intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình thái đầu - mặt ở trẻ em người kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực tiếp

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhằm nhận xét hình thái đầu - mặt ở trẻ em người Kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình thái đầu - mặt ở trẻ em người kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực tiếp

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU - MẶT Ở TRẺ EM NGƯỜI KINH 7 TUỔI<br /> BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TRỰC TIẾP<br /> Trương Đình Khởi*; Võ Trương Như Ngọc*; Hồ Thị Kim Thanh*<br /> Lương Ngọc Khuê*; Đào Thị Dung*; Nguyễn Duy Bắc**; Nguyễn Văn Ba**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét hình thái đầu - mặt ở trẻ em người Kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực<br /> tiếp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 348 trẻ người Kinh 7 tuổi tại<br /> Trường Tiểu học Liên Ninh và Ngọc Hồi. Kết quả: giá trị trung bình hình thái đầu - mặt ở nam<br /> lớn hơn nữ, kích thước chiều rộng mũi không có khác biệt giữa hai giới (p < 0,05, t-test). Dạng<br /> đầu ở nam chủ yếu rất ngắn (61,27%), ở nữ là 60,57%. Dạng mặt chủ yếu rất rộng, nam<br /> 95,95% và nữ 97,71%. Dạng mũi chủ yếu là rộng, nam 74,57%, nữ 70,86%. Dạng hàm dưới<br /> hẹp chiếm chủ yếu, nam 71,10%, nữ 69,14%. Ở nam, tỷ lệ không vẩu 98,27%, ở nữ 98,86%.<br /> Kết luận: kích thước vùng đầu mặt khác biệt giữa nam và nữ, trừ kích thước chiều rộng mũi<br /> (al-al), khác biệt không có có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Dạng đầu chủ yếu rất ngắn và<br /> ngắn, chỉ số mặt toàn bộ là dạng mặt rất rộng, chỉ số mũi rất rộng, chỉ số hàm dưới hẹp và<br /> không vẩu, không có khác biệt tỷ lệ giữa hai giới.<br /> * Từ khóa: Hình thái đầu - mặt; Phương pháp đo trực tiếp; Trẻ em người Kinh 7 tuổi.<br /> <br /> Characteristics of Craniofacial Morphology in Vietnamese Children<br /> at 7 Years of Age by Direct Anthropometry<br /> Summary<br /> Objectives: To determine craniofacial morphology in Vietnamese children at 7 years of age<br /> by study of direct anthropometry. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study<br /> comprises 348 people (173 males, 175 females). Results: Average of craniofacial demensions<br /> was larger in male than in female, except nasal width (p < 0.05, t-test). Cranial form was very<br /> short in male (61.27%) and in female (60.57%). Facial form was very wide in male (95.95%) and<br /> in female (97.71%). Nasal form was wide in male (74.57%) and in famale (70.86%). Mandibular<br /> form was narrow in male (71.10%), and in female (69.14%). Conclusion: The measurements in<br /> male were often larger than those in female. Cranial form was very short, facial form was very<br /> wide, nasal form was wide, mandibular form was narrow.<br /> * Keywords: Craniofacial morphology; Direct anthropometry; 12-year-old Kinh children.<br /> * Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Khởi (bskhoirhm@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017<br /> <br /> 354<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, với sự phát triển của khoa<br /> học kỹ thuật, có thể thực hiện đo nhân<br /> trắc đầu - mặt nhờ máy ảnh kỹ thuật số,<br /> phim chụp từ xa hoặc mô hình 3D kết<br /> hợp sử dụng hỗ trợ của công nghệ thông<br /> tin. Tuy nhiên, phương pháp đo trực tiếp<br /> trên cơ thể người vẫn được sử dụng khi<br /> đo trên kích thước thật của cơ thể sống<br /> hoặc tại vị trí mà phương pháp đo gián<br /> tiếp không chính xác hoặc khó tiếp cận.<br /> Trên thế giới, nhiều nghiên cứu nhân<br /> trắc đầu - mặt sử dụng phương pháp đo<br /> trực tiếp. Fakas L.G và CS (1981, 1992)<br /> [10, 11], nghiên cứu trên 2.326 người<br /> Caucasian ở Bắc Mỹ, trong đó 1.096 nam<br /> và 1.230 nữ từ sơ sinh đến 25 tuổi. Chia<br /> đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm tuổi:<br /> 0 - 3 tuổi, 4 - 18 tuổi và 19 - 25 tuổi đánh<br /> giá tăng trưởng đầu - mặt ở cả hai giới.<br /> Cleidy A và CS (2010) [12] nghiên cứu<br /> trên 458 trẻ người Colombia dựa trên 8<br /> kích thước đo trực tiếp. Như vậy, các<br /> nghiên cứu bằng phương pháp đo trực<br /> tiếp còn ít, hầu hết nghiên cứu trên chủng<br /> tộc người Caucasian.<br /> Tại Việt Nam, một số nghiên cứu hình<br /> thái nhân trắc đầu - mặt như nghiên cứu<br /> của Nguyễn Quang Quyền, Đỗ Như<br /> Cương (1969) [1], Ngô Thị Quỳnh Lan<br /> (2000) [2] ở trẻ 3 - 5,5 tuổi. Lê Đức Lánh<br /> (2000) [3] nêu đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở 140 trẻ từ 12 - 15 tuổi<br /> bằng cách đo trực tiếp và trên mẫu hàm<br /> thạch cao, kích thước đầu - mặt ở nam<br /> lớn hơn nữ, kích thước tăng trưởng chậm<br /> từ 12 - 15 tuổi, chiều cao tầng mặt giữa,<br /> <br /> đặc biệt chiều cao mũi tăng trưởng nhiều<br /> nhất. Chỉ số đầu có xu hướng giảm ở hai<br /> giới, để chuyển từ dạng đầu ngắn sang<br /> ranh giới giữa đầu ngắn và trung bình ở<br /> người trưởng thành. Nghiên cứu của Lê<br /> Việt Vùng (2005) [4] đánh giá đặc điểm<br /> hình thái đầu - mặt ở người Việt Nam<br /> trưởng thành bằng cách đo trực tiếp, thấy<br /> chỉ số dài đầu của người Việt thuộc dạng<br /> ngắn và kích thước vùng mặt ở nam và<br /> nữ khác nhau. Trương Hoàng Lệ Thủy<br /> (2012) [5] nghiên cứu dọc trên 64 trẻ gồm<br /> 32 nam và 32 nữ, từ 6 - 12 tuổi, đo trực<br /> tiếp 5 khoảng cách: zy-zy, go-go, n-gn,<br /> pr-gn, sn-gn. Các nghiên cứu cho thấy số<br /> lượng nghiên cứu còn ít, cỡ mẫu nhỏ nên<br /> chưa có tính đại diện trong cộng đồng. Vì<br /> vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> với mục tiêu: Nhận xét hình thái đầu - mặt<br /> ở trẻ em người Kinh 7 tuổi bằng phương<br /> pháp đo trực tiếp.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 348 học sinh (173 nam và 175 nữ)<br /> người Kinh 7 tuổi.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> Đối tượng là người Kinh, có bố mẹ,<br /> ông bà nội ngoại là người Kinh, không<br /> điều trị chỉnh hình răng mặt trước và<br /> trong thời gian nghiên cứu, không có dị<br /> tật bẩm sinh, không có biến dạng xương<br /> hàm, không mắc bệnh ảnh hưởng đến<br /> phát triển của cơ thể và vùng đầu - mặt,<br /> không có viêm nhiễm hoặc chấn thương<br /> nghiêm trọng vùng hàm mặt, trẻ và người<br /> 355<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> thân của trẻ (cha mẹ hoặc người giám<br /> hộ) đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> Đối tượng không đủ tiêu chuẩn lựa<br /> chọn.<br /> <br /> - Chỉ số mặt toàn bộ (chiều cao mặt<br /> hình thái (n-gn) x 100/chiều rộng mặt<br /> (zy-zy): 5 mức độ: rất rộng: < 80; rộng:<br /> 80 - 84,9; trung bình: 85 - 89,9; dài: 90 94,9; rất dài: > 95.<br /> <br /> - Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ<br /> tháng 01 - 2017 đến 06 - 2017 tại Trường<br /> Tiểu học Liên Ninh và Ngọc Hồi, Thanh<br /> Trì, Hà Nội.<br /> <br /> - Chỉ số hàm dưới (chiều rộng hàm<br /> dưới (go-go) x 100/chiều rộng mặt (zy-zy)),<br /> 3 dạng: hẹp: < 76; trung bình: 76 - 77,9;<br /> rộng: > 78.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang.<br /> - Vật liệu và phương tiện nghiên cứu:<br /> dụng cụ khám, compa nhân trắc, thước<br /> dây và thước kẹp điện tử.<br /> * Các điểm mốc giải phẫu [7]: điểm<br /> bên đầu (eurion), điểm trên gốc mũi<br /> (glabella), điểm sau đầu (opisthocranion),<br /> điểm lõm mũi (nasion), điểm gò má<br /> (zygion), điểm cánh mũi (alare), điểm góc<br /> hàm (gonion), điểm dưới mũi (subnasale),<br /> điểm trước - dưới cằm (gnathion), điểm<br /> ống tai ngoài (porion), điểm nhú lợi hàm<br /> trên (prosthion).<br /> * Các kích thước đo đạc [7]: chiều rộng<br /> đầu (eu-eu), chiều dài đầu (gl-op), chiều<br /> cao mặt hình thái (n-gn), chiều rộng mặt<br /> (zy-zy), chiều rộng hàm dưới (go-go),<br /> chiều rộng mũi (al-al), chiều dài mũi<br /> (n-sn), khoảng cách po-pr, khoảng cách<br /> po-n. Từ kích thước này chúng tôi tính ra<br /> 5 chỉ số đầu - mặt theo thang phân loại<br /> Martin và Saller:<br /> - Chỉ số đầu (chiều rộng đầu (eu-eu) x<br /> 100/chiều dài đầu (gl-op): 5 mức độ: đầu<br /> rất dài: < 71; đầu dài: 71 - 75,9; đầu trung<br /> bình: 76 - 80,9; đầu ngắn: 81 - 85,9; đầu<br /> rất ngắn: > 86.<br /> 356<br /> <br /> - Chỉ số vẩu (po-pr x 100/po-n): 3 loại:<br /> không vẩu: < 109; vẩu: 109 - 113; rất vẩu:<br /> > 113.<br /> - Chỉ số mũi (chiều rộng mũi (al-al) x<br /> 100/chiều dài mũi (n-sn)): 7 mức: mũi cực<br /> hẹp: < 40; mũi rất hẹp: 40 - 54,9; mũi hẹp:<br /> 55 - 69,9; mũi trung bình: 70 - 84,9; mũi<br /> rộng: 85 - 99,9; mũi rất rộng: 100 - 114,9;<br /> mũi cực rộng: > 115.<br /> * Xử lý số liệu:<br /> Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm<br /> sạch và nhập liệu, xử lý bằng phần mềm<br /> SPSS 23.0. Khi cần so sánh giá trị trung<br /> bình giữa hai giới, nếu biến phân phối<br /> chuẩn, sử dụng t-test, nếu biến không<br /> chuẩn, sử dụng Mann - Whitney test. Khi<br /> so sánh tỷ lệ giữa hai giới, sử dụng test<br /> Fisher hoặc khi bình phương [9].<br /> * Đạo đức trong nghiên cứu:<br /> Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng<br /> tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên<br /> cứu là một phần nhỏ nằm trong Đề tài<br /> cấp Nhà nước đã được Hội đồng Đạo<br /> đức Y Sinh học của Trường Đại học Y<br /> Hà Nội cấp giấy chấp thuận số<br /> ĐTĐL.CN.27/16, ngày 20 tháng 10 năm<br /> 2016.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> * Kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp:<br /> Bảng 1: Giá trị trung bình một số kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp.<br /> Nữ (n = 175)<br /> <br /> Nam (n = 173)<br /> <br /> p<br /> <br /> eu-eu<br /> <br /> 148,54 ± 4,31<br /> <br /> 150,6 ± 4,39<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> gl-op<br /> <br /> 170,74 ± 4,37<br /> <br /> 172,35 ± 4,86<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> n-gn<br /> <br /> 88,51 ± 5,03<br /> <br /> 90,25 ± 5,15<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> zy-zy<br /> <br /> 124,4 ± 4,40<br /> <br /> 126,62 ± 4,64<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> go-go<br /> <br /> 92,43 ± 4,02<br /> <br /> 94,21 ± 4,68<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> al-al<br /> <br /> 33,48 ± 1,78<br /> <br /> 33,68 ± 1,71<br /> <br /> 0,0236<br /> <br /> n-sn<br /> <br /> 37,1 ± 2,53<br /> <br /> 38,62 ± 2,61<br /> <br /> 0,0002<br /> <br /> po-pr<br /> <br /> 102,46 ± 4,12<br /> <br /> 103,82 ± 4,31<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> po-n<br /> <br /> 103,62 ± 4,51<br /> <br /> 104,64 ± 4,98<br /> <br /> 0,0000<br /> <br /> Kích thƣớc<br /> <br /> (p: t-test cho hai mẫu độc lập)<br /> Giá trị trung bình kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp giữa hai giới khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trừ kích thước chiều rộng mũi (al-al) không có khác<br /> biệt. Giá trị trung bình của nam lớn hơn nữ (p < 0,05).<br /> Bảng 2: Phân loại chỉ số đầu của nam và nữ.<br /> Chỉ số đầu<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Rất dài<br /> <br /> Dài<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Ngắn<br /> <br /> Rất ngắn<br /> <br /> n<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 57<br /> <br /> 106<br /> <br /> %<br /> <br /> 0,58<br /> <br /> 0<br /> <br /> 5,20<br /> <br /> 32,95<br /> <br /> 61,27<br /> <br /> n<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1<br /> <br /> 13<br /> <br /> 51<br /> <br /> 106<br /> <br /> %<br /> <br /> 2,29<br /> <br /> 0,57<br /> <br /> 7,43<br /> <br /> 29,14<br /> <br /> 60,57<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,432<br /> <br /> (p: kiểm định Fisher's exact test)<br /> Bằng phương pháp đo chiều dài đầu (gl-op) và chiều rộng đầu (eu-eu) để tính chỉ<br /> số đầu, chúng tôi thấy: ở nam: chủ yếu là dạng đầu rất ngắn (61,27%) và đầu ngắn<br /> (32,95%). Ở nữ: dạng đầu chủ yếu là đầu rất ngắn (60,57%) và đầu ngắn (29,14%).<br /> Khác biệt không có có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số đầu giữa hai giới (p > 0,05).<br /> Bảng 3: Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ.<br /> Chỉ số mặt toàn bộ<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Rất rộng<br /> <br /> Rộng<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Dài<br /> <br /> Rất dài<br /> <br /> n<br /> <br /> 166<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> %<br /> <br /> 95,95<br /> <br /> 2,31<br /> <br /> 1,16<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,58<br /> <br /> n<br /> <br /> 171<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 97,71<br /> <br /> 1,71<br /> <br /> 0,57<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,636<br /> <br /> (p: kiểm định Fisher's exact test)<br /> 357<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Theo phương pháp đo trực tiếp, dạng mặt chủ yếu là rất rộng ở hai giới: nam<br /> 95,95%; nữ 97,71%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số mặt toàn bộ<br /> giữa hai giới (p > 0,05).<br /> Bảng 4: Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ.<br /> Chỉ số mũi<br /> <br /> Cực hẹp<br /> <br /> Rất hẹp<br /> <br /> Hẹp<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Rộng<br /> <br /> Rất rộng<br /> <br /> Cực rộng<br /> <br /> n<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 35<br /> <br /> 129<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20,23<br /> <br /> 74,57<br /> <br /> 5,20<br /> <br /> 0<br /> <br /> n<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 37<br /> <br /> 124<br /> <br /> 12<br /> <br /> 2<br /> <br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 21,14<br /> <br /> 70,86<br /> <br /> 6,86<br /> <br /> 1,14<br /> <br /> p<br /> <br /> Nam<br /> 0,577<br /> Nữ<br /> <br /> (p: kiểm định Fisher's exact test)<br /> Ở nam, hình dạng mũi chủ yếu là rộng (74,57%) và mũi trung bình (20,23%). Ở nữ,<br /> hình dạng mũi chủ yếu rộng (70,86%) và trung bình (21,14%). Không có đối tượng nào<br /> có kiểu mũi hẹp, rất hẹp và cực hẹp. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ<br /> số mũi giữa hai giới (p > 0,05).<br /> Bảng 5: Phân loại chỉ số hàm dưới của nam và nữ.<br /> Chỉ số hàm dƣới<br /> <br /> Hẹp<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Rộng<br /> <br /> n<br /> <br /> 123<br /> <br /> 25<br /> <br /> 25<br /> <br /> %<br /> <br /> 71,10<br /> <br /> 14,45<br /> <br /> 14,45<br /> <br /> n<br /> <br /> 121<br /> <br /> 26<br /> <br /> 28<br /> <br /> %<br /> <br /> 69,14<br /> <br /> 14,86<br /> <br /> 16,00<br /> <br /> p<br /> <br /> Nam<br /> 0,907<br /> Nữ<br /> <br /> (p: kiểm định x2-test)<br /> Theo phương pháp đo trực tiếp, hàm dưới hẹp là hình dạng chủ yếu ở hai giới: nam<br /> 71,10%, nữ 69,14%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số hàm dưới<br /> giữa hai giới (p > 0,05).<br /> Bảng 6: Phân loại chỉ số vẩu của nam và nữ.<br /> Chỉ số vẩu<br /> <br /> Không vẩu<br /> <br /> Vẩu<br /> <br /> Rất vẩu<br /> <br /> n<br /> <br /> 170<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> %<br /> <br /> 98,27<br /> <br /> 1,16<br /> <br /> 0,58<br /> <br /> n<br /> <br /> 173<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 98,86<br /> <br /> 1,14<br /> <br /> 0<br /> <br /> p<br /> <br /> Nam<br /> 0,810<br /> Nữ<br /> <br /> (p: kiểm định Fisher's exact test)<br /> Hình thái không vẩu chiếm chủ yếu ở hai giới: nam 98,27%, nữ 98,86%. Khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số vẩu giữa hai giới (p > 0,05).<br /> 358<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2