Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Nguyễn Đức Toàn*, Hồ Tấn Thanh Bình*, Phạm Thị Thanh Tâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giảm đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 73 trẻ sơ sinh được giảm đau trong vòng 72 giờ sau phẫu<br />
thuật ngực bụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Kết quả: Trong tổng số 73 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1. Tỷ lệ tử vong là 4,1%. Non<br />
tháng chiếm 39,7%, nhẹ cân chiếm 41,1%. Tuổi lúc nhập khoa trung bình là 5,5 ngày. Tuổi lúc được phẫu thuật<br />
trung bình là 7,7 ngày. Bệnh lý gặp nhiều nhất là teo thực quản 16,4%. Điểm số đau trung bình theo thang điểm<br />
CRIES ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 4,2; 3,4 và 2,2. Tổng cộng có 70 trường hợp<br />
(95,9%) được giảm đau sau phẫu thuật. Trong đó có 38 trường hợp được giảm đau bằng morphine (54,3%), 16<br />
trường hợp giảm đau bằng acetaminophen (22,9%) và 14 trường hợp phối hợp morphine và acetaminophen<br />
(20%). Liều morphine truyền liên tục trung bình ở ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 36,1; 32,0 và<br />
23,5 µg/kg/giờ. Lấy máu và thay băng là thủ thuật gây đau thường được thực hiện trong giai đoạn hậu phẫu.<br />
Kết luận: Phần lớn trẻ sơ sinh được giảm đau sau phẫu thuật. Mức độ đau dựa theo thang điểm CRIES<br />
giảm dần trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau là morphine và<br />
acetaminophen.<br />
Từ khóa: Đau sau phẫu thuật, thang điểm đau CRIES, morphine, acetaminophen.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF POSTOPERATIVE PAIN MANAGEMENT IN NEONATES<br />
Nguyen Duc Toan, Ho Tan Thanh Binh, Pham Thi Thanh Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 87 - 94<br />
Objective: The aim of this study was to describe characteristics of postoperative pain management in<br />
neonates<br />
Methods: We collected data of 73 neonates for the 72 hours after surgical operation at Children’s Hospital 1<br />
in Vietnam.<br />
Results: Among 73 studied neonates, male/female ratio was 1.7. Mortality rate was 4.1%. Preterm (39.7%).<br />
Low birth weight (41.1%). Mean age of admission and receiving surgical operation was 5.5 and 7.7 days. The<br />
most common condition was esophageal atresia (16.4%). Mean pain scores using CRIES pain scale at<br />
postoperative day 1, day 2 and day 3 were 4.2, 3.4 and 2.2 respectively. Among 70 cases (95.9%) received<br />
analgesia, morphine was used in 38 cases (54.3%), acetaminophen in 16 cases (22.9%) and 14 cases received the<br />
combination of morphine and acetaminophen (20%). Mean doses of continuously infused morphine at<br />
postoperative day 1, day 2 and day 3 were 36.1, 32.0 and 23.5 µg/kg/hou respectively. Blood sampling and<br />
dressing change are common painful procedures within 72 hours after surgery.<br />
Conclusions: Most neonates received postoperative analgesia and pain scores using CRIES pain scales<br />
decreased in the 72-hour postoperative period. Pharmacologic interventions were morphine and acetaminophen.<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên hệ: ThS. BS. Nguyễn Đức Toàn<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
ĐT: 0902409480<br />
<br />
Email: nicukids@gmail.com.<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Key words: Postoperative pain management, CRIES pain scale, morphine, acetaminophen.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Hiệp Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Về<br />
Đau, đau là một kinh nghiệm khó chịu về<br />
cảm giác và cảm xúc đi kèm với tổn thương<br />
mô thực sự hoặc tiềm tàng, được mô tả trong<br />
thuật ngữ của những tổn thương đó(14).<br />
Được làm dịu cơn đau là một quyền cơ<br />
bản của con người, không phân biệt tuổi tác.<br />
Tuy vậy, trong quá khứ, việc phòng ngừa và<br />
kiểm soát đau ở trẻ sơ sinh chưa được quan<br />
tâm đúng mức do các nhận thức sai lầm sau<br />
đây: đường dẫn truyền cảm giác đau ở trẻ sơ<br />
sinh vì chưa được myelin hóa hoặc chưa<br />
trưởng thành nên không thể dẫn truyền kích<br />
thích đau đến não, không có phương cách<br />
nào có thể thay thế cho lời nói, nói vốn được<br />
xem là “tiêu chuẩn vàng” trong biểu hiện<br />
những vấn đề mang tính chủ quan như đau,<br />
nhận thức về đau chỉ được khu trú ở vùng<br />
vỏ não và sự liên hệ vỏ não - đồi thị phải<br />
được phát triển đầy đủ thì mới nhận thức<br />
được tình trạng đau, trẻ sơ sinh chưa có bối<br />
cảnh tâm lý để xác định bất kỳ kinh nghiệm<br />
nào về đau và điều này không phát triển cho<br />
đến hai năm hoặc sau đó, trẻ sơ sinh có nguy<br />
cơ bị tác dụng phụ của các thuốc giảm đau<br />
hoặc an thần cao hơn, hoặc các loại thuốc<br />
này có tác dụng phụ ảnh hưởng lâu dài đến<br />
sự phát triển của não và hành vi (3).<br />
Sau khi những quan niện sai lầm nêu<br />
trên được làm sáng tỏ, từ những năm 1980,<br />
cộng đồng y học đã xác định rằng, trẻ sơ sinh<br />
có đầy đủ khả năng tiếp nhận phản ứng đau.<br />
Sơ sinh đủ tháng hay non tháng đều có<br />
cấu tạo về phương diện giải phẫu, sinh lý<br />
thần kinh và thể dịch cần thiết để cảm nhận<br />
đau (3). Đặc biệt, việc điều trị giảm đau sau<br />
phẫu thuật thực sự cần thiết, giúp giảm biến<br />
<br />
88<br />
<br />
chứng, giảm ngày điều trị và giảm tỷ lệ tử<br />
vong.<br />
Đối với trẻ sơ sinh, điều trị giảm đau sau<br />
phẫu thuật có mục đích làm dịu cơn đau và<br />
giảm thiểu tác động sinh học của nó. Để điều<br />
trị giảm đau sau phẫu thuật, có 2 phương<br />
pháp được áp dụng, phương pháp dùng<br />
thuốc và phương pháp không dùng thuốc.<br />
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế<br />
giới, việc điều trị đau sau phẫu thuật cho trẻ<br />
sơ sinh cũng hết sức đa dạng và không<br />
thống nhất.<br />
Trên thế giới, vào năm 2006, Viện hàn<br />
lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Hội Nhi khoa<br />
Canada xuất bản những hướng dẫn mới và<br />
khuyến cáo mỗi cơ sở y tế chăm sóc cho trẻ<br />
sơ sinh cần thiết lập một chương trình kiểm<br />
soát đau ở sơ sinh (neonatal pain control<br />
program). Tuy nhiên, những hướng dẫn lâm<br />
sàng hiện nay chưa đề cập một cách đầy đủ<br />
về vấn đề giảm đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ<br />
sinh. Số lượng những bài báo khoa học<br />
nghiên cứu về vấn đề này cũng rất ít. Tại<br />
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được<br />
thực hiện về vấn đề điều trị đau sau phẫu<br />
thuật ngực bụng ở trẻ sơ sinh.<br />
Hiện tại, ở Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1, mặc dù đã có phác đồ điều<br />
trị đề cập đến vấn đề điều trị đau sau phẫu<br />
thuật cho trẻ sơ sinh nhưng việc áp dụng<br />
vẫn còn mang tính chủ quan và chưa triệt để.<br />
Nghiên cứu này được thực hiện là phù hợp<br />
với tình hình nhận thức về đau ở trẻ sơ sinh<br />
đang được cải thiện trong cộng đồng y học<br />
và tính nhân văn của ngành y, đặc biệt là vấn<br />
đề đau sau phẫu thuật. Với nghiên cứu này,<br />
chúng tôi muốn trả lời câu hỏi nghiên cứu:<br />
Đặc điểm giảm đau trong vòng 72 giờ sau<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phẫu thuật ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 là gì ?<br />
<br />
lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn. Các<br />
<br />
Mục tiêunghiên cứu<br />
<br />
Thang điểm CRIES (Crying, Requires Oxygen<br />
Saturation, Increased Vital Signs, Expression,<br />
Sleeplessness) (9)<br />
<br />
Khảo sát đặc điểm giảm đau sau phẫu thuật<br />
ở trẻ sơ sinh.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu mô tả loạt ca.<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn mẫu N = 73.<br />
<br />
biến số định tính: tính tỷ lệ phần trăm.<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Đánh giá giấc ngủ<br />
trong 1 giờ trước<br />
khi chấm điểm<br />
<br />
Ngủ liên tục<br />
<br />
0<br />
<br />
Ngủ chập chờn<br />
<br />
1<br />
<br />
Không ngủ<br />
<br />
2<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
0<br />
<br />
Nhăn mặt<br />
<br />
1<br />
<br />
Vẻ mặt<br />
<br />
Nhăn mặt và rên rỉ<br />
<br />
2<br />
<br />
Không khóc hoặc khóc<br />
nhỏ<br />
<br />
0<br />
<br />
Khóc lớn, có thể dỗ nín<br />
<br />
1<br />
<br />
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1: tuổi thai ≥ 28<br />
<br />
Khóc lớn, không thể dỗ<br />
nín<br />
<br />
2<br />
<br />
tuần, được phẫu thuật ngực hoặc bụng, gây mê<br />
<br />
Bằng nhịp tim trước mổ<br />
<br />
0<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Trẻ sơ sinh có biểu hiện đau trong vòng 72<br />
giờ sau phẫu thuật ngực bụng tại Khoa hồi sức<br />
<br />
Khóc<br />
<br />
≤ 20% nhịp tim trước mổ<br />
<br />
1<br />
<br />
phẫu thuật tại khoa hồi sức sơ sinh, phẫu thuật<br />
<br />
> 20% nhịp tim trước mổ<br />
<br />
2<br />
<br />
lần đầu, có biểu hiện đau sau phẫu thuật theo<br />
<br />
21% (khí trời)<br />
<br />
0<br />
<br />
≤ 30%<br />
<br />
1<br />
<br />
> 30%<br />
<br />
2<br />
<br />
tại phòng mổ và hồi sức trong vòng 72 giờ sau<br />
<br />
thang điểm CRIES.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Thu thập số liệu trực tiếp từ trẻ sơ sinh có các<br />
biểu hiện đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật<br />
ngực bụng tại Khoa hồi sức sơ sinh của Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1. Tác giả ghi nhận một cách<br />
khách quan đặc điểm điều trị đau sau phẫu<br />
thuật. Tác giả trực tiếp chấm điểm số đau theo<br />
<br />
Nhịp tim<br />
<br />
FiO2<br />
<br />
Nhịp tim trước mổ là nhịp tim cơ bản được<br />
ghi nhận trước khi trẻ được phẫu thuật và ở thời<br />
điểm trẻ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố<br />
gây stress nào.<br />
Điểm tối đa là 10 điểm. Điểm càng cao thì trẻ<br />
càng đau nhiều.<br />
<br />
thang điểm CRIES ở đầu ngày hậu phẫu thứ 1,<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
thứ 2 và thứ 3. Thời điểm này trẻ sơ sinh không<br />
bị đau do các thủ thuật gây đau sau phẫu thuật<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ của trẻ sơ sinh được giảm<br />
đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật<br />
<br />
ngực bụng. Việc điều trị đau được thực hiện bởi<br />
<br />
Giới tính: nam chiếm (46) 63%, nữ chiếm (27)<br />
<br />
tất cả các bác sĩ làm việc tại khoa. Tác giả không<br />
can thiệp và không thay đổi quá trình điều trị<br />
đau của các bác sĩ khác trong khoa.<br />
Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên<br />
cứu với các số liệu được mã hóa, sau đó được<br />
nhập bằng phần mềm EpiData 3.1. và phân tích<br />
bằng phần mềm Stata 10.0. Các biến số định<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
37%. Tỷ số nam/nữ = 1,7.<br />
Tuổi thai: tuổi thai trung bình là 36,4 ± 3,7 (28<br />
– 41), trung vị 38 tuần. Như vậy, non thángchiếm<br />
(29) 39,7% còn đủ tháng chiếm (44) 60,3%.<br />
Cân nặng lúc sanh: cân nặng lúc sanh<br />
trung bình là 2585 ± 690 (600 – 3800) gram,<br />
trung vị 2700 gram. Cân nặng lúc sanh thấp<br />
<br />
89<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chiếm (30) 41,1%, cân nặng lúc sanh bình<br />
thường chiếm (43) 58,9%.<br />
<br />
Các phương pháp điều trị đau trong vòng<br />
72 giờ sau phẫu thuật ngực bụng.<br />
<br />
Tuổi lúc nhập khoa: tuổi lúc nhập khoa<br />
trung bình là 5,5 ± 6,9 (1 – 28) ngày, trung vị 3<br />
ngày.<br />
<br />
Đặc điểm chung của giảm đau hậu phẫu<br />
<br />
Tuổi lúc được phẫu thuật: tuổi lúc được<br />
phẫu thuật trung bình là 7,7 ± 8,5 (1 – 34) ngày,<br />
trung vị 4 ngày.<br />
Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ<br />
sinh: Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ<br />
sinh trung bình là 12,5 ± 7,5 (3 – 31) ngày,<br />
trung vị 11 ngày.<br />
Tỷ lệ tử vong lúc xuất khoa: có 3 trường hợp,<br />
chiếm tỷ lệ 4,1%.<br />
<br />
Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng<br />
72 giờ sau phẫu thuật.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 68,7 ± 31,6<br />
(25 – 240) phút, trung vị 60 phút.<br />
Bảng 1: Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng<br />
72 giờ sau phẫu thuật<br />
Loại phẫu thuật<br />
Teo thực quản<br />
Teo ruột non<br />
Các bệnh lý khác (thoát vị bẹn, thoát vị<br />
rốn, ruột xoay bất toàn,…)<br />
Thoát vị hoành<br />
Tồn tại ống động mạch<br />
Tắc tá tràng<br />
Bất sản hậu môn – trực tràng<br />
Hirschsprung<br />
Vỡ dạ dày<br />
Hở thành bụng<br />
Thủng ruột<br />
<br />
N = 73<br />
12<br />
10<br />
<br />
%<br />
16,4<br />
13,7<br />
<br />
10<br />
<br />
13,7<br />
<br />
8<br />
8<br />
7<br />
6<br />
4<br />
4<br />
2<br />
2<br />
<br />
10,9<br />
10,9<br />
9,7<br />
8,3<br />
5,5<br />
5,5<br />
2,7<br />
2,7<br />
<br />
Xác định điểm số đau trong vòng 72 giờ sau<br />
phẫu thuật ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ<br />
1, thứ 2 và thứ 3 theo thang điểm CRIES.<br />
Bảng 2: Điểm số đau ở thời điểm hậu phẫu ngày 1,<br />
ngày 2 và ngày 3 theo thang điểm CRIES<br />
Điểm số đau<br />
<br />
Hậu phẫu Hậu phẫu<br />
ngày 1<br />
ngày 2<br />
(điểm)<br />
(điểm)<br />
<br />
Trung bình ± Độ lệch<br />
4,2 ± 0,8<br />
chuẩn<br />
Thấp nhất – Cao nhất 2 – 6<br />
Trung vị<br />
4<br />
<br />
90<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 3<br />
(điểm)<br />
<br />
3,4 ± 0,7<br />
<br />
2,2 ± 0,9<br />
<br />
2–5<br />
3<br />
<br />
1–5<br />
2<br />
<br />
Bảng 3: Đặc điểm chung của giảm đau hậu phẫu<br />
N = 73<br />
70<br />
60<br />
63<br />
49<br />
<br />
Giảm đau hậu phẫu<br />
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 1<br />
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 2<br />
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 3<br />
<br />
%<br />
95,9<br />
82,1<br />
86,3<br />
67,1<br />
<br />
Bảng 4: Cách sử dụng thuốc trong giảm đau hậu<br />
phẫu<br />
Cách sử dụng thuốc<br />
Dùng morphine đơn thuần<br />
Dùng acetaminophen đơn thuần<br />
Dùng morphine và acetaminophen<br />
<br />
N = 73<br />
38<br />
16<br />
14<br />
<br />
%<br />
54,3<br />
22,9<br />
20,0<br />
<br />
Giảm đau hậu phẫu bằng morphine<br />
Bảng 5: Đặc điểm sử dụng morphine ở các ngày hậu<br />
phẫu<br />
Giảm đau hậu phẫu bằng morphine<br />
Giảm đau bằng morphine ở ngày<br />
hậu phẫu 1<br />
Giảm đau bằng morphine ở ngày<br />
hậu phẫu 2<br />
Giảm đau bằng morphine ở ngày<br />
hậu phẫu 3<br />
<br />
N = 73<br />
52<br />
<br />
%<br />
71,2<br />
<br />
50<br />
<br />
68,5<br />
<br />
37<br />
<br />
50,7<br />
<br />
28<br />
<br />
38,4<br />
<br />
Bảng 6: Cách morphine được sử dụng trong giảm<br />
đau<br />
Sử dụng<br />
morphine<br />
Truyền liên tục<br />
Chích cữ<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 1<br />
N = 73 (%)<br />
31 (62)<br />
19 (38)<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 2<br />
N = 73 (%)<br />
30 (81,1)<br />
7 (18,9)<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 3<br />
N = 73 (%)<br />
23 (82,1)<br />
5 (17,9)<br />
<br />
Bảng 7: Liều morphine được sử dụng trong giảm đau<br />
Liều morphine<br />
truyền liên tục<br />
Trung bình ± Độ<br />
lệch chuẩn<br />
Thấp nhất –<br />
Cao nhất<br />
Trung vị<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 1<br />
(µg/kg/giờ)<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 2<br />
(µg/kg/giờ)<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
ngày 3<br />
(µg/kg/giờ)<br />
<br />
36,1 ± 8,0<br />
<br />
32,0 ± 9,9<br />
<br />
23,5 ± 7,7<br />
<br />
20 – 40<br />
<br />
20 – 40<br />
<br />
20 – 40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
20<br />
<br />
Giảm đau hậu phẫu bằng acetaminophen<br />
Bảng 8: Đặc điểm sử dụng acetaminophen ở các ngày<br />
hậu phẫu<br />
Giảm đau hậu phẫu bằng<br />
acetaminophen<br />
<br />
N = 73<br />
<br />
%<br />
<br />
30<br />
<br />
41,1<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Giảm đau bằng acetaminophen ở<br />
ngày hậu phẫu 1<br />
Giảm đau bằng acetaminophen ở<br />
ngày hậu phẫu 2<br />
Giảm đau bằng acetaminophen ở<br />
ngày hậu phẫu 3<br />
<br />
N = 73<br />
<br />
%<br />
<br />
9<br />
<br />
12,3<br />
<br />
26<br />
<br />
35,6<br />
<br />
19<br />
<br />
26,0<br />
<br />
Các loại thủ thuật gây đau trong vòng 72<br />
giờ sau phẫu thuật<br />
Bảng 9: Các thủ thuật gây đau thường gặp sau phẫu<br />
thuật<br />
Các thủ thuật<br />
Lấy máu<br />
Thay băng<br />
Đặt catheter<br />
Đặt ống dẫn lưu<br />
<br />
N = 73<br />
73<br />
73<br />
6<br />
3<br />
<br />
%<br />
100,0<br />
100,0<br />
8,2<br />
4,1<br />
<br />
Bảng 10: Số lần thực hiện các thủ thuật<br />
Số lần<br />
Lấy máu<br />
Thay băng<br />
Tổng các thủ<br />
thuật<br />
<br />
Trung bình ± Độ<br />
lệch chuẩn<br />
3,5 ± 1,7<br />
2,4 ± 1,7<br />
<br />
Thấp nhất –<br />
Cao nhất<br />
1–9<br />
1–9<br />
<br />
6,2 ± 3,2<br />
<br />
1 – 18<br />
<br />
Trung vị<br />
3<br />
2<br />
5<br />
<br />
Những thủ thuật đặt catheter và đặt ống dẫn<br />
lưu được thực hiện sau 1 lần.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tễ của trẻ sơ sinh được giảm<br />
đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ số nam/nữ = 1,7.<br />
Tuổi thai trung bình là 36,4 tuần. Trẻ non tháng<br />
chiếm tỷ lệ 39,7% trong khi trẻ đủ tháng chiếm tỷ<br />
lệ 60,3%. Vệc đánh giá đau ở trẻ non tháng có thể<br />
khó khăn hơn khi so sánh với trẻ đủ tháng.<br />
Cân nặng lúc sanh trung bình là 2585 gram.<br />
Cân nặng lúc sanh thấp chiếm 41,1% trong khi<br />
cân nặng lúc sanh bình thường chiếm 58,9%.<br />
Tuổi lúc nhập khoa trung bình là 5,5 ngày.<br />
Tuổi lúc được phẫu thuật trung bình là 7,7 ngày.<br />
Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ sinh<br />
trung bình là 12,5 ngày. Có 3 trường hợp tử<br />
vong, chiếm tỷ lệ 4,1%.<br />
<br />
Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng<br />
72 giờ sau phẫu thuật.<br />
Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật<br />
trung bình là 68,7 ± 31,6 (25 – 240) phút, trung vị<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
60 phút. Những yếu tố cần được xem xét khi xây<br />
dựng kế hoạch điều trị đau sau phẫu thuật bao<br />
gồm cả mức độ nặng của phẫu thuật (mức độ<br />
xâm lấn, thời gian gây mê, phạm vi tổn thương).<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, những<br />
bệnh lý được điều trị đau sau phẫu thuật bao<br />
gồm: teo thực quản, teo ruột non, thoát vị<br />
hoành, tồn tại ống động mạch, tắc tá tràng, bất<br />
sản hậu môn – trực tràng, Hirschsprung, vỡ dạ<br />
dày, hở thành bụng và thủng ruột. Tổn thương<br />
mô, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau trong<br />
tất cả các loại phẫu thuật đều gây ra những<br />
đáp ứng sinh lý nhất định ở trẻ sơ sinh.<br />
Những đáp ứng sinh lý với phẫu thuật càng rõ<br />
rệt thì tình trạng hậu phẫu của trẻ càng nặng<br />
nề. Vì thế, giảm thiểu những đáp ứng nội tiết<br />
và chuyển hóa với phẫu thuật bằng cách giảm<br />
đau được chứng minh là cải thiện rõ rệt dự<br />
hậu sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh(11).<br />
<br />
Xác định điểm số đau trong vòng 72 giờ sau<br />
phẫu thuật ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ<br />
1, thứ 2 và thứ 3 theo thang điểm CRIES.<br />
Điểm số đau trung bình theo thang điểm<br />
CRIES qua các ngày hậu phẫu lần lượt là: 4,2 ±<br />
0,8 điểm ở ngày thứ nhất, sau đó 3,4 ± 0,7 điểm ở<br />
ngày tứ hai và 2,2 ± 0,9 điểm ở ngày hậu phẫu<br />
thứ ba.<br />
Đánh giá đau một cách chính xác ở trẻ sơ<br />
sinh vẫn còn là một thách thức vì trẻ không thể<br />
tự thông báo cho người khác về vấn đề mình gặp<br />
phải. Vì đánh giá đau là điều tiên quyết phải<br />
thực hiện để có thể điều trị đau một cách tối ưu,<br />
nhiều công cụ tính điểm đã được thiết lập vì<br />
mục đích này. Hiện nay có nhiều công cụ được<br />
sử dụng để đánh giá đau, có thể chỉ có một tham<br />
số, có thể có nhiều tham số (gồm sinh lý, hành vi,<br />
tình trạng)(7). Nhiều công cụ đang được sử dụng<br />
ở khoa Hồi sức sơ sinh để đánh giá đau có nhiều<br />
tham số với giá trị, độ tin cậy, và tiện ích lâm<br />
sàng đã được chứng minh (7,13,12). Các công cụ phổ<br />
biến nhất được sử dụng ở NICU để đánh giá đau<br />
cấp tính bao gồm các thang điểm sau đây: PIPP –<br />
Premature Infant Pain Profile (13), N–PASS –<br />
<br />
91<br />
<br />