, tổn thương cột sống<br />
26.7%. Tổn thương khớp háng (63.3%) đa số là<br />
hai bên, không tương xứng với biểu hiện lâm<br />
sàng (56.7% và một bên). Thể ngoại biên và tiến<br />
triển từ ngoại bên lên cột sống là thể lâm sàng và<br />
cách thức tiến triển thường gặp nhất trong viêm<br />
cột sống dính khớp thiếu niên. Về điều trị, đáp<br />
ứng tốt với NSAIDs và Sulfasalazin.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Aggarwal. A (2005), “Juvenile Ankylosing spondylitis- Is<br />
It the same diseases as Adult Ankylosing spondylitis”,<br />
Rheumatol Int, vol 25 (2), pp. 94-6.<br />
Burgos<br />
Vargas.<br />
R<br />
(2003),<br />
“Juvenile<br />
onset<br />
Spondyloarthropathies: therapeutic aspects”, Archives of<br />
diseases in childhood, vol 88, pp. 312-318.<br />
Burgos.Vagas. R et al (1995), “The early clinical<br />
recognition of Juvenile onsest ankylosing spondylitis and<br />
Its differentiation from Juvenile Rheumatoid arthritis”,<br />
Arthritis and Rheumatism, vol 38, pp. 835-844.<br />
Burgos.Vagas. R; Vazquez- Mellado. J; Pachino. J. C;<br />
Hanandez. C. A (2002), “A 26 week randomised double<br />
blind placebo controlled exploratory study of Sulfasalazin<br />
in juvenile onset spondyloarthropathies”, Ann Rheum dis,<br />
Vol 61, pp. 941- 942<br />
Đồng Văn Thành (2001), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng,<br />
cận lâm sàng của viêm cột sống dính khớp thiếu niên”,<br />
Hội nghị thấp khớp học châu Á lần thứ 6 tại Hà Nội, tr. 103108<br />
Hartman. G. H; Renaud. D. L; Sundaram. M; Reed. A. M<br />
(2007), “Spondyloarthropathy presenting at a young age”,<br />
Skeletal radiol vol 36, pp. 161-164.<br />
Keveille. J. D; Arnett. F. C (2005), “Spondyloarthritis:<br />
update on pathogenesis and management”, The American<br />
journal of medicin, vol 118, pp. 592-603.<br />
Petty. R. E; Cassidy. J. T (2001), “Juvenile ankylosing<br />
spondylitis in: Cassidy. J. T, Petty. R. E (eds)”, Textbook of<br />
Pediatric Rheumatology, 4th, edn, Saunders Philadelphia, pp.<br />
323-344.<br />
Stone. M (2005), “Juvenile onset ankylosing spondylitis is<br />
associated with worse functional outcome than adult onset<br />
ankylosing spondylitis”, Arthritis Rheum, vol 53 (3), pp. 445-51<br />
Trần Ngọc Ân (1980), “Bệnh viêm cột sống dính khớp ở miền<br />
bắc Việt Nam”, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, ĐHYD Hà Nội.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />