t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ METHYL HÓA<br />
GEN SFRP2, RNF180 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ<br />
DẠ DÀY ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Minh Phúc1; Trần Văn Khoa2; Nguyễn Thúy Vinh3<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng methyl hóa gen SFRP2,<br />
RNF180 ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng trên 98 bệnh<br />
nhân ung thư biểu mô dạ dày điều trị phẫu thuật từ tháng 12 - 2015 đến 12 - 2018 và 40 bệnh<br />
nhân viêm dạ dày mạn được chẩn đoán bằng nội soi và mô bệnh học. Kết quả và kết luận:<br />
ung thư biểu mô dạ dày gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ 2,27/1. Tuổi trung bình của ung<br />
thư biểu mô dạ dày 61,5 ± 10,88, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 60 - 69. Theo phân loại Lauren,<br />
tỷ lệ ung thư biểu mô dạ dày thể ruột cao hơn thể lan tỏa (p > 0,05). Theo phân loại của WHO<br />
(2000), ung thư biểu mô tuyến thể ống nhỏ gặp nhiều nhất, tiếp theo là thể không biệt hóa và<br />
thể nhẫn, thấp nhất là thể nhày (9,18%). Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày phẫu thuật<br />
ở giai đoạn II - IV (95,92%). Tỷ lệ methyl hóa SFRP2 ở nhóm ung thư biểu mô dạ dày 74,49%<br />
và nhóm chứng là 25,51% (OR = 6,07; 95%CI: 3,28 - 11,21). Methyl hóa gen SFRP2 có thể là<br />
dấu hiệu chuẩn sinh học trong chẩn đoán ung thư dạ dày.<br />
* Từ khóa: Ung thư biểu mô dạ dày; Methyl hóa gen SFRP2; Đặc điểm lâm sàng; Đặc điểm<br />
mô bệnh học.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ đến thay đổi trình tự nucleotid của ADN,<br />
bao gồm biến đổi histone và methyl hóa<br />
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh vùng promoter. Methyl hóa là hiện tượng<br />
thường gặp ở nước ta và nhiều nước trên một gốc methyl được thêm vào carbon ở<br />
thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Nghiên vị trí số 5 của cytosine trong CpG - vùng<br />
cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2018, giàu GC của gen. Methyl hóa làm bất hoạt<br />
Việt Nam có 17.527 ca mắc mới UTDD, các gen ức chế khối u, do đó được coi là<br />
chiếm 10,6% các loại ung thư và là loại chìa khóa của sự khởi đầu và phát triển<br />
ung thư phổ biến đứng thứ ba sau ung ung thư. Nghiên cứu của Zhang X (2014)<br />
thư gan và ung thư phổi [5]. Do UTDD cho thấy, tỷ lệ methyl hóa gen SFRP2<br />
thường được chẩn đoán ở giai đoạn tiến trong huyết tương nhóm UTDD là 71,93%<br />
triển nên có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sau so với nhóm chứng (42,86%) (p = 0,0036),<br />
5 năm chỉ khoảng 10 - 20% . tỷ lệ methyl hóa gen RNF180 trong huyết<br />
Di truyền ngoại gen là biến đổi biểu tương nhóm UTDD là 57,89% so với nhóm<br />
hiện gen, có thể di truyền, không liên quan chứng (23,81%) (p = 0,0007) [6].<br />
<br />
1. Đại học Y Dược Thái Bình<br />
2. Học viện Quân y<br />
3. Đại học Y tế Công cộng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phúc (minhphucytb@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 08/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/11/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/11/2019<br />
<br />
112<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Ở Việt Nam, nghiên cứu tình trạng bệnh, Bệnh viện Quân y 103 cắt mẫu mô<br />
methyl hóa các gen liên quan đến ung làm xét nghiệm mô bệnh học và xét nghiệm<br />
thư nói chung, bao gồm UTDD còn khá methyl hóa.<br />
mới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên - Nhóm đối chứng: chẩn đoán nội soi<br />
cứu đề tài này nhằm: Tìm hiểu đặc điểm dạ dày là viêm dạ dày mạn, sinh thiết làm<br />
lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng mô bệnh học và xét nghiệm methyl hóa.<br />
methyl hóa gen SFRP2, RNF180 ở bệnh - Xét nghiệm mô bệnh học: thực hiện<br />
nhân ung thư biểu mô dạ dày điều trị tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện<br />
phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103 từ Quân y 103 gồm:<br />
tháng 12 - 2015 đến 12 - 2018. + Chẩn đoán xác định có hoặc không<br />
UTBMDD.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
+ Trên tiêu bản UTBMDD, phân loại<br />
NGHIÊN CỨU<br />
mô bệnh học theo Lauren [7] gồm thể<br />
1. Đối tượng nghiên cứu. ruột, thể lan tỏa; phân loại theo WHO<br />
- Nhóm nghiên cứu: 98 bệnh nhân (BN) (2000) [1] gồm 9 thể: ung thư biểu mô<br />
ung thư biểu mô dạ dày (UTBMDD) nguyên tuyến thể ống nhỏ; ung thư biểu mô tuyến<br />
phát, điều trị phẫu thuật tại Khoa Ngoại thể nhày; ung thư biểu mô thể tế bào<br />
bụng, Bệnh viện Quân y 103. nhẫn; ung thư biểu mô thể tuyến vảy; ung<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: UTBMDD thứ phát thư biểu mô thể tế bào vảy; ung thư biểu<br />
hoặc đã điều trị bằng hóa - xạ trị. mô thể tế bào nhỏ; ung thư biểu mô thể<br />
- Nhóm chứng: 40 BN viêm dạ dày mạn không biệt hóa và ung thư biểu mô khác.<br />
được chẩn đoán bằng nội soi dạ dày và Mức độ biệt hóa chia thành biệt hóa cao,<br />
xét nghiệm mô bệnh học. biệt hóa vừa và biệt hóa kém.<br />
- Xét nghiệm methyl hóa gen SFRP2,<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
RNF180 bằng kỹ thuật MSP: thực hiện<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang tại Phòng Chẩn đoán Sinh học Phân tử,<br />
có đối chứng. Bộ môn Sinh học và Di truyền Y học,<br />
- Thiết bị: máy cô đặc ADN Speed vac Học viện Quân y, gồm các bước:<br />
Eppendorf AG 5305 (Đức); máy đo độ + Tách chiết ADN: tách chiết ADN<br />
tinh sạch ADN Quikdrop Spectroprotometer bằng kít ADN Blood Minikit (Qiagen) theo<br />
(Mỹ); máy PCR Eppendorf ProS (Mỹ); quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.<br />
máy realtime Rotor-Gene Q Qiagen (Đức); Kiểm tra nồng độ, độ tinh sạch mẫu ADN<br />
máy điện di Mupid-one (Nhật Bản); hệ tách chiết được bằng máy Quick drop và<br />
thống nội soi dạ dày OLYMPUS CV-170 lưu giữ ở nhiệt độ -20oC.<br />
(Nhật Bản).<br />
+ Biến đổi Bisulfite: thực hiện theo quy<br />
* Quy trình nghiên cứu: trình của bộ kít EZ ADN methylation-Gold<br />
- Nhóm nghiên cứu: khám lâm sàng (Zymo research) của nhà sản suất. Lưu trữ<br />
trước phẫu thuật. Phần dạ dày có khối u 10 µl dung dịch ADN thu được sau khi biến<br />
được cắt bỏ gửi đến Khoa Giải phẫu đổi ở nhiệt độ -20˚C.<br />
<br />
113<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
+ MSP (Methylation Specific PCR): sử dụng các cặp mồi đặc hiệu để đánh giá<br />
promoter methyl hóa và không methyl hóa của gen SFRP2 (bảng 1). Nếu cặp mồi<br />
methyl cho kết quả có thể kết luận các CpG khảo sát bị methyl hóa hoàn toàn. Nếu cặp<br />
mồi không methyl cho kết quả, kết luận các CpG khảo sát không bị methyl hóa. Nếu cả<br />
2 cặp mồi cho kết quả, các CpG khảo sát bị methyl hóa không hoàn toàn.<br />
Thành phần phản ứng PCR sau khi được điều chỉnh và tối ưu: 12,5 µl Mastermix;<br />
0,5 µl mỗi mồi, 2 µl ADN đã xử lý; H2O vừa đủ để tổng thể phản ứng là 25 µl. Chu trình<br />
nhiệt của phản ứng MSP sau khi tối ưu: 95°C trong 5 phút; 35 chu kỳ gồm 95°C trong<br />
30 giây, 55°C trong 60 giây, 72°C trong 30 giây và kết thúc ở 72°C.<br />
<br />
Bảng 1: Trình tự mồi dùng cho phản ứng MSP.<br />
<br />
Mồi Trình tự Kích thước sản phẩm PCR<br />
<br />
SFRP2 MF GGGTCGGAGTTTTTCGGAGTTGCGC<br />
138 bp<br />
SFRP2 MR CCGCTCTCTTCGCTAAATACGACTCG<br />
<br />
SFRP2 UF TTTTGGGTTGGAGTTTTTTGGAGTTGTGT<br />
145 bp<br />
SFRP2 UR AACCCACTCTCTTCACAAATACAACTCA<br />
<br />
RNF180 MF GGAGAAAAATTTTTTTACGGTTTC<br />
109<br />
RNF180 MR CACGTCTACGAATTCCCAC<br />
<br />
RNF180 UF AGGGAGAAAAATTTTTTTATGGTTTT 109<br />
<br />
RNF180 UR CACATCTACAAATTCCCACCC<br />
<br />
+ Điện di sản phẩm PCR, sau đó điện di agarose 2% trong 30 phút với hiệu điện<br />
thế 100 V và cường độ dòng điện 100 mA, nhuộm ethidium bromide, soi UV, chụp<br />
hình và phân tích kết quả.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 20.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ về tỷ lệ mắc UTDD được giải thích do<br />
BÀN LUẬN vai trò bảo vệ cơ thể trước UTDD của nội<br />
1. Đặc điểm về tuổi và giới. tiết tố nữ (estrogen) và nam giới tiếp xúc<br />
* Đặc điểm giới tính: 68 BN (69,39%) với các tác nhân gây UTDD nhiều hơn.<br />
nam; 30 BN (30,61%) nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ<br />
UTDD có mối liên quan với giới tính. nam/nữ là 2,27/1, tương đồng với nghiên<br />
UTDD gặp ở nam thường cao hơn so với cứu của Lê Viết Nho [2] là 2,75/1 và<br />
nữ, tỷ lệ nam/nữ khoảng 2 - 3/1. Khác biệt Nguyễn Quang Bộ [3] là 2,5/1.<br />
<br />
114<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Bảng 2: Cơ cấu tuổi của nhóm nghiên cứu.<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm tuổi (n = 98) Nam Nữ Tỷ lệ chung<br />
<br />
n % n %<br />
<br />
< 50 7 70,0 3 30,0 10,20<br />
<br />
50 - 59 19 63,33 11 36,67 30,61<br />
<br />
60 - 69 27 79,41 7 20,59 34,70<br />
<br />
≤ 70 15 62,50 9 37,50 24,49<br />
<br />
UTDD ít gặp ở tuổi < 40, tỷ lệ tăng lên cùng với tuổi và đạt đỉnh ở độ tuổi 60 - 70 [1].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN cao tuổi nhất 85, nhỏ tuổi nhất 35, tuổi trung bình<br />
UTDD 61,5 ± 10,88. Hầu hết BN UTBMDD ≥ 50 tuổi (89,8%), trong đó gặp nhiều nhất<br />
ở nhóm tuổi 60 - 69. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn<br />
Cương (2017) với tuổi trung bình 59,8 - 61,9 [4], Zhang X (2014) 61,49 ± 12,02 tuổi [6].<br />
<br />
2. Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học. nôn là những triệu chứng thường gặp.<br />
* Đặc điểm lâm sàng: Các triệu chứng khác ít gặp hơn. Kết quả<br />
này phù hợp với nghiên cứu của một số<br />
- Lý do vào viện: 76 BN (77,56%) đau<br />
tác giả khác khác [2, 3].<br />
thượng vị; 11 BN (11,22%) xuất huyết<br />
tiêu hóa; 7 BN (7,14%) nôn, buồn nôn; - Triệu chứng thực thể: triệu chứng<br />
1 BN (1,02%) sút cân; triệu chứng khác thực thể của BN UTBMDD hay gặp nhất<br />
3 BN (3,06%). Như vậy, không có BN nào trong nghiên cứu là ấn thượng vị đau<br />
phát hiện UTDD qua khám sàng lọc hoặc (73 BN = 74,49%), rất ít gặp BN có u cục<br />
khám sức khỏe định kỳ. Kết quả này phù vùng thượng vị (11 BN = 11,22%) hoặc<br />
hợp với nhiều nghiên cứu khác, lý do gan to (3 BN = 3,06%). Không gặp BN<br />
chính khiến BN đến khám bệnh là đau nào có hạch to hoặc cổ trướng, phù hợp<br />
thượng vị [2, 3]. với nghiên cứu của Nguyễn Quang Bộ,<br />
với đa số BN UTDD có ấn thượng vị đau,<br />
- Triệu chứng toàn thân và cơ năng:<br />
rất ít gặp các triệu chứng khác [3].<br />
92 BN (93,87%) đau thượng vị; 50 BN<br />
(51,02%) sút cân; 41 BN (41,84%) nôn, * Đặc điểm mô bệnh học:<br />
buồn nôn; 17 BN (17,35%) xuất huyết tiêu - Phân loại mô bệnh học theo Lauren:<br />
hóa; 33 BN (33,67%) đầy bụng, ợ hơi, ợ trong nghiên cứu của chúng tôi, UTBMDD<br />
chua; 46 BN (46,94%) thiếu máu. Trong thể ruột (52 BN = 53,06%) gặp nhiều hơn<br />
nghiên cứu của chúng tôi, không có triệu thể lan tỏa (46 BN = 46,94%), phù hợp<br />
chứng đặc hiệu của UTDD. Đau bụng với nghiên cứu của Lê Viết Nho [2],<br />
thượng vị, sút cân, thiếu máu, nôn, buồn Zhang Zh [8].<br />
<br />
115<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Bảng 3: Phân loại mô bệnh học theo M0 94 95,92<br />
M<br />
WHO (2000). M1 4 4,08<br />
<br />
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giai đoạn I 4 4,08<br />
Giai đoạn Giai đoạn II 25 25,51<br />
Thể mô bệnh học: UTDD<br />
Giai đoạn IIII 65 66,33<br />
Thể ống nhỏ 51 52,04<br />
Giai đoạn IV 4 4,08<br />
Thể nhày 8 8,16<br />
Tổng cộng 98 100,00<br />
Thể tế bào nhẫn 17 17,35<br />
Toàn bộ BN UTBMDD trong nghiên<br />
Thể không biệt hóa 22 22,45<br />
cứu được phẫu thuật khi khối u đã xâm<br />
Độ biệt hóa: lấn qua lớp dưới niêm mạc, từ T2 đến T4.<br />
Biệt hóa cao 31 31,63<br />
Hầu hết BN có di căn hạch từ N2 đến N3<br />
(93,88%), một số BN có di căn xa. Như vậy,<br />
Biệt hóa vừa 25 25,51<br />
đa số BN đã ở giai đoạn tiến triển, từ giai<br />
Biệt hóa kém 42 42,86 đoạn II đến giai đoạn IV (95,92%).<br />
Tổng cộng 98 100,00 3. Đặc điểm methyl hóa.<br />
Bảng 5: Tỷ lệ methyl hóa của gen SFRP2.<br />
Theo phân loại của WHO (2000), thể ống<br />
Nhóm<br />
nhỏ gặp nhiều nhất, rất ít gặp thể nhày và Nhóm<br />
không<br />
Tình trạng UTBMDD OR<br />
không gặp các thể khác. Kết quả này methyl hóa UTBMDD 95%CI<br />
tương tự với nghiên cứu của Lê Viết Nho, n % n %<br />
với thể ống nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất [2]. Methyl hóa 73 74,49 13 32,5<br />
6,06<br />
Về độ biệt hóa khối u, độ biệt hóa kém gặp Không<br />
25 25,51 27 67,5 (3,28 - 11,21)<br />
nhiều nhất. methyl hóa<br />
Tổng cộng 98 100,00 40 100,00<br />
Bảng 4: Phân giai đoạn ung thư theo<br />
AJCC/UICC (2010). Methyl hóa làm bất hoạt các gen liên<br />
Số Tỷ lệ quan đến ung thư, đặc biệt là gen ức chế<br />
Phân loại giai đoạn<br />
lượng (%) khối u dẫn đến phát sinh UTDD. SFRP2<br />
T2 20 20,41 là gen có chức năng ức chế khối u. Kết<br />
T T3 47 47,96<br />
quả của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ methyl<br />
hóa gen SFRP2 ở nhóm UTBMDD cao<br />
T4 31 31,63<br />
hơn nhóm không ung thư và methyl hóa<br />
N0 6 6,12 gen SFRP2 làm tăng nguy cơ UTBMDD<br />
N1 18 18,37 cao hơn 6,06 lần so với không methyl<br />
N<br />
N2 63 64,29<br />
hóa, với OR = 6,06 (95%CI: 3,28 - 11,21).<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
N3 11 11,22<br />
Zhang X [6].<br />
<br />
116<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
KẾT LUẬN 3. Nguyễn Quang Bộ. Nghiên cứu kết quả<br />
điều trị UTDD 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt<br />
- Ung thư biểu mô dạ dày gặp ở nam căn có kết hợp hóa chất. Luận án Tiến sỹ<br />
nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ 2,27/1, tuổi Y học. Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.<br />
trung bình 61,5 ± 10,88. Nhóm tuổi hay 2017.<br />
gặp 60 - 69. 4. Phan Văn Cương. Tỷ suất mắc mới<br />
- Theo phân loại Lauren: UTBMDD thể UTDD giai đoạn 2009 - 2013. Hội nghị Khoa<br />
ruột gặp nhiều hơn thể lan tỏa. học toàn quốc lần thứ VI năm 2017 “Phòng<br />
- Theo phân loại của WHO (2000): ung chống các bệnh không lây nhiễm”. Tạp chí<br />
Y học Việt Nam. 2017, tr.25-30.<br />
thư biểu mô tuyến thể ống nhỏ gặp nhiều<br />
nhất, tiếp theo là thể không biệt hóa và 5. Bray F et al. Global cancer statistics<br />
2018: GLOBOCAN estimates of incidence<br />
thể tế bào nhẫn, ít gặp nhất là ung thư<br />
and mortality worldwide for 36 cancers in 185<br />
biểu mô thể nhày. UTBMDD chủ yếu có<br />
countries. CA Cancer J Clin. 2018, 68 (6),<br />
độ biệt hóa kém. pp.394-424.<br />
- Methyl hóa gen SFRP2 làm tăng 6. Zhang X, Xuesong Zhang et al.<br />
nguy cơ UTDD, với OR = 6,06 (95%CI: Detection of aberrant promoter methylation of<br />
3,28 - 11,21). Điều này cho thấy methyl RNF180, DAPK1 and SFRP2 in plasma DNA<br />
hóa gen SFRP2 có thể là dấu hiệu chuẩn of patients with gastric cancer. Oncol Lett. 2014,<br />
sinh học trong chẩn đoán UTDD. Oct, 8 (4), pp.1745-1750.<br />
7. Lauren P. The two histological main<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO types of gastric carcinoma: Diffuse and so-called<br />
1. Phạm Duy Hiển. Ung thư dạ dày. Nhà intestinal-type carcinoma. An attempt at a<br />
xuất bản Y học. 2007. histo-clinical classification. Acta Pathol<br />
2. Lê Viết Nho. Nghiên cứu sự biểu lộ của Microbiol Scand. 1965, 64, pp.31-49.<br />
EGFR, HER2 và mối liên quan với lâm sàng, 8. Zhang Zh, Yu W. Methylation of claudin-3<br />
nội soi, mô bệnh học ở BN UTBMDD. Luận promoter predicts the prognosis of advanced<br />
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược, gastric adenocarcinoma. Oncology Report.<br />
Đại học Huế. 2014. 2018, 40, pp.49-60.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
117<br />