TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT CỦA MỘT NHÓM TRẺ<br />
12 TUỔI NGƢỜI VIỆT TẠI HÀ NỘI<br />
TRÊN ẢNH CHUẨN HÓA THẲNG VÀ NGHIÊNG<br />
Vũ Lê Hà*; Hoàng Bảo Tín*; Nguyễn Phương Huyền*<br />
Nguyễn Đức Nghĩa*; Hồ Thị Kim Thanh*; Đàm Ngọc Trâm*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số kích thước, tỷ lệ, chỉ số khuôn mặt trẻ người Việt 12 tuổi bằng<br />
phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa tại Hà Nội và xác định sự khác nhau giữa tỷ lệ nam và nữ.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 190 trẻ tại 2 trường: Trung học<br />
Cơ sở Đại Áng và Tứ Hiệp (Thành phố Hà Nội). Kết quả: Tr-N: 72,01 ± 6,21; N-Sn: 43,63 ± 3,22;<br />
Sn-Me: 60,87 ± 4,53. Al-Al/En-En: 1,06 ± 0,08; Al-Al/Zy-Zy: 0,28 ± 0,02; Ch-Ch/Go-Go: 0,36 ± 0,03;<br />
Ch-Ch/Zy-Zy: 0,33 ± 0,03; En-En/Al-Al: 0,95 ± 0,07; Al-Al/Ch-Ch: 0,87 ± 0,07; N-Sto/N-Gn: 0,63 ±<br />
0,02; N-Sn/N-Gn: 0,43 ± 0,02; Al-Al/N-Sn: 0,90 ± 0,08; Sn-Sto/Ch-Ch: 0,46 ± 0,06. Kết luận: có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tầng mặt và giữa hai giới, tỷ lệ theo chiều ngang của khuôn<br />
mặt cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng không khác biệt giữa tỷ lệ theo chiều dọc.<br />
* Từ khóa: Hình thái khuôn mặt; Ảnh chuẩn hóa; Trẻ 12 tuổi.<br />
<br />
Facial Proportions of 12-Year-Old Pupils in Hanoi: Frontal and<br />
Profile Photogrammetric Study<br />
Summary<br />
Objectives: To determine some facial proportions and ratio indices for 12-year-old Vietnamese<br />
children and sexual dimorphism in facial proportions. Subjects and methods: A cross-sectional<br />
descriptive study comprises 190 secondary school students in Daiang and Tuhiep secondary<br />
schools in Hanoi. Results: Tr-N: 72.01 ± 6.21; N-Sn: 43.63 ± 3.22; Sn-Me: 60.87 ± 4.53. Al-Al/EnEn: 1.06 ± 0.08; Al-Al/Zy-Zy: 0.28 ± 0.02; Ch-Ch/Go-Go: 0.36 ± 0.03; Ch-Ch/Zy-Zy: 0.33 ± 0.03;<br />
En-En/Al-Al: 0.95 ± 0.07; Al-Al/Ch-Ch: 0.87 ± 0.07; N-Sto/N-Gn: 0.63 ± 0.02; N-Sn/N-Gn: 0.43 ±<br />
0.02; Al-Al/N-Sn: 0.90 ± 0.08; Sn-Sto/Ch-Ch: 0.46 ± 0.06. Conclusions: There are significant<br />
differences between three face height indices and between male and female. The horizontal<br />
proportions have the difference between two sexes but there is no difference in vertical proportions.<br />
* Keywords: Facial morphology; Photogrammetry; 12-year-old pupils.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kể từ khi các thiết bị ghi lại hình ảnh<br />
ra đời, con người quan tâm đến vẻ ưa<br />
nhìn và sức hấp dẫn của khuôn mặt nhiều<br />
<br />
hơn. Có nhiều yếu tố để đánh giá và đưa<br />
ra nhận định về sự hấp dẫn của khuôn<br />
mặt [2]. Đó là sự hài hòa, sự tương<br />
ứng về giới tính, trẻ trung và đối xứng.<br />
<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Lê Hà (halevu89@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017<br />
<br />
399<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Đó là mối quan tâm lớn của điều trị chỉnh<br />
nha và phẫu thuật tạo hình hàm mặt, vì<br />
điều trị có khả năng làm thay đổi vẻ bề<br />
ngoài, do đó cải thiện sự hấp dẫn của<br />
khuôn mặt. Trong những mối quan tâm<br />
đó, hài hòa được coi là một trong những<br />
yếu tố quan trọng nhất, nhiều nghiên cứu<br />
khác nhau nhắc đến yếu tố này [3, 4, 5].<br />
Phương pháp sử dụng phân tích qua<br />
ảnh chụp chuẩn hóa ngày càng được sử<br />
dụng nhiều vì những ưu điểm của nó về<br />
độ chính xác cũng như tính kinh tế. Phép<br />
đo ảnh chụp dễ đánh giá về cân xứng<br />
của vùng mặt và dễ trao đổi thông tin<br />
hơn. Đo đạc trên ảnh kỹ thuật số với<br />
phần mềm thích hợp sẽ tiết kiệm nhiều<br />
thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn<br />
so với đo trực tiếp trên người với ưu điểm<br />
về khả năng lưu trữ và bảo quản thông<br />
tin.<br />
Lứa tuổi 12 là giai đoạn quan trọng<br />
trong định dạng khuôn mặt khi trưởng<br />
thành, là dấu mốc cho giai đoạn chuyển<br />
tiếp, giai đoạn dậy thì và phát triển cho<br />
đến lứa tuổi trưởng thành. Nghiên cứu<br />
đặc điểm ở lứa tuổi này có giá trị cao<br />
trong đánh giá cũng như điều trị các sai<br />
lệch được phát hiện. Tuy nhiên, nghiên<br />
cứu trên ảnh chụp ở lứa tuổi này chưa<br />
nhiều, chưa có chỉ số cần thiết để phục<br />
vụ tốt hơn nhu cầu điều trị. Vì vậy, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Xác<br />
định một số kích thước, tỷ lệ, chỉ số<br />
khuôn mặt của trẻ 12 tuổi người Việt trên<br />
ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
190 đối tượng (79 nam và 111 nữ)<br />
người Việt lứa tuổi 12.<br />
400<br />
<br />
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ<br />
tháng 1 - 2017 đến 6 - 2017 tại Trường<br />
Trung học Cơ sở Đại Áng và Tứ Hiệp,<br />
Hà Nội.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu, có bố mẹ, ông bà nội<br />
ngoại là người Việt, không có dị dạng<br />
hàm mặt, không có tiền sử chấn thương<br />
hay phẫu thuật vùng hàm mặt, chưa điều<br />
trị nắn chỉnh răng và phẫu thuật tạo hình<br />
khác, không có các biến dạng xương hàm.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
Chụp ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng<br />
tất cả đối tượng nghiên cứu, nghiêng 90 độ<br />
quay sang phải bằng máy ảnh kỹ thuật số<br />
Nikon D700, lens Nikon AF-s 105 mm<br />
F2.8 VR Micro Nano. Căn chỉnh vị trí đặt<br />
máy ảnh và đối tượng chụp đạt tỷ lệ 1:1<br />
khi chụp, lưu trữ dữ liệu vào ổ cứng máy<br />
tính. Ảnh được đánh dấu điểm mốc giải<br />
phẫu và đo đạc các chỉ số bằng phần<br />
mềm VNCeph. Nhập và phân tích số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS 16.0 để tính số<br />
trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD), so<br />
sánh tỷ lệ bằng kiểm định trung bình giá<br />
trị t với 2 mẫu không cùng kích thước.<br />
Tính toán số liệu đánh giá dựa trên tỷ lệ<br />
giữa kích thước khuôn mặt trên cả ảnh<br />
thẳng và ảnh nghiêng, sau đó đưa ra so<br />
sánh trung bình giữa nam và nữ.<br />
* Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng:<br />
En (điểm khóe mắt trong), Ex (điểm<br />
khóe mắt ngoài), Al (điểm mũi), Ch (điểm<br />
khóe miệng), Zy (điểm ngoài nhất của<br />
cung gò má, là điểm nhô nhất của gò má<br />
với đường viền của mặt), Go (điểm ngoài<br />
nhất ở góc hàm xương hàm dưới).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
* Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh<br />
nghiêng: Gl (điểm lồi nhất của trán), Tr<br />
(điểm chân tóc nằm trên đường giữa của<br />
trán), N (điểm sau nhất của mô mềm<br />
khớp trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa),<br />
Sn (điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn<br />
dưới mũi và môi trên, là điểm sau nhất và<br />
cao nhất của góc mũi môi), Sto (điểm nối<br />
liền môi trên và răng dưới trên mặt phẳng<br />
dọc giữa khi hai môi khép nhẹ và răng ở<br />
tư thế cắn tự nhiên), Gn (điểm dưới nhất<br />
của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng<br />
dọc giữa), Me (điểm dưới nhất của mô<br />
mềm vùng cằm), Pg (điểm nhô nhất của<br />
mô mềm vùng cằm).<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn ảnh trong<br />
nghiên cứu:<br />
Lựa chọn hình ảnh dựa trên tiêu chí về<br />
chất lượng ảnh và khả năng xác định<br />
<br />
điểm mốc và tỷ lệ. Hình ảnh không đạt và<br />
bị loại nếu: điểm mốc bị che khuất; đầu<br />
đối tượng nghiêng lên hoặc xuống, hoặc<br />
nghiêng sang bên đáng kể, quay trái hoặc<br />
quay phải; bức ảnh bị mờ, không rõ nét,<br />
thước không nhìn rõ; đối tượng thể hiện<br />
tăng trương lực cơ môi hoặc há miệng;<br />
đối tượng mỉm cười; đối tượng nhắm mắt<br />
hoặc nheo mắt; không nhìn thẳng ra phía<br />
trước.<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu là một phần nhỏ trong một<br />
nhánh của Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên<br />
cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt<br />
Nam để ứng dụng trong y học”. Đạo đức<br />
trong nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức<br />
Y sinh học cấp cơ sở của Trường Đại học<br />
Y Hà Nội thông qua, mã số IRB VN01001.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực hiện nghiên cứu trên 190 đối tượng đạt tiêu chuẩn, lựa chọn ngẫu nhiên 79<br />
nam và 111 nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 1: Kích thước ba tầng mặt.<br />
Nam (n = 79)<br />
Biến số (mm)<br />
<br />
Nữ (n = 111)<br />
<br />
Nam + nữ (n = 190)<br />
<br />
Ký hiệu<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
(p)<br />
(t-test)<br />
<br />
Chiều cao tầng mặt<br />
trên<br />
<br />
Tr-N<br />
<br />
70,23<br />
<br />
6,35<br />
<br />
73,28<br />
<br />
5,81<br />
<br />
72,01<br />
<br />
6,21<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Chiều cao tầng mặt<br />
giữa<br />
<br />
N-Sn<br />
<br />
44,19<br />
<br />
3,69<br />
<br />
43,24<br />
<br />
2,78<br />
<br />
43,63<br />
<br />
3,22<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chiều cao tầng mặt<br />
dưới<br />
<br />
Sn-Me<br />
<br />
62,18<br />
<br />
4,65<br />
<br />
59,94<br />
<br />
4,23<br />
<br />
60,87<br />
<br />
4,53<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Có sự khác biệt kích thước mỗi tầng mặt giữa hai giới (nam > nữ trên tầng mặt giữa<br />
và dưới; nữ > nam tầng mặt trên), khác biệt có ý nghĩa thống kê, đặc biệt ở giữa hai<br />
tầng mặt trên và tầng mặt dưới.<br />
Kích thước ba tầng mặt có sự khác biệt (tầng mặt trên > tầng mặt dưới > tầng mặt<br />
giữa), khác biệt có ý nghĩa thống kê theo từng cặp (p < 0,05).<br />
401<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 2: Tỷ lệ ngang khuôn mặt.<br />
Nam (n = 79)<br />
<br />
Nữ (n = 111)<br />
<br />
Nam + nữ (n = 190)<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
(p)<br />
(t-test)<br />
<br />
Al - Al/En - En<br />
<br />
1,08<br />
<br />
0,09<br />
<br />
1,04<br />
<br />
0,08<br />
<br />
1,06<br />
<br />
0,08<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
En - En/Ex- En (T)<br />
<br />
1,26<br />
<br />
0,15<br />
<br />
1,28<br />
<br />
0,12<br />
<br />
1,27<br />
<br />
0,14<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
En - En/Ex- En (P)<br />
<br />
1,30<br />
<br />
0,15<br />
<br />
1,33<br />
<br />
0,15<br />
<br />
1,32<br />
<br />
0,15<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Al - Al/Zy - Zy<br />
<br />
0,29<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,02<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Ch - Ch/Zy - Zy<br />
<br />
0,33<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,32<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,33<br />
<br />
0,03<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Al - Al/Ch - Ch<br />
<br />
0,87<br />
<br />
0,06<br />
<br />
0,86<br />
<br />
0,07<br />
<br />
0,87<br />
<br />
0,07<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Ch - Ch/Go - Go<br />
<br />
0,37<br />
<br />
0,04<br />
<br />
0,36<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,36<br />
<br />
0,03<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tỷ lệ kích thước ngang nhìn chung khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p<br />
< 0,01), một số tỷ lệ không có khác biệt như Al - Al/Ch - Ch, Ch - Ch/Zy - Zy, En En/Ex- En 2 bên.<br />
Bảng 3: Tỷ lệ chiều dọc khuôn mặt.<br />
Nam (n = 79)<br />
<br />
Nữ (n = 111)<br />
<br />
Nam + nữ<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
(p)<br />
(t-test)<br />
<br />
N-Sto/N-Gn<br />
<br />
0,63<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,64<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,64<br />
<br />
0,02<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
N-Sn/N-Gn<br />
<br />
0,43<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,43<br />
<br />
0,02<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Al-Al/N-Sn<br />
<br />
0,91<br />
<br />
0,09<br />
<br />
0,89<br />
<br />
0,08<br />
<br />
0,90<br />
<br />
0,08<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sn-Sto/Ch-Ch<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,06<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,06<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,06<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Biến số (mm)<br />
<br />
Tỷ lệ theo chiều dọc của khuôn mặt nhìn chung không có sự khác biệt giữa hai giới<br />
(p > 0,05).<br />
BÀN LUẬN<br />
Dựa vào các kết quả thu được, chiều<br />
cao giữa ba tầng mặt có sự khác biệt,<br />
khác biệt theo từng kích thước khi so<br />
sánh cả hai giới. Chiều cao tầng mặt trên<br />
> tầng mặt dưới > tầng mặt giữa. Giải<br />
thích điều này dựa trên sơ đồ tăng trưởng<br />
của trẻ, xương hàm trên chưa phát triển<br />
hoàn thiện, tăng trưởng của xương hàm<br />
dưới vượt xương hàm trên, đồng thời mũi<br />
chưa đạt ổn định hình thái, tiếp tục phát<br />
triển theo chiều xuống dưới và ra trước ít<br />
nhất đến trước tuổi trưởng thành. Đồng<br />
thời, lứa tuổi bắt đầu dậy thì, cùng với sự<br />
402<br />
<br />
tăng trưởng tiếp diễn, cằm có xu hướng<br />
ra trước hơn so với các thành phần phía<br />
trên của xương mặt và xương hàm dưới<br />
phát triển từ vị trí lùi sau nhiều đến vị trí ít<br />
lùi sau hơn [1]. Khác biệt này phù hợp với<br />
phát triển của trẻ ở lứa tuổi 12 khi bắt đầu<br />
vào giai đoạn dậy thì [6].<br />
Tỷ lệ kích thước theo chiều ngang<br />
khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ (p < 0,01),<br />
khác biệt ở tỷ lệ chiều rộng mũi khi so sánh<br />
với kích thước ngang khác trên khuôn<br />
mặt, điều này chứng minh sự phát triển<br />
chưa hoàn thiện của mũi ở giai đoạn này<br />
ảnh hưởng đến tỷ lệ trên khuôn mặt [6].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Một số tỷ lệ theo chiều dọc của khuôn<br />
mặt đươc đánh giá cho thấy gần như<br />
không khác biệt giữa nam và nữ và kích<br />
thước trên mỗi khuôn mặt, do đó có thể<br />
đánh giá đồng đều một cách có ý nghĩa.<br />
Kết quả này tương đối phù hợp với<br />
nghiên cứu của Yeung [7] về tỷ lệ kích<br />
thước trên ảnh thẳng.<br />
KẾT LUẬN<br />
Khi đánh giá nghiên cứu kích thước<br />
trên ảnh thẳng và nghiêng ở trẻ 12 tuổi tại<br />
hai trường trung học cơ sở trên địa bàn<br />
Hà Nội, kết quả:<br />
Tỷ lệ giữa ba tầng mặt khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê. Khác biệt thể hiện trên<br />
từng kích thước giữa nam và nữ. Có sự<br />
khác nhau giữa tỷ lệ trên mặt thẳng của<br />
kích thước theo chiều ngang, nhưng<br />
không khác nhau giữa tỷ lệ kích thước<br />
theo chiều dọc. Điều này phù hợp với<br />
nghiên cứu của Yeung (2015) trên 514<br />
đối tượng trẻ em 12 tuổi ở miền Nam<br />
Trung Quốc.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành bài báo này, chúng tôi<br />
xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các<br />
đối tượng nghiên cứu, cảm ơn Ban Giám<br />
hiệu nhà trường Trung học cơ sở Đại Áng<br />
và Tứ Hiệp, các thầy cô trong Viện Đào<br />
tạo Răng Hàm Mặt, PGS.TS Trương<br />
Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà<br />
nước, Văn phòng Quản lý các chương<br />
trình trọng điểm quốc gia đã tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho nhóm nghiên cứu có thể lấy<br />
<br />
và hoàn thành số liệu. Xin gửi lời cảm ơn<br />
sâu sắc tới Bộ Khoa học Công nghệ đã<br />
hoàn thiện và phát triển phần mềm<br />
VNCeph hỗ trợ rất nhiều cho xử lý dữ liệu<br />
hình ảnh của nhóm nghiên cứu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đồng Khắc Thẩm, Phan Thị Xuân Lan.<br />
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt và toàn<br />
cơ thể. Chỉnh hình răng mặt. Bộ môn Chỉnh<br />
hình Răng Mặt. Đại học Y Dược Thành phố<br />
Hồ Chí Minh. 2004, tr.26-32.<br />
2. Bashour M. History and current concepts<br />
in the analysis of facial attractiveness. Plast<br />
Reconstr Surg. 2006, 118 (3), pp.741-56.<br />
3. Langlois J.H, Roggman L.A. Attractive<br />
faces are only average. Psychol Sci. 1990, 1,<br />
pp.115-21.<br />
4. Grammer K, Thornhill R. Human facial<br />
attractiveness and sexual selection: the role of<br />
symmetry and averageness. J Comp Psychol.<br />
1994, 108, pp.233-42.<br />
5. Edler R, Agarwai P, Wertheim D,<br />
Greenhill D. The use of anthropometric<br />
proportion indices in the measurement of<br />
facial attractiveness. Eur J Orthod. 2006, 28<br />
(3), pp.274-81.<br />
6. Takeshita S. The nature of human<br />
craniofacial growth studied with finite element<br />
analytical approach. Clinacal Orthod Research.<br />
2001, 4, pp.148-160.<br />
7. D.H Enlow and M Hans. Handbook of<br />
Facial Growth. WB Saunders. Philadelphia.<br />
nd<br />
Pa. USA. 2 edition. 2008.<br />
8. Yeung et al. Frontal facial proportions<br />
of<br />
12-year-old<br />
southern<br />
Chinese:<br />
a<br />
photogrammetric study. Head & Face Medicine.<br />
2015, pp.11-26.<br />
<br />
403<br />
<br />