Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỦNG DẠ DÀY<br />
Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Đặng Thị Thanh Thúy*, Trương Nguyễn Uy Linh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh.<br />
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp thủng dạ dày ở sơ sinh tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2008.<br />
Kết quả: Có 52 trường hợp thủng dạ dày. 33 nam, 19 nữ, cân nặng trung bình 2718g, tuổi nhập viện<br />
trung bình là 4,03 ngày, bụng chướng là triệu chứng thường gặp nhất, 15 trường hợp có dị tật phối hợp. Thủng<br />
bờ cong lớn: 27 trường hợp, bờ cong nhỏ: 25 trường hợp, mặt trước: 47 trường hợp, mặt sau: 5 trường hợp. Tất<br />
cả bệnh nhân đều được khâu dạ dày. Tử vong 20 trường hợp.<br />
Kết luận: Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp. Bụng chướng là triệu chứng thường gặp và khâu dạ<br />
dày là phương pháp phổ biến.<br />
Từ khóa: thủng dạ dày, sơ sinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT OF GASTRIC PERFORATION<br />
IN NEONATES<br />
Dang Thi Thanh Thuy, Truong Nguyen Uy Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 353 - 355<br />
Purpose: to describe the clinical features and treatment results of stomach perforation defense in newborns.<br />
Methods: from 1/1998 to 12/2008, newborns with gastric perforation were evaluated retrospectively at<br />
Children Hospital No1 HCMC.<br />
Results: The records of all 52 patients were reviewed. There were 33 boys and 19 girls, with a mean body<br />
weight of 2718g, the mean age at admission was 4.03 days, abdominal distention was the most common<br />
symptoms, and 15 cases had associated anomalies. Perforation occurred in the greater curvature in 27, anterior<br />
wall in 25, lesser curvature in 47 and posterior wall in 5. All of patients were treated with gastrorrhaphy.<br />
Mortality was 20.<br />
Conclusion: Neonatal gastric perforation is rare. Abdominal distention is the most common symptoms and<br />
gastrorrhaphy is common method.<br />
Key words: gastric perforation, neonatal, newborn<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp<br />
với tần suất ghi nhận là 1/2900 trẻ sinh ra sống.<br />
Ở trẻ sơ sinh các hệ cơ quan chưa phát triền<br />
hoàn chỉnh nên bệnh xảy ra các triệu chứng<br />
thường xuất hiện muộn và thường biểu hiện ở<br />
<br />
đa cơ quan, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.<br />
Ngày nay với sự tiến bộ của phương tiện hồi sức<br />
sơ sinh, kinh nghiệm của đội ngũ gây mê và<br />
êkip phẫu thuật sơ sinh thì việc phát hiện và can<br />
thiệp phẫu thuật thích hợp là rất cần thiết. Qua<br />
các tài liệu nước ngoài chúng tôi thấy tỷ lệ tử<br />
vong của bệnh này tuy còn cao nhưng nhìn<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM<br />
Địa chỉ liên hệ: TS.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: (+84-8) 909500579<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Email: uylinhbs@yahoo.com<br />
<br />
353<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
chung có chiều hướng cải thiện.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
khảo sát đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu<br />
quả của điều trị phẫu thuật của bệnh thủng dạ<br />
dày ở trẻ sơ sinh.<br />
<br />
tất cả đều có sự thiếu vắng các lớp cơ thành dạ<br />
dày.<br />
Kết quả: tử vong 20 trường hợp trong bệnh<br />
cảnh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Các<br />
trường hợp còn lại xuất viện trong tình trạng tốt.<br />
<br />
SỐ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Hồi cứu tất cả các trường hợp bệnh nhi sơ<br />
sinh được chẩn đoán sau mổ là thủng dạ dày từ<br />
tháng 01/1998 đến tháng 12/2007 và ghi nhận các<br />
dữ kiện như tuổi, giới tính, triệu chứng lâm<br />
sàng, vị trí lỗ thủng, các dị tật phối hợp và kết<br />
quả điều trị.<br />
<br />
Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm<br />
gặp, năm 1825 Siebold là người đầu tiên mô tả<br />
bệnh này. Năm 1950 Stern là người đầu tiên<br />
điều trị thành công bệnh thủng dạ dày bằng<br />
phẫu thuật và tỷ lệ tử vong càng có khuynh<br />
hướng giảm dần(7).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng của thủng dạ dày ở trẻ<br />
sơ sinh thường không điển hình. Tuy nhiên,<br />
Dewan và Tam ghi nhận chướng bụng luôn gặp<br />
hầu hết trong các trường hợp. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi gặp 51/52 trường hợp có bụng<br />
chướng. Ngoài ra có 8/52 trường hợp có triệu<br />
chứng nôn. Nôn có thể là triệu chứng của bệnh<br />
đi kèm và chính những bệnh đi kèm có thể thúc<br />
đẩy bệnh xảy ra(3,7).<br />
<br />
Trong 10 năm (từ tháng 01/ 1998 đến tháng<br />
12/2007) tại Bệnh viện Nhi Đồng I có 52 trường<br />
hợp thủng dạ dày được chẩn đoán và điều trị,<br />
trong đó có 33 nam, 19 nữ. Cân nặng trung bình<br />
là 2718g. Bệnh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến<br />
ngày thứ 10 sau sanh (trung bình là 4,03 ngày).<br />
Triệu chứng bụng chướng thường gặp nhất<br />
(50/52 trường hợp), các triệu chứng khác có thể<br />
gặp như ói dịch nâu, bỏ bú, xuất huyết da…<br />
Chẩn đoán hình ảnh: X quang bụng không<br />
sửa soạn có 48/52 trường hợp có hơi tự do<br />
trong ổ bụng. Các yếu tố nguy cơ: chúng tôi<br />
ghi nhận có 10 trường hợp sanh ngạt và có hỗ<br />
trợ hô hấp trước khi nhập viện, 23 trường hợp<br />
sanh nhẹ cân.<br />
Xử trí: Tất cả các trường hợp đều được xén<br />
bờ lỗ thủng và khâu dạ dày 2 lớp.<br />
Thương tổn tại dạ dày: Vị trí lỗ thủng: 47 ở<br />
mặt trước, 5 ở mặt sau. Kích thước lỗ thủng: 29<br />
trường hợp kích thước lỗ thủng trên 5 cm, 23 có<br />
kích thước dưới 5cm.<br />
Các bệnh đi kèm: ruột xoay bất toàn: 3; tắc tá<br />
tràng: 4; hoại tử ruột: 1; Omphalocele: 1; bệnh<br />
Hirschsprung: 1; rò hậu môn da: 1; u dạ dày: 1;<br />
tắc ruột phân su: 1; teo hỗng tràng: 1; xoắn dạ<br />
dày: 1.<br />
Giải phẫu bệnh bờ lỗ thủng: 40/52 trường<br />
hợp được ghi nhận có kết quả giải phẫu bệnh,<br />
<br />
354<br />
<br />
Triệu chứng cận lâm sàng đa số gặp hình<br />
ảnh hơi tự do trong ổ bụng, có trường hợp thấy<br />
ống thông dạ dày nằm trong ổ bụng hoặc hình<br />
ảnh vôi hóa do các bệnh xảy ra trong thời kỳ bào<br />
thai như viêm phúc mạc bào thai, tắc ruột phân<br />
su. Nghiên cứu chúng tôi có 48/52 trường hợp có<br />
hình ảnh hơi tự do trong ổ bụng, những trường<br />
hợp còn lại có lỗ thủng nhỏ được các quai ruột<br />
và mạc nối lớn bịt lại. Do đó có thể dùng siêu âm<br />
hỗ trợ nếu hình ảnh X quang bụng không điển<br />
hình nhưng lâm sàng không loại trừ có viêm<br />
phúc mạc.<br />
Dewan, Akram, Srivastava và các tác giả<br />
khác đề nghị cắt dạ dày và khâu hai lớp bằng<br />
chỉ tan chậm. Nếu lỗ thủng to, việc cắt bờ lỗ<br />
thủng chiếm gần toàn bộ dạ dày, khi đó có thể<br />
dùng đại tràng tạo hình dạ dày hoặc nối hỗng<br />
tràng vào thực quản theo Roux-en-Y. Nghiên<br />
cứu này chúng tôi cũng cắt bờ lỗ thủng và<br />
khâu dạ dày, 8 trường hợp kèm xử trí thương<br />
tổn khác(1,3,6).<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Chung và Akram gặp lỗ thủng ở mặt trước<br />
bờ cong lớn trên 80%. Tam ghi nhận 10% lỗ<br />
thủng ở mặt sau dạ dày và chỉ xác định được lỗ<br />
thủng khi mở hậu cung mạc nối. Chúng tôi ghi<br />
nhận 34/52 trường hợp lỗ thủng ở bờ cong lớn,<br />
mặt trước(1,2).<br />
Mô học bờ lỗ thủng theo Manizheh, Chung<br />
và Srivastava về đại thể ghi nhận thành dạ dày<br />
rất mỏng hoặc là mô bở và vi thể ghi nhận thiếu<br />
vắng lớp cơ thành dạ dày và chỉ là mô viêm<br />
không đặc hiệu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
ghi nhận kết quả tương tự(1,2,5).<br />
Nguyên nhân gây thủng dạ dày theo Akram,<br />
Manizheh những yếu tố sinh lý và giải phẫu dạ<br />
dày có thể ảnh hưởng đến thủng như(1,5):<br />
- Trẻ sơ sinh bình thường có thể nuốt lượng<br />
khí khi cho ăn bằng đường miệng trong tư thế<br />
nằm ngữa làm căng chướng dạ dày.<br />
- Nhu động dạ dày có thể bất thường ở trẻ<br />
dưới 3 tháng tuổi và quá trình làm rỗng dạ dày<br />
diễn ra rất chậm.<br />
Theo Houck và Griffin(4) lớp cơ dạ dày ở đáy<br />
vị và tâm vị mỏng hơn ở môn vị và nhất là ở trẻ<br />
sinh non sự điều khiển của hệ thống thần kinh<br />
chưa phối hợp đồng bộ khi dạ dày căng chướng<br />
hậu quả là dạ dày tăng áp lực thường xuyên,<br />
thủng dạ dày sẽ dễ dàng xảy ra.<br />
Dewan và Tam cho rằng khiếm khuyết bẫm<br />
sinh lớp cơ dạ dày cũng là một trong những<br />
nguyên nhân gây thủng dạ dày(3,7).<br />
Các nguyên nhân gây thủng dạ dày đã được<br />
báo cáo như tắc tá tràng, teo thực quản có dò khí<br />
thực quản, u quái ở dạ dày, ruột xoay bất toàn,<br />
thoát vị hoành, chấn thương do đặt thông dạ<br />
dày, bệnh Hirschsprung, tắc ruột phân su.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận các bệnh<br />
đi kèm có thể xem là nguyên nhân như tắc tá<br />
tràng D2, xoắn ruột do ruột xoay bất toàn, xoắn<br />
dạ dày, teo hỗng tràng, hoại tử ruột, u quái ở dạ<br />
dày, bệnh Hirschsprung.<br />
Dewan cho rằng hỗ trợ hô hấp bằng cách thở<br />
oxy qua mũi hay mặt nạ ở trẻ sanh non hay sanh<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngạt đều có khả năng làm tăng áp lực trong dạ<br />
dày thường xuyên làm giảm sự tưới máu đến dạ<br />
dày gây thủng(3).<br />
Theo báo cáo của đa số tác giả trên thế giới,<br />
tỷ lệ tử vong > 50%. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
tử vong 20/52 trường hợp, chiếm 38,46%. Tỷ lệ<br />
này tuy còn khá cao tuy nhiên so với các báo<br />
cáo trước thì ngày càng có khuynh hướng<br />
giảm dần. Những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ<br />
trong lĩnh vực gây mê hồi sức và phẫu thuật,<br />
việc phát hiện các bệnh tật và chăm sóc trẻ sơ<br />
sinh có những tiến bộ rõ rệt, do đó vấn đề<br />
chẩn đoán bệnh và các yếu tố liên quan làm<br />
nặng thêm tình trạng của bệnh đã được phát<br />
hiện sớm góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Tương<br />
tự các tác giả nhiễm trùng huyết là nguyên<br />
nhân gây tử vong chủ yếu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm<br />
gặp, chẩn đoán lâm sàng thường gặp là chướng<br />
bụng và X quang có hình ảnh hơi tự do trong ổ<br />
bụng. Cắt bờ lỗ thủng và khâu dạ dày là phương<br />
pháp phổ biến. Nguyên nhân còn nhiều bàn<br />
luận, tỷ lệ tử vong cao. Để cải thiện tử vong cần<br />
được chẩn đoán sớm và xử trí thích hợp, có sự<br />
phối hợp chặt chẽ giữa chuyên gia hồi sức sơ<br />
sinh, gây mê hồi sức và phẫu thuật.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Akram J., Jawad A. (2002), “Spontaneous neonatal gastric<br />
perforation”, Pediatr Surg Int 18(2), pp. 396-399.<br />
Chung M.T., Kuo C.Y. (1994), “Gastric perforation in the<br />
neonate: Clinical analysis of 12 cases”, Acta Paediatr Sin 35(6),<br />
pp. 565.<br />
Dewan P.A. (1996), Newborn surgery, 2nd edition, pp. 277281.<br />
Houck W.S., Griffin J.A. (1981), “Spontaneous linear tear of<br />
the stomach in the newborn infant”, Am Surg 47(5), pp. 763768.<br />
Manizheh M. G., Rafeey M. (2001), “Acute gastric perforation<br />
in neonatal period”, Medical Journal of Academy of Sciences<br />
14(2), pp. 65-67.<br />
Srivastava U.K., Singh D.P. (2004), “A report of two cases of<br />
gastric perforation in neonates”, J Indian assoc Pediatr Surg 9,<br />
pp. 35-38.<br />
Tam P.K.H. (1994), Surgery of the newborn, 1st edition,<br />
Churchill Livingstone, pp. 87-89.<br />
<br />
355<br />
<br />