t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br />
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẠI KHOA LAO VÀ BỆNH PHỔI,<br />
BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Phạm Thị Kim Nhung*; Nguyễn Huy Lực*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi (UTP).<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 45 BN được chẩn đoán xác định UTP bằng xét<br />
nghiệm mô bệnh học, điều trị nội trú tại Khoa lao và Bệnh phổi (AM3), Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 3 - 2012 đến 4 - 2013. Tiêu chí khảo sát bao gồm: tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, các<br />
yếu tố nguy cơ, triệu chứng hô hấp, triệu chứng toàn thân, hệ thống, triệu chứng di căn, bệnh<br />
kết hợp, hình ảnh tổn thương trên phim X quang, trên nội soi phế quản, týp mô bệnh học và giai<br />
đoạn theo TNM. Kết quả: tuổi trung bình 63,6 ± 10,9; tỷ lệ nam/nữ 4/1; 46,7% BN có yếu tố<br />
nguy cơ là hút thuốc lá, thuốc lào; 88,9% BN UTP giai đoạn muộn (IIIb, IV). Hình thái tổn<br />
thương trên X quang: khối mờ dạng tròn 68,9%, tràn dịch màng phổi 40% và xẹp phổi 26,7%.<br />
Hình thái tổn thương trên nội soi phế quản ống mềm: thâm nhiễm niêm mạc 77,3%, chít hẹp<br />
lòng phế quản (63,6%), u sùi (40,9%), chảy máu trong lòng phế quản (4,6%). Phân týp mô<br />
bệnh học: 51,1% ung thư biểu mô vảy (UTBMV), 42,2% ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) và<br />
6,7% ung thư tế bào nhỏ (UTTBN). Kết luận: tỷ lệ UTP ở nam cao hơn nữ, triệu chứng lâm<br />
sàng và cận lâm sàng đa dạng và hầu hết được chẩn đoán muộn.<br />
* Từ khoá: Ung thư phổi; Đặc điểm lâm sàng; Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
<br />
Clinical and Paraclinical Features of Lung Cancer Inpatients at<br />
Tuberculosis and Lung Diseases Department, 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the clinical and paraclinical features of lung cancer patients.<br />
Subjects and methods: This study was conducted on 45 inpatients at Tuberculosis and Lung<br />
Diseases Department, 103 Hospital from March, 2012 to April, 2013 who were diagnosed lung<br />
cancer by histopathology. The clinical and paraclinical features including: age, gender, time of<br />
disease expression, risk factors, respiratory symptoms, general and systemic symptoms,<br />
metastasis symptoms, combined diseases, image of bronchoscopy and chest X-ray;<br />
histopathology type and TNM stage. Results: mean age: 63.6 ± 10.9, male/female: 4/1, 46.7%<br />
of patients were smokers, advanced stage (IIIb, IV): 88.9%. Lesions on chest X-ray: rounded<br />
opacity 68.9%; pleural effusion 40%; atelectasis 26.7%. Lesions on bronchoscopy: bronchial<br />
stenosis 63.6%, tumor 40.9%, bleeding 4.6%. Histopathological subtypes: 51.1% squamous cell<br />
carcinoma, 42.2% adenocarcinoma and 6.7% small cell carcinoma. Conclusion: Lung cancer<br />
rate in male is higher than in female, clinical and paraclinical features are diverse and most lung<br />
cancers are diagnosed in the late stages.<br />
* Key words: Lung cancer; Clinical features; Paraclinical features.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thị Kim Nhung (khanhnhu106@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/07/2016<br />
<br />
153<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư phổi là loại ung thư gặp phổ<br />
biến nhất, UTP gây tỷ lệ tử vong đứng<br />
đầu ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ sau<br />
ung thư vú. Mỗi năm có tới 1,4 triệu ca<br />
mới được phát hiện. UTP có tiên lượng<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
<br />
xấu, thời gian sống thêm ngắn, thường<br />
<br />
* Nghiên cứu lâm sàng: thu thập các<br />
<br />
phát hiện muộn và kết quả điều trị hạn<br />
<br />
số liệu về tuổi, giới, thời gian phát hiện<br />
<br />
chế. Năm 2005, trong số 58 triệu người<br />
<br />
bệnh, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng hô<br />
<br />
chết trên toàn thế giới nguyên nhân do<br />
<br />
hấp, triệu chứng toàn thân, hệ thống và<br />
<br />
ung thư chiếm 13% (7,6 triệu người),<br />
<br />
triệu chứng di căn, bệnh kết hợp.<br />
<br />
trong đó đứng đầu là UTP (1,3 triệu<br />
người) [9]. Nhằm phát hiện sớm, hạn chế<br />
tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả<br />
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở<br />
BN UTP.<br />
<br />
* Chụp X quang phổi chuẩn và CLVT<br />
lồng ngực: phân tích tổn thương theo<br />
trình tự: vị trí tổn thương, hình thái tổn<br />
thương và tổn thương phối hợp.<br />
* Nội soi phế quản: quan sát mô tả tổn<br />
thương trong lòng phế quản, đồng thời<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
thực hiện kỹ thuật sinh thiết lấy bệnh<br />
<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
phẩm tại vị trí tổn thương để chẩn đoán<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
xác định và định týp UTP.<br />
<br />
45 BN được chẩn đoán xác định UTP,<br />
<br />
* Xét nghiệm mô bệnh: bệnh phẩm sau<br />
<br />
điều trị nội trú tại Khoa Lao và Bệnh phổi<br />
<br />
khi sinh thiết được cố định ngay trong<br />
<br />
(AM3), Bệnh viện Quân y 103 từ 3 - 2012<br />
<br />
dung dịch focmon 10%, đọc kết quả<br />
<br />
đến 4 - 2013.<br />
<br />
tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn<br />
đoán xác định UTP bằng xét nghiệm mô<br />
bệnh học hoặc tế bào học, không có<br />
chống chỉ định với các kỹ thuật xâm nhập<br />
lấy bệnh phẩm như sinh thiết phế quản<br />
qua nội soi phế quản ống mềm, sinh thiết<br />
<br />
Quân y 103.<br />
* Nghiên cứu giai đoạn theo TNM:<br />
thông qua các biện pháp xét nghiệm như<br />
chụp CLVT lồng ngực, MRI sọ não, xạ<br />
hình xương, siêu âm ổ bụng.<br />
<br />
phổi qua thành ngực dưới hướng dẫn của<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp<br />
<br />
chụp cắt lớp vi tính (CLVT). BN đồng ý<br />
<br />
thống kê, sử dụng phần mềm thống kê y<br />
<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
học SPSS 16.0.<br />
<br />
154<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm tuổi, giới<br />
Bảng 1:<br />
Giới<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 36)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 9)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 45)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
< 40<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
9<br />
<br />
20<br />
<br />
3<br />
<br />
6,7<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
13<br />
<br />
28,9<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
15<br />
<br />
33,3<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
11<br />
<br />
24,5<br />
<br />
3<br />
<br />
6,7<br />
<br />
14<br />
<br />
31,2<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
36<br />
<br />
80<br />
<br />
9<br />
<br />
20<br />
<br />
45<br />
<br />
100<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
p < 0,01<br />
X ± SD<br />
<br />
63,9 ± 10,2<br />
<br />
62,4 ± 14,3<br />
<br />
63,6 ± 10,9<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Nam chiếm đa số (80%), tỷ lệ nam/nữ<br />
là 4/1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,01). Tuổi trung bình của đối tượng<br />
nghiên cứu 63,6 ± 10,9, trẻ nhất 38 tuổi,<br />
già nhất 85 tuổi, nhóm > 50 tuổi gặp với<br />
tỷ lệ cao (91,2%). Paliogiannis P (2013)<br />
[7] phân tích 4.325 BN UTP ở miền Bắc<br />
Sardinia, Ý năm 1992 - 2010 thấy tuổi<br />
trung bình của nam 68,1, nữ 67, tỷ lệ<br />
nam/nữ 4,6/1. Tỷ lệ này gần tương<br />
<br />
đương với nghiên cứu của Spaggiari L<br />
(2013) (nam/nữ 4,4/1) trên 167 BN UTP<br />
được phẫu thuật.<br />
Kocic B và CS (2013) [6] nghiên cứu<br />
BN UTP ở vùng Đông Nam Serbia từ<br />
1999 đến 2008 thấy tỷ lệ mắc nam/nữ là<br />
4/1.<br />
Như vậy, kết quả về phân bố tuổi, giới<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự<br />
nhận xét của các tác giả trên.<br />
<br />
2. Triệu chứng lâm sàng.<br />
Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ.<br />
Giới<br />
<br />
Nam (n = 36)<br />
<br />
Nữ (n = 9)<br />
<br />
Tổng số (n = 45)<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
Hút thuốc lá, thuốc lào<br />
<br />
21<br />
<br />
58,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
21<br />
<br />
46,7<br />
<br />
Tiếp xúc hoá chất<br />
<br />
7<br />
<br />
19,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
Không rõ<br />
<br />
13<br />
<br />
36,1<br />
<br />
9<br />
<br />
100<br />
<br />
22<br />
<br />
48,9<br />
<br />
155<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Chúng tôi thấy chưa có yếu tố nguy cơ<br />
trên BN nữ. Ở BN nam, yếu tố nguy cơ<br />
chủ yếu liên quan đến hút thuốc lá, thuốc<br />
lào (58,3%) và 19,4% có tiếp xúc hóa<br />
chất (hút xăng bằng miệng, phun thuốc<br />
trừ sâu), khói bụi (làm nghề đốt than, đốt<br />
lò gạch), chủ yếu là những trường hợp<br />
liên quan đến yếu tố độc hại nghề nghiệp.<br />
Phần lớn BN nam đều hút thuốc lá, liên<br />
quan giữa UTP và hút thuốc lá đã được<br />
chứng minh. Cho đến nay, hút thuốc lá<br />
vẫn được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu<br />
của UTP [3]. Hút thuốc lá không những<br />
làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh và tử<br />
vong ở BN UTP mà còn tăng nguy cơ<br />
mắc các bệnh lý kết hợp như tim mạch,<br />
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dẫn tới<br />
tiên lượng BN càng xấu hơn. Người hút<br />
thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phế<br />
quản gấp 30 lần so với người không hút<br />
thuốc. Vì vậy, một trong những chiến<br />
lược phòng chống UTP được quan tâm<br />
hàng đầu là giáo dục nhận thức tác hại<br />
của hút thuốc lá trong cộng đồng.<br />
Theo Collins LG (2007) [4], hút thuốc<br />
làm tăng nguy cơ mắc UTP lên 10 - 30<br />
<br />
lần so với người không hút thuốc; hút<br />
thuốc liên quan trực tiếp đến 90% UTP ở<br />
nữ và 79% đối với nam; hút thuốc lá thụ<br />
động cũng là một nguy cơ quan trọng.<br />
Trên thế giới, từ 1960 đến nay, người<br />
ta đã quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng<br />
của hút thuốc lá với tần suất mắc UTP ở<br />
nữ giới do tỷ lệ nữ hút thuốc lá tăng.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi không có BN<br />
nữ nào hút thuốc lá, có thể do số lượng<br />
BN nghiên cứu còn ít; hơn nữa, ở Việt<br />
Nam, tỷ lệ nữ hút thuốc lá không phổ biến<br />
như một số nước khác trên thế giới. Các<br />
nghiên cứu khác khi khảo sát yếu tố nguy<br />
cơ cũng cho thấy tỷ lệ BN UTP có hút<br />
thuốc lá cao: theo Lê Tuấn Anh là 40%<br />
[1], Nguyễn Hải Công 68% [2].<br />
* Thời gian biểu hiện bệnh:<br />
Thời gian biểu hiện bệnh đến khi nhập<br />
viện đạt tỷ lệ cao nhất từ 1 - 3 tháng<br />
(53,3%), < 1 tháng 26,7%, không có BN<br />
nào kéo dài > 12 tháng; khẳng định khi có<br />
triệu chứng, khối u đã hoàn thiện được<br />
3/4 nên BN thường bị chẩn đoán muộn,<br />
gây khó khăn cho điều trị.<br />
* Triệu chứng toàn thân hệ thống:<br />
<br />
Bảng 3:<br />
Triệu chứng toàn thân, hệ thống<br />
<br />
Số lượng (n = 45)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
< 18,5<br />
<br />
13<br />
<br />
28,9<br />
<br />
18,5 - < 23<br />
<br />
30<br />
<br />
66,7<br />
<br />
≥ 23<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
16<br />
<br />
35,6<br />
<br />
Gày sút cân<br />
<br />
30<br />
<br />
66,7<br />
<br />
Mệt mỏi<br />
<br />
42<br />
<br />
93,3<br />
<br />
Hội chứng cận u xương khớp<br />
<br />
6<br />
<br />
13,3<br />
<br />
Hội chứng cận u nội tiết<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
Chỉ số BMI<br />
<br />
156<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số BN<br />
có thể trạng trung bình (18,5 ≤ BMI < 23)<br />
(66,7%), 22,9% gày (BMI < 18,5) và 4,4%<br />
có thể trạng thừa cân ở mức tiền béo phì<br />
(BMI < 25). Các triệu chứng cơ năng chủ<br />
yếu là mệt mỏi (93,3%), gày sút cân<br />
(66,7%), là triệu chứng gặp trong nhiều<br />
<br />
bệnh, không có tính đặc hiệu, dễ bị bỏ<br />
qua. Sốt gặp với tỷ lệ thấp hơn (35,6%).<br />
Hội chứng cận u gặp 15,5% BN, chủ<br />
yếu là hội chứng cận u xương khớp gặp<br />
với biểu hiện ngón tay dùi trống. Chỉ có<br />
1 BN nam có hội chứng cận u nội tiết,<br />
biểu hiện vú to một bên.<br />
<br />
Bảng 4: Triệu chứng hô hấp.<br />
Triệu chứng hô hấp<br />
<br />
Số lượng (n = 45)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Ho khan<br />
<br />
28<br />
<br />
62,2<br />
<br />
Ho đờm<br />
<br />
14<br />
<br />
31,1<br />
<br />
Ho ra máu<br />
<br />
14<br />
<br />
31,1<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
37<br />
<br />
82,2<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
26<br />
<br />
57,8<br />
<br />
Hội chứng phế quản<br />
<br />
9<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Hội chứng đông đặc<br />
<br />
11<br />
<br />
24,4<br />
<br />
Hội chứng trung thất<br />
<br />
13<br />
<br />
28,9<br />
<br />
Hội chứng tràn dịch màng phổi<br />
<br />
20<br />
<br />
44,4<br />
<br />
Triệu chứng<br />
cơ năng<br />
<br />
Triệu chứng<br />
thực thể<br />
<br />
Triệu chứng đau ngực gặp với tỷ lệ<br />
cao nhất (82,2%), BN mô tả có thể đau<br />
nhẹ, cảm giác tức ngực mơ hồ đến cảm<br />
giác đau thường xuyên, ảnh hưởng sinh<br />
hoạt hàng ngày. Tiếp theo là các triệu<br />
chứng ho khan (62,2%), khó thở, ho ra<br />
máu. BN thường biểu hiện phối hợp các<br />
triệu chứng. Tràn dịch màng phổi ác tính<br />
gặp tỷ lệ cao nhất (44,4%); hội chứng phế<br />
quản, hội chứng đông đặc và hội chứng<br />
trung thất có tỷ lệ gần như nhau<br />
(20 - 28,9%).<br />
* Triệu chứng di căn:<br />
14 BN (31,1%) có biểu hiện di căn,<br />
trong đó di căn hạch vùng cổ gặp với tỷ lệ<br />
cao nhất (28,9%), chủ yếu là hạch<br />
thượng đòn (61,5%), còn lại ở dọc cơ ức<br />
<br />
đòn chũm, góc hàm (38,5%). Các vị trí di<br />
căn khác (xương, ổ bụng, thành ngực)<br />
hầu hết đều kèm theo di căn hạch thượng<br />
đòn.<br />
* Giai đoạn theo TNM:<br />
88,9% BN trong nghiên cứu là UTP<br />
giai đoạn muộn (IIIb, IV), 11,1% BN giai<br />
đoạn IIIa, không có BN giai đoạn I, II.<br />
BN được chẩn đoán chủ yếu ở giai<br />
đoạn muộn, có thể do nhận thức và hiểu<br />
biết về bệnh của BN còn thấp; việc khám<br />
sức khỏe định kỳ cũng như khám sàng<br />
lọc bệnh ung thư chưa được phổ biến ở<br />
nước ta. Mặt khác, lâm sàng của UTP<br />
thường không điển hình, thậm chí diễn<br />
biến, tiến triển âm thầm; nếu có cũng chỉ<br />
là các triệu chứng cơ năng gặp trong<br />
157<br />
<br />