Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy tại Bệnh viện phổi Hải Phòng, 2012-2018
lượt xem 2
download
Bài viết tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2012 đến 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy tại Bệnh viện phổi Hải Phòng, 2012-2018
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HẢI PHÒNG, 2012 - 2018 Nguyễn Đức Thọ*, Phạm Đức Khanh** *Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, **BV Phổi Hải Phòng TÓM TẮT Tỷ lệ mắc lao ở người có HIV cao do sự suy giảm miễn dịch. Mặt khác tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng nghiện chích ma túy khá cao, điều này khiến bệnh lao gia tăng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2012 đến 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện thu thập 202 bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy (132 bệnh nhân có HIV và 70 bệnh nhân không có HIV) tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2012 đến 2018. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy là 37,4 ± 8,0 và 81,2% bệnh nhân không có nghề nghiệp. Triệu chứng chính là ho khạc kéo dài, sốt, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, gầy sút cân. Tổn thương thường thấy trên Xquang ngực là thâm nhiễm, nốt, ít gặp tổn thương hang và xơ. Tổn thương nốt và vùng thấp của phổi chiếm tỉ lệ cao hơn ở bệnh nhân có HIV. Tỉ lệ soi đờm trực tiếp AFB(+) là 42,9%. Xpert MTB(+) là 83,5%. Tuberculin test dương tính là 29,4%. Tỉ lệ soi đờm trực tiếp AFB(+), Tuberculin test dương tính và tế bào Lympho trong máu < 1,2G/L thấp hơn ở bệnh nhân có HIV. Kết luận: Bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy thường gặp ở tuổi trung niên. Nhìn chung triệu chứng lâm sàng giống với lao phổi không có nghiện chích ma túy. Xét nghiệm soi đờm trực tiếp tỉ lệ AFB(+) thấp ở người có HIV. Xét nghiệm gene Xpert giúp phát hiện bệnh lao phổi ở người nghiện chích ma túy dễ dàng hơn. Từ khóa: Bệnh lao, nghiện chích ma túy, Bệnh viện Phổi Hải Phòng. CLINICAL AND SUB-CLINICAL CHARACTERISTICS OF PULMONARY TUBERCULOSIS PATIENTS WITH DRUG ADDICTION AT HAIPHONG LUNG HOSPITAL FROM 2012 - 2018 ABSTRACT The proportion of TB in people with HIV infection is high because of immune deficiency. Otherwise, the proportion of HIV infection in drug addiction is rather high that can make TB increasing. Objectives: Describe the clinical and sub-clinical characteristics of pulmonary tuberculosis patients with drug addiction at HaiPhong Lung Hospital from 2012 to 2018. Material and methods: We used a cross-sectional study with convenient sampling to collect 202 pulmonary tuberculosis patients with drug addiction (132 patients with HIV and 70 patients with no HIV infection) at HaiPhong Lung Hospital from 2012 to 2018. Results: the means age of drug pulmonary tuberculosis patients was 37.4 ± 8.0 and 81.2% of the patients was jobless. The main symptoms were persistent cough, fever, chest pain, dyspnea, fatigue, weight loss. The common lesions on chest X-ray were infiltration, nodule, and fewer lesion are caverns, fiber. The proportion of nodule lesion and at lower of the lung was higher in 107
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII patients with HIV. Smear AFB(+) in sputum was 42.9%. Xpert MTB(+) was 83.5%. Positive tuberculin test was 29.4%. The proportion of sputum smear AFB(+), positive tuberculin test and lympho cells in blood test under 1.2 G/l was lower in HIV patients. Conclusions: The pulmonary tuberculosis patients with drug addiction were mainly at middle age. Overal clinical symptoms were like pulmonary tuberculosis in patients without drug addiction. The proportion of sputum smear AFB(+) was lower in HIV patients. Gene Xpert assay could help to detect TB in patients with drug addiction easily. Keywords: Tuberculosis, drug addiction, HaiPhong Lung Hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO năm 2017 toàn cầu có khoảng 10 triệu người mắc lao, tử vong 1,6 triệu người; khoảng 920.000 bệnh nhân lao có HIV, tử vong 300.000 người. Việt Nam có khoảng 124.000 bệnh nhân lao các thể [7]. Lao phổi là thể lao thường gặp và là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng, đặc biệt là các thể lao phổi AFB(+). Nghiện chích ma túy thường làm gia tăng nhiễm HIV [5]. Người nghiện chích ma túy thường trì hoãn việc tới khám và kém tuân thủ nên ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ kháng thuốc. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy tại Bệnh viện Lao và Bệnh phồi Hải Phòng từ 2012 đến 2018. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu Bao gồm 202 bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy (132 bệnh nhân có HIV và 70 bệnh nhân không có HIV) được quản lý và điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ tháng 01/2012 đến hết tháng 03/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, không xác xuất. - Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân lao phổi mới nghiện chích ma túy từ 16 tuổi trở lên có nghiện chích ma túy và được chẩn đoán lao phổi theo WHO 2005 [6]. Bệnh nhân có HIV được khẳng định Labo của Trung tâm Vệ sinh Dịch tễ Hải Phòng. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư. Triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi kém ăn, gầy sút cân, màu sắc da, niêm mạc. Triệu chứng cơ năng và thực thể: ho, đau ngực, khó thở, hội chứng 3 giảm. Các bệnh lao ngoài phổi phối hợp. - Đánh giá hình ảnh tổn thương trên film Xquang ngực thẳng [1]. Xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB, gene Xpert MTB, Tuberculin test (phản ứng Mantoux), máu ngoại vi. 2.4. Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học, trên phần mềm spss 21.0. Các thuật toán sử dụng: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ. 108
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu n n n Tuổi % Giới tính % Nghề nghiệp % (202) (202) (202) 16 - 29 39 19,3 Nam 197 97,5 Nông dân 18 8,9 30 - 39 84 41,6 Nữ 5 2,5 Công nhân 19 9,4 40 - 49 62 30,7 Địa dư Buôn bán 1 0,5 50 - 59 17 8,4 Thành thị 66 32,7 Không nghề 164 81,2 Trung bình 37,4 ± 8,0 Nông thôn 136 67,3 HIV(+) 132 65,3 Nhận xét: bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy thường từ 30-49 tuổi (72,3%); không nghề nghiệp (81,2%); nam giới chiếm 97,5%. Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy Bệnh nhân Tổng chung HIV (+) HIV (-) p Triệu chứng n =202 % n =132 % n =70 % Ho kéo dài 210 99,5 132 100 69 98,6 > 0,05 Khó thở 86 42,6 63 47,7 23 32,9 < 0,05 Đau ngực 167 82,7 110 83,3 57 81,4 > 0,05 Ho máu 43 21,3 16 12,1 27 61,4 < 0,001 Mệt mỏi 170 80,2 117 85,6 53 75,7 < 0,05 Da xanh 96 47,5 62 47,0 34 48,6 > 0,05 Gầy sút 112 55,4 75 56,8 37 52,9 > 0,05 Sốt 179 88,6 118 89,4 61 87,1 > 0,05 Hạch to 24 11.9 23 17.4 1 1.4 < 0.001 Ran ẩm, ran nổ 183 90,6 116 87,9 67 95,7 > 0,05 Hội chứng 3 giảm 26 12.9 20 15.2 6 8.6 < 0.001 Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy là ho kéo dài, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, gầy sút cân, sốt, nghe phổi có ran ẩm. Có 11,9% bệnh nhân kèm theo lao hạch và 12,9% lao màng phổi. Bảng 3.3. Hình ảnh Xquang ngực thẳng của bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy Bệnh nhân Tổng chung HIV (+) HIV (-) p Xquang phổi n =202 % n =132 % n =70 % Thâm nhiễm 137 67,8 91 68,9 46 65,7 > 0,05 Nốt 163 80,7 114 86,4 49 70,0 < 0,05 109
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Bệnh nhân Tổng chung HIV (+) HIV (-) p Xquang phổi n =202 % n =132 % n =70 % Hang 58 28,7 41 31,1 17 24,3 > 0,05 Xơ 29 14,4 16 12,1 13 18,6 > 0,05 Vôi hóa 12 5,9 10 7,6 2 2,9 > 0,05 Tổn thương kê 12 5,9 10 7,6 2 2,9 > 0,05 1/2 trên 72 35,6 29 22,0 43 61,4 < 0,001 1/2 dưới 13 6,4 11 8,3 2 2,9 < 0,001 Cả trên và dưới 117 57,9 92 69,7 25 35,7 < 0,001 Tràn dịch màng phổi 26 12.9 20 15.2 6 8.6 < 0.001 Nhận xét: Tổn thương xquang thường gặp là thâm nhiễm, nốt, ít gặp tổn thương hang và xơ. Bệnh nhân có HIV thì tổn thương thường xuất hiện cả trên và dưới của phổi. Tổn thương phổi độ 1 chiếm 23,2%; độ 2 chiếm 23,8%; độ 3 chiếm 53,0%. Bảng 3.4. Xét nghiệm soi đờm trực tiếp và Xpert MTB/RIF của bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy Bệnh nhân Tổng chung HIV (+) HIV (-) p Xét nghiệm Soi trực tiếp n =202 % n =132 % n =70 % Đờm AFB(+) 84 42,9 43 33,8 41 59,4 < 0,05 Xpert MTB n = 109 % n = 61 % n = 48 % Xpert MTB(+) 91 83,5 51 83,6 40 83,3 > 0,05 - Phản ứng Mantoux (+) 30/102 BN chiếm 29,4% (HIV(+) 16/75 BN chiếm 21,3% vs HIV(-) 14/27BN chiếm 51,9%; p < 0,05). Máu ngoại vi Lympho < 1,2G/l có 130/202 BN chiếm 64,4% (HIV(+) 95/102 BN chiếm 72,0%; HIV(-) 35/70 BN chiếm 50%, p
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân lao phổi có nghiện chích ma túy chủ yếu là ho khạc kéo dài, chiếm 99,5%; tức ngực 82,7%; khó thở 42,6%; mệt mỏi 80,2%; gầy sút cân 55,4%; sốt 88,6%; nghe phổi có ran ẩm, ran nổ 90,6%; da xanh 47,5%. Các triệu chứng ít gặp hơn là ra mồ hôi trộm 13,4%; ho ra máu 21,3%; ran nổ 38,3%. Khi so sánh nhóm lao phổi nghiện chích ma túy có và không có HIV chúng tôi thấy các triệu chứng lâm sàng không có sự khác biệt đáng kể. Người có HIV do tình trạng suy giảm miễn dịch nên bệnh tiến triển nhanh hơn, lao nhiều bộ phận hơn nên như lao hạch (17,4% vs 1,4%); lao màng phổi (15,2% vs 8,6%) với p < 0,001. Các nghiên cứu về lao phổi ở người có hay không có HIV đều cho các kết quả tương tự. Lê Thị Tuyết (2016) nghiên cứu lao phổi cho thấy ho có đờm 82,2%; ho khan 12,3%; ho ra máu 5,5%; có sốt chiếm 58,9%; ran ẩm, ran nổ 94,5% [4]. Nguyễn Đức Thọ (2006) bệnh nhân lao phổi HIV(+) có ho kéo dài chiếm 93,3%; ho ra máu 7,8%; đau ngực 52,2%; khó thở 40%; ran ẩm, ran nổ chiếm 52,2% [2]. Trên Xquang ngực thẳng tổn thương dạng thâm nhiễm chiếm 67,8%; nốt 80,7%; hang 28,7%; xơ 14,4%. Phân bố tổn thương nửa trên của phổi là 35,6%; nửa dưới là 6,4%; cả trên và dưới là 57,9%. Tổn thương dạng nốt gặp nhiều hơn nhóm HIV(-) (86,4% vs 70%; p < 0,05) và tổn thương lan tỏa cả trên và dưới của phổi chiếm tỷ lệ cao hơn (69,7% vs 35,7%; p < 0,001) điều này có thể do tình trạng suy giảm miễn dịch của người có HIV khiến bệnh lao lan tràn nhanh hơn bệnh nhân không có HIV. Xét nghiệm đờm soi trực tiếp tỷ lệ tìm thấy AFB là 42,9% (nhóm HIV(+) là 33,8%; HIV(-) là 59,4%; p < 0,05); phản ứng Mantoux (+) là 29,4% (nhóm HIV(+) là 21,3%; HIV(-) là 51,9%; p < 0,05). Tỷ lệ xét nghiệm máu ngoại vi có tế bào Lympho < 1,2 G/L chiếm 64,4% (nhóm HIV(+) là 72%; HIV(-) là 50%; p < 0,05). Như vậy do tình trạng suy giảm miễn dịch ở người có HIV khiến phản ứng Mantoux thường âm tính và tế bào Lympho thường giảm dưới 1,2G/L. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp Xpert cho tỉ lệ dương tính cao (85,3%) không có sự khác biệt giữa lao phổi có và không có HIV. Nguyễn Đức Thọ nghiên cứu lao phổi HIV(+) cho thấy tổn thương Xquang phổi của bệnh nhân của yếu dạng nốt chiếm 81,1%; thâm nhiễm 66,7%; hang 27,8%; xơ 5,6%; tổn thương cả 3 vùng của phổi chiếm 40%; phản ứng Mantoux dương tính 14,1%; tỷ lệ soi đờm trực tiếp AFB(+) ở nhóm HIV(+) là 44,4% [2]. Xét nghiệm Xpert tìm vi khuẩn lao trong đờm mới được triển khai tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trong nghiên cứu tỷ lệ phát hiện bệnh lao bằng phương pháp này là 83,5%. Nguyễn Đức Thọ nghiên cứu giá trị chẩn đoán của Xpert trong lao phổi thấy xét nghiệm có độ nhậy 87,5% và độ đặc hiệu 78,1% [3]. Vì vậy xét nghiệm này nên được triển khai rộng rãi trong chẩn đoán lao phổi, đặc biệt ở đối tượng có HIV. V. KẾT LUẬN - Bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy chủ yếu gặp ở người từ 30-49 tuổi, chiếm 72,3%; nam giới chiếm 97,5%; không nghề nghiệp chiếm 81,2%. - Triệu chứng lâm sàng hay gặp là: ho kéo dài, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, gầy sút cân, da xanh, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. Triệu chứng ít gặp hơn là ho ra máu, ra mồ hôi trộm. Bệnh nhân lao phổi nghiện chích ma túy có HIV ít ho ra máu hơn và hay có lao cơ quan khác hơn bệnh nhân không có HIV. - Tổn thương trên Xquang ngực thẳng thường là thâm nhiễm, nốt, ít tổn thương hang và xơ. Bệnh nhân có HIV tổn thương nốt gặp nhiều hơn và có xu hướng lan rộng xuống vùng thấp của phổi. 111
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII - Tỷ lệ xét nghiện đờm soi trự tiếp AFB(+), Mantoux(+) thấp, xét nghiệm máu ngoại vi tế bào Lympho < 1,2G/L chiếm tỷ lệ cao và thường gặp ở bệnh nhân có HIV. Xét nghiện Xpert MTB(+) chiếm tỉ lệ cao (83,5%) ở cả 2 nhóm bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đức Hiển (1994). Xquang trong chẩn đoán lao phổi. Bệnh học lao và bệnh phổi, tập I, Viện lao và bệnh phổi, NXBYH, Hà Nội, tr. 43-64. 2. Nguyễn Đức Thọ (2008). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi mới HIV(+) tại Hải Phòng. Tạp chí Y học thực hành số 606+607, Huế 2008, trang 234. 3. Nguyễn Đức Thọ (2015). Nghiên cứu gene Xpert MTB/RIF trong chẩn đoán bệnh lao và kháng rifampycine ở bệnh nhân lao phổi tại hải Phòng 2013-2015. Tạp chí Y học thực hành số 966/2015, Bộ Y Tế, trang 15. 4. Lê Thị Tuyết (2016). Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi tại Bệnh viện 71 Trung Ương. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hải Phòng, 2016. 5. World Health Organization (2004). TB/HIV Aclinical manual second edition. WHO - 2004. 6. World Health Organization (2005). Global tuberculosis control: surveillance, planning, financing. WHO report 2005, pp. 14,24. 7. WHO (2018). Global tuberculosis control report. Who-2018. 112
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 12 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thủ tục phẫu thuật u buồng trứng theo phân loại O-RADS tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2023-2024
5 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân tràn dịch màng phổi tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022
7 p | 7 | 3
-
Mối liên quan giữa tăng huyết áp không trũng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
5 p | 7 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi thoát vị bẹn bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
5 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022)
10 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 6 | 2
-
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B và kiểm chuẩn kế hoạch xạ trị VMAT tại Bệnh viện K
4 p | 4 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u màng não độ cao tại Bệnh viện K
5 p | 10 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sởi tại khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2018-2019
7 p | 13 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới ở người cao tuổi tại Hải Phòng 2021-2023
9 p | 8 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt giảm bạch cầu hạt trung tính ở bệnh nhân ung thư
8 p | 7 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sarcôm tử cung tại Bệnh viện K
5 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 2 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp
6 p | 6 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại Trung tâm Sản khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên
4 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đuối nước tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn