Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN HEN ĐƯỢC KIỂM SOÁT<br />
HOÀN TOÀN TỪ BẬC 4 VỀ BẬC 1 TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP<br />
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM<br />
Bùi Thị Hạnh Duyên*, Nguyễn Văn Thọ**, Lê Thị Tuyết Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Bệnh nhân hen được kiểm soát hoàn toàn thì có chất lượng cuộc sống tốt, không nhập viện và<br />
không cấp cứu. Nếu bệnh nhân hen được điều trị đạt kiểm soát hoàn toàn và được đưa trở về hen bậc 1 thì họ<br />
không cần phải dùng thuốc ngừa cơn hoặc dùng với liều tối thiểu, chi phí điều trị hen là rất thấp.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và hô hấp ký trước điều trị ở những bệnh nhân hen từ<br />
bậc 4 về bậc 1. Xác định thời gian cần thiết để điều trị hen từ bậc 4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp, Bệnh viện<br />
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp: mô tả - hồi cứu. Chọn tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán hen bậc 4, được điều trị ngoại<br />
trú theoGINA và đã trở về hen bậc 1 trong khoảng thời gian từ tháng 2/2007 đến tháng 8/2008.<br />
Kết quả: 58 bệnh nhân hen được điều trị từ bậc 4 về bậc 1. Trước nghiên cứu: tỉ lệ nữ/nam: 3/1, trình độ<br />
cấp 2 trở lên: 95%, điều kiện kinh tế đủ ăn trở lên: 98%, thời gian khởi bệnh: khoảng 2 năm, đang hút thuốc lá:<br />
5%, thường xuyên dùng corticosteroid uống: 10%. Trong nghiên cứu: Có triệu chứng lâm sàng điển hình cho<br />
hen: 88%, có triệu chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4: 95%, có hội chứng tắc nghẽn và/hoặc hỗn hợp: 26%, có<br />
đáp ứng với thuốc giãn phế quản: 53%, FEV1:77±18%, PEF: 78±23%. sử dụng ICS + LABA để điều trị hen:<br />
97%, tuân thủ tốt với điều trị: 95%. Thời gian điều trị để hen từ bậc 4 về bậc 1: 264 ± 97 ngày.<br />
Kết luận: Đặc điểm bệnh nhân hen bậc 4 về bậc 1: trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên, điều kiện kinh tế đủ ăn<br />
trở lên, thời gian khởi bệnh ngắn, không hút thuốc lá, giá trị của FEV1 và PEF còn cao, tuân thủ điều trị tốt.<br />
Thời gian cần thiết để điều trị hen từ bậc 4 về bậc 1 là 9 tháng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ASTHMA CONTROLLED TOTALLY<br />
FROM STEP 4 DOWN TO STEP 1 AT THE RESPIRATORY CONSULTING-ROOM<br />
OF UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY<br />
Bui Thi Hanh Duyen, Nguyen Van Tho, Le Thi Tuyet Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 167 - 172<br />
Introduction: Patients with totally controlled asthma have good quality of life, no admission and no<br />
emergency care. If asthmatic patients are treated to be totally controlled and to step down to step 1, they will not<br />
need to use controllers or use with the minimum dosage, the cost of treatment will be very low.<br />
Objectives: To study the pre-treament characteristics of epidemiology, clinical symptoms and spirometric<br />
result in asthmatic patients who stepped down from step 4 to step 1. To determine the neccesary duration of<br />
treatment to bring step 4 down to step 1.<br />
Methods: Retrospective observational study. Selecting all patients who were diagnosed as persistent severe<br />
asthma (step 4), treated according to GINA as out-patients, and stepped down to step 1 during the time from<br />
February 2007 to August 2008.<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ∗∗ Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: 58 asthmatic patients were treated to step down from step 4 to step 1. Before this study: female/male<br />
ratio: 3/1,literacy level of secondary school or higher: 95%, economic condition of having enough to eat or higher:<br />
98%, duration of symptoms: about 2 years, current smokers: 5%, frequently using oral corticosteroid: 10%.<br />
During this study: classical symptoms for asthma: 88%, clinical symptoms correlating to step 4: 95%, obstructive<br />
and/or mixed syndromes: 26%, positive response to broncholators: 53%, FEV1:77±18%, PEF: 78±23%, using<br />
ICS + LABA to treat asthma: 97%, good compliance with treatment: 95%. Duration of treatment to bring step 4<br />
down to step 1: 264 ± 97 days.<br />
Conclusion: Characteristics of asthmatic patients who stepped down from step 4 to step 1 were literacy level<br />
of secondary school or higher, economic condition of having enough to eat or higher, short duration of symptoms,<br />
no smokers, high values of FEV1 and PEF, good compliance with treatment. The neccesary duration of treatment<br />
to bring step 4 down to step 1 was 9 months.<br />
hen từ bậc 4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp,<br />
GIỚI THIỆU<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Hen là một gánh nặng toàn cầu, tỉ lệ mới<br />
Xác định thời gian cần thiết để điều trị hen từ<br />
mắc hen ngày càng tăng ở nước ta và trên thế<br />
bậc<br />
4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp, Bệnh<br />
giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính trên toàn<br />
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen vào<br />
PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
năm 2005 và sẽ tăng lên 400 triệu vào năm<br />
(4)<br />
2025 . Hiện nay, mặc dù chúng ta không thể<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
chữa khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát hoàn<br />
Mô tả - hồi cứu<br />
toàn được hen(4,9). Mục tiêu chính của việc điều<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
trị hen theo Chiến lược toàn cầu về hen (GINA)<br />
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán<br />
là giúp người bệnh kiểm soát hen hoàn toàn.<br />
hen bậc 4, được điều trị ngoại trú theo GINA tại<br />
Bệnh nhân hen nếu được kiểm soát hoàn toàn thì<br />
Phòng khám Hô hấp Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
có chất lượng cuộc sống tốt hơn, không nhập<br />
TP. Hồ Chí Minh và đã trở về hen bậc 1 trong<br />
viện và không cấp cứu(7,10). Theo hướng dẫn của<br />
khoảng thời gian từ tháng 2/2007 đến tháng<br />
GINA, một khi bệnh nhân hen đạt được kiểm<br />
8/2008.<br />
soát hoàn toàn ở một bậc nặng nào đó trong ít<br />
nhất ba tháng thì bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều<br />
thuốc ngừa cơn xuống bậc kế tiếp. Nếu bệnh<br />
nhân hen được điều trị đạt kiểm soát hen hoàn<br />
toàn và được đưa trở về hen bậc 1 thì họ không<br />
cần phải dùng thuốc ngừa cơn hoặc dùng với<br />
liều tối thiểu, khi đó chi phí điều trị hen là rất<br />
thấp(4). Như vậy, một bệnh nhân hen bậc 4 mà<br />
được điều trị tốt để trở về hen bậc 1 thì sẽ hưởng<br />
rất nhiều lợi ích. Vậy trong số những bệnh nhân<br />
hen bậc 4 được điều trị theo GINA, những bệnh<br />
nhân nào sẽ có khả năng trở về hen bậc 1, thời<br />
gian cần thiết để điều trị là bao lâu ? Đó là lý do<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng<br />
và hô hấp ký trước điều trị ở những bệnh nhân<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bênh nhân >15 tuổi<br />
Được chẩn đoán xác định hen bậc 4 tại thời<br />
điểm ban đầu<br />
Hiện đang được kiểm soát hoàn toàn và<br />
đang được điều trị hen bậc 1<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
* Có 1 trong các tiêu chuẩn sau:<br />
- Bệnh nhân chưa được giảm xuống bậc 1<br />
hoặc đã giảm xuống bậc 1 nhưng thất bại trong<br />
vòng 3 tháng sau đó.<br />
- Bệnh nhân không được đo Hô hấp ký tại<br />
mỗi thời điểm giảm bậc.<br />
- Hồ sơ bị thiếu thông tin.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn: ≤ 2 lần/tuần<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Các Bác sĩ của Phòng khám Hô Hấp, Bệnh<br />
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ ghi lại<br />
tên và số hồ sơ của tất cả những bệnh nhân đúng<br />
tiêu chuẩn chọn mẫu vào một bảng danh sách.<br />
Bác sĩ nghiên cứu sẽ tìm lại hồ sơ của những<br />
bệnh nhân này đã được lưu tại Phòng khám Hô<br />
Hấp. Một số thông tin chưa rõ có thể sẽ được<br />
phỏng vấn qua điện thoại (nếu có thể). Các biến<br />
số cần phải thu thập gồm có: tuổi, giới, nghề<br />
nghiệp, nơi cư trú, hút thuốc lá, thời gian mắc<br />
bệnh hen, yếu tố dị ứng, thuốc đã sử dụng, triệu<br />
chứng lâm sàng, kết quả hô hấp ký, bậc nặng<br />
của hen, thuốc điều trị, tuân thủ điều trị, mức độ<br />
kiểm soát hen, thời gian để hen về bậc 1.<br />
<br />
Định nghĩa các biến số nghiên cứu<br />
Bậc nặng của hen được phân loại theo Bảng 1<br />
Bảng 1 Phân loại bậc nặng của hen(4)<br />
Triệu chứng ban<br />
ngày<br />
<br />
Triệu chứng<br />
về đêm<br />
<br />
Bậc 4<br />
- Mỗi ngày<br />
Nặng - Hạn chế hoạt động<br />
Thường<br />
thể lực<br />
xuyên<br />
Dai<br />
dẳng - Thường có cơn cấp<br />
- Mỗi ngày<br />
-Cơn<br />
cấp có thể ảnh<br />
Bậc 3<br />
hưởng hoạt động thể<br />
Vừa<br />
lực và giấc ngủ.<br />
> 1 lần/tuần<br />
Dai<br />
- Phải hít chất đồng<br />
dẳng<br />
vận β2 tác dụng ngắn<br />
mỗi ngày.<br />
<br />
FEV1 hoặc<br />
PEF<br />
≤ 60% trị số dự<br />
đoán hoặc trị<br />
số tốt nhất của<br />
bệnh nhân<br />
60-80% trị số<br />
dự đoán hoặc<br />
trị số tốt nhất<br />
của bệnh nhân<br />
<br />
-> 1 lần / tuần nhưng<br />
≥ 80% trị số dự<br />
Bậc 2<br />
< 1 lần / ngày.<br />
đoán hoặc trị<br />
Nhẹ<br />
- Cơn cấp có thể ảnh > 2 lần/tháng số tốt nhất của<br />
Dai<br />
bệnh nhân<br />
hưởng hoạt động thể<br />
dẳng<br />
lực và giấc ngủ.<br />
Bậc 1<br />
- ≤ 1 lần / tuần<br />
Không<br />
thườn - Cơn cấp ngắn (từ<br />
g<br />
vài giờ đến vài ngày)<br />
xuyên<br />
<br />
≤ 2 lần /<br />
tháng<br />
<br />
≥ 80% trị số dự<br />
đoán hoặc trị<br />
số tốt nhất của<br />
bệnh nhân<br />
<br />
(Chỉ cần bệnh nhân có 1 trong các biểu hiện nêu trên<br />
là đủ để xếp vào độ nặng tương ứng và chọn bậc cao<br />
nhất.)<br />
<br />
Hen đạt kiểm soát hoàn toàn khi thỏa tất cả<br />
các tiêu chuẩn sau(4)<br />
Triệu chứng ban ngày: ≤ 2 lần/tuần<br />
Không giới hạn hoạt động<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chức năng hô hấp bình thường (PEF hoặc<br />
FEV1 ≥ 80% giá trị dự đoán hoặc giá trị tốt nhất)<br />
Không có đợt kịch phát<br />
<br />
Hô hấp ký(3)<br />
Hội chứng tắc nghẽn: (F)VC ≥ 80% và<br />
FEV1/(F)VC < 70%<br />
Hội chứng hạn chế: (F)VC < 80% và<br />
FEV1/(F)VC ≥ 70%<br />
Hội chứng hỗn hợp: (F)VC < 80% và<br />
FEV1/(F)VC < 70%<br />
Hô hấp ký chứng tỏ có đáp ứng với thuốc<br />
giãn phế quản sau 15 phút phun 400µg<br />
Salbutamol khi thỏa ít nhất 1 trong các tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
(F)VC tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%<br />
FEV1 tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%<br />
PEF tăng ≥ 15%<br />
Tuân thủ tốt với điều trị hen: thời gian sử<br />
dụng thuốc ngừa cơn ≥ 80% thời gian do bác sĩ<br />
chỉ định.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Biến số định tính được biểu diễn bằng tần<br />
suất và phần trăm, biến số định lượng được biểu<br />
diễn bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu có<br />
phân phối bình thường, bằng trung vị và khoảng<br />
tứ vị nếu không có phân phối bình thường. So<br />
sánh 2 trung bình của biến số có phân phối bình<br />
thường được kiểm định bằng phép kiểm t-test.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 58 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu,<br />
trong đó có 43 nữ (74%) và 15 nam (26%). Tuổi<br />
trung bình là 40,5 ± 11,3, tuổi nhỏ nhất là 19 và<br />
lớn nhất là 65.<br />
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên<br />
cứu<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Điều kiện kinh tế<br />
<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Trung cấp<br />
Đại học hoặc sau đại học<br />
Nghèo<br />
<br />
n<br />
3<br />
18<br />
16<br />
19<br />
3<br />
1<br />
<br />
%<br />
5<br />
32<br />
29<br />
29<br />
5<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Cư trú<br />
<br />
Đủ ăn<br />
Khá giả<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
Tỉnh khác<br />
<br />
n<br />
50<br />
7<br />
31<br />
27<br />
<br />
%<br />
86<br />
12<br />
53<br />
47<br />
<br />
Thời gian khởi bệnh, trung vị là 2 năm và<br />
khoảng tứ vị là 1-10 năm.<br />
49 bệnh nhân (85%) không hút thuốc lá, 9<br />
bệnh nhân (15%) đã hoặc đang hút thuốc lá với<br />
số gói-năm trung bình là 16,3 ± 9,6, trong đó chỉ<br />
có 3 bệnh nhân (5%) vẫn còn đang hút thuốc lá.<br />
16 bệnh nhân (28%) có tiếp xúc với khói thuốc lá<br />
thụ động.<br />
Bảng 3. Đặc điểm tiền căn của đối tượng nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Phơi nhiễm yếu tố kích phát hen<br />
Chẩn đoán hen từ trước<br />
Gia đình có người bị hen<br />
Viêm mũi dị ứng<br />
Bệnh dị ứng khác<br />
Bệnh đi kèm:<br />
Viêm xoang<br />
Viêm dạ dày<br />
Trào ngược dạ dày thực quản<br />
Khác<br />
Tiền căn<br />
Giãn phế quản tác dụng ngắn<br />
dùng thuốc<br />
Corticosteroid uống kéo dài<br />
điều trị hen<br />
Thuốc khác<br />
<br />
n<br />
23<br />
36<br />
21<br />
23<br />
21<br />
16<br />
8<br />
5<br />
1<br />
2<br />
19<br />
6<br />
33<br />
<br />
%<br />
40<br />
62<br />
36<br />
40<br />
36<br />
28<br />
14<br />
8<br />
2<br />
4<br />
23<br />
10<br />
47<br />
<br />
Bảng 4. Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm bắt đầu điều<br />
trị<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
1<br />
Bậc nặng theo<br />
3<br />
GINA<br />
4<br />
Ho và/hoặc khạc đàm<br />
Triệu chứng lâm<br />
Khò khè<br />
sàng<br />
Khó thở<br />
<br />
n<br />
1<br />
2<br />
55<br />
51<br />
54<br />
53<br />
<br />
%<br />
2<br />
3<br />
95<br />
88<br />
93<br />
91<br />
<br />
Hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu điều trị hen<br />
theo GINA có kết quả như sau (trung bình ± độ<br />
lệch chuẩn): (F)VC: 86% ± 16%; FEV1: 77% ±<br />
18%; FEV1/(F)VC: 76% ± 11%; FEF 25-75%: 55% ±<br />
23%; PEF: 24 ± 41%.<br />
Bảng 5. Đặc điểm hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu<br />
điều trị<br />
Đặc điểm hô hấp ký<br />
Hạn chế<br />
Kết quả Hô hấp<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
n<br />
12<br />
<br />
%<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ký<br />
<br />
Hỗn hợp<br />
Tắc nghẽn<br />
Không hạn chế và tắc nghẽn<br />
FVC<br />
Có đáp ứng với<br />
thuốc giãn phế<br />
FEV1<br />
quản<br />
PEF<br />
<br />
9<br />
6<br />
31<br />
7<br />
17<br />
24<br />
<br />
16<br />
10<br />
53<br />
12<br />
29<br />
41<br />
<br />
Bảng 6. Đặc điểm điều trị hen<br />
Đặc điểm điều trị<br />
Fluticasone + LABA<br />
Thuốc<br />
điều trị<br />
Budesonide + LABA<br />
hen<br />
Budesonide<br />
Chích ngừa cúm<br />
Có tác dụng phụ<br />
Tuân thủ điều trị tốt<br />
<br />
n<br />
45<br />
11<br />
2<br />
9<br />
11<br />
55<br />
<br />
%<br />
78<br />
19<br />
3<br />
16<br />
19<br />
95<br />
<br />
(LABA: long-acting bronchilator agonist)<br />
Thời gian điều trị trung bình để hen từ bậc 4<br />
về bậc 1 là 264 ± 97 ngày (9 ± 3 tháng).<br />
Thời gian điều trị để kết quả hô hấp ký về<br />
bình thường là 14 (0 – 71) ngày (trung vị (khoảng<br />
tứ vị)).<br />
Thời gian điều trị để đạt kiểm soát hen hoàn<br />
toàn là 40 (14 – 117) ngày (trung vị (khoảng tứ<br />
vị)).<br />
Bảng 7. Mối liên quan giữa thời gian điều trị về hen<br />
bậc 1 với các yếu tố liên quan đến hen<br />
Các yếu tố liên quan hen<br />
Giới<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
≤ 40<br />
> 40<br />
Có<br />
Phơi nhiễm yếu tố<br />
kích phát cơn hen<br />
Không<br />
Có tắc nghẽn và<br />
hoặc hỗn hợp<br />
Hô hấp ký ()<br />
Không<br />
Có<br />
Bệnh kèm<br />
Không<br />
Tiền căn dùng<br />
Có<br />
corticosteroid<br />
Không<br />
uống kéo dài<br />
Tuổi:<br />
<br />
Thời gian<br />
P<br />
(TB ± ĐLC)<br />
275 ± 82<br />
0,6280<br />
261 ± 102<br />
256 ± 114<br />
0,5336<br />
273 ± 76<br />
264 ± 94<br />
0,9931<br />
264 ± 100<br />
256 ± 90<br />
<br />
0,6996<br />
267 ± 100<br />
252 ± 96<br />
0,5622<br />
269 ± 98<br />
271 ± 100<br />
0,8515<br />
263 ± 98<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Tỉ lệ nữ/nam = 3/1, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ<br />
chung ở bệnh nhân hen người lớn là 2/1(3,4,9),<br />
chứng tỏ rằng bệnh nhân nữ có khuynh hướng<br />
trở về hen bậc 1 cao hơn nam khi được điều trị.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Tuổi trung bình trong nghiên cứu này (40,5<br />
tuổi) phù hợp với tuổi trung bình của hen người<br />
lớn trong nghiên cứu ARIAP 2 ở vùng Châu Á –<br />
Thái Bình Dương vào năm 2006 (41,3 tuổi)(10).<br />
Theo Bảng 2, 95% bệnh nhân có trình độ văn<br />
hóa từ cấp 2 trở lên, đây có thể là yếu tố góp<br />
phần tăng tỉ lệ tuân thủ điều trị hen và giúp hen<br />
được kiểm soát hoàn toàn. 98% bệnh nhân có<br />
điều kiện kinh tế thuộc nhóm đủ ăn trở lên. Đây<br />
là nhóm bệnh nhân có khả năng chi trả cho điều<br />
trị hen. Chi phí điều trị hen vẫn còn quá cao đối<br />
với bệnh nhân có điều kiện kinh tế nghèo nên tỉ<br />
lệ hen được kiểm soát hoàn toàn về bậc 1 ở<br />
nhóm này là không cao (2%).<br />
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thời<br />
gian khởi bệnh ngắn (phần lớn là trong vòng 2<br />
năm), đây có thể là một trong những lý do để<br />
hen bậc 4 có thể trở về hen bậc 1 khi điều trị vì<br />
chưa có hiện tượng tái cấu trúc đường dẫn khí<br />
xảy ra(4). Tỉ lệ bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc<br />
lá thấp (15%), lượng thuốc hút cũng không<br />
nhiều nếu có hút (trung bình 16 gói-năm), chỉ có<br />
5% bệnh nhân còn hút, 28% bệnh nhân có tiếp<br />
xúc thụ động với khói thuốc lá. Kết quả của<br />
nghiên cứu ARIAP 2 cho thấy, có tới 15% bệnh<br />
nhân hen người lớn còn hút thuốc lá và 26% tiếp<br />
xúc thụ động với khói thuốc lá(10). Tỉ lệ hút thuốc<br />
lá chủ động thấp trong nghiên cứu này có thể là<br />
yếu tố thuận lợi giúp bệnh nhân hen bậc 4 đáp<br />
ứng tốt với điều trị để về hen bậc 1.<br />
Theo bảng 3, 62% bệnh nhân đã được chẩn<br />
đoán hen trước đó, trong khi đó nghiên cứu của<br />
Lương Thị Thuận cho thấy có 45% bệnh nhân đã<br />
được chẩn đoán hen trước đó(2). 40% bệnh nhân<br />
có phơi nhiễm trong nghề nghiệp hoặc sinh hoạt,<br />
40% có viêm mũi dị ứng đi kèm và 28% có bệnh<br />
khác kèm theo. Điều này cho thấy rằng, chúng ta<br />
vẫn có thể kiểm soát hen tốt dù bệnh nhân có<br />
nguy cơ phơi nhiễm yếu tố kích phát cơn hen và<br />
có bệnh khác đi kèm với hen. 10% bệnh nhân đã<br />
từng sử dụng kéo dài corticosteroid uống để<br />
điều trị bệnh hen trước khi được điều trị theo<br />
GINA. Theo ghi nhận của Osborne ML và cộng<br />
sự(6), sử dụng corticosteroid uống thay vì<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
corticosteroid hít để điều trị hen có thể làm tăng<br />
tỉ lệ cấp cứu lên 10 lần.<br />
Theo Bảng 4, 95% bệnh nhân có triệu chứng<br />
lâm sàng tương ứng hen bậc 4 theo tiêu chuẩn<br />
GINA. Trong khi đó, chỉ có 26% bệnh nhân có<br />
hội chứng tắc nghẽn và/hoặc hỗn hợp (Bảng 5).<br />
Như vậy phần lớn những bệnh nhân hen bậc 4<br />
tại thời điểm bắt đầu điều trị trong nghiên cứu<br />
này là dựa trên tiêu chuẩn triệu chứng lâm sàng.<br />
88% bệnh nhân trong nghiên cứu này có triệu<br />
chứng lâm sàng điển hình cho hen (có cả ho, khò<br />
khè và khó thở).<br />
Giá trị trung bình của FEV1 (77%) và PEF<br />
(78%) tại thời điểm bắt đầu điều trị của bệnh<br />
nhân hen bậc 4 trong nghiên cứu này cao hơn<br />
kết quả trong nghiên cứu của Lương Thị Thuận<br />
(FEV1: 60,2%, PEF: 47,2%)(3). Điều này cho thấy,<br />
giá trị trung bình của FEV1 và PEF còn cao cũng<br />
là một yếu tố thuận lợi để hen bậc 4 về bậc 1<br />
trong quá trình điều trị. Theo Bảng 5, 53% bệnh<br />
nhân có đáp ứng với thuốc giãn phế quản trong<br />
lần đo hô hấp ký đầu tiên, đặc biệt tiêu chuẩn<br />
PEF là nhạy nhất (41%).<br />
Theo Bảng 6, 97% bệnh nhân sử dụng<br />
corticosteroid hít + LABA để điều trị hen bậc 4,<br />
phù hợp với khuyến cáo của GINA(4). 95% bệnh<br />
nhân tuân thủ tốt với điều trị hen. So với kết quả<br />
nghiên cứu của Rob Horne (30-70%)(1) thì đây là<br />
tỉ lệ tuân thủ cao trong quá trình điều trị hen<br />
trong cộng đồng. Do đó, tuân thủ điều trị có thể<br />
là yếu tố chính giúp hen bậc 4 trở về hen bậc 1<br />
trong quá trình điều trị hen. Chỉ có 16% bệnh<br />
nhân có chích ngừa cúm trong quá trình điều trị<br />
hen, một tỉ lệ rất thấp so với khuyến cáo của<br />
GINA. 19% bệnh nhân có tác dụng phụ trong<br />
quá trình điều trị hen.<br />
Thời gian điều trị trung bình để hen từ bậc 4<br />
về bậc 1 là 264 ngày (9 tháng). Kết quả này cũng<br />
phù hợp với khuyến cáo GINA là thời gian để<br />
giảm mỗi bậc điều trị là 3 tháng. Trong nghiên<br />
cứu của Nguyễn Năng An và cộng sự, 70,5%<br />
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cải thiện sau<br />
3 tháng điều trị hen theo GINA(5). Trong khi đó,<br />
nghiên cứu của Lương Thị Thuận cho thấy rằng,<br />
<br />
5<br />
<br />