intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – Modified glass ionomer

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả cho thấy răng hàm nhỏ chiếm tổn thương cao nhất 72,86%, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích giảm theo thời gian theo dõi. Sau 6 tháng, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích là 4,29%, tỷ lệ lưu giữ miếng hàn là 95,71%; 92,86% miếng hàn sát khít hoàn toàn; 90% miếng hàn không bị mòn; 90% miếng hàn hợp màu hoàn toàn; không có hiện tượng sâu răng thứ phát,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – Modified glass ionomer

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Summary<br /> EFFICIENCY OF SHELLAC F VARNISH IN DENTAL CARIES<br /> PREVENTION IN 12 YEARS-OLD CHILDREN AFTER 12 MONTHS<br /> A single-blind, randomized controlled trial was conducted in 207 children (12 years-old) living<br /> in a non-fluoridated area to evaluate the efficiency of Shellac F in dental caries prevention.<br /> Shellac F and Duraphat® were applied in two experimental groups every 3 months, and no application of fluoride varnishes was done in the control group. Dental caries were evaluated according<br /> to the International Caries Detection and Assessment System (ICDAS II) by 3 calibrated examiners. After 12 months, the mean scores of new carious teeth and teeth surfaces of the two experimental groups were significantly lower than that of the control group (p < 0.05) in S1 code. There<br /> was no significant difference observed between the two experimental groups (p > 0.05). However,<br /> the percentage of dental caries reduction was 29% in Shellac F and 11% in Duraphat® treated<br /> groups compared to the control groups (p < 0.05). This study demonstrated that Shellac F and<br /> Duraphat® were both effective in dental caries prevention in 12 years-old children after 12 months.<br /> Key words: fluoride varnish, Shellac F, caries prevention, ICDAS II<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ HÀN PHỤC HỒI<br /> TỔN THƯƠNG TỔ CHỨC CỨNG CỔ RĂNG KHÔNG DO SÂU<br /> BẰNG RESIN – MODIFIED GLASS IONOMER<br /> Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Thị Thái Hà<br /> Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu và<br /> nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass<br /> ionomer (RM - GI), 70 răng được hàn bằng RM - GI. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mô tả, theo dõi dọc,<br /> được thực hiện trên 70 răng có tổn thương. Kết quả cho thấy răng hàm nhỏ chiếm tổn thương cao nhất<br /> 72,86%, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích giảm theo thời gian theo dõi. Sau 6 tháng, tỷ lệ răng bị ê buốt<br /> khi có kích thích là 4,29%, tỷ lệ lưu giữ miếng hàn là 95,71%; 92,86% miếng hàn sát khít hoàn toàn; 90%<br /> miếng hàn không bị mòn; 90% miếng hàn hợp màu hoàn toàn; không có hiện tượng sâu răng thứ phát.<br /> Từ khóa: resin – modified glass ionomer (RM-GI), tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng là một<br /> trong những bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Ở<br /> Việt Nam, trong các tổn thương tổ chức cứng<br /> 58<br /> <br /> ở vùng cổ răng thì mòn cổ răng hình chêm<br /> chiếm tỉ lệ khá cao.Tổn thương tổ chức cứng<br /> cổ răng không những ảnh hưởng đến thẩm<br /> mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng như ê<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> buốt răng, có thể dẫn đến bệnh lý tủy và các<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> biến chứng bệnh lý tủy, gãy thân răng. Hiện<br /> nay có nhiều vật liệu hàn phục hồi tổn thương<br /> tổ chức cứng ở cổ răng, phổ biến là composite.<br /> Composite có độ thẩm mỹ tốt, nhưng gây nhạy<br /> cảm và kích thích tủy răng, sự co của composite có thể tạo ra các vi kẽ và gây ra sâu răng tái<br /> phát. Bên cạnh composite, Glass ionomer<br /> được sử dụng ngày càng rộng rãi do có nhiều<br /> cải tiến về độ trong, đặc tính lý hóa và cơ học.<br /> Ưu điểm của glass ionomer là bám dính tốt<br /> vào ngà răng, phóng thích nhiều Fluoride [1],<br /> tạo liên kết hóa học trực tiếp với men răng<br /> và ngà răng,hạn chế sâu tái phát [2] và có<br /> tính tương hợp sinh học với mô tủy răng.<br /> Sau đó, Mitra đã cải tiến Glass ionomer<br /> bằng cách thêm resin vào thành phần. Chất<br /> hàn này là Resin modified glass ionomer, có<br /> nhiều ưu điểm về đặc tính vật lý và tính bám<br /> dính, là loại lưỡng trùng hợp nên có thể chủ<br /> động trong tạo hình lỗ hàn.<br /> Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá hiệu quả<br /> của hàn tổn thương tổ chức cứng cổ răng<br /> bằng Resin modified glass ionomer chưa<br /> nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> đề tài “Nhận xét lâm sàng và kết quả hàn phục<br /> hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không<br /> do sâu bằng Resin - modified glass ionomer”<br /> với mục tiêu:<br /> 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ<br /> chức cứng cổ răng không do sâu.<br /> 2. Nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn<br /> thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu<br /> bằng Resin modified glass ionomer.<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Bệnh nhân trên 20 tuổi đến khám và được<br /> chẩn đoán tổn thương tổ chức cứng không do<br /> sâu ở cổ răng có độ sâu từ 1 - 2 mm tại Khoa<br /> Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ<br /> tháng 07 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.<br /> 2. Cỡ mẫu<br /> n = Z21-a/2<br /> <br /> p(1 - p)<br /> d2<br /> <br /> Với p = 0,953 [5]. n = 70 (răng)<br /> 3. Phương pháp<br /> Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử<br /> nghiệm lâm sàng - mô tả, theo dõi dọc<br /> Đánh giá kết quả sau điều trị: Theo tiêu<br /> chuẩn của hệ thống đánh giá sức khỏe cộng<br /> đồng ở Mỹ và có bổ sung (Modified USPHS<br /> Criteria) [3].<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Tất cả bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn<br /> được chúng tôi giải thích kỹ tình trạng mòn cổ<br /> răng, phương pháp hàn cũng như ưu nhược<br /> điểm của vật liệu hàn Resin - modified glass<br /> ionomer. Bệnh nhân đồng ý ký cam kết tham<br /> gia nghiên cứu chúng tôi mới tiến hành. Kết<br /> quả nghiên cứu được sử dụng để đánh giá<br /> tình trạng tủy, sự sát khít và màu sắc của vật<br /> liệu với mô răng, qua đó rút kinh nghiệm và bổ<br /> sung phương pháp hàn cho các bệnh nhân<br /> sau này. Mọi thông tin liên quan đến bệnh<br /> nhân đều được giữ bí mật chỉ những người<br /> nghiên cứu mới được sử dụng.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> Địa chỉ liên hệ: Trịnh Thị Thái Hà, Viện Đào tạo Răng<br /> Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> 1. Đặc điểm lâm sàng<br /> <br /> Email: thai_ha70@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 06/01/2013<br /> Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br /> <br /> Răng hàm nhỏ bị tổn thương cổ răng không<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> do sâu có tỷ lệ cao nhất (72,86%) (bảng 1).<br /> <br /> 59<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 1. Phân bố răng tổn thương theo nhóm răng<br /> Số răng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Răng cửa<br /> <br /> 6<br /> <br /> 8,57<br /> <br /> Răng hàm nhỏ<br /> <br /> 51<br /> <br /> 72,86<br /> <br /> Răng hàm lớn<br /> <br /> 13<br /> <br /> 18,57<br /> <br /> 70<br /> <br /> 100<br /> <br /> Loại răng<br /> <br /> Tổng<br /> 2. Đáp ứng tủy trước hàn<br /> <br /> Biểu đồ 1. Đáp ứng tủy trước hàn<br /> 80 % răng bị ê buốt khi có kích thích, không có răng nào bị ê buốt tự nhiên.<br /> 3. Kết quả hàn tổn thương tổ chức cứng cổ răng bằng RM-GI<br /> 3.1. Đánh giá kết quả sau điều trị 1, 3, 6 tháng<br /> 3.1.1. Phản ứng của tủy răng<br /> Tỷ lệ %/ Số răng<br /> <br /> Biểu đồ 2. Phản ứng của tủy răng sau 1,3, 6 tháng<br /> Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo dõi, không có răng nào có cơn đau tủy (kém). Phản ứng<br /> của tủy răng ở mức độ tốt (không buốt tự nhiên) có tỷ lệ cao (sau 1 tháng 91,43%, 3 tháng<br /> 92,86%, 6 tháng 94,29%).<br /> <br /> 60<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 3.1.2. Sự lưu giữ của miếng hàn<br /> Tỷ lệ lưu giữ miếng hàn giảm dần theo<br /> thời gian.Sau 1 tháng tất cả miếng hàn vẫn<br /> còn nguyên vẹn. Sau 3 tháng theo dõi có 2<br /> răng bị bong vỡ một phần.Sau 6 tháng theo<br /> dõi có 1 răng bị bong miếng hàn. Tỷ lệ lưu<br /> giữ miếng hàn sau 6 tháng là 95,71%.<br /> 3.1.3. Sự sát khít bờ miếng hàn<br /> Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo dõi<br /> không có răng nào xuất hiện rãnh dọc bờ<br /> miếng hàn mà lộ ngà. Sự khít bờ của miếng<br /> hàn sau 6 tháng là 92,86%.<br /> 3.1.4. Hình thể miếng hàn<br /> Không có miếng hàn nào bị mòn trên 1mm.<br /> Sau 6 tháng: 90% miếng hàn không bị mòn.<br /> 3.1.5. Sự hợp màu của miếng hàn<br /> Sau 6 tháng có 90% RM-GI hợp màu hoàn<br /> toàn. Không có miếng hàn nào ở mức độ kém<br /> bị đổi màu nhiều, không chấp nhận được.<br /> 3.1.6. Kết quả đánh giá tình trạng lợi<br /> Không có răng nào viêm lợi độ 2, 3. Tỷ lệ<br /> răng bị viêm lợi độ 1 tăng theo thời gian theo<br /> dõi (1 tháng: 4,29%; 3 tháng: 5,71%, 6 tháng:<br /> 7,14%).<br /> <br /> nhiều nhất ở răng hàm nhỏ do lực sang bên ở<br /> vùng răng hàm nhỏ lớn hơn các vùng răng<br /> khác. Đặc biệt trường hợp hướng dẫn sang<br /> bên là hướng dẫn nhóm gây nên lực hướng<br /> về phía cổ răng làm vỡ liên kết hóa học giữa<br /> các tinh thể hydroxyapatite, kết hợp lực cơ<br /> học (thói quen chải ngang), sự mài mòn của<br /> môi trường axit gây ra tổn thương tổ chức<br /> cứng ở cổ răng.<br /> Kết quả hàn tổn thương tổ chức cứng<br /> cổ răng bằng RM-GI<br /> Phản ứng của tủy sau 1, 3, 6 tháng điều trị:<br /> Hiện tượng ê buốt khi có kích thích giảm dần<br /> theo thời gian theo dõi. Kết quả nghiên cứu phù<br /> hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân<br /> và Hoàng Tử Hùng [7]. Điều này có thể giải thích<br /> do sự hình thành ngà phản ứng sau quá trình<br /> hàn vì vậy sự nhạy cảm của tủy giảm dần theo<br /> thời gian. Với kết quả nghiên cứu này cho<br /> thấy hiệu quả hàn bằng RM-GI ít kích thích<br /> tủy. Vì vậy, đây là một vật liệu tốt để hàn tổn<br /> thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu.<br /> Sự lưu giữ của miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng<br /> điều trị: Tỷ lệ miếng hàn còn nguyên vẹn sau<br /> 6 tháng là 95,71%. Nguyên nhân bong miếng<br /> <br /> 3.1.7. Kết quả đánh giá tình trạng sâu răng<br /> thứ phát<br /> Không có răng nào bị sâu răng thứ phát.<br /> <br /> hàn là do trong quá trình hàn, cách ly nước<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> <br /> không được hoàn toàn.<br /> <br /> bọt bằng bông và ống hút, không có điều kiên<br /> đặt Rubber Dam nên việc cách ly nước bọt<br /> Sự sát khít bờ miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức<br /> cứng của răng không do sâu<br /> <br /> điều trị: Sự xuất hiện rãnh dọc giữa miếng hàn<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp<br /> với nghiên cứu của Neo J và cộng sự [4], và<br /> của các tác giả nghiên cứu trong nước [2].<br /> Mức độ tổn thương mòn cổ răng không do<br /> sâu tăng dần theo độ tuổi do các tác động<br /> cơ học và khớp cắn theo thời gian đồng thời<br /> với việc giảm tiết nước bọt và tổ chức răng<br /> mất khoáng hóa [5; 6]. Mức độ tổn thương<br /> <br /> - GI có thành phần nhựa nên có hiện tượng co<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> và bề mặt răng là do trong thành phần của RM<br /> sau khi hàn. Sự co thể tích của RM - GI lớn<br /> hơn khi sử dụng năng lượng cao ngay từ đầu<br /> và miếng hàn co về hướng chiếu đèn. Do đó<br /> để giảm sự co của miếng hàn, chúng tôi thực<br /> hiện chiếu đèn từ xa đến gần, chiếu phía trong<br /> răng trước khi chiều phía ngoài chiếu từ ngoại<br /> vi đến trung tâm, chiếu đủ thời gian.<br /> 61<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Hình thể của miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng<br /> điều trị: sau 6 tháng 10% mảnh hàn bị mòn<br /> nguyên nhân do trong phản ứng đông cứng,<br /> chuỗi calcium polyacrylate yếu và rất dễ tan<br /> trong nước và chuỗi Aluminium polyacrylate<br /> hình thành muộn hơn vì vậy nếu mảnh hàn<br /> ngấm nước sẽ dễ tan. Ngoài ra bệnh nhân sử<br /> dụng bàn chải lông cứng, lực chải mạnh và<br /> đánh răng không đúng kỹ thuật (thói quen chải<br /> ngang) tạo lực cơ học gây mòn.<br /> Sự hợp màu của miếng hàn sau 1, 3, 6<br /> tháng điều trị: Tỷ lệ hợp màu của chúng tôi<br /> cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn [2]<br /> (sau 6 tháng có 81,2% miếng hàn hợp màu<br /> hoàn toàn). Theo nghiên cứu của Banuönal,<br /> Tijen Pamir (2005) [3] cho kết quả 83%<br /> miếng hàn với RM-GI(Vitremer) sau 2 tuần<br /> hợp màu hoàn toàn. Điều này có thể giải<br /> thích do khi ăn uống có những thức ăn có<br /> màu ngấm vào làm giảm sự hợp màu, đặc<br /> biệt ở những răng có miếng hàn bị mòn và<br /> không sát khít, bên cạnh đó có các phản<br /> ứng hóa học trong khung nhựa, đặc điểm<br /> về hút nước vật liệu RM-GI làm cho màu<br /> của mảnh hàn thay đổi.<br /> Tình trạng lợi sau 1, 3, 6 tháng điều trị:<br /> Không có trường hợp nào bị viêm lợi nặng.<br /> Sau 6 tháng có 7,14%răng hàn bằng RM-GI<br /> viêm nhẹ (độ 1). Viêm lợi có thể do bệnh nhân<br /> vệ sinh chưa tốt hoặc lợi kích thích với chất<br /> hàn chưa lấy hết hoàn toàn.<br /> Tình trạng sâu răng thứ phát sau 1, 3, 6<br /> tháng điều trị: Tất cả các miếng hàn không có<br /> hiện tượng sâu răng thứ phát. Kết quả của<br /> chúng tôi tương tự như kết quả của tác giả<br /> Nguyễn Anh Tuấn [2] và tác giả khác [8]. Một<br /> trong những ưu điểm của RM-GI là khả năng<br /> giải phóng Fluoride cao nên phòng ngừa được<br /> sâu răng thứ phát.<br /> 62<br /> <br /> V. KẾT LUẬN<br /> Đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức<br /> cứng ở cổ răng: Răng hàm nhỏ bị tổn thương ở<br /> cổ răng không do sâu có tỷ lệ cao: 72,86%.<br /> Kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức<br /> cứng ở cổ răng bằng RM-GI<br /> Phản ứng tủy: Tỷ lệ răng bị ê buốt khi có<br /> kích thích giảm theo thời gian theo dõi (1<br /> tháng: 8,57%; 3 tháng: 7,14%, 6 tháng:<br /> 4,29%).<br /> Sau 6 tháng theo dõi: Tỷ lệ lưu giữ miếng<br /> hàn là 95,71%. 92,86% miếng hànRM-GI sát<br /> khít hoàn toàn. 90% miếng hàn không bị mòn.<br /> 90% RM-GI hợp màu hoàn toàn. 7,14%răng<br /> hàn bằng RM-GI viêm nhẹ (độ 1). Không có<br /> hiện tượng sâu răng thứ phát ở miếng hàn<br /> bằng RM-GI.<br /> Với những kết quả của nghiên cứu cho<br /> thấy hiệu quả của hàn phục hồi tổ chức cứng<br /> ở cổ răng không do sâu bằng RM-GI có hiệu<br /> quả tốt.<br /> <br /> Lời cảm ơn<br /> Chúng tôi xin trân thành cám ơn tập thể y<br /> bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học<br /> Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi<br /> thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng<br /> cám ơn các bệnh nhân đã hợp tác cùng<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Cesar dos Reis Perez, et al (2012).<br /> Review Article Restoration of Noncarious<br /> Cervical Lesions: When, Why, and How. International Journal of Dentistry, Vol 2012, Article<br /> ID 687058, 8.<br /> 2. Nguyễn Anh Tuấn (2008). Nhận xét<br /> lâm sàng và so sánh kết quả trám phục hồi<br /> bệnh mòn cổ răng hình chêm bằng Hybrid<br /> ionomer và Composite. Luận văn thạc sỹ y<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2