ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ<br />
SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI<br />
TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Bạch Văn Cam*, Nguyễn Minh Tiến*, Nguyễn Thị Bích Trâm**, Bạch Nguyễn Vân Bằng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ dưới 2 tuổi.<br />
Phương pháp: hồi cứu mô tả loạt ca<br />
Kết quả: từ tháng 1 năm 2004, đến tháng 3 năm 2007 có 30 trẻ dưới 2 tuổi (16 nam và 14 nữ) sốc sốt xuất<br />
huyết Dengue nhập khoa Hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1. Triệu chứng lâm sàng chính: bệnh sử sốt (100%), nôn ói<br />
(30%), xuất huyết dưới da (90%), gan to (96,67%). Đặc biệt, suy hô hấp và xuất huyết tiêu hóa nặng thường xảy<br />
ra tương ứng ở 96,67% và 40% ca bệnh. Bất thường chức năng thận và giảm tiều cầu xảy ra tương ứng lần lượt<br />
ở 30% và 86,66% bệnh nhi. Tỉ lệ tăng men gan SGOT và SGPT là 96,67% và 86,67%. Tỉ lệ hội chứng suy đa cơ<br />
quan 13,3%. Liều dịch truyền chống sốc (Lactate Ringer) cho 93,33% bệnh nhi theo quan sát là 136,10 mL/kg ±<br />
30,95 mL/kg, liều Dextran 70 là 77,91 ± 40,47 mL/kg ở 53,33% bênh nhân được truyền. Có 56,67% được chỉ<br />
định đo CVP. 26,67% bệnh nhi được dùng cả Dobutamine và Dopamine với liều cao nhất lần luợt là 9,75 mcg/kg<br />
và 6,33 mcg/kg.<br />
Kết luận: Sốc SXHD ở trẻ dưới 2 tuổi biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp, dễ bỏ soát chẩn đoán, diễn tiến<br />
nhanh đến các biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa mà các bác sĩ<br />
lâm sàng cần lưu ý để sẵn sàng điều trị kịp thời cứu sống bệnh nhân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL AND PARACLINICAL FINDINGS AND TREATMENT<br />
ON DENGUE SHOCK SYNDROME IN INFANTS<br />
Bach Van Cam, Nguyen Minh Tien, Nguyen Thi Bich Tram, Bach Nguyen Van Bang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 75 - 83<br />
Objective: explore clinical, paraclinical and treatment profiles of dengue shock syndrome in infants<br />
Methods: case-series study<br />
Results: from Jan 2004 to Mar 2007 there were 30 infants (16 male and 14 female) less than 2 years old with<br />
Dengue shock syndrome (DSS) admitted at pediatric intensive care unit. Fever, nausea, petechiae, and<br />
hepatomegaly were the most common clinical findings associated with DSS in infants with 100%, 30%, 90% and<br />
96.67% of the patients. Especially, respiratory distress and severe gastrointestinal bleeding were found in 96,67%<br />
and 40% of patients. Renal dysfunction and thrombocytopenia were observed in 30% and 86.66% cases. SGOT<br />
and SGPT increasement were found in 96.67% and 86.67% of patient. Multiple organ dysfunction syndrome<br />
(MODS) happened to 4 infants, accounting for 13.3%. There were 93.33% of patients who were prescribed<br />
intravenous Lactated Ringer at the dosage 136.10 ± 30.95 mL/kg, and 53.33% of infants were prescribed with<br />
Dextran 70 at the dose 77.91 ± 40.47 mL/kg. There were 17 cases (56.67%) indicated for CVP measurement.<br />
26.67% of patients had to be transfused with Dobutamine and Dopamine with the maximum dosage at 9.75<br />
mcg/kg and 6.33 mcg/kg.<br />
Conclusion: Dengue shock syndrome in infants revealed complex and diversified clinical findings,<br />
misdiagnosized, progressed rapidly to complications such as respiratory failure, disorder of coagulation,<br />
gastrointestinal bleeding, metabolic disorder at which clinicians should be alert to give timely and effective<br />
intervention, saving the life of patients.<br />
* Bệnh viện Nhi đồng I<br />
** Đại học Phạm Ngọc Thạch<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh<br />
truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch do virus<br />
Dengue gây nên và truyền cho người qua muỗi<br />
vằn Aedes agypti. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã<br />
trở thành một bệnh dịch lưu hành rộng rãi, là<br />
vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong<br />
cao nếu không phát hiện và xử trí đúng kịp thời.<br />
95% các trường hợp SHX Dengue xảy ra ở<br />
trẻ em dưới 15 tuổi. Trong khi đó trẻ nhũ nhi<br />
dưới 12 tháng chiếm tỉ lệ 5%. Dựa vào một công<br />
trình nghiên cứu tại Nicaragua từ 1999 – 2001<br />
của tác giả Samantha Nadia Hammond và cộng<br />
sự trên 114 trẻ nhũ nhi, 1211 trẻ lớn và 346 người<br />
trưởng thành, tỉ lệ sốc ở nhóm SXH nhũ nhi khá<br />
cao 40% so với 2 nhóm còn lại lần lượt là 35% và<br />
12%. Qua số liệu trên, chúng ta thấy rằng, trẻ<br />
nhỏ hơn 2 tuổi ít bị nhiễm SXH, nhưng nếu đã<br />
nhiễm thì diễn tiến bệnh rất nhanh triệu chứng<br />
rất nặng và đồng thời dễ đi vào sốc và tỉ lệ tử<br />
vong rất cao, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ vẫn<br />
chưa biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng<br />
nên việc phát hiện triệu chứng để chẩn đoán<br />
sớm gặp nhiều khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng.<br />
Mặc dù đã có nhiều báo cáo vấn đề này về mặt<br />
lâm sàng, dịch tễ học, miễn dịch học của SXH<br />
Dengue nói chung và sốc SXH nói riêng ở người<br />
lớn và trẻ lớn, nhưng có rất ít nghiên cứu về sốc<br />
SXHD trẻ nhỏ, đặc biệt là ở lứa tuổi nhũ nhi tới 2<br />
tuổi. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên<br />
cứu về”Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
điều trị sốc SXH Dengue trẻ dưới 2 tuổi tại khoa<br />
Hồi Sức BV Nhi Đồng I từ 1/2004 đến 3/2007”với<br />
mong muốn đóng góp cho công tác chẩn đoán<br />
sớm và điều trị những trường hợp sốc SXH trẻ<br />
nhũ nhi của các bác sỹ lâm sàng.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
đặc điểm điều trị sốc SXHD ở trẻ dưới 2 tuổi tại<br />
khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/2004<br />
đến 3/2007.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
2<br />
<br />
- Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng của sốc<br />
SXHD ở trẻ dưới 2 tuổi tại khoa Hồi sức Bệnh<br />
viện Nhi Đồng I từ 1/2004 đến 3/2007.<br />
- Xác địnhtỉ lệ đặc điểm cận lâm sàng của sốc<br />
SXHD ở trẻ dưới 2 tuổi tại khoa Hồi sức Bệnh<br />
viện Nhi Đồng I từ 1/2004 đến 3/2007.<br />
- Xác định tỉ lệ đặc điểm tổn thương cơ quan<br />
trong sốc SXHD ở dưới 2 tuổi tại khoa Hồi sức<br />
Bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/2004 đến 3/2007.<br />
- Xác định tỉ lệ dùng cao phân tử, tỉ lệ truyền<br />
máu, lượng dịch truyền trung bình, tỉ lệ hỗ trợ<br />
hô hấp trong điều trị sốc SXH ở trẻ dưới 2 tuổi<br />
tại khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/2004<br />
đến 3/2007.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu quan sát mô tả các trường hợp<br />
bệnh (case series)<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là<br />
SXHD điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh<br />
Viện Nhi Đồng I.<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Tất cả bệnh nhân dưới 2 tuổi sốc SXHD nằm<br />
điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh Viện Nhi<br />
Đồng I từ 1/2004 đến 3/2007<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Chọn mẫu theo phương pháp liên tiếp<br />
không xác suất từ tháng 1/2004 đến 5/2007<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Trẻ ≤ 02 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng sốc<br />
SXHD độ III và IV theo tiêu chuẩn của TCYTTG,<br />
được xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac<br />
ELISA dương tính với virus Dengue.<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
- Bệnh nhân được chẩn đoán SXHD theo tiêu<br />
chuẩn của TCYTTG nhưng xét nghiệm huyết<br />
thanh học âm tính với virus Dengue.<br />
<br />
- Bệnh nhân được chuyển từ tuyến trước<br />
đến nhưng không ghi rõ các dữ kiện cần cho<br />
nghiên cứu.<br />
- Có bất thường bệnh lý khác đi kèm như<br />
bệnh tim phổi, gan mật, thần kinh<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Bệnh nhân sốc SXHD dưới 2 tuổi thuộc lô<br />
nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu theo<br />
các bước sau:<br />
a. Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, địa chỉ,<br />
cân nặng, ngày vào sốc, độ sốc, sinh hiệu.<br />
b. Điều trị của tuyến trước: thời gian truyền<br />
dịch chống sốc tuyến trước, lượng và loại dịch<br />
đã dùng.<br />
c. Biểu hiện lâm sàng lúc nhập viện: suy hô<br />
hấp, sốc kéo dài, XHTH, suy gan, rối loạn tri giác<br />
(Glasgow), rối loạn đông máu, toan chuyển hoá,<br />
trị số CVP (Central Venous Pressure: áp lực tĩnh<br />
mạch trung ương).<br />
d. Xét nghiệm lúc nhập khoa Hồi sức: CTM,<br />
Hct, tiểu cầu, đường huyết, ion đồ, MAC-ELISA<br />
chẩn đoán SXH, chức năng đông máu toàn bộ,<br />
xét nghiệm chức năng gan: SGOT, SGPT,<br />
Phosphatase kiềm, NH3 máu, chức năng thận,<br />
khí máu động mạch.<br />
e. Kết quả: sống, chết.<br />
<br />
Định nghĩa các từ hành động<br />
Sốc kéo dài<br />
Sốc không ổn định ≥ 6 giờ: tổng lượng dịch ≥<br />
60ml/kg, Mạch nhanh khi lớn hơn giới hạn trên<br />
theo tuổi, bình thường < 1 tuổi: 110 – 160, 1-2<br />
tuổi: 100 – 150, Huyết áp kẹp khi hiệu số huyết<br />
áp tâm thu (HATT) – huyết áp tâm trương<br />
(HATTr) ≤ 20 mmHg, huyết áp tụt khi huyết áp<br />
tâm thu < 80 mmHg ở trẻ < 5 tuổi, < 90 mmHg ở<br />
trẻ ≥ 5 tuổi. Huyết áp trung bình (HATB) =<br />
(HATT + 2xHATTr)/3. Dấu hiệu sốc bao gồm<br />
mạch nhanh nhẹ, không bắt được, huyết áp tụt,<br />
kẹp hoặc không đo được, chi lạnh ẩm, bứt rứt<br />
vật vã, tiểu ít < 0,5-1ml/kg/giờ, thời gian đổ đầy<br />
mao mạch ≥ 3”.<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
<br />
Suy hô hấp<br />
Một trong các dấu hiệu: nhịp thở ≥ 50 l/ph<br />
trẻ < 12 tháng, ≥ 40 l/ph trẻ 1 - 2 tuổi, co lõm<br />
ngực, tím tái, PaCO2 > 45mmHg, SaO2 < 93%,<br />
PaO2/FiO2 ≤ 300mmHg: tổn thương phổi cấp<br />
tính (ALI: Acute Lung Injuries), PaO2/FiO2 ≤<br />
200mmHg: nghi hội chứng suy hô hấp cấp<br />
(ARDS: Acute Respiratory Distress Syndrome).<br />
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH)<br />
Ói máu và hay tiêu phân đen. Mức độ nhẹ:<br />
không cần truyền máu, nặng: cần truyền máu ><br />
20ml/kg/24 giờ.<br />
Suy gan<br />
Khi có đủ 4 dấu hiệu (1) SGOT và SGPT tăng<br />
gấp 05 lần bình thường, (> 200 đv/L); (2)<br />
Phosphatase kiềm > 350 đv/L; (3) NH3 tăng trên<br />
mức bình thường (> 0,8 µg/ml); (4) tỉ lệ<br />
prothrombin giảm (< 60%). Tổn thương gan khi<br />
có 3 trong 4 dấu hiệu trên(8).<br />
Rối loạn đông máu<br />
Tiểu cầu giảm (≤ 100 x 103, trung bình ≤ 50 x<br />
3<br />
10 , nặng ≤ 30 x 103), tỉ lệ prothrombin < 60%,<br />
đông máu nội mạch lan tỏa (DIC: Disseminated<br />
Intravascular Coagulation) khi giảm tiểu cầu và<br />
khi có 3 trong 4 kết quả bất thường (1) PT ><br />
18”(2) APTT > 45”(>1,5 chứng), (3) fibrinogen<br />
giảm (< 1,5g/L), (4) D-dimer (+). DIC nặng khi<br />
DIC với TQ > 20”hoặc TCK > 60”<br />
Toan chuyển hóa<br />
pH < 7,35 và/hoặc HCO3- < 16 mmol/L, mức<br />
độ toan chuyển hóa: nhẹ: pH 7,3 - 7,35 và/hoặc<br />
HCO3 = 12-16; trung bình: pH 7,2 - 7,29 và/hoặc<br />
HCO3 = 8-12; nặng < 7,20 và/hoặc HCO3 < 8, hạ<br />
đường huyết: < 50mg%, hạ natri máu: < 135, hạ<br />
kali máu: < 3,5, hạ calci máu: < 1 (mmol/L)<br />
Suy thận<br />
Khi creatinine máu tăng > 2 lần giới hạn trên<br />
theo tuổi. Bất thường chức năng thận khi urê ><br />
40mg% hoặc creatinine > giới hạn trên theo tuổi.<br />
Bình thường creatinine 0,2-0,4 mg% trẻ < 1 tuổi,<br />
0,3-0,7 mg% trẻ 1-8 tuổi, 0,5-1mg% trẻ > 8 tuổi.<br />
<br />
3<br />
<br />
Hôn mê<br />
Đánh giá theo thang điểm Glasgow (nặng: <<br />
5). Điểm số suy cơ quan trẻ em PELOD (Pediatric<br />
Logistic Organ Dysfunction), tiêu chuẩn MODS<br />
của Wilkinson cải tiến (phụ lục 1,2).<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
Dữ liệu được nhập và xử lý thống kê bằng<br />
phần mềm SPSS 15.0<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong khoảng thời gian từ 1/2004 đến tháng<br />
3/2007, 30 trẻ dưới 2 tuổi sốc SXHD độ III và IV<br />
xác định bằng IgM ELISA dương tính được đưa<br />
vào lô nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Tuổi (thng) trung bình, giới hạn<br />
11,9 6,8 (5 -24 tháng)<br />
12 thng<br />
21 (70%)<br />
Giới: Nam/nữ<br />
9/3<br />
Địa phương: Thành phố/tỉnh<br />
9/21<br />
Ngày vào sốc<br />
3-6 (4-5: 76,7%)<br />
Độ nặng SXH: Độ III/IV<br />
23 (76,7%) / 7 (23,3%)<br />
Điều trị tuyến trước<br />
16 (53,3%)<br />
Thời gian điều trị tuyến trước<br />
18,1 6,5 (7-42); 24 giờ:<br />
(giờ)<br />
36,7%<br />
Tổng lượng dịch truyền trước đó 115,4 43,3 (50-185); 24<br />
(ml/kg)<br />
giờ: 134,4 43,3<br />
Lượng cao phân tử (ml/kg)<br />
40,2 23,9 (13,3 – 65)<br />
Loại cao phân tư: Dextran 40/70<br />
2/2<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Bệnh sử có sốt<br />
Sốt lúc sốc<br />
Các dấu xuất huyết dưới<br />
da<br />
- Chấm xuất huyết<br />
- Mảng xuất huyết<br />
- Bầm vết chích<br />
Chảy máu nướu răng<br />
Xuất huyết tiêu hóa<br />
- Ói máu<br />
- Tiêu phân đen<br />
Gan to/vàng da mắt<br />
Sổ mũi<br />
Ho<br />
Ói<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
4<br />
<br />
Kết quả<br />
30 (100%)<br />
10 (33,3%)<br />
28 (93,3%)<br />
27 (90%)<br />
3 (10%)<br />
9 (30%)<br />
2 (6,7%)<br />
12 (40%)<br />
4 (13,3%)<br />
9 (30%)<br />
29 (96,7%) / 1 (3,3%)<br />
8 (26,7%)<br />
11 (36,7%)<br />
9 (30%)<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Kết quả<br />
Tiêu chảy<br />
9 (30%)<br />
Cận lâm sàng<br />
Hct (%)<br />
42,50 ± 6,36; ≥ 40%: 18 (60%), <<br />
35%: 8 (26,67%)<br />
Bạch cầu (/mm3)<br />
7250 ± 3654; < 3000: 1 (3,3%)<br />
3<br />
Tiểu cầu (10 /mm3)<br />
38,7 ± 2,3723; ≤ 30: 13 (43,3%),<br />
30 – 50: 13 (43,3%)<br />
Bilirubin toàn phần/trực 0,44 ± 0,26 / 0,23 ± 0,19 / 0,21 ±<br />
tiếp/gián tiếp (mg%)<br />
0,09<br />
SGOT (UI/L)<br />
414,9 ± 102,8; > 40: 29 (96,67%),<br />
> 200: 13 (43,33%)<br />
SGPT (UI/L)<br />
231,8 ± 53,0; > 40: 26 (86,67%), ><br />
200: 9 (30%)<br />
Phosphatase kiềm (UI/L) 82,30 ± 36,46; > 350: 6 (20%)<br />
NH3 máu (µg/mL)<br />
2,82 ± 1,08<br />
TQ (giây)<br />
18,5 ± 8,49, > 18: 9 (30%); > 20: 5<br />
(16,67%)<br />
TCK (giây)<br />
62,45 ± 27,30; > 45: 21 (70%); ><br />
60: 5 (16,67%)<br />
Tỉ lệ prothrombin (%)<br />
60,5 ± 22; < 60: 17 (56,67% )<br />
Fibrinogen (g/L)<br />
1,07 ± 0,36; < 1,5: 25 (83,3%)<br />
D – Dimmer (+)<br />
21 (70%)<br />
pH<br />
7,41 ± 0,08; < 7,2: 0 (0%); 7,2 –<br />
7,35: 4 (13,3%)<br />
PaCO2 (mmHg)<br />
29,91 ± 6,02; < 30: 14 (46,67%)<br />
HCO3 (mmol/L)<br />
19,94 ± 4,70; < 15: 1 (3,3%)<br />
PaO2/FiO2<br />
329,67 ± 144,80; ≤ 200: 5<br />
(16,67%); 200 – 300: 13 (43,33%)<br />
Đường huyết (mg%)<br />
90,20 ± 26,23; < 50: 2 (6,67%)<br />
+<br />
Na<br />
130,5 ± 6,41; < 135: 22 (73,33%)<br />
+<br />
K<br />
4,45 ± 0,74; < 3,5: 4 (13,33%)<br />
++<br />
Ca<br />
1,05 ± 0,11; < 1,0: 7 (23,33%)<br />
Xquang phổi: - Tràn dịch Lượng nhiều: 4 (13,3%), trung<br />
màng phổi phải<br />
bình: 19 (63,3%), ít: 2 (6,7%)<br />
- Tràn dịch màng phổi<br />
Lượng nhiều: 1 (3,33%), trung<br />
trái<br />
bình: 18 (60%), ít: 3 (10%)<br />
- Phù mô kẽ, phế nang<br />
6 (20%)<br />
Siêu âm bụng: tràn dịch Lượng nhiều: 8 (26,7%), trung<br />
màng bụng<br />
bình: 10 (33,3%), ít: 7 (23,3%)<br />
<br />
Đặc điểm tổn thương các cơ quan<br />
Bảng 3: Đặc điểm tổn thương các cơ quan<br />
Đặc điểm<br />
Tuần hoàn<br />
Sốc<br />
HA không đo được<br />
CVP (cm H2O) (n=17)<br />
Hô hấp<br />
Suy hô hấp<br />
ALI/ARDS<br />
Gan<br />
Tổn thương gan<br />
Suy gan<br />
<br />
Kết quả<br />
30 (100%)<br />
3 (10%)<br />
9,59 ± 1,66 (7 – 13)<br />
29 (96,67%)<br />
13 (43,33%)/5 (16,67%)<br />
7 (23,3%)<br />
6 (20%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tiêu hoá<br />
XHTH<br />
XHTH nặng<br />
Đông máu<br />
DIC<br />
DIC nặng<br />
Thần kinh<br />
Điểm Glasgow 5–12<br />
Co giật<br />
Thận<br />
Tăng urê máu (mg %)<br />
Tăng creatinin máu<br />
Bất thường chức năng<br />
thận<br />
Suy thận<br />
Chuyển hóa<br />
Toan chuyển hóa<br />
Hạ đường huyết<br />
Hạ natri máu<br />
Hạ kali máu<br />
Hạ calci máu<br />
<br />
Kết quả<br />
12 (40%)<br />
9 (30%)<br />
6 (20%)<br />
5 (16,67%)<br />
25 (83,33%)<br />
3 (10%)<br />
7 (23,3%)<br />
10 (33,33%)<br />
15 (30%)<br />
1 (3,33%)<br />
4 (13,3%)<br />
2 (6,67%)<br />
22 (73,33%)<br />
4 (13,33%)<br />
7 (23,33%)<br />
<br />
Phân loại suy các cơ quan theo tiêu chuẩn<br />
Wilkinson cải tiến<br />
Bảng 4: Suy các cơ quan theo tiêu chuẩn Wilkinson<br />
cải tiến<br />
Suy các cơ quan<br />
Tuần hoàn<br />
Hô hấp<br />
Tiêu hóa<br />
Huyết học<br />
Gan<br />
Thận<br />
Điểm số PELOD<br />
Suy các cơ quan<br />
00 cơ quan<br />
01 cơ quan<br />
02 cơ quan<br />
03 cơ quan<br />
04 cơ quan<br />
Suy đa cơ quan (MODS)<br />
<br />
Số ca<br />
3 (10%)<br />
5 (16,7%)<br />
1 (3,3%)<br />
5 (16,7%)<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
9,3 ± 1,63<br />
15 (50%)<br />
11 (36,7%)<br />
4 (13,3%)<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
4 (13,3%)<br />
<br />
Đặc điểm điều trị<br />
Bảng 5: Đặc điểm điều trị<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Tổng lượng dịch trung bình/cao 136,10 ± 30,95/77,91 ±<br />
phân tử<br />
40,47<br />
24,6 ± 2,6<br />
Tổng thời gian truyền dịch trung<br />
bình<br />
Đặt CVP / chích / bộc lộ<br />
17 (56,67%) / 5 (16,67%) /<br />
12 (40%)<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Trị số CVP cao nhất (cmH2O)<br />
9,71 ± 1,96 (7-15)<br />
Truyền máu tươi<br />
12 (40%)<br />
Lượng máu truyền<br />
29,33 ± 4,89 > 20: 9/30<br />
(mL/kg/24giờ)<br />
(30%)<br />
Truyền huyết tương tươi đông<br />
9 (30%)<br />
lạnh<br />
Lượng huyết tương tươi<br />
30,03 ± 12,25<br />
(mL/kg)<br />
Truyền tiểu cầu<br />
2 (6,67%)<br />
Lượng tiều cầu dùng (đơn vị)<br />
2<br />
Truyền kết tủa lạnh<br />
1 (3,33%)<br />
Lượng kết tủa lạnh (đơn vị)<br />
1<br />
Dopamin/liều (mcg/kg)/thời gian 9 (30%) / 6,33 ± 3,04 /<br />
(giờ)<br />
48,13 ± 13,92<br />
Dobutamin/liều (mcg/kg)/thời 8 (26,67%) / 9,75 ± 3,41 /<br />
gian (giờ)<br />
50,47 ± 15,50<br />
Dopamine + dobutamine<br />
8 (26,67%)<br />
Oxy qua cannula<br />
29 (96,67%)<br />
NCPAP* / P / FiO2<br />
20 (66,67%) / 5,55 ± 0,82 /<br />
65,45 ± 19,65<br />
Thời gian thở NCPAP (giờ)<br />
48,27 ± 23,58 (24 – 90)<br />
Thở máy / PC / IP / PEEP (cm<br />
2 (6,67%) / 2 / 20 / 5-6<br />
H2O)<br />
Thời gian thở máy (giờ)<br />
43,50 ± 13,43 (34 - 53)<br />
Thời gian nằm hồi sức trung<br />
71,28 ± 45,12 (24 – 192)<br />
bình (giờ)<br />
Kết quả điều trị: sống / tử vong<br />
30 (100% ) / 0 (0%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong thời gian từ 01/2004 – 03/2007, 30 trẻ<br />
dưới 2 tuổi nhập khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 được chẩn đoán là sốc sốt xuất<br />
huyết độ III (76,7%) và IV (23,3%), xác định bằng<br />
huyết thanh IgM ELISA dương tính được đưa<br />
vào lô nghiên cứu. Đa số trẻ dưới 12 tháng<br />
(70%), nhỏ nhất là 5 tháng tuổi, không có sự<br />
khác biệt về giới, 70% số trẻ ở tỉnh, thường vào<br />
sốc ngày thứ 4,5 của bệnh (76,7%). Hơn một nửa<br />
số trẻ (53,3%) được điều trị tuyến trước thời gian<br />
truyền dịch trung bình là 18.1 giờ, tổng lượng<br />
dịch truyền trung bình là 115.35 mL/kg trong đó<br />
có 13,33% trường hợp đã được truyền Dextran<br />
40 (6,67%) và Dextran 70 (6,67%).<br />
Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi ghi nhận 10<br />
trường hợp (33,3%) sốt lúc vào sốc. So với<br />
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng và<br />
cộng sự(9) trên 22 trẻ nhũ nhi sốc SXH ghi nhận<br />
13 trường hợp (59%) sốt kéo dài từ 1 đến 4 ngày<br />
sau khi trẻ vào sốc. Vì vậy trong các trường hợp<br />
<br />
5<br />
<br />