Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm tụy cấp có đái tháo đường
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tụy cấp (VTC) có đái tháo đường (ĐTĐ). Nhận xét đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân VTC thể nhẹ và trung bình của nhóm đối tượng trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm tụy cấp có đái tháo đường
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 V. KẾT LUẬN Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than là 28,5%, nam 31,5% nữ 10,3%. Nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc cao nhất (46,8%). Tuổi trung bình mắc bệnh bụi phổi than là 38,6 ± 8,06 tuổi. Tuổi nghề trung bình mắc bệnh bụi phổi là 15,4 ± 7,74 năm. Tỷ lệ mắc bệnh bụi than thể đơn thuần 97,2% và thể xơ hóa mảng tiến triển (PMF) 2,8%. 77,3% đối tượng mắc bệnh bụi phổi than là kích thước p/p và 72,4% có mật độ đám mờ từ 1/0 đến 1/2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Laney AS, Wolfe AL, Petsonk EL, Halldin CN (June 2012). "Pneumoconiosis and advanced occupational lung disease among surface coal miners - 16 states, 2010-2011". MMWR. 61 (23): 431– 4. PMID 22695382. Retrieved July 6,2012. 2. Han L, Han R, Ji X, Wang T, Yang J, Yuan J, Wu Q, Zhu B, Zhang H, Ding B, Ni C (2015), “Prevalence Characteristics of Coal Workers' Pneumoconiosis (CWP) in a State-Owned Mine in Eastern China”. Int J Environ Res Public Health. Jul 10;12(7):7856-67. doi: 10.3390/ijerph120707856 3. Shen HN, Jerng JS, Yu CJ, Yang PC (2004). Outcome of coal worker's pneumoconiosis with acute respiratory failure. Chest. Mar. 125(3):1052-8. [Medline]. 4. Tomaskova, H*; Jirak, Z†; Splichalova, A*; Urban, P‡; Holub, J§; Gromnica, R¶; Hajdukova, Z∥; Landecka, I#; Machartova, V**; Korolova, E†† (2008). Lung Cancer Risk in Black-coal Miners with Pneumoconiosis in the Czech Republic. Epidemiology, Volume 19 - Issue 6 - pp S172-S173 5. Ying Xia, Jiafa Liu, Tingming Shi, Hao Xiang * and Yongyi Bi* (2014). Prevalence of Pneumoconiosis in Hubei, China from 2008 to 2013. Int. J. Environ. Res. Public Health, 11(9), 8612- 8621 6. Habibullah N SAIYED* and Rajnarayan R TIWARI (2004). National Institute of Occupational Health, India. Pneumoconiosis and Other Respiratory Morbidities Among Coal Miners In India. Industrial Health 2004, 42, 141–148. 7. Laney AS, Petsonk EL and Attfield MD (2010). Pneumoconiosis among underground bituminous coal miners in the United States: is silicosis becoming more frequent? Occup. Environ. Med. 67: 652- 656. 8. Wade WA, Petsonk EL, Young B, Mogri I (2011). Severe occupational pneumoconiosis among West Virginian coal miners: one hundred thirty-eight cases of progressive massive fibrosis compensated between 2000 and 2009. Chest. 2011 Jun. 139(6):1458-62. [Medline]. PREVALENCE OF COAL WORKER PNEUMOCONIOSIS AT TAY NAM DA MAI JIONT-STOCK COMPANY - VINAMIN QUANG NINH, YEAR 2019 Pham Thi Thuy1, Khuong Van Duy2 1 Hoa Lu district Health Center, Ninh Binh Province 2 Dept of Occupational Health, Ha Noi Medical University ABSTRACT Objective: to define the prevalence of CWP at Tay Nam Da Mai Jiont-stock Company - Vinamin Quang Ninh, year 2019. Method: cross-sectional study, direct interview and clinical examination and digital lung xray. Result: prevalence of CWP is 28.5%, male 31.5%, female 10.3%. Prevalence of the node profusion from 1/0 to 1/2 is 73.1%, prevalence of the node profusion from 2/1 to 2/3 is 22.7%, prevalence of the node profusion from 3/2 to 3/+ is 4.2%. Prevalence of simple CWP is 97.2% and 283
- vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 complicated CWP is 2.8%. Rate of CWP in age group 45 - 49 is 46.6% and from 50 year old to over is 46.8%. Coal mine workers with long year service from 21 year to over suffer from to get CWP is 46.5%. Transfort of the coals and repairing machine suffer from CWP is highest. Conclusion: prevalence of the CWP is 28.5%, male 31.5% female 10.3%. Rate of CWP in age group from 50 year old to over get CWP is highest (46.8%). Average age has suffered from CWP is 38.6 ± 8.06 tuổi. Average long year services has suffered from CWP is 15.4 ± 7.74 years. Prevalence of simple CWP is 97.2%. Prevalence of complicated CWP (PMF) is 2.8%. 77.3% of CWP has p/p size and 72.4% of CWP has profusion from 1/0 to 1/2. Keyword: Coal Worker Pneumoconiosis, size of opacity, profusion, worker ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Uông Ngọc Nguyên, Nguyễn Khoa Diệu Vân Trường Đại học Y Hà Nội Người chịu trách nhiệm chính: Uông Ngọc Nguyên; Tel: 0983438758 Email: uongngocnguyen@gmail.com SUMMARY: CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS, TREATMENT RESPONSE AND SOME RELEVANT FACTORS OF DIABETIC PATIENTS WITH ACUTE PANCREATITIS. Objectives: To describe clinical and subclinical characteristics of diabetic patients with acute pancreatitis. To evaluate treatment response and some relevant factors in patients with mild and moderate pancreatitis. Subjects and research methods: patients diagnosed with diabetes based on the criteria of the American Diabetes Association 2018 and diagnosed with acute pancreatitis based on the recommendation of World Gastroenterology Organisation 2006. We selected those who had mild and moderately acute pancreatitis classified according to Imrie score and 2012 revised Atlanta classification. Descriptive cross-sectional study and convenience sampling. Results: the mean age of patients was 42.58 ± 11.67, male predominance. The average BMI was 24.2 ± 4.0. Main symptoms were epigastric pain, vomiting, nausea, abdominal distention and tachycardia. On admission, the average number of leucocytes: 13.65 ± 4.53 (G / L), blood glucose level: 12.5 ± 4.8 mmol/l, HbA1C: 9.5 ± 1.9%. Management: the average amount of fluid replacement on the first day was 3.48 ± 0.57 (L), the mean of fasting time was 2.57 ± 1.03 days. The average length of stay in hospital was 8.4 ± 4.8 days. Hypertriglyceridemia accounting for 66.7% was the leading cause followed by alcohol constituting 18.3%. Patients with HbA1C above 10% had a longer hospital stay than that of those with HbA1C less than 10%. Conclusion: Acute pancreatitis in diabetic patients occurred more commonly in men, mostly in the age of 40 to 50 years old. Clinical manifestations included epigastric pain, vomiting, nausea, abdominal distention, and tachycardia. The average BMI of patients was within normal limit. Leucocytosis (more than 10 G /l), mainly neutrophilia, was observed in 81.6% of patients. Biochemical tests revealed primarily hypertriglyceridemia, hyperglycemia. The average HbA1C was 9.5 ± 1.9%. Abdominal computerized tomography and abdominal ultrasound were two valuable diagnostic modalities. Management: the average amount of fluid replacement on the first day was 3.48 ± 0.57 (L), the mean fasting time was 2.57 ± 1.03 days. The average length of stay in hospital was 8.4 ± 4.8 days. Hypertriglyceridemia was the leading cause of acute pancreatitis in diabetic patients. Keywords:Acute pancreatitis, diabetes mellitus TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tụy cấp (VTC) có đái tháo đường (ĐTĐ). Nhận xét đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân VTC thể nhẹ và trung bình 284
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 của nhóm đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2018, chẩn đoán VTC theo khuyến cáo của hội nghị Tiêu hoá Thế giới năm 2006, lựa chọn bệnh nhân có tiên lượng nhẹ và trung bình theo thang điểm Imrie và Atlanta 2012 sửa đổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 42,58 ± 11.67, gặp chủ yếu ở nam giới. BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là 24.2 ± 4.0. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh nhân là đau bụng thượng vị, nôn, buồn nôn, chướng bụng và mạch nhanh. Số lượng bạch cầu trung bình khi nhập viện : 13.65 ± 4.53 (G/L), đường máu: 12.5 ± 4.8 mmol/l, HbA1C: 9.5 ± 1.9%. Điều trị: dịch bù ngày đầu tiên trung bình là 3.48±0.57 lít, thời gian nhịn ăn trung bình : 2.57±1.03 ngày. Số ngày nằm viện trung bình : 8.4±4.8 ngày. Tăng Triglycerid là nguyên nhân hàng đầu chiếm 66.7%, đứng thứ 2 là rượu 18.3%. Những bệnh nhân có HbA1C trên 10% có thời gian nằm viện kéo dài hơn nhóm HbA1C dưới 10%. Kết luận:VTC trên bệnh nhân ĐTĐ gặp nhiều ở nam giới, chủ yếu nằm trong độ tuổi 40-50. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân gặp nhiều nhát là đau bụng thượng vị, nôn, buồn nôn, chướng bụng, mạch nhanh. BMI trung bình của bệnh nhân giới hạn bình thường. Số lượng bạch cầu tăng cao trên 10 G/l chiếm 81.6%, chủ yếu tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính. Biểu hiện trên xét nghiệm sinh hóa chủ yếu là tăng triglycerid, tăng đường máu. HbA1C trung bình: 9.5 ± 1.9%. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và siêu âm ổ bụng là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao. Điều trị dịch bù ngày đầu tiên trung bình là 3.48±0.57 lít, thời gian nhịn ăn trung bình là 2.57±1.03 ngày. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân VTC có ĐTĐ là 8.4±4.8 ngày. Tăng triglycerid là nguyên nhân hàng đầu gây VTC ở bệnh nhân ĐTĐ. Từ khóa: Viêm tụy cấp, đái tháo đường I. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐTĐ là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Bệnh mang tính chất toàn cầu, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội đối với nhiều đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng quan trọng. Trong đó, có những biến chứng về hệ tiêu hóa, đặc biệt bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh VTC[1]. VTC là một bệnh lý đặc trưng bởi quá trình tổn thương cấp tính của tụy. Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng lâm sàng phức tạp. Có nhiều nguyên nhân gây ra VTC, đứng hàng đầu là rượu, sỏi mật, tăng triglycerid máu, ngoài ra còn các nguyên nhân nhiễm trùng, thuốc,...[2]. Bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân VTC có ĐTĐ càng phức tạp hơn. Hai hormon điều hòa đường huyết quan trọng trong cơ thể là insulin và glucagon bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm tụy, bởi vậy VTC là nguyên nhân gây ra rối loạn đường huyết và làm nặng hơn tình trạng tăng đường huyết. Ngược lại tình trạng tăng đường huyết cũng làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, từ đó làm nặng thêm tình trạng VTC. Như vậy có thể thấy bệnh cảnh VTC có ĐTĐ có cơ chế và bệnh cảnh lâm sàng phức tạp gây ra khó khăn trong việc điều trị.Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, để góp phần chẩn đoán và điều trị kịp thời, cải thiện tiên lượng cho người bệnh, chúng tôi tiến hành ngiên cứu với hai mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân VTC có ĐTĐ. 2. Nhận xét đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân VTC thể nhẹ và trung bình của nhóm đối tượng trên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán VTC có ĐTĐ tại khoa Tiêu hóa và Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2019 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: 1. Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA 2018. Khi có một trong các tiêu chuẩn dưới đây: - Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút nhiều). - Glucose máu huyết tương lúc đói ( nhịn ăn 8 - 14h) ≥ 7,0 mmol/l trong hai buổi sáng khác nhau, định lượng ít nhất hai lần. - Glucose máu huyết tương sau 2h khi uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol. - HbA1C ≥ 6,5% (định lượng bằng phương pháp sắc khí lỏng). 285
- vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 2. Chẩn đoán VTC theo khuyến cáo của hội nghị Tiêu hoá Thế giới 2006 [3].Tiêu chuẩn là một triệu chứng lâm sàng kèm với ít nhất một trong haitriệu chứng cận lâm sàng: - Triệu chứng lâm sàng: cơn đau bụng điển hình. - Amylase/Lipase máu tăng cao ≥ 3 lần so với giá trị bình thường. - Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán xác định VTC. - Lựa chọn bệnh nhân VTC có tiên lượng nhẹ và trung bình theo thang điểm Imrie và Atlanta 2012 sửa đổi. Tiêu chuẩn loại trừ:- Bệnh nhân đang trong đợt cấp của viêm tụy mạn - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện Tiêu chuẩn ra viện khi: - Kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu 7,8 – 10 mmol/l theo ADA 2018. - VTC ổn định theo Quy trình chuyên môn Khám chữa bệnh VTC của BYT 2016: - VTC nhẹ Tiêu chuẩn xuất viện - Ăn uống được - Không có bằng chứng của bệnh lý đường mật - Đau bụng được kiểm soát bằng thuốc uống Tình trạng xuất viện - Kiểm soát được hết các biến chứng - Dung nạp được chế độ ăn đủ năng lượng qua đường miệng Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 20.0 III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm về tuổi Biểu đồ 0.1. Đặc điểm về tuổi Nhận xét : Tuổi trung bình là 42,58 ± 11.67 tuổi. 3.1.2. Đặc điểm về giới 286
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới Nhận xét :Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới : 80% và 20%. 3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 3.2.1. Các triệu chứng cơ năng và thực thể Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng và thực thể Triệu chứng Bệnh nhân Đau bụng thượng vị 60 (100%) Nôn, buồn nôn 46 (76.7%) Bí trung, đại tiện 16 (26.7%) Bụng chướng 59 (98.3%) Phản ứng thành bụng 19 (31.7%) Điểm đau sườn lưng 7 (11.7%) Nhận xét: Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở bệnh nhân nghiên cứu là đau bụng thượng vị (100%), nôn, buồn nôn (76.7%).Triệu chứng thực thể khi thăm khám thường gặp nhất là chướng bụng (98.3%), các dấu hiệu phản ứng thành bụng và điểm đau sườn lưng ít gặp hơn (31.7% và 11.7%). 3.2.2. Các triệu chứng toàn thân Bảng 3.1. Triệu chứng toàn thân Bệnh nhân Triệu chứng toàn thân (n=60) >13 60 (100%) ≥90mmHg 60 (100%) Huyết áp tâm thu Trung bình 130.5±17.2 ≤ 100 lần/phút 47 (78.3%) Mạch >100 lần/phút 13 (21.7%) ≥ 37.5 9 (15%) Nhiệt độ (oC) < 37 51 (85%) BMI Trung bình 24.2 ± 4.0 Nhận xét:Không có bệnh nhân nào tụt huyết áp và giảm ý thức, đa số bệnh nhân có mạch nhanh.Chỉ số BMI trung bình là 24.2 ± 4.0. Cao nhất là 38, thấp nhất là 16.6. 3.3. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 3.3.1. Xét nghiệm huyết học Bảng 3.3. Xét nghiệm huyết học Triệu chứng cận lâm sàng Bệnh nhân Hồng cầu 4.56 ± 0.68 (T/L) Hematocrit 0.40 ± 0.06 287
- vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Bạch cầu 13.65 ± 4.53 (G/L) Tỷ lệ bạch cầu trung tính 76.6 ± 11.9 Tiểu cầu 257.14 ± 98.03 (G/L) Nhận xét: Công thức máu có bạch cầu tăng cao 13.65 ± 4.53 (G/L). 3.3.2. Xét nghiệm sinh hóa Bảng 3.3. Xét nghiệm sinh hóa Triệu chứng sinh hóa Bệnh nhân Men tụy tăng trên 3 lần 33 (55%) ≥ 10 37 ( 61.8%) Glucose (mmol/l) Trung bình 12.5 ± 4.8 HbA1C (%) 9.5 ± 1.9 Cholesterol (mmol/l) 10.0 ± 6.8 ≥ 5.6 40 ( 66.7%) Triglycerid (mmol/l) Trung bình 20.8 ± 25.4 Nhận xét: Tỷ lệ đường máu khi nhập viện trên 10 mmol/l là 61.8%. Tỷ lệ bệnh nhân có Triglycerid tăng trên 5.6 mmol/l chiếm tỷ lệ 66.7%.HbA1C trung bình 9.5±1.9%. 3.3.3. Chẩn đoán hình ảnh Bảng 0.4. Kết quả siêu âm và CLVT Chuẩn đoán hình ảnh phát hiện VTC Bệnh nhân(n=60) Siêu âm 53 (88.3%) CLVT 58 (96.7%) Nhận xét:Siêu ẩm ổ bụng và chụp CLVT có độ chính xác cao trong phát hiện VTC. 3.4. Đáp ứng điều trị 3.4.1. Lượng dịch bù trong ngày đầu tiên Bảng 0.5. Lượng dịch bù ngày đầu tiên Lượng dịch (lít) Bệnh nhân(n=60) Trung bình 3.48 ± 0.57 Cao nhất 5 Thấp nhất 2.5 Nhận xét:Lượng dịch truyền ngày đầu tiên trung bình của bệnh nhân là 3.48±0.57 lít. 3.4.2. Thời gian nhịn ăn Bảng 0.8. Thời gian nhịn ăn Thời gian nhịn ăn (ngày) Bệnh nhân(n=60) ≤ 3 ngày 49 (81.7%) Số ngày > 3 ngày 11 (18.3%) Trung bình 2.57 ± 1.03 Nhận xét:Thời gian nhịn ăn trung bình của bệnh nhận trong nghiên cứu là 2.57 ± 1.03 ngày. Nhanh nhất là 1 ngày, lâu nhất là 5 ngày. 3.4.3. Số ngày nằm viện Bảng 3.12. Số ngày nằm viện Kết quả điều trị Bệnh nhân(n=60) Số ngày điều trị 8.4±4.8 Nhận xét:Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân VTC có ĐTĐ là 8.4±4.8 ngày. 3.5. Một số yếu tố liên quan 288
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 3.5.1. Các nguyên nhân VTC trên bệnh nhân ĐTĐ Biểu đồ 0.2. Các nguyên nhân gây VTC trên bệnh nhân ĐTĐ Nhận xét:Tăng triglycerid là nguyên nhân hàng đầu gây VTC ở bệnh nhân ĐTĐ (66.7%). Nguyên nhân đứng hàng thứ 2 là rượu (18.3%). Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. 3.5.2. Liên quan HbA1C và thời gian nằm viện Bảng 0.13. Liên quan HbA1C và thời gian nằm viện HbA1C (%) Thời gian mắc điều trị (ngày) p ≥ 10 10.1±4.3 < 0.05 < 10 7.0±4.8 Nhận xét: Số ngày năm viện trung bình ở nhóm có HbA1C từ 10% trở lên cao hơn so với nhóm HbA1C < 10%. IV. BÀN LUẬN Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 42.58±11.67, tuổi cao nhất là 70, thấp nhất là 22. Trong đó nhóm tuổi 30-39 và 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 35% và 28.3%. Đây là nhóm tuổi đang trong độ tuổi lao độngcũng là nhóm tuổi thường xuyên uống rượu. Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu, có 48 bệnh nhân nam giới, chiếm 80%. Như vậy tỷ lệ nam/nữ bị VTC có ĐTĐ là 4/1.Nghiên cứu của Satoh tại Nhật Bản (2011) cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 2/1 [4]. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả nam/nữ cao hơn nhiều so với tác giả trên. Sự khác biệt này có thể do cơ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, lựa chọn đối tượng chỉ là VTC thể nhẹ và trung bình và bao gồm cả những đối tượng có ĐTĐ vừa mới phát hiện. Mặt khác, sự khác biệt về địa lý, văn hóa, thói quen uống rượu, cũng góp phần tạo nên sự khác biệt hơn so với các nghiên cứu trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy 100% các bệnh nhân nhập viện đều có triệu chứng đau bụng thượng vị, 76.7% có biểu hiện nôn, buồn nôn. Nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình (2012) cũng thấy rằng 98.7% bệnh nhân vào viện có đau bụng thượng vị, 92.0% có triệu chứng nôn, buồn nôn và 87.6% có biểu hiện bí trung đại tiện [5]. Triệu chứng phản ứng thành bụng gặp ở 19 bệnh nhân (31.7%). Theo Jeffrey (2019), tỷ lệ phản ứng thành bụng gặp trong VTC là 68% [6], cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Điểm đau sườn lưng hay còn gọi là dấu hiệu Mayo Robson là một triệu chứng đặc hiệu và quan trọng của VTC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 7 bệnh nhân (11.7%) có dáu hiệu điểm đau sườn lưng. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình (2012): 69,3%[5]. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không nặng bằng các nghiên cứu trên. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện đều không có tình trạng sốt (85%).. Một số nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ VTC không có sốt khi nhập viện như Nguyễn Thị Hằng (2002): 73% [7].BMI của trung bình là 24.2 ± 4.0.. Như vậy, kết quả cho thấy chỉ số BMI cao trên trung bình của người bình thường. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Bình (2012): 13.3% và BMI trung bình: 22,60 ± 2,659 [5]. Bạch cầu của các bệnh nhân khi nhập viện là 13.65±4.53 G/L. Trường hợp cao nhất là 22 G/l, thấp nhất là 3.5 G/l. Chỉ số bạch cầu cao là biểu hiện của tình trạng đáp ứng viêm hệ thống trên bệnh nhân VTC. Kết quả của chúng tôi tương tự tác giả Tae Joo Jeon và công sự (2017): 11.90 ± 5.61 G/l [8], Nguyễn Gia Bình (2012): 12.38±4.51 G/l [5]. Ghi nhân có 49 bệnh nhân (81.6%) có bạch cầu tăng trên 10 G/l. Nguyên nhân có thể do dối tượng của chúng tôi là những bệnh nhân có ĐTĐ kèm 289
- vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 theo với nhập viện có đường máu cao, là điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm trùng và đáp ứng viêm mạnh hơn so với các đối tượng khác. Men tụy là xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán VTC. Tỷ lệ bệnh nhân có men tụy tăng trên 3 lần trong nghiên cứu của chúng tối là 33%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình (2012) 52% [5]. Nghiên cứu của chúng tối có chỉ số đường huyết trung bình là 12.5±4.8 mmol/l. HbA1C trung bình là 9.5±1.9%. Kết quả cao hơn so với tác giả Nguyễn Gia Bình (2012) : 11.1±6.0 mmol/l. Chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân VTC có ĐTĐ có mỡ máu rất cao. Trong đó có 40% bệnh nhân tăng triglycerid. Giá trị trung bình triglycerid là 20.8 ± 25.4 mmol/l, Cholesterol: 10.0 ± 6.8 mmol/l..Có 58/60 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng chẩn đoán VTC, 53/60 bệnh nhân được siêu âm phát hiện VTC. Kết quả cho thấy các xét nghiện chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy cao và đống vai trò quan trọng trong chẩn đoán VTC. Kết quả này tương tự tác giả Nguyễn Gia Bình (2012) : 57/67 bệnh nhân [5]. Lượng dịch truyền trong ngày đầu tiên trung bình là 3.48±0.57 lít. Cao nhất là 5 lít, thấp nhất là 2.5 lít. Thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình (2012) : 6866,7 ± 2128,80 ml, Phạm Công Phúc (2017) : 4.6 ± 1.6 lít.Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nhịn ăn trung bình là 2.57 ± 1.03 ngày, nhanh nhất là 1 ngày, lâu nhất là 5 ngày. Trong đó có 18.3% bệnh nhân nhịn ăn trên 3 ngày. Kết quả này thấp hơn so với Nguyễn Gia Bình (2012): 57.7% [5]. Nguyên nhân có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ và đối tượng là thể nhẹ hơn.Số ngày nằm viện trung bình là 8.4±4.8 ngày. So với nghiên cứu về VTC thông thường, bao gồm cả bệnh nhân nặng cũng cho thấy số ngày nằm viện trung bình theo Nguyễn Gia Bình (2012): 9.9±6.4 ngày [5]. Như vậy, những bệnh nhân VTC thể nhẹ và trung bình nếu có ĐTĐ kèm theo thì cũng làm tăng thời gian nằm viện như VTC bao gồm những trường hợp nặng nói chung. Tăng triglycerid là nguyên nhân hàng đầu gây VTC ở bệnh nhân ĐTĐ (66.7%). VTC thông thường nói chung thường do soi mật và rượu là 2 nguyên nhân hàng đầu. Tuy nhiên ở bệnh nhân ĐTĐ, VTC có thường đi kèm với tăng Triglycerid. Nguyên nhân ở bệnh nhân ĐTĐ thường có thiếu hụt insulin dẫn đến quá trình lipolysis trong mô mỡ với sự giải phóng các axit béo tự do. Tăng lượng axit béo tự do đến gan gây ra tăng sản xuất các lipoprotein tỷ trọng rất thấp, kết hợp với việc ức chế lipoprotein lipase ở các mô ngoại biên, dẫn đến tăng triglyceride máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có chỉ số HbA1C cao trên 10% có thời gian nằm viện kéo dài hơn so với nhóm có HbA1C dưới 10%: 10.1±4.3 ngày soi với 7.0±4.8 ngày. Những bệnh nhân đường máu càng cao và không ổn định sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và kéo dài thời gian điều trị V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân VTC có ĐTĐ thể nhẹ và trung bình tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2019, chúng tôi tút ra một số nhận xét sau: -VTC trên bệnh nhân ĐTĐ gặp nhiều ở nam giới, chủ yếu nằm trong độ tuổi trung niên - Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân gặp nhiều nhát là đau bụng thượng vị, nôn, buồn nôn, chướng bụng. BMI trung bình của bệnh nhân giới hạn bình thường. - Số lượng bạch cầu tăng cao trên 10 G/l chiếm 81.6%. Biểu hiện trên xét nghiệm sinh hóa chủ yếu là tăng triglycerid, tăng đường máu. HbA1C trung bình: 9.5 ± 1.9%. - Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và siêu âm ổ bụng là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao với tỷ lệ phát hiện VTC lần lượt là 96.7% và 88.3%. - Điều trị dịch bù ngày đầu tiên trung bình là 3.48±0.57 lít, thời gian nhịn ăn trung bình là 2.57±1.03 ngày. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân VTC có ĐTĐ là 8.4±4.8 ngày. - Tăng triglycerid là nguyên nhân hàng đầu gây VTC ở bệnh nhân ĐTĐ. - Bệnh nhân kiểm soát đường huyết càng kém, HbA1C cao sẽ kéo dài thời gian điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Zawada, A.E., et al., Gastrointestinal complications in patients with diabetes mellitus. Adv Clin Exp Med, 2018. 290
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 2. Lankisch, P.G., M. Apte, and P.A. Banks, Acute pancreatitis. Lancet, 2015. 386(9988): p. 85- 96. 3. Peter A. Banks, M.D., M.A.C.G, Practice guidelines in acute pancreatitis. Am J Gastroenterol, 2006. 101(10): p. 2379-2400. 4. Satoh, K., et al., Nationwide epidemiological survey of acute pancreatitis in Japan. Pancreas, 2011. 40(4): p. 503-507. 5. Nguyễn Gia Bình, H.Đ.C., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, 2012. Bệnh Viện Bạch Mai. 6. Tang, J.C.F. Acute Pancreatitis. Gastroenterology 2019 [cited 2019 Jul 25]. 7. Hằng, N.T., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng và hình ảnh siêu âm của Viêm tụy cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, 2002. Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Jeon, T.J. and J.Y. Park, Clinical significance of the neutrophil-lymphocyte ratio as an early predictive marker for adverse outcomes in patients with acute pancreatitis. World J Gastroenterol, 2017. 23(21): p. 3883-3889. MỐI LIÊN QUAN GIỮA P53,EFGR, HER2 VÀ THỜI GIAN SỐNG THÊM UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN III, IV (M0) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ TC BỔ TRỢ TRƯỚC PHẪU THUẬT VÀ/HOẶC XẠ TRỊ Ngô Xuân Quý * * ThS - Khoa Ngoại đầu cổ - Bệnh viện K Email: ngoxuanquy1979@gmail.com Số điện thoại: 0963512222. TÓM TẮT: Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 và mối liên quan tới thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III- IV. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm những BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hoá chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2018 Kết quả: Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1%. Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016. Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ Her2, p53 và thời gian sống thêm Kết luận: Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. Tình trạng bộc lộ EGFR có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm. Từ khoá: ung thư lưỡi giai đoạn III, IV, hoá chất bổ trợ trước, sống thêm, p53, EGFR, Her2 Abstract: THE RELATIONSHIP BETWEEN EGFR, HER2, P53 WITH OVERALL SURVIVAL IN OUTCOME OF PATIENTS WITH STAGE III-IV (M0) MOBILE TONGUE CANCER TREATED BY TC FOLLOWED BY SURGERY AND/OR RADIATION Objectives: We aimed to identify the rate of expression of EGFR, Her2, p53 and the result of overall survival in neoadjuvant chemotherapy with TC in patients with stage III-IV(M0) mobile tongue cancer followed by surgery and/or radiation. The relationship between expression of EGFR, Her2, p53 and overall survival were revealed. 291
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 12 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thủ tục phẫu thuật u buồng trứng theo phân loại O-RADS tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2023-2024
5 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân tràn dịch màng phổi tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022
7 p | 7 | 3
-
Mối liên quan giữa tăng huyết áp không trũng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
5 p | 7 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi thoát vị bẹn bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
5 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022)
10 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 6 | 2
-
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B và kiểm chuẩn kế hoạch xạ trị VMAT tại Bệnh viện K
4 p | 4 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u màng não độ cao tại Bệnh viện K
5 p | 10 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sởi tại khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2018-2019
7 p | 13 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới ở người cao tuổi tại Hải Phòng 2021-2023
9 p | 8 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt giảm bạch cầu hạt trung tính ở bệnh nhân ung thư
8 p | 7 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sarcôm tử cung tại Bệnh viện K
5 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 2 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp
6 p | 6 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại Trung tâm Sản khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên
4 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đuối nước tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn