T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA RỄ CÂY<br />
VIỄN CHÍ VIỆT NAM (POLYGALA KARENSIUM KURZ.)<br />
THUỘC HỌ VIỄN CHÍ (POLYGALACEAE)<br />
Trần Văn Quang*; Nguyễn Thượng Dong**<br />
Nguyễn Quỳnh Nga**; Nguyễn Thế Thanh Hà***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả và hệ thống hóa các dữ liệu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc<br />
điểm vi học bột dược liệu của cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.). Phương pháp: mô tả<br />
hình thái và vi học. Kết quả và kết luận: Viễn chí là cây thân thảo, lá đơn mọc so le, lá ở gốc<br />
hình elip, lá phía trên hình mác, hình phiến lá hình mũi giáo hẹp; phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên<br />
màu xanh, mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình lông chim, mép lá thường lượn sóng, có gai<br />
rất nhỏ và cách nhau không đều; cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; cánh hoa có màu trắng<br />
phớt tím đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy; rễ thắt từng đoạn như ruột gà, bột rễ dược liệu có mảnh<br />
mang màu đỏ nâu; hạt tinh bột, TB mô cứng, nhiều mảnh mô mềm gồm những tế bào (TB) đa giác<br />
xếp sát nhau; lông che chở đa bào có TB ở đầu dài và thuôn nhọn.<br />
* Từ khóa: Cây Viễn chí; Hình thái; Giải phẫu.<br />
<br />
Botanical Characteristics of Polygala Karensium Kurz<br />
Summary<br />
Objectives: To describe and systemize the data and characteristics of Polygala karensium<br />
Kurz. Methods: Using the methods of morphology and microscopy. Results and conclusion:<br />
Polygala karensium Kurz is a herbaceous plant. Root is tied into sections like these of coil.<br />
Alternate: simple foliums, lower leaves are elliptically shaped, upper leaves are lancelate. Leaf<br />
blade is slender, even, upper surface is green, lower one is green or purple. The nerve is<br />
feather shaped. The leaf border is usually wavy with very small irregulary spaced thorns.<br />
Flowers grow dense on the top of branches or crevice. The pental is purple-white or pink, slim<br />
and devided into 2 lobes. Root powder has red-brown fragment, inncluding polygonal shaped<br />
tissues. The above features are important data to consult for standardization of medical plant<br />
Polygala karensium Kurz.<br />
* Key words: Polygala karensium Kurz; Morpholoical; Microscopy.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Viện Dược liệu TW<br />
*** Bệnh viện Quân y 175<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn Quang (quangtran2108@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016<br />
<br />
5<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viễn chí là một vị thuốc cổ truyền được<br />
sử dụng lâu đời để chữa trị các chứng<br />
bệnh như: ho có đờm, kém trí nhớ, hồi<br />
hộp... Viễn chí thường phối hợp với các vị<br />
khác để chữa suy nhược thần kinh, hay<br />
quên, sợ hãi, là thành phần chính trong<br />
nhiều bài thuốc cổ phương như: Thiên<br />
vương bổ tâm, Định chí hoàn... Việt Nam<br />
có 23 loài thuộc chi Viễn chí (Polygala),<br />
phân bố ở nhiều địa phương như Lào Cai,<br />
Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,<br />
Đà Lạt... Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu<br />
cụ thể về các loài Viễn chí ở Việt Nam còn<br />
hạn chế [1, 2, 4].<br />
Trên thế giới đã có một số công trình<br />
nghiên cứu về thành phần hóa học và tác<br />
dụng sinh học của Viễn chí, tuy nhiên mới<br />
chủ yếu tập trung ở các loài Polygala như:<br />
P. tenuifolia, P. sibirica, P. japonica, P.<br />
vulgaris, P. fallax, P. senega, P. glomerata, P.<br />
arillata, P. sibirica, P. watersii... Nhiều loài<br />
Viễn chí ở Việt Nam chưa được nghiên<br />
cứu đầy đủ về hình thái và giải phẫu. Đặc<br />
biệt, Dược điển Việt Nam IV chưa đề cập<br />
đến loài Polygala karensium Kurz.<br />
Để phục vụ cho công tác giám định,<br />
tiêu chuẩn hóa dược liệu và cho những<br />
nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa<br />
học, dược lý và tác dụng sinh học, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình<br />
thái và giải phẫu của dược liệu này.<br />
6<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Loài Viễn chí (Polygala karensium Kurz),<br />
thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Mẫu<br />
nghiên cứu được thu hái tại thị trấn Sa Pa,<br />
tỉnh Lào Cai. Tiêu bản mang số hiệu DL<br />
060315 được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản<br />
Thực vật, Khoa Tài nguyên Sinh thái,<br />
Viện Dược liệu Trung ương.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Áp dụng phương pháp hình thái so<br />
sánh để xác định loài. Mẫu nghiên cứu<br />
được so sánh và đối chiếu với khóa phân<br />
loại và bản mô tả trong các tài liệu [2, 4,<br />
5, 6].<br />
Áp dụng phương pháp hiển vi để<br />
nghiên cứu cấu tạo giải phẫu và đặc điểm<br />
bột dược liệu các bộ phận rễ, thân, lá của<br />
loài [3].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Xác định tên khoa học và mô tả<br />
đặc điểm hình thái của loài Viễn chí.<br />
Căn cứ vào mẫu nghiên cứu, có so<br />
sánh, đối chiếu với khóa phân loại và bản<br />
mô tả trong tài liệu tham khảo [2, 5, 6, 7],<br />
chúng tôi xác định tên khoa học của loài<br />
Viễn chí như sau:<br />
- Tên khoa học: Polygala karensium<br />
Kurz.<br />
- Tên đồng âm: Polygala tricornis<br />
Gagnep.<br />
- Tên tiếng Việt phổ thông: Viễn chí.<br />
<br />
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
- Tên tiếng Việt khác: Giả ba kích.<br />
<br />
đài 5, không đều, sớm bị rụng; ngoài cùng<br />
<br />
- Họ thực vật: họ Viễn chí (Polygalaceae).<br />
<br />
có 3 lá đài nhỏ, hơi cụp vào trong, dài 8 10 mm, rộng 4 - 5 mm, đỉnh tù; hai lá đài<br />
<br />
* Mô tả đặc điểm hình thái:<br />
- Cây bụi cao 0,5 - 1 m. Thân non có<br />
cạnh, hơi vặn. Cành non nhẵn, không lông.<br />
- Lá đơn, mọc so le, rất đa dạng, lá gốc<br />
hình elip, lá phía trên hình mác; cuống lá<br />
dài 1 - 2,5 cm, nhẵn hoặc có lông ngắn;<br />
<br />
phía trong mỏng, giống cánh hoa, hình trứng<br />
ngược, lớn, dài 12 - 15 mm, rộng khoảng<br />
8 mm; cánh hoa có màu trắng phớt tím<br />
đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy.<br />
- Bộ nhị 8, chỉ nhị dài 2 - 2,4 cm; vòi<br />
<br />
phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên màu xanh,<br />
<br />
nhụy dài khoảng 1,2 - 1,4 cm, rộng và<br />
<br />
mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình<br />
<br />
cong dần từ dưới lên đỉnh; núm nhụy<br />
<br />
lông chim, có 6 - 7 cặp gân phụ, phân chia<br />
<br />
hình môi; bầu dẹt, ở trên, chia 2 ô; hạt màu<br />
<br />
đến tận mép lá. Mép lá thường lượn<br />
<br />
nâu đen, hình trứng, lông tơ; rễ củ dạng<br />
<br />
sóng, có gai rất nhỏ và cách nhau không<br />
<br />
chùm, thắt lại từng đoạn giống ruột gà,<br />
<br />
đều.<br />
<br />
có lõi bên trong, nhìn qua như rễ cây Ba<br />
<br />
- Cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc<br />
kẽ lá; hoa xếp dày, nhiều, dài 2,5 - 4 cm;<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
kích; đường kính rễ tươi khoảng 0,5 1,2 cm, dài 20 - 30 cm, có thể tới 50 cm.<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
4<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
9<br />
<br />
13<br />
<br />
17<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
14<br />
<br />
18<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
Hình 1: Một số đặc điểm hình thái cây Viễn chí.<br />
1. Toàn cây; 2. Cành mang cụm hoa; 3. Lá (mặt trên), 4. Lá (mặt dưới); 5. Gân<br />
chính (mặt trên); 6. Gân chính (mặt dưới); 7. Mép lá mặt dưới; 8. Hoa nguyên vẹn; 9.<br />
Hoa cắt dọc; 10. Lá đài; 11. Cánh hoa; 12. Bộ nhị; 13. Bao phấn; 14. Vòi nhụy; 15.<br />
Núm nhụy; 16. Bầu nguyên vẹn; 17. Bầu cắt ngang; 18. Hạt; 19. Rễ; 20. Thân.<br />
2. Đặc điểm vi học của cây Viễn chí.<br />
* Thân:<br />
Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào trong có: lớp biểu bì mỏng bao quanh (1), sát<br />
trong lớp bần là mô dày (2) gồm những TB hình đa giác nhỏ, thành dày xếp đều đặn;<br />
mô mềm vỏ (3) được cấu tạo bởi những TB đa giác lớn hơn, có thành mỏng; lớp mô<br />
cứng (4) mỏng gồm những TB có thành dày, khoang rộng; lớp libe (5) tương đối mịn<br />
nằm gần phần gỗ (6); trong cùng là mô mềm ruột (7), gồm những TB hình lục giác, to,<br />
thành mỏng, xếp sát nhau.<br />
8<br />
<br />
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
* Lá:<br />
Gân lá phía trên lõm, phía dưới lồi;<br />
lông che chở (1) cấu tạo bởi 1 TB, tiếp<br />
đến là lớp biểu bì (2) gồm 1 hàng những<br />
TB hình chữ nhật nhỏ xếp đều nhau; mô<br />
mềm (3) gồm những TB hình đa giác to,<br />
có thành mỏng; lớp libe - gỗ (4) tạo thành<br />
một đường cung, trong đó phần libe bên<br />
ngoài bao bọc lấy phần gỗ phía trong.<br />
Bao quanh lớp libe - gỗ là lớp mô cứng (5),<br />
mỏng, gồm những TB có thành dày hóa gỗ.<br />
Hình 2: Ảnh đặc điểm vi phẫu thân Viễn chí.<br />
* Rễ: Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào<br />
trong có lớp bần gồm 3 - 5 hàng TB (1);<br />
mô mềm vỏ (2) gồm những TB đa giác<br />
tương đối lớn, thành mỏng; tinh thể canxi<br />
oxalat (3) nhỏ, nằm xen kẽ với mô mềm<br />
vỏ; lớp libe (4) mỏng nằm sát lớp gỗ (5).<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Hình 4: Đặc điểm vi phẫu gân chính<br />
của lá Viễn chí.<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Hình 3: Đặc điểm vi phẫu rễ Viễn chí.<br />
<br />
3. Đặc điểm bột rễ dược liệu.<br />
Bột màu xám, không mùi, vị hơi đắng.<br />
Soi dưới kính hiển vi thấy mảnh mang<br />
màu đỏ nâu (1); hạt tinh bột hình tròn (2)<br />
đứng riêng lẻ hoặc tụ lại thành đám; TB<br />
mô cứng (8) có thành dày, khoang rộng;<br />
nhiều mảnh mô mềm (6) gồm những TB<br />
đa giác xếp sát nhau; lông che chở đa<br />
bào (4, 5) có TB ở đầu dài và thuôn nhọn.<br />
Các bó sợi (3) và tinh thể canxi oxalat<br />
hình khối.<br />
9<br />
<br />