Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI CỦA HUYẾT KHỐI <br />
TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH <br />
Huỳnh Văn Ân*, Nguyễn Oanh Oanh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu <br />
(HKTMS) chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính. <br />
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại <br />
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính <br />
mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của Hiệp Hội Tim Nữu Ước (NYHA‐FC). Khảo sát bằng siêu âm <br />
Doppler tĩnh mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn. Khảo sát siêu âm cả 2 chân. <br />
Kết quả: Tỷ lệ HKTMS chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA III/IV là 42,6% <br />
(58/136BN). Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Tỷ lệ nữ là 67,2%. Chỉ có 5,2% bệnh nhân có sưng nề chân. <br />
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân phải và trái. HKTMS ở cả 2 chân là 32,8% (19/58BN), chỉ ở 1 chân <br />
là 67,2% (39/58BN). 100% bệnh nhân có HKTMS đoạn gần (trên gối), có 3 bệnh nhân (5,2%) có thêm huyết <br />
khối ở đoạn xa (dưới gối). Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM <br />
đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí tĩnh mạch, xác suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái <br />
cũng tương đương nhau. 48,3% (28/58BN) có kèm theo huyết khối tĩnh mạch nông (HKTMN). <br />
Kết luận: Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị che lấp <br />
bởi các triệu chứng của suy tim mạn tính. Đối với hầu hết bệnh nhân có suy tim sung huyết (ban đầu phải bất <br />
động trên giường), phòng ngừa HKTMS phải luôn được chú trọng. <br />
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL, MORPHOLOGIC CHARACTERISTICSOF DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT) <br />
OF THE LOWER LIMBS IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE <br />
Huynh Van An, Nguyen Oanh Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 116 ‐ 120 <br />
Purpose: Determine the incidence and clinical, morphologic characteristic of Deep Venous Thrombosis <br />
(DVT) of the lower limbs in patients hospitalized with heart failure. <br />
Materials and method: Descriptive, cross sectional and prospective Study. Since April, 2011 to March, <br />
2013, there were 136 patients treated in Nhan Dan Gia Dinh Hospital, HCMC were diagnosed as chronic heart <br />
failure grade III, IV according to New York Heart Association Functional Classification (NYHA‐FC). Research <br />
by using Doppler Ultrasound the lower limbs’ veins from the ankles to the inguinal folds. Ultrasonography <br />
checking were performed in both legs. <br />
Results: The incidence of DVT of the lower limbs of patients with chronic heart failure grade III, IV by <br />
NYHA‐FC is 42.6% (58/136 patients). The average age is 74 (74.1 ± 11.3). Women is 67.2%. 5.2% patients <br />
have swelling in the lower extremities. The incidence of DVT is similar in the Right and the Left legs (65.5%). <br />
The incidence of DVT in both 2 legs is 32.8% (19/58 patients), in only 1 leg is 67,2% (39/58 patients). 100% <br />
patients have proximal venous thrombosis (above the knee), 3 patients (5.2%) also have distal venous thrombosis <br />
Khoa Hồi sức tích cực ‐ Chống độc BV. Nhân Dân Gia Định. <br />
Viện 103. <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Văn Ân. ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
117<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
(below the knee). The most common sites are Popliteal Vein (55.2%), Common Femoral Vein (32.8%), Superficial <br />
Femoral Vein (31%), Deep Femoral Vein (19%), respectively. In each of the above mentioned venous sites, the <br />
incidence of the right and the left legs are similar. 48.3% (28/58 patients) also have Superficial Venous <br />
Thrombosis (SVT). <br />
Conclusion:Patients with heart failure have higher risks of DVT. However, the clinical symptoms are not <br />
easily to be seen as they are easily masked by the symptoms of Chronic Heart Failure. In congestional heart <br />
failure, (patients need to stay in bed during the first period of treatment), prevention of DVT should be considered. <br />
Key words:Deep Venous Thrombosis. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hệ thống tĩnh mạch ở chân được gọi là tĩnh <br />
mạch chi dưới, được chia làm 3 hệ: tĩnh mạch <br />
sâu, tĩnh mạch nông, và tĩnh mạch xuyên. <br />
Các tĩnh mạch (TM) thuộc hệ tĩnh mạch sâu <br />
đi song hành với các động mạch, đưa máu trở về <br />
TM đùi rồi TM chậu, chứa tới 90% lượng máu <br />
của toàn hệ tĩnh mạch. <br />
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh <br />
lý thường gặp ở bệnh nhân nằm viện với sự <br />
hình thành huyết khối. Bệnh có thể xảy ra ở các <br />
tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường ở tĩnh <br />
mạch sâu của chi dưới, do máu đông đóng <br />
thành khối gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một <br />
phần mạch máu. <br />
HKTMS ở chi dưới có thể theo dòng máu <br />
đến phổi gây tắc động mạch phổi gọi là thuyên <br />
tắc phổi (TTP), là một bệnh lý nặng nề, có thể <br />
dẫn đến tử vong đột ngột. 80% HKTMS không <br />
có triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng <br />
nặng nề là TTP. Bệnh có thể xảy ra ở mọi chủng <br />
tộc và tôn giáo, mọi lứa tuổi, và ở cả 2 giới(3). <br />
Ở Bắc Mỹ và châu Âu, cứ 100.000 người thì <br />
có 160 trường hợp HKTMS và 50 trường hợp <br />
TTP được chẩn đoán qua tử thiết. Nghiên cứu <br />
INCIMEDI, tầm soát HKTMS chi dưới không <br />
triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa nhập <br />
viện bằng siêu âm Duplex tại Việt Nam, đã <br />
chứng minh tỷ lệ HKTMS không hiếm gặp ở <br />
nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22% <br />
bệnh nhân được phát hiện có HKTMS bằng <br />
siêu âm Doppler dù họ không có triệu chứng <br />
gì của bệnh(6). <br />
Bệnh nhân có suy tim thì đặc biệt dễ hình <br />
thành thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch <br />
<br />
118<br />
<br />
(TTHKTM) và chúng liên quan đến biến chứng <br />
TTP và suy thất phải(12). <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Là nhằm tìm hiểu mức độ phổ biến, đặc <br />
điểm lâm sàng và hình thái của HKTMS chi <br />
dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu tiến cứu, đoàn hệ, mô tả. <br />
136 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện <br />
Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 <br />
đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn <br />
tính mức độ III/IV theo Phân loại chức năng của <br />
Hiệp Hội Tim Nữu Ước (NYHA‐FC: New York <br />
Heart Association Functional Classification). <br />
Bảng 1: Phân độ chức năng suy tim theo NYHA. <br />
Độ<br />
I<br />
<br />
Không hạn chế – Vận động thể lực thông thường<br />
không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.<br />
<br />
Độ<br />
II<br />
<br />
Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi<br />
nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến<br />
mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.<br />
<br />
Độ<br />
III<br />
<br />
Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân<br />
khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có<br />
triệu chứng cơ năng.<br />
<br />
Độ<br />
IV<br />
<br />
Không vận động thể lực nào mà không gây khó<br />
chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay<br />
khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng<br />
cơ năng gia tăng.<br />
<br />
Những bệnh nhân này được khảo sát hệ tĩnh <br />
mạch sâu chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn bằng <br />
siêu âm Doppler tĩnh mạch. Khảo sát siêu âm cả <br />
2 chân. <br />
Huyết khối đoạn gần được xác định khi có <br />
huyết khối bên trong TM khoeo hoặc các tĩnh <br />
mạch bên trên nó (trên gối), còn huyết khối đoạn <br />
xa được xác định khi có huyết khối trong tĩnh <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mạch bên dưới TM khoeo. <br />
<br />
Đặc điểm về hình thái <br />
<br />
Thời điểm thực hiện khảo sát siêu âm <br />
Doppler tĩnh mạch chi dưới là N5‐N7, hoặc theo <br />
gợi ý trên khám lâm sàng bệnh nhân. <br />
<br />
Bảng 4: Phân bố huyết khối theo chân <br />
<br />
Ghi nhận 58/136 bệnh nhân (42,6%) có <br />
HKTMS chi dưới. <br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình thái học <br />
các trường hợp HKTMS chi dưới. <br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Sau 24 tháng thực hiện nghiên cứu (4/2011 ‐ <br />
12/2013), chúng tôi ghi nhận 58/136 bệnh nhân <br />
(42,6%) có HKTMS chi dưới. Có 19 nam và 39 <br />
nữ. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:2. Nữ 67,2%. <br />
<br />
Tuổi <br />
58 bệnh nhân có HKTMS có tuổi từ 41 đến <br />
94 tuổi, với tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). <br />
Bảng 2: Phân nhóm theo tuổi <br />
Nhóm tuổi<br />
41-50<br />
51-60<br />
61-70<br />
71-80<br />
81-90<br />
91-100<br />
<br />
n = 58<br />
1<br />
5<br />
14<br />
18<br />
15<br />
5<br />
<br />
%<br />
1,7<br />
8,6<br />
24,1<br />
31,0<br />
25,9<br />
8,6<br />
<br />
Loại ‐ Mức độ Suy tim <br />
Bảng 3: Loại – Mức độ Suy tim <br />
Loại - Độ<br />
Suy tim Trái<br />
Suy tim Phải<br />
Tổng<br />
<br />
Độ III<br />
29<br />
1<br />
30 (51,7%)<br />
<br />
Độ IV<br />
23<br />
5<br />
28 (48,3%)<br />
<br />
Tồng<br />
52 (89,7%)<br />
6 (10,3%)<br />
n=58<br />
<br />
Rung nhĩ gặp trong 14/58 bệnh nhân <br />
(24,1%). <br />
INR trung bình là 1,25 ± 0,41. Trị số lớn nhất <br />
ghi nhận được là 3,86. <br />
D‐dimer trung bình là 4859,27 ng/mL. Có 1 <br />
trường hợp kết quả D‐dimer âm tính ( 40% các bệnh nhân không được phòng ngừa <br />
huyết khối, nhất là ở các tĩnh mạch sâu đoạn <br />
gần, làm tăng nguy cơ TTP(9,10). Những bệnh <br />
nhân có bệnh nội khoa cấp tính có nguy cơ đáng <br />
kể đối với TTHKTM: khoảng 10‐30% bệnh nhân <br />
nội khoa tổng quát có thể bị HKTMS hoặc TTP(5). <br />
Bệnh lý nội khoa có nguy cơ đáng kể gồm suy <br />
tim, suy hô hấp cấp, bệnh nhiễm trùng cấp, <br />
bệnh thấp khớp cấp, các bệnh viêm nhiễm <br />
đường ruột, và ung thư(1). <br />
<br />
Đặc điểm dân số học <br />
Đa số bệnh nhân (81%) nằm trong độ tuổi <br />
61‐90, với tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Theo y <br />
văn, HKTMS ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng <br />
gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi. <br />
Piazza và cộng sự so sánh 1932 bệnh nhân <br />
tuổi >70 có HKTMS với 2554 bệnh nhân trẻ tuổi <br />
hơn có HKTMS. Tuổi trung bình 78,9 ± 6,1 so với <br />
nhóm 51,8 ± 12,9 (P