intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân điều trị loét sau xạ trị

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định đặc điểm lâm sàng tổn thương da do xạ trị trên 30 bệnh nhân (BN) loét sau xạ trị ung thư. Bài viết nghiên cứu mô tả một số đặc điểm lâm sàng trên 30 BN có tổn thương da do tia xạ được điều trị tại Viện Bỏng Lê Hữu Trác từ tháng 10 - 2013 đến 2 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân điều trị loét sau xạ trị

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ<br /> Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ LOÉT SAU XẠ TRỊ<br /> Hoàng Thanh Tuấn*; Vũ Quang Vinh*; Trịnh Tuấn Dũng**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định đặc điểm lâm sàng tổn thương da do xạ trị trên 30 bệnh nhân (BN) loét<br /> sau xạ trị ung thư. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả một số đặc điểm lâm sàng<br /> trên 30 BN có tổn thương da do tia xạ được điều trị tại Viện Bỏng Lê Hữu Trác từ tháng<br /> 10 - 2013 đến 2 - 2017. Xác định căn nguyên xạ trị, vị trí xạ, thời gian xạ, thời gian loét, kích<br /> thước ổ loét, tính chất ổ loét, kích thước vùng thâm nhiễm. Kết quả: 30 BN, tỷ lệ nam/nữ =<br /> 5/25, nữ chiếm 83,3%. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 51 ± 17. Thời gian tồn tại tổn<br /> thương trung bình 9 năm 8 tháng, lâu nhất sau xạ 31 năm. Tổn thương ở vùng ngực gặp nhiều<br /> nhất (50%), tiếp đó là vùng đầu mặt, tứ chi và các vùng khác. Tổn thương độ 3 gặp 14 BN<br /> 2<br /> (46,7%), độ 2: 9 BN (30%), độ 1: 7 BN (23,3%). Kích thước ổ loét trung bình 34,8 ± 36,1 cm ,<br /> 2<br /> 2<br /> trong đó ổ loét có kích thước lớn nhất 150 cm và nhỏ nhất 1 cm . Kích thước vùng thâm nhiễm<br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> xung quanh ổ loét trung bình 99,2 ± 71,3 cm , trong đó lớn nhất 300 cm và nhỏ nhất 10 cm .<br /> .<br /> Kết luận: tổn thương da do tia xạ là một dạng tổn thương đặc biệt, tổn thương xuất hiện ngay<br /> sau xạ trị, nhưng lâm sàng chủ yếu gặp ở giai đoạn mạn tính, thời gian xuất hiện loét trung bình<br /> của nhóm nghiên cứu 9 năm 8 tháng. Đặc trưng của thương tổn: ổ loét thường lan rộng với<br /> 2<br /> 2<br /> kích thước trung bình 34,8 ± 36,1 cm , lớn nhất 150 cm , xung quanh thâm nhiễm, xơ cứng, tổn<br /> thương sâu tới cơ, xương và các cơ quan bên trong. Có thể gặp các biến chứng tại chỗ nặng<br /> nề như chảy máu, tổn thương màng ngoài tim, màng phổi.<br /> * Từ khoá: Tổn thương da do tia xạ; Loét da do tia xạ.<br /> <br /> Clinical Characteristics of Cutaneous Injuries in Cancer after<br /> Radiotherapy<br /> Summary<br /> Objectives: Identifying clinical characteristics of cutaneous injuries in 30 cancer patients after<br /> receiving radiotherapy. Subjects and methods: The cross-sectional study was conducted on 30<br /> patients with skin lesions caused by radiation after their treatment at National Institute of Burns<br /> Le Huu Trac from 10 - 2013 to 2 - 2017. The selection criteria: reasons for radiation treatment,<br /> radiation position, time of radiation, time of ulcer appearance, size of ulcerations, characteristics<br /> of radiation ulcers, size of hyperpigmentation area. Results: 30 patients, the ratio of male/female<br /> was 5/25 (83.3% females) are completed in this study. The mean age was 51 ± 17. The mean<br /> time of injury was 9 years and 8 months, the longest injury was 31 years after radiation therapy.<br /> The most cutaneous radiation injury (CRI) occured in chest with 50%, the next was head-face,<br /> * Viện Bỏng Lê Hữu Trác<br /> ** Bệnh viện TWQĐ 108<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Thanh Tuấn (tuanht.vb@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 09/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 22/05/2017<br /> <br /> 187<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> four limbs and others. 14 patients had third degree of injury (46.7%), the next second degree<br /> with 9 patients (30%) and the last is first degree with 7 patients (23.3%). The average size of<br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> ulcerations was 34.8 ± 36.1 cm , the largest was 150 cm and the smallest was 1 cm . The<br /> 2<br /> 2<br /> average size of hyperpigmentation around the ulcers were 99.2 ± 71.3 cm , the largest was 300 cm<br /> 2<br /> and the smallest was 10 cm . Conclusion: Skin lesions are quite speciality and appears<br /> immediately after radiation therapy, but clinically found in chronic phases, the mean time of<br /> ulceration was 9 years and 8 months. The characteristics of ulcers are widespread,<br /> hyperpigmentation, sclerosis, the deepest injury is to muscle, bones and organs. Possible<br /> severe complication onsite are bleeding, exocardia or pleural injury.<br /> * Key words: Cutaneous radiation injury; Radiation ulcers.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Xạ trị là một trong những biện pháp<br /> quan trọng trong điều trị ung thư ngày<br /> nay. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng > 60%<br /> BN ung thư cần xạ trị, là một phần trong<br /> kế hoạch điều trị của mình. Tỷ lệ này<br /> ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những<br /> nước phát triển. Tuy nhiên, ngoài tác<br /> dụng tiêu diệt khối u, tia phóng xạ còn<br /> gây tổn thương mô lành xung quanh u,<br /> trong đó có da. Khoảng > 95% BN có<br /> biểu hiện cấp tính tại vùng da chiếu xạ và<br /> 10 - 15% có biểu hiện mạn tính.<br /> Tại Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể<br /> về tỷ lệ dạng tổn thương này. Tuy nhiên,<br /> tại Viện Bỏng Lê Hữu Trác, tỷ lệ BN nhập<br /> viện với các tổn thương da và tổ chức<br /> dưới da tại vùng chiếu xạ ngày càng tăng,<br /> đặc biệt BN vào viện với vết loét mạn tính<br /> do tia xạ đã có nhiều biến chứng nguy<br /> hiểm: lộ màng tim, lộ mạch máu, thần<br /> kinh... Sự hiểu biết về đặc điểm của dạng<br /> tổn thương này còn nhiều hạn chế, dẫn<br /> đến việc lựa chọn biện pháp điều trị nhiều<br /> khi còn chưa phù hợp. Do vậy, việc xác<br /> định đặc điểm của dạng tổn thương đặc<br /> biệt này rất cần thiết giúp cho việc dự<br /> phòng, chăm sóc cũng như lựa chọn các<br /> biện pháp điều trị phù hợp với từng giai<br /> 188<br /> <br /> đoạn, mức độ tổn thương. Vì vậy, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu: Đặc điểm lâm<br /> sàng tổn thương tại chỗ ở BN điều trị loét<br /> sau xạ trị.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu nghiên cứu tiến cứu mô tả<br /> cắt ngang trên 30 BN có tổn thương da<br /> do xạ trị, được điều trị tại Viện Bỏng Lê<br /> Hữu Trác từ tháng 10 - 2013 đến 2 2017.<br /> BN được thăm khám đánh giá các<br /> triệu chứng lâm sàng: tuổi, giới, vị trí tổn<br /> thương, thời gian xuất hiện loét sau xạ trị,<br /> kích thước, độ sâu tổn thương, phân loại<br /> mức độ tổn thương, biến chứng tại chỗ<br /> (thành phần tổn thương).<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tuổi trung bình của BN trong nghiên<br /> cứu 51 ± 17, trong đó BN nhỏ tuổi nhất 15<br /> và lớn nhất 80 tuổi, 24 BN (80%) > 40<br /> tuổi. Tỷ lệ nam/nữ = 5/25.<br /> * Vị trí tổn thương:<br /> Ngực: 13 BN (43,3%); đầu mặt: 9 BN<br /> (30%); tứ chi: 3 BN (10%); vị trí khác:<br /> 5 BN (16,7%).<br /> * Bệnh lý có chỉ định xạ trị:<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Ung thư vú: 14 BN (46,7%); u máu:<br /> 4 BN (13,3%); ung thư vòm: 1 BN (3,3%);<br /> khác: 11 BN (36,7%). Nguyên nhân xạ trị<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất là do ung thư vú, tiếp<br /> đến do ung thư và khối u máu vùng đầu<br /> mặt, các nguyên nhân khác như u tủy,<br /> ung thư cổ tử cung…<br /> <br /> > 5 năm. Thời gian tổn thương trung bình<br /> 9 năm 8 tháng, lâu nhất sau 31 năm.<br /> Bảng 1: Mức độ tổn thương theo phân<br /> loại của Sauder 2005.<br /> Mức độ tổn thương<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> <br /> Độ 1<br /> <br /> 7<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> Độ 2<br /> <br /> 9<br /> <br /> 30<br /> <br /> Độ 3<br /> <br /> 14<br /> <br /> 46,7<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Hình 1: Hình ảnh loét sau xạ trị ung thư vú<br /> (BN Thân Thị L, SBA: 4026).<br /> <br /> Hình 3: Hình ảnh loét vùng ngực sau xạ<br /> trị ung thư vú<br /> (BN Nguyễn Thị N, SBA: 236).<br /> <br /> Hình 2: Hình ảnh loét sau xạ trị ung thư<br /> tử cung<br /> (BN Lê Thị V, SBA: 4458).<br /> * Thời gian xuất hiện tổn thương sau<br /> khi chiếu xạ:<br /> Thời gian < 1 năm: 3 BN (10%); 1 - 5<br /> năm: 10 BN (33,3%); > 5 năm: 17 BN<br /> (56,7%). Thời gian từ khi xạ đến khi xuất<br /> hiện tổn thương nhiều nhất ở giai đoạn<br /> <br /> Hình 4: Hình ảnh loét vũng má sau xạ trị<br /> u máu (BN Hà Thị A, SBA 610).<br /> 189<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Bảng 2: Kích thước ổ loét và kích thước<br /> vùng thâm nhiễm (cm2).<br /> Kích thước<br /> 2<br /> (cm )<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Nhỏ<br /> nhất<br /> <br /> Lớn<br /> nhất<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> Ổ loét<br /> <br /> 25<br /> <br /> 1<br /> <br /> 150<br /> <br /> 34,8 ±<br /> 36,15<br /> <br /> Vùng thâm<br /> nhiễm<br /> <br /> 30<br /> <br /> 10<br /> <br /> 300<br /> <br /> 99,2 ±<br /> 71,3<br /> <br /> Kích thước ổ loét trung bình 34,8 ±<br /> 36,15 cm2, trong đó ổ loét có kích thước<br /> lớn nhất 150 cm2 và nhỏ nhất 1 cm2.<br /> Kích thước vùng thâm nhiễm xung<br /> quanh ổ loét trung bình 99,2 ± 71,3 cm2,<br /> trong đó lớn nhất 300 cm2 và nhỏ nhất<br /> 10 cm2.<br /> * Độ sâu của tổn thương:<br /> Da, cơ: 12 BN (40%); da, cơ, xương:<br /> 16 BN (53,3%); da, cơ, xương, niêm mạc:<br /> 2 BN (6,7%). Thành phần tổn thương<br /> gồm da, cơ, xương chiếm tỷ lệ cao nhất.<br /> 2 BN biến chứng ổ loét tổn thương thành<br /> ngực gây lộ màng tim, phổi.<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Tuổi và giới.<br /> Tuổi trung bình của BN trong nghiên<br /> cứu 51 ± 17, trong đó chủ yếu tập trung ở<br /> nhóm tuổi > 40 (80%), như vậy phần lớn<br /> BN bị ung thư phải xạ trị đều ở độ tuổi<br /> trung niên. Tổn thương do xạ trị thường<br /> tiến triển một cách âm thầm trong thời<br /> gian dài, có BN sau xạ trị hơn 31 năm<br /> mới xuất hiện loét, chính điều này ảnh<br /> hưởng lớn đến phân bố tuổi của BN trong<br /> nghiên cứu. Phân bố tuổi trong nghiên<br /> cứu của chúng tôi thấp hơn của Sylvie<br /> Delanian và CS (1999) nghiên cứu trên<br /> 190<br /> <br /> 43 BN tổn thương da do xạ trị với tuổi<br /> trung bình 59 ± 10 [11].<br /> BN nữ chiếm đa số (25/30 BN), kết<br /> quả này liên quan nhiều đến nguyên nhân<br /> của tổn thương chúng tôi gặp trong<br /> nghiên cứu chủ yếu là loét thành ngực<br /> sau xạ trị điều trị ung thư vú.<br /> 2. Nguyên nhân xạ trị và vị trí tổn<br /> thương.<br /> Các tổn thương loét xạ trị trong nghiên<br /> cứu của chúng tôi gặp ở nhiều vùng khác<br /> nhau trên cơ thể, trong đó vùng thành<br /> ngực và đầu mặt gặp nhiều nhất. Điều<br /> này được giải thích là do BN loét xạ trị<br /> trong nghiên cứu gặp chủ yếu sau điều trị<br /> ung thư vú và ung thư vùng đầu mặt…<br /> Đây cũng là những loại ung thư thường<br /> gặp nhất hiện nay, trong đó xạ trị là một<br /> phần quan trọng không thể thiếu trong<br /> phác đồ điều trị những ung thư này.<br /> Marie-Gabrielle Dondona và Florent de<br /> Vathair (2004) tiến hành nghiên cứu hồi<br /> cứu trên 10.000 BN điều trị u máu bằng<br /> xạ trị, theo dõi trong 15 năm và chỉ ra xạ<br /> trị u máu ở trẻ em làm tăng nguy cơ gây<br /> ung thư sau này, đặc biệt với trẻ được xạ<br /> trị bằng máy xạ có nguồn là radium 226<br /> [5].<br /> Xạ trị là một biện pháp điều trị cục bộ<br /> nên tổn thương của nó thường ở tại vị trí<br /> chiếu xạ. Tuy nhiên, chúng tôi hay gặp<br /> tổn thương loét ở vị trí thành ngực, nách,<br /> bẹn cùng cụt. Đây là những vùng hoặc là<br /> ẩm hoặc bị tỳ đè, ma sát thường xuyên<br /> hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Kết<br /> quả này tương tự như nghiên cứu của<br /> Heather Cicero và CS (2005) [2].<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> 3. Thời gian xuất hiện loét xạ trị.<br /> Đặc điểm tổn thương của di chứng xạ<br /> trị thường diễn biến phức tạp. Đa số diễn<br /> biến âm ỉ, dai dẳng, tác động lên nhiều<br /> thành phần tổ chức cơ thể khác nhau,<br /> kéo dài nhiều năm trước khi có biểu hiện<br /> tổn thương trên lâm sàng. Tuy nhiên, có<br /> thể biểu hiện cấp tính đột ngột ngay sau<br /> thời gian xạ trị. Ngoài ra, còn phụ thuộc<br /> vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, đặc<br /> điểm cấu tạo vùng tổn thương, độ tuổi,<br /> liều và thời gian, phương pháp chiếu xạ.<br /> Thời gian sau chiếu xạ trung bình<br /> 9 năm 8 tháng, khác với kết quả của<br /> Sylvie Delanian và CS (1999) là 8 năm 6<br /> tháng [9].<br /> Thời gian loét còn phụ thuộc vào nhiều<br /> yếu tố như: tuổi, giới, vị trí tổn thương,<br /> liều chiếu, máy chiếu, các bệnh kết hợp...<br /> [2].<br /> 4. Mức độ và kích thước tổn thương.<br /> Tổn thương độ 3 chiếm đa số các<br /> trường hợp, đây là tổn thương loét rộng,<br /> ăn sâu, lan tỏa, gồm nhiều thành phần tổ<br /> chức khác nhau, kích thước ổ loét trung<br /> bình trong nghiên cứu của chúng tôi 34,8<br /> ± 36,1 cm2, trong đó ổ loét có kích thước<br /> lớn nhất 150 cm2. Kích thước trung bình<br /> của vùng thâm nhiễm 99,2 ± 71,3 cm2,<br /> lớn nhất 300 cm2, điều này cho chúng ta<br /> thấy sự phức tạp ở tổn thương loét xạ trị.<br /> Ổ loét không lớn, nhưng vùng thâm<br /> nhiễm xung quanh có thể lan rộng với<br /> kích thước gấp nhiều lần ổ loét chính.<br /> Yếu tố này tạo điều kiện cho ổ loét ngày<br /> càng lan rộng và ăn sâu xuống dưới.<br /> <br /> Trong phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ và triệt<br /> để ổ loét và vùng thâm nhiễm là yếu tố<br /> quyết định đến kết quả điều trị của BN.<br /> Việc đánh giá thế nào là cắt hết vùng<br /> thâm nhiễm của tổn thương là một thách<br /> thức lớn với phẫu thuật viên tạo hình<br /> trong điều trị loét xạ trị.<br /> 5. Thành phần tổn thương và biến<br /> chứng.<br /> Trong nghiên cứu không có trường<br /> hợp nào chỉ tổn thương đơn thuần khu trú<br /> ở da, tất cả đều có nhiều thành phần tổn<br /> thương khác nhau như da, cân, cơ,<br /> xương. Đặc biệt, có trường hợp ổ loét ăn<br /> sâu, lộ màng ngoài tim, màng phổi, động<br /> mạch nách. Đây là đặc trưng của dạng<br /> tổn thương này. Tuy nhiên, một vấn đề<br /> cần được quan tâm đó là biện pháp điều<br /> trị của BN cũng như nhân viên y tế cho<br /> đến khi vào viện. Đa số BN đến với chúng<br /> tôi đều thất bại với biện pháp điều trị<br /> trước đó như biện pháp thay băng, cắt lọc<br /> chờ lên tổ chức hạt... Chính vì vậy, khi<br /> đến viện ổ loét đã ăn rất sâu, nhiều<br /> trường hợp đe doạ trực tiếp đến sự sống<br /> của BN.<br /> Tổn thương các mô lành dưới lớp da<br /> là một trong những đặc trưng của tổn<br /> thương do tia xạ. Có nhiều trường hợp<br /> mới có biểu hiện ổ loét da rất nhỏ nhưng<br /> bên trong đã có hoại tử xương. Nghiên<br /> cứu gặp 4 BN bên ngoài tổn thương da<br /> chỉ là độ 1, nhưng trong quá trình phẫu<br /> thuật đã phát hiện có biểu hiện thoái hoá<br /> xương dạng tinh bột. Kết quả này tương<br /> tự như thông báo của nhiều tác giả khác<br /> [1, 2].<br /> 191<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2